Lượt xem của khách bị giới hạn

[Type sách] Hãy Cố Lên Con - Hải Âu dịch

[Type sách] Hãy Cố Lên Con - Hải Âu dịch

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,604
Điểm cảm xúc
5,130
Điểm
113
HÃY CỐ LÊN CON
(Bộ sách Những Tấm Lòng Cao Cả của nhiều tác giả)
20220813_092922.jpg

Dịch giả: Hải Âu
Biên tập: Quốc Ân
Vẽ bìa: Hà Thế Hiển
Sửa bản in: Ly Ly
Nhà xuất bản: NXB Trẻ​

Lời giới thiệu:

Nhà Xuất bản trẻ xin hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc bộ sách NHỮNG TẤM LÒNG CAO CẢ.

Các câu chuyện trong NHỮNG TẤM LÒNG CAO CẢ chủ yếu xoay quanh các mối quan hệ trong cuộc sống đời thường. Đó là tình cảm ruột thịt giữa các thế hệ; Sự trở lại cuộc sống của những người bất hạnh, những người sống thu mình và xa lánh mọi người; Những kinh nghiệm sống của lớp người đi trước và thành đạt; Là tâm trạng của những người già và khát vọng của tuổi thơ; Là sự "khủng hoảng" của tuổi vị thành niên.

Nhưng bao trùm lên tất cả là tấm lòng nhân ái, là tình yêu bao la của con người đối với thiên nhiên và loài vật.

Chúng tôi hy vọng những câu chuyện chân thật và cảm động này sẽ phần nào nâng đỡ tâm hồn các bà mẹ, các trẻ vị thành niên cơ nhỡ và mọi trẻ em - Nhất là những trẻ em còn khốn khó trong cuộc đời này.

Gửi đến các bạn bộ sách này là chúng tôi muốn cùng các bạn hãy chúc mừng cuộc sống quanh ta, hãy quý trọng, nâng niu từng phút giây trong cuộc sống; Hãy tận hưởng và giữ lại mọi kỷ niệm trong đời - Kể cả niềm vui và bất hạnh - Bởi chính chúng là hành trang tuyệt vời nhất khi tuổi già bước đến bên bạn. Chúng sẽ giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn và sống vui vẻ hơn.

Bạn hãy đọc từng câu chuyện một. Hãy để chúng ngấm vào da thịt bạn và làm bạn thấy tâm hồn mình lắng lại, ngẫm nghĩ và tìm cho mình một lối sống có ý nghĩa hơn, hứng thú hơn.

Chúng tôi mong bạn đọc ủng hộ nồng nhiệt NHỮNG TẤM LÒNG CAO CẢ và góp ý phê bình sách để bản dịch ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Nhà xuất bản trẻ.
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,604
Điểm cảm xúc
5,130
Điểm
113
1. HÃY CỐ LÊN