Lượt xem của khách bị giới hạn

Bạn có biết?

Bạn có biết?

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,635
Điểm cảm xúc
5,158
Điểm
113
BẠN CÓ BIẾT?
pngtree-question-mark-red-cute-character-doubts-free-image_1283308.jpg

Những việc bạn cho là hiển nhiên có thực ra đều có nhân quả hết bạn nhé!
Sau đây là những tổng hợp sưu tầm từ những Nhân - Quả đó!​
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,635
Điểm cảm xúc
5,158
Điểm
113
1- Sinh nhật bắt nguồn từ đâu?
Tại sao trong sinh nhật thường có quà mừng sinh nhật? Bánh sinh nhật? Hãy cùng nhau tìm hiểu bạn nhé.
Một sự thật ngạc nhiên về nguồn gốc của…
qua mung sinh nhat


Nguồn gốc sinh nhật

Tìm gốc rễ của sinh nhật nơi được coi khởi nguồn chính là đạo Ki tô giáo. Trong văn hóa của đạo giáo này người ta tin rằng ngày sinh nhật của một người vào chính ngày này những linh hồn, ma quỷ đến và mang những điều không tốt lành. Nhằm bảo vệ người thân yêu trong ngày sinh nhật tránh khỏi những linh hồn của quỷ dữ, tất cả mọi người tham dự đều phải hò hét, hát hay nhảy làm sao cho không khí vui vẻ đến mức không thể nào tuyệt vời hơn nhằm xua đuổi ma quỷ. Lúc ấy vẫn chưa có văn hóa truyền thống như quà tặng sinh nhật mà thay vào đó trong bữa tiệc mọi người gửi đến lời chúc tốt đẹp nhất đến cho người thân yêu trong ngày đặc biệt này.

Tuy nhiên, nếu người thân mang đến những món quà ý nghĩa được coi là một dấu hiệu tốt lành và chứa đựng nhiều sự may mắn suốt năm. Cho đến nay, hoa đã trở thành một món quà mừng sinh nhật phổ biến. Những tài liệu ghi chép về những người tổ chức sinh nhật đầu tiên đến nay vẫn không thể nào xác minh được, vấn đề này chỉ được ghi chép đối với những người đặc biệt như vua, quý tộc cao cấp, người có các vị trí cao trong xã hội hay người có sức ảnh hưởng đến quần chúng xã hội sâu sắc. Và những học giả tin rằng sự tồn tại này được giải thích: ” vì chỉ có giới quý tộc giàu có mới có đủ khả năng về tài chính cũng như điều kiện về mặt tri thức để được viết thành sử“.

Một vài ví dụ cụ thể, Lễ kỷ niệm sinh nhật nổi tiếng nhất được biết đến trong lịch sử là của Chúa Giê-su. Trong gần 2000 năm kể từ khi có sự kiện quan trọng là ngày Chúa Giê-su sinh ra tại Bê-lem, mọi người ngày nay biết đến đó là ngày lễ Giáng Sinh. Khoảng 4.000 năm trước vua Pha-ra-ong tổ chức ăn mừng sinh nhật của mình bằng cách tổ chức một bữa tiệc thịnh soạn gồm những người có quyền chức trong bộ máy chính trị chuyên chế thời đó.

Với vị vua nổi tiếng Hê-rốt được cho là đã tổ chức sinh nhật của mình cùng các lãnh chúa và bạn bè đặc biệt. Nguồn gốc về sinh nhật đã cứ thế lưu truyền từ đời này qua đời khác từ hàng trăm năm nay.

Bánh sinh nhật từ đâu?
bánh sinh nhật đáng yêu


Một số người tin rằng bánh sinh nhật được bắt đầu bởi người Hy Lạp chiếc bánh có hình tròn hoặc hình trăng trên bánh tượng trưng vậy để thờ đền Artemis – nữ thần của mặt trăng. Người khác tin rằng sự thay đổi hình thức của bánh sinh nhật bắt đầu ở Đức, nơi mọi người sử dụng để làm bánh mì trong hình dạng khác và tươi mới hơn. Tại sao đốt nến? Đốt nến trên bánh được cho là có nguồn gốc do người Hy Lạp sử dụng để thắp nến trên bánh sao cho giống thần Artemis để làm cho nó phát sáng như mặt trăng. Một số người tin rằng sự thay đổi này có nguồn gốc vì một đức tin tôn giáo mà những vị thần sống trong bầu trời và thắp nến giúp gửi một thông điệp hay lời cầu nguyện cho các vị thần. Người Đức được cho là đã đặt một cây nến lớn ở trung tâm của bánh tượng trưng cho “ánh sáng của sự sống“. Thậm chí ngày nay sự im lặng cầu nguyện khi họ thổi nến nguyên do vì người ta tin rằng thổi nến trong không gian chỉ có hơi thở nhè nhẹ mang lại điềm may mắn.

Ngày nay, lễ kỷ niệm sinh nhật trở nên khá phổ biến trên toàn thế giới và họ tổ chức ngày đặc biệt này trên toàn cầu không phân biệt màu da, giới tính, hay tuổi tác, đẳng cấp và địa vị xã hội. Mặc dù phương pháp của lễ kỷ niệm sinh nhật cũng tương tự như trong số nước nhưng một số nước theo phong cách độc đáo bản sắc riêng dựa trên văn hóa , truyền thống tôn giáo và tín ngưỡng tâm linh của họ. Ở khắp mọi nơi ngày sinh nhật là một ngày đặc biệt của người dân và tiệc sinh nhật được tổ chức để tận hưởng những ngày vui vẻ với những người thân yêu.

Chúc các bạn có những tiệc sinh nhật vui vẻ bên người mình thân yêu.
BTV: Thiên Trang
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,635
Điểm cảm xúc
5,158
Điểm
113
2- Ai cũng biết ngày Cá tháng Tư là ngày nói dối, mọi người có thể thoải mái trêu chọc người khác mà không sợ ai đó giận. Nhưng nguồn gốc, lịch sử và các phong tục độc đáo ngày này thì ít người biết tới.
Hãy cùng tìm hiểu và khám phá về ngày nói dối thú vị này nhé.
Ngày nói dối


Theo quan niệm từ xưa vào ngày Cá tháng Tư tất cả mọi người có thể nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, tại một số nơi quy định khung thời gian cụ thể, chẳng hạn trò chơi này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Còn nếu sau buổi trưa mà vẫn nói khoác, trêu đùa thì sẽ gặp những điều không may mắn.

Tuy đã rất phổ biến trên thế giới nhưng cho tới hiện tại nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn còn rất nhiều bí ẩn với những nguồn gốc khác nhau. Sau đây là câu chuyện được nhắc nhiều nhất khi nói tới ngày Cá tháng Tư.

Nguồn gốc ngày Cá tháng Tư
Nước Pháp được coi là quê hương của ngày Cá tháng Tư (hay còn gọi là ngày nói dối 1/4). Vào thế kỉ 16 ở Pháp, mùa lễ hội hàng năm bắt đầu vào ngày đầu tháng Tư. Vào thời gian đó, năm mới được tính bắt đầu từ ngày 1/4 vì ngày này được xem là đầu tiên của mùa xuân. Nhưng vào năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1.

Mang đến niềm vui, tinh thần thoải mái tới những người xung quanh là ý nghĩa lớn nhất của ngày Cá tháng Tư - 1/4

Mang đến niềm vui, tinh thần thoải mái tới những người xung quanh là ý nghĩa lớn nhất của ngày Cá tháng Tư - 1/4.

Tuy nhiên, trên thực tế, do phương tiện liên lạc thời đó còn lạc hậu, người ta truyền tin chủ yếu bằng cách chạy bộ nên không phải người dân nào cũng biết có sự thay đổi đó. Những người khác tuy biết vẫn không chấp nhận lịch mới và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4. Trò ngoan cố này bị quy là “ngớ ngẩn” và trở thành trò cười cho thiên hạ.

Một số người khi biết được điều này đã lém lỉnh trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Cũng từ đó, cái tên “Cá tháng Tư” hay “ngày nói dối” chính thức xuất hiện.

Cùng với thời gian, trò đùa vào ngày 1/4 trở thành truyền thống và lan từ Pháp sang Anh và Scotland (thế kỷ 18). Người Anh và người Pháp đưa tục lệ nói dối sang các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Từ đó, ngày Cá tháng Tư trở thành một lễ hội quốc tế được chấp nhận ở nhiều nước khác nhau.

Ngày Cá tháng Tư có ý nghĩa tốt đẹp bởi đây là ngày mọi người cùng đem lại niềm vui cho nhau thông qua những lời nói dối vô hại. Những lời nói dối sẽ được thoải mái nói ra, miễn là chúng không đi quá xa và chủ nhân của những câu dối trá này sẽ không bị trách phạt.

Ý nghĩa ngày Cá tháng Tư
Ngày Cá tháng Tư được biết đến là ngày con người có thể mang lại tiếng cười sảng khoái cho nhau. Bạn có thể thỏa thích đi lừa những trò đùa không gây hại cho mọi người.

Ngày Cá tháng Tư bạn có thể thoải mái trêu đùa mà không sợ bị người đó giận.

Ngày Cá tháng Tư bạn có thể thoải mái trêu đùa mà không sợ bị người đó giận.

Bên cạnh ý nghĩa mua vui và mang lại tiếng cười sảng khoái, ở mỗi một quốc gia, trò đùa trong ngày Cá tháng Tư lại mang một ý nghĩa riêng biệt.

Thế giới kỷ niệm ngày Cá tháng Tư như thế nào?
Người dân ở mỗi quốc gia tiếp nhận truyền thống này theo những cách riêng để trêu gia đình và bạn bè.

Đất nước Mexico kỷ niệm ngày Nói dối vào 28/12. Đó là một thời khắc buồn trong lịch sử đất nước này vì đúng ngày đó, vua Herod ra lệnh thảm sát trẻ em vô tội. Vì thế, những trò trêu ghẹo chỉ mang tính chất nhẹ nhàng.

Scotland có tới 2 ngày Cá tháng Tư. Ngày thứ hai đặc biệt để trêu ghẹo phần sau lưng của mỗi người nên được gọi là “Ngày vuốt đuôi”. Đây được coi là ngày phát sinh của trò đùa “Hãy đá tôi một phát”. Và những người bị lừa được gọi là “gowk” (kẻ ngốc).

Ngày cá tháng Tư tại Anh.

Ngày cá tháng Tư tại Anh.

Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Một nghiên cứu vào những năm 1950 của nhà nghiên cứu văn học dân gian Iona và Peter Opie, phát hiện ra rằng ở Anh, và ở các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương quốc Anh, bao gồm Úc, các trò đùa chấm dứt vào buổi trưa. Một người mà đùa giỡn sau buổi trưa thì cũng tự là "kẻ ngốc".

Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư”. Và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư.

Còn tại Scotland, ngày 1/4 được gọi trùng với tên một loài chim cúc cu - April "Gowks" . Tên gọi ngày cá tháng tư dựa theo trò đùa cố gắng lén dán một con cá bằng giấy vào lưng của "nạn nhân" mà không bị phát hiện.

Người La Mã cổ đại đã từng có một ngày lễ mang tên Hilaria để tôn vinh thần của sự phục sinh Attis. Cái tên Hilaria nghe rất giống từ hilarity (vui nhộn) của tiếng Anh. Lễ Hilaria hiện nay vẫn được lưu giữ phần nào dưới tên "Ngày Cười của La Mã".

Ba Tư cũng có một ngày nghỉ với chủ đề tương tự, được biết đến với tên gọi Sizdahbedar. Vào ngày này, thường trùng với ngày 1 tháng 4, người Iran cũng trêu chọc nhau bằng các trò chơi khăm vui nhộn.
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,635
Điểm cảm xúc
5,158
Điểm
113
3- Lịch sử hình thành tết cổ truyền
Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả,[Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, theo ảnh hưởng văn hóa của Tết Âm lịch Trung Hoa và Vòng văn hóa Đông Á. Trước ngày Tết, thường có những ngày khác để sửa soạn như “Tết Táo Quân” (23 tháng chạp âm lịch) và “Tất Niên” (29 hoặc 30 tháng chạp âm lịch) Vì Tết tính theo Âm lịch là lịch theo chu kỳ vận hành của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (còn gọi nôm na là Tết Tây).

Do quy luật 3 năm nhuận một tháng của Âm lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên đán không bao giờ trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà thường rơi vào khoảng cuối tháng 1đến giữa tháng 2 Dương lịch. Toàn bộ dịp Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 theo âm lịch trên đất nước Việt Nam và ở một vài nước khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Trong những ngày Tết, các gia đình sum họp bên nhau, cùng thăm hỏi người thân, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên… Theo phong tục tập quán, Tết thường có những điều kiêng kỵ. Lịch sử hình thành Từ nguyên Chữ “Tết” do chữ “Tiết” mà thành. Hai chữ “Nguyên đán” có gốc chữ Hán; “nguyên” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai và “đán” có nghĩa là buổi sáng sớm, cho nên đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.

Nguồn gốc ra đời Họ Hồng Bàng dựng nước Văn Lang từ năm Nhâm Tuất 2879 TCN . Trị vì cả 2622 năm Từ thời đó, người Việt đã ăn tết, bắt đầu có bánh chưng, bánh dầy nhờ sáng kiến của Lang Liêu – con trai thứ 18 của vua Hùng Vương 6. Có thể nói, nước ta sớm hình thành một nền văn hoá truyền thống mang bản sắc riêng của người Việt. Nền văn hoá với những đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước, cùng những sản vật từ lúa gạo. Gạo – thứ thực phẩm chính nuôi sống con người, trong đó gạo nếp là thứ ngon nhất, thơm, dẻo, nhiều chất. Chính vì lẽ đó, gạo nếp được chọn để làm thành các thứ bánh dành cho việc cúng tế tổ tiên trong ngày đầu năm. Thực ra, cho đến nay, nói một cách chính xác dân ta ăn Tết bắt đầu từ khi nào không ai nắm rõ.

Lịch sử Trung Quốc viết, từ thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên và Tích Quang – quan nước Tàu sang nước ta, truyền cho dân ta biết làm ruộng và các sinh hoạt văn hoá khác, trong đó có cả việc ăn Tết cổ truyền. Song thực tế đã chứng minh rằng, trước khi người Trung Hoa sang đô hộ, dân tộc Việt đã có sinh hoạt văn hoá nền nếp và đặc sắc. Ý nghĩa Tết Nguyên đán ở Việt Nam Tết Nguyên đán là khâu đầu tiên và quan trọng nhất trong hệ thống lễ hội Việt Nam, nó mang đậm nét văn hóa dân tộc sâu sắc và độc đáo, phản ánh tinh thần hòa điệu giữa con người và thiên nhiên theo chu kỳ vận hành của vũ trụ. Chữ Nguyên có nghĩa là bắt đầu, chữ Đán có nghĩa là buổi ban mai, là khởi điểm của năm mới. Đồng thời, tết cũng là dịp để gia đình, họ hàng, làng xóm, người thân xa gần sum họp, đoàn tụ thăm hỏi, cầu chúc nhau và tưởng nhớ, tri ân ông bà tổ tiên. Nét ở góc độ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, Tết là do xuất xứ từ “tiết” (thời tiết) thuận theo sự vận hành của vũ trụ, biểu hiện ở sự chu chuyển lần lượt các mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông, điều đó có ý nghĩa rất đặc biệt đối với một nước thuần nông như nước ta.

Theo tín ngưỡng dân gian, bắt đầu từ quan niệm “Ơn trời mưa nắng phải thì” người nông dân còn cho đây là dịp để tưởng nhớ các vị thần linh có liên quan đến nông nghiệp như thần Đất, thần Mưa, thần Sấm, thần Nước…

Người nông dân cũng không quên ơn các loài vật đã cùng họ sớm hôm vất vả như trâu, bò, gia súc, gia cầm và các loại cây lương thực, thực phẩm đã nuôi sống họ.

Tết Nguyên đán là dịp con cháu sum vầy, đoàn tụ bên gia đình thân yêu của mình Về ý nghĩa nhân sinh của Tết Nguyên đán, đó là Tết của gia đình, Tết của mọi nhà. Người Việt Nam có phong tục hằng năm, mỗi khi năm hết, Tết đến dù làm bất cứ nghề gì, ở bất cứ nơi đâu, kể cả người xa xứ cách hàng ngàn ki-lô-mét vẫn mong được về sum họp dưới mái ấm gia đình trong ba ngày Tết, được khấn vái dưới bàn thờ tổ tiên, nhìn lại ngôi nhà, ngôi mộ, nhìn lại nơi mà một thời bàn chân bé dại đã tung tăng và mong được sống lại với những kỷ niệm đầy ắp yêu thương nơi chúng ta cất tiếng khóc chào đời.

Mấy tiếng “Về quê ăn Tết” không chỉ là khái niệm đi về, mà đằng sau nó là cả một quá trình hành hương về với cội nguồn, về nơi chôn nhau cắt rốn. Không thế thì làm sao huỳnh Văn Nghệ có cảm hứng để lưu truyền cho hậu thế hai câu thơ bất hủ “Từ thuở mang gươm đi mở cõi, ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”.

Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, ngày Tết xuân là ngày đoàn tụ, đoàn viên, mối quan hệ họ hàng làng xóm được mở rộng ra, ràng buộc lẫn nhau thành đạo lý chung cho xã hội; tình thầy trò, bè bạn cố tri, ông mai bà mối đã tác thành cho đôi lứa..

Tết cũng là dịp đúc kết mọi hoạt động liên quan đến một năm qua, chào đón một năm mới với hy vọng tốt lành cho cá nhân và cho cả cộng đồng. Tết Nguyên đán là lễ hội truyền thống mang tính toàn dân. Vì vậy vào những ngày cuối năm, mọi hoạt động đều hướng vào Tết, chuẩn bị cho Tết. Các ngành, các cấp đều có kế hoạch cho ngày hội đặc biệt này. Từ thương nghiệp đến giao thông vận tải, văn hóa đến an ninh công cộng, nhất là các ngành dịch vụ thì cứ là “bận như Tết”. Các công sở, xí nghiệp, trường học cũng đều có kế hoạch tham gia Tết, đồng thời giải quyết những nhu cầu đặt ra trong nội bộ đơn vị.

Loan Nguyễn
Vui lòng giữ nguồn: newsky.edu.vn
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,635
Điểm cảm xúc
5,158
Điểm
113
4- Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội Halloween
Lễ hội Halloween là một ngày lễ hội truyền thống được tổ chức vào buổi chiều tối đến 12h đêm ngày 31 tháng 10 (dương lịch) hàng năm. Đặc biệt trong ngày này những đứa trẻ sẽ hóa trang trong những bộ trang phục quái lạ đi đến gõ cửa những ngôi nhà để xin bánh kẹo.

Nguồn gốc lễ hội Halloween

Halloween có tên gốc là All Hallows’Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các thánh. “Hallow” là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là “thánh” và cuối cùng đổi là Halloween như chúng ta biết ngày nay. Đó là phong tục được người Celt ở Anh, Pháp, Ireland tổ chức để tạ ơn sau mùa thu hoạch. Người Ireland, Scotland, Wales cùng những người nhập cư khác đã mang phiên bản của lễ hội này tới vùng Bắc Mỹ thế kỷ 19. Là ngày cuối cùng của tháng Mười (31/10) dương lịch là ngày Halloween.

“Trick Or Treat: Nếu muốn chúng tôi không chơi xấu thì hãy đãi chúng tôi cái gì đi.”

Đây là sinh hoạt chính của hầu hết trẻ em và thiếu niên tại Hoa Kỳ trongđêm Halloween. Các em nhỏ và thiếu niên, thanh niên hóa trang với áo quần và mặt nạ hình ma quỷ, rồi cầm lồng đèn làm bằng vỏ quả bí ngô được đục theo hình mặt người, đi từ nhà này sang nhà khác trong xóm, gõ cửa và nói “trick or treat.”

Thông thường những người láng giềng muốn tránh việc chơi đánh lừa nên thường tiếp đón bằng kẹo và trái cây (theo tục lệ có nhét đồng tiền ở bên trong).
tim hieu nguon goc va y nghia cua le hoi halloween
Bí ngô được đục khoét thành hình những khuôn mặt biểu tượng của Lễ hội Halloween

Lễ hội Halloween là kết quả của nhiều sự biến đổi trong hàng thế kỷ. Song giờ đây, các ngày lễ trong lễ hội Halloween không còn mang ý nghĩa tôn giáo mà mọi người đều coi đó là một lễ hội vui chơi. Các biểu tượng phụ củaHalloweenlà phù thủy, ma quỷ và mèo đen.

Biểu tượng chính của Halloween là chiếc đèn lồng bí ngô của chàng Jack. Truyền thuyết kể rằng, Jack là một chàng thiếu niên tham lam, bủn xỉn, thường cất giấu tiền bạc, keo kiệt không hề bố thí cho ai một chút gì, lại từng chơi đùa với ma quỷ. Khi Jack chết, linh hồn cậu không được phép vào Thiên Đàng hay xuống Địa ngục. Vì vậy Jack phải lang thang với chiếc đèn lồng bí ngô.

Ý nghĩa của ngày Halloween

Đối với các xã hội Âu, Mỹ ngày Halloween đã trở thành lễ hội vui chơi hàng năm cho trẻ em và cả người lớn. Nhưng ít người quan tâm tìm hiểu ý nghĩa của nó.

Thông qua hành động và cuộc đời của Jack, bài học cuộc sống mà những người trẻ tuổi cần rút ra là: Sống không nên tham lam, bủn xỉn, keo kiệt, phải có lòng bác ái, từ bi, biết giúp đỡ kẻ khó khăn, không nên lừa lọc, đe dọa, làm cho người khác sợ hãi…

Đồng Hoa (tổng hợp)
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,635
Điểm cảm xúc
5,158
Điểm
113
5- Nguồn gốc ngày lễ Giáng sinh


Tháng 12 đến ai ai cũng nghĩ đến ngày lễ Giáng Sinh , ông già noel, cây thông hay những hộp quà nhỏ xinh.

Theo truyền thuyết dân gian, Lễ Giáng Sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel hay Christmas là một ngày lễ kỷ niệm Chúa Giê-su sinh ra đời, theo phần lớn các tín hữu Kitô giáo.

Họ tin là Chúa Giêsu được sinh tại Bethlehem thuộc xứ Judea nước Do Thái (ngày nay là 1 thành phố của Palestine), lúc bấy giờ thuộc Đế quốc La Mã, khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2.

Ngày lễ được cử hành chính thức vào ngày 25/12 nhưng thường được tổ chức từ tối ngày 24/12 bởi theo lịch Do Thái, thời điểm tính bắt đầu một ngày là lúc hoàng hôn chứ không phải nửa đêm.

Lễ chính thức ngày 25 tháng 12 được gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24/12 gọi là "lễ vọng" và thường thu hút nhiều người tham dự hơn. Nhiều giáo hội Chính Thống giáo Đông phương như ở Nga, Gruzia vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên lễ Giáng sinh của họ ứng với ngày 7/1 theo lịch Gregory.

Nguyên thủy, lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người.

Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già Noel, cây Giáng sinh và cây thông noel.

Lễ Giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người.

Ý nghĩa lễ Giáng sinh
Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noel là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình.

Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ: chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây sa pin Noel…

Với vị thế ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noel trở thành một buổi lễ của trẻ em: Một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.

Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình: ”Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế” - đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noel cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu…

Ý nghĩa tên gọi Christmas
Chữ Christmas gồm có chữ Christ và Mas. Chữ Christ (Đấng chịu sức dầu) là tước vị của Đức Giêsu. Chữ Mas là chữ viết tắt của Mass (thánh lễ).

Khi chữ Christ và Mas viết liền thành ra chữ Christmas. Christmas có nghĩa là ngày lễ của Đấng Christ, tức là ngày lễ Giáng sinh của Đức Giêsu.
Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau.

Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos,Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.

Ý nghĩa của tên gọi Noel
Noel là từ tiếng Pháp Noël, dạng cổ hơn là Naël, có gốc từ tiếng Latinh nātālis (diēs) có nghĩa là “(ngày) sinh”. Cũng có ý kiến cho rằng tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Hebrew nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”, như được chép trong sách Phúc âm Matthew.
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,635
Điểm cảm xúc
5,158
Điểm
113
6- Lịch sử loại người
Lịch sử thế giới hay còn gọi là lịch sử loài người, bắt đầu từ thời đại đồ đá cũ đến nay trong quá trình tiến hóa loài người, khác với lịch sử Trái Đất (nó bao gồm lịch sử trái đất và sự sống).

Tuy nhiên nguồn gốc của nền văn minh loài người trải dài từ trước khi có sự xuất hiện của chữ viết.

Thời tiền sử mở đầu từ kỷ Paleolithic (hay thời đồ đá cũ), tiếp sau là hỷ Neolithic (hay thời đồ đá mới) và chuyển tiếp dân số thời đại đồ đá mới (Neolithic Revolution) (hay cuộc cách mạng công nghiệp) (khoảng 8000 đến 5000 năm trước công nguyên) tại vùng đồng bằng trăng lưỡi liềm. Cuộc cách mạng nông nghiệp là mốc dấu thay đổi lịch sử loài người, con người bắt đầu tìm ra phương pháp làm nông nghiệp với những cây trồng trong tự nhiên và động vật thuần hóa từ hoang dã.

Sự tăng trưởng của nông nghiệp dẫn đến việc con người chuyển dần từ lối sống du cư sang định cư lâu dài. Lối sống du cư vẫn duy trì tại nhiều nơi khác, đặc biệt tại những vùng lãnh thổ bị tách biệt do tự nhiên với vài loài súc vật và thực vật.

Nhu cầu liên kết tự vệ và sự gia tăng sản phẩm nông nghiệp đã cho phép các cộng đồng người mở rộng thành các đơn vị ngày càng lớn hơn, càng được thúc đẩy hơn bởi sự phát triển của giao thông vận tải.

Khi nông nghiệp phát triển, canh tác cây lương thực trở nên phức tạp hơn và thúc đẩy việc phân công lao động để tích trữ sản phẩm lương thực dư thừa giữa các mùa cây trồng sinh trưởng. Phân công lao động dẫn đến có nhiều thời gian nhàn hạ cho lớp người thượng lưu và sự phát triển của các thành phố. Xã hội ngày càng phức tạp của con người đòi hỏi phải có hệ thống chữ viết và kế toán.

Nhiều thành phố phát triển cạnh hồ và sông. Khoảng đầu năm 3000 TCN, có những điểm nổi bật đầu tiên, các khu định cư ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà, vùng bờ sông Nin và thung lũng sông Indus mọc lên và phát triển mạnh mẽ. Nền văn minh tương tự có lẽ cũng phát triển dọc các sông chính tại Trung Quốc nhưng thiếu bằng chứng khảo cổ học thuyết phục về khu vực xây dựng đô thị.

Lịch sử của cựu thế giới (đặc biệt ở Châu Âu và vùng Địa Trung Hải) thông thường chia thành lịch sử cổ đại (Antiquity), đến năm 476 CN; Trung Cổ từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ XV, gồm thời đại hoàng kim của đạo Hồi (750 CN- 1258 CN) và giai đoạn đầu thời kỳ Phục Hưng (bắt đầu từ khoảng 1300 CE) Thời kỳ cận đại (từ TK 15 đến cuối TK 18), bao gồm Thời kỳ khai sáng; và thời kỳ hiện đại, từ cuộc cách mạng công nghiệp đến hiện tại, gồm cả lịch sử đương đại.

Văn minh Tây Á, Huy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại là những văn minh nổi bật trong thời kỳ cổ đại.

Trong lịch sử của nền văn minh Tây Âu, sự sụp đổ của Đế quốc La Mã dưới thời trị vì của hoàng đế Romulus Augustulus năm 476 do sự tấn công của các bộ tộc German, nó được coi là mốc đánh dấu kết thúc thời kỳ cổ đại và là khởi đầu của thời kỳ Trung cổ. Trong khi đó vùng Đông Âu trải qua sự chuyển tiếp từ đế quốc La Mã sang đế quốc Byzantine, đế chế này còn tồn tại vài thế kỷ mới suy tàn.

Vào khoảng giữa thế kỷ XV, Johannes Gutenberg phát minh ra máy in ấn hiện đại, sử dụng đầu mô di động làm nên cuộc cách mạng về truyền tin, là nhân tố kết thúc thời kỳ Trung cổ, báo hiệu sự khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học. Đến thế kỷ XVIII, sự tích lũy tri thức và công nghệ, đặc biệt là ở châu Âu, đã đạt đến khối lượng tới hạn dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp.
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,635
Điểm cảm xúc
5,158
Điểm
113
7- Ngày phụ nữ Việt Nam (20/10)
Ngày phụ nữ Việt Nam là một ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh những người phụ nữ, được tổ chức vào ngày 20 tháng 10 hàng năm ở Việt Nam. Vào dịp này, phụ nữ ở Việt Nam được nhiều người bày tỏ sự quan tâm và tôn vinh dưới nhiều hình thức nhưng phổ biến nhất vẫn là tặng hoa hồng, thiệp và kèm theo những lời chúc mừng.

Lịch sử ra đời:

Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Liên Hiệp phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỷ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là "Ngày Phụ nữ Việt Nam".

Trước năm 1975 tại miền nam Việt Nam, dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa, Ngày Phụ nữ Việt Nam cũng là ngày tưởng niệm Hai bà Trưng vào ngày 6 tháng 2 âm lịch.

Hoạt động kỷ niệm:

Vào những ngày này, hoạt động chào mừng ngày 20 tháng 10 tại Việt Nam được chú ý một cách khá đặc biệt, một số hoạt động liên quan đến phụ nữ đã diễn ra nhằm vinh danh nữ giới, nhiều cơ quan cũng như công ty đã tổ chức các lễ trao giải thưởng cho những phụ nữ xuất sắc hoặc đạt thành tích trong một số lĩnh vực.

Các chương trình văn nghệ chào mừng ngày 20 tháng 10 cũng được tổ chức nhiều và khá công phu, một số ca sĩ nổi tiếng trong nước được mời để tham gia trình diễn, các bài hát về chủ đề phụ nữ và tình yêu như: "Thu quyến rũ", "Em hãy ngủ đi", "Này em có nhớ", "áo dài Việt Nam"... thường được họ trình bày trong những ngày này.

Nhiều công ty và đặc biệt là các siêu thị, trung tâm thương mại đã tung ra nhiều chiến dịch khuyến mãi mà đối tượng hướng đến là những người phụ nữ, nhiều mặt hàng được giảm giá hoặc có các giải thưởng đi kèm.

Ngày 20 tháng 10 năm 2007, một kênh truyền hình dành riêng cho phụ nữ ra đời trên hệ thống truyền hình cáp HTVC, lấy tên là "HTVC phụ nữ", đây là kênh truyền hình đầu tiên dành riêng cho nữ giới tại Việt Nam. Cũng đã có Viện bảo tàng phụ nữ Việt Nam rộng 1200 m2 tại Hà Nội và Viện bảo tàng phụ nữ Nam bộ rộng 2000m2 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong những ngày này, thị trường quà tặng cho phụ nữ, nhất là hoa tươi và đồ trang sức rất sôi động và đa dạng, nhiều người sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để có những món quà đặc biệt dành tặng cho người mình quan tâm, cũng trong ngày 20 tháng 10, nhiều đường phố tại một số thành phố lớn ở Việt Nam như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã xảy ra tình trạng kẹt xe vì lượng người lưu thông tăng đột biến, nhất là vào buổi tối.
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,635
Điểm cảm xúc
5,158
Điểm
113
8- Tờ báo đầu tiên ra đời như thế nào?
Cuối tháng 9/1605, tờ tuần báo in đầu tiên đã được xuất bản bởi Johann Carolus (1575-1634) ở Straßburg - “thủ phủ in ấn” đương thời.

Không ai rõ vì sao Johann Carolus quyết định trở thành một nhà xuất bản. Cuộc đời của ông cũng không được ghi lại nhiều. Nhưng theo tài liệu còn đến nay, Carolus từ nhỏ theo học giáo viên tư ở Straßbourg. Người đàn ông trẻ tuổi được giáo dục kỹ lưỡng này lại không trở thành một luật sư, một chính trị gia… mà lại theo học để trở thành một thợ đóng sách. Nhưng đúng như câu nói của dân gian “sau lưng mỗi người đàn ông thành đạt đều có bóng dáng người phụ nữ”, sự nghiệp trong ngành in ấn của ông chỉ thực sự phát triển sau khi kết hôn với Anna Fröhlich - người phụ nữ không chỉ là bạn đời tuyệt vời mà còn hết lòng ủng hộ và sát cánh bên ông trong sự nghiệp. Cũng nhờ cuộc hôn nhân này, Carolus đã xin được giấy phép thành lập công ty. Chỉ hai năm sau khi kết hôn, cặp vợ chồng trẻ đã có thể mua được một căn nhà khang trang. Trên giấy tờ, người ta thấy đề nghề nghiệp của Carolus là “Buchführer”, trong tiếng Đức chỉ người bán sách. Điều đó cho thấy, lúc này, Carolus đã có ý tưởng bỏ nghề đóng sách.

Mặc dù hai vợ chồng nợ ngập đầu, song họ vẫn thực hiện một vụ đầu tư lớn vào tháng 7/1604. Với 3.724 Gulden (đồng tiền Đức thời bấy giờ và đây thực sự là một khoản đầu tư “cắt cổ”), họ mua lại nhà in lớn nhất Straßburg mà trước đó thuộc về Thobias Jobin. Rất nhanh sau đó, Carolus trở thành một doanh nhân sáng giá trong làng in.

Tuy nhiên, áp lực từ những doanh nhân trẻ thành công khác, ông phải nghĩ ra cách thức mới để đảm bảo tài chính cho công ty. Năm 1604, Carolus bắt đầu cho phát hành bản tin tổng hợp hàng tuần, chủ yếu là thông tin mà giới thượng lưu Đức khi đó quan tâm. Một năm sau, ông đã có một ý tưởng tuyệt vời: không chỉ giới giàu có cần thông tin, người dân bình thường cũng cần vậy. Ông còn nhận ra một quy tắc cơ bản trong kinh tế: lợi thế của quy mô.

alt


Để bản tin được lưu truyền rộng rãi, Carolus đã thay đổi quy trình sản xuất, in bản tin ra hàng loạt với số lượng lớn. Khi đó, đây thực sự là nước đi liều lĩnh. Thời bấy giờ rõ ràng chưa có công ty marketing hay nghiên cứu thị trường nào hoạt động, tất cả chỉ là Carolus đánh cuộc dù không biết được sẽ có bao nhiêu người sẵn sàng trả tiền cho những trang giấy in thông tin. Nhưng ông đã được đền bù xứng đáng với quyết định táo bạo của mình. Kết quả từ 12 tuần thử nghiệm rất đáng khích lệ đã thôi thúc ông tiếp tục và in ra 4-6 trang tin mỗi tuần. Tuần báo đầu tiên của thế giới chính thức được khai sinh với cái tên gọi có phần rắc rối “Relation aller Fürnemmen und gedenckwürdigen Historien”. Thường thì người ta chỉ gọi là Relation cho gọn. Lúc đầu, Carolus là biên tập viên duy nhất của tờ báo, sau đó có thêm sự hỗ trợ của một chuyên gia về thần học.

Tuy nhiên, ba năm sau, rắc rối đã phát sinh. Đây có thể được coi là sự kiểm duyệt truyền thông trên thế giới khi ông xuất bản các tin tức về khó khăn tài chính của Chính phủ, và chỉ hai ngày sau thì nhận được ân cần dặn dò là hãy cẩn trọng hơn trong việc đưa tin. Sau đó, có người khuyên ông nên nhờ các quan chức Chính phủ tư vấn. Carolus công khai tuyên bố điều này sẽ gây ra khó khăn tài chính lớn cho doanh nghiệp. Dù vậy, ông cũng trau chuốt lại nội dung và thông tin một cách khéo léo hơn. Dĩ nhiên, không thể không đính chính một chút bản tin gây sóng gió trước đó. Nhờ vậy, Relation - thứ phương tiện văn hóa tuyệt vời của người châu Âu như Carolus từng nói - tiếp tục tồn tại và gây cảm hứng cho sự ra đời của những tờ báo khác, trong đó có Avisa Relation oder Zeitung.

Thực ra, ngành thông tin đã ra đời từ rất lâu, cả trước khi xuất hiện in ấn. Nhưng nếu định nghĩa tờ báo dựa trên tính chất công khai, công chúng, định kỳ liên tục với khoảng cách thời gian tương đối ngắn (tức là đủ để người ta có thể bám sát tin tức không quá bị đứt đoạn) thì Relation được xem là tờ báo in đầu tiên của thế giới. Nhưng nếu chiếu theo định dạng, theo nhà lịch sử Stanley Morison, Relation chỉ được coi như một quyển sách tin tức (newsbook) chứ không phải trang tin tức (newspaper) như chúng ta thấy ngày nay. Tuy nhiên, Hiệp hội Báo chí thế giới không công nhận điều này và Relation tiếp tục được tôn danh là tờ báo chính thức đầu tiên của thế giới. Nhưng dù có thế nào, không ai phủ nhận được Relation là một trong những phát minh quan trọng nhất của thế giới, thay đổi cách con người tiếp cận thông tin xưa cũ (chủ yếu là truyền miệng, thông báo dán tường, tờ rơi, khắc chữ trên tường, đá, thẻ tre…) và góp phần sinh ra ngành truyền thông hiện đại.

theo songmoi.vn
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,635
Điểm cảm xúc
5,158
Điểm
113
9- Tại sao bão đổ bộ vào Việt Nam, miền trung thường bị ảnh hưởng?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm. Vậy tại sao lại luôn là miền Trung, nguyên nhân gây ra những cơn bão lớn là gì? Cùng đi tìm hiểu nguyên nhân nhé!

Theo khảo cứu chuyên biệt về bão miền Trung, có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan và khách quan dẫn đến việc khúc ruột miền Trung trở thành trung tâm hứng chịu những cơn bão lớn chưa từng thấy trong lịch sử.

Các cơn bão lớn bắt nguồn từ nguyên nhân địa lý
Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu), bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là từ 26oC trở lên), khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m. Bão thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của trái đất, càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão.

Thực chất bão là một cách "xả nhiệt" cho đại dương. Hầu hết bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất (tháng 7,8,9) rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.

Ảnh vệ tinh một cơn bão.

Ảnh vệ tinh một cơn bão.

Nói cách khác, miền Trung là nơi có thời tiết khắc nghiệt khi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam. Gió này mang hơi ẩm nhiều (do đi qua biển Ấn Độ Dương), nên thường gây ra mưa. Do bị gió phơn ảnh hưởng, nên khi bão hình thành ở biển Đông, sẽ bị gió đẩy lên trên phía bắc. Càng về các tháng sau gió càng yếu nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung. Hơn thế nữa, những biến đổi thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước El Nino và La Nina cũng khiến những trận bão biển, mưa lớn xảy ra khốc liệt hơn.

Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 - 8 cơn bão.

Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 - 8 cơn bão.

Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 - 8 cơn bão. Trong những năm 2006 đến 2017, miền Trung đã chịu ảnh hứng của 7 cơn bão lớn, nhiều đợt áp thấp nhiệt đới và hàng chục đợt gió mùa Đông Bắc. Những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới này thường xuất phát từ các nước trong khu vực như Phillipines, Trung Quốc... Sau 3, 4 ngày di chuyển thì nó đến bờ biển nước ta.

Các trận mưa bão ở miền thượng lưu cũng như ở đồng bằng gây lũ lụt trên diện rộng
So với hai miền Nam và Bắc, thì kinh tế miền Trung khá kém phát triển. Người dân miền Trung đã quen thuộc với cảnh “Tháng Bảy nước nhảy lên bờ” “Trời hành cơn lụt mỗi năm”.

Bờ biển miền Trung dài 1200 km và gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp. Nơi đây còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với quy mô lớn như Sông Gianh ở Quảng Bình, Sông Thạch Hản ở Quảng Trị, Sông Hương ở Huế-Thừa Thiên, Sông Thu Bồn ở Quảng Nam, Sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi,...

Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

Ngoài ra, lũ lụt cũng đã gây nên những thiệt hại to lớn về nhà cửa, mùa màng, cầu cống và đường xá, khiến cho khúc ruột miền Trung đã khó khăn lại thêm chật vật hơn. Nằm trong vòng luẩn quẩn thiên tai bão lụt nên việc phát triển kinh tế nơi đây gặp rất nhiều bất lợi.

Vậy tại sao lũ lụt gây thiệt hại nặng nề?
Mặc dù các cấp chính quyền, người dân đã chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa bão lũ, nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn hết sức nặng nề. Nguyên nhân đầu tiên là do mưa lũ lớn liên tiếp xảy ra trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày.

Ngoài nguyên nhân chính là các trận mưa bão ở miền thượng lưu cũng như ở đồng bằng, còn có nhiều lý do thường được nhắc đến như nạn phá rừng, việc khai thác cát sỏi và hệ thống đê đập.

Bão lũ gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống của người dân.

Bão lũ gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống của người dân.

Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi. Trong khi đó, việc phá rừng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc xảy ra lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Bởi cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sạt lở. Khi rừng bị chặt phá, một vùng đất trơ trọi sẽ khiến dòng nước cùng đất đá bị cuốn đi, mực nước ở các vùng hạ lưu tăng lên.

Việc khai thác bừa bãi cát sỏi ở các dòng sông cũng làm gia tăng mức độ lũ lụt. Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng. Việc sụt lở các bờ sông cũng như việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ và khiến cho lũ lụt lớn hơn và kéo dài hơn.

Khác với Sông Hồng ở miền Bắc và sông Cửu Long ở miền Nam các sông ngòi ở miền Trung không có hệ thống đê ngăn lũ. Ngoài ra cũng không có các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng. Cho nên các khu đông dân cư ở hai bên bờ sông luôn phải đối mặt với nguy cơ ngập úng khi có mưa bão lớn.

Nói tóm lại nguyên nhân chính của bão lũ ở miền Trung là do các cơn bão được hình thành từ biển Đông và gió mùa Đông Bắc dựa vào đặc điểm thời tiết miền Trung rất phù hợp để hình thành con đường di chuyển mắt bão. Vì thế các tỉnh miền Trung trở thành nạn nhân hứng chịu những thiên tai nặng nề từ tự nhiên. Các nguyên nhân khác như nạn phá rừng... chỉ làm lũ lụt trầm trọng hơn mà thôi.

Theo Yan/tienphong
 
Top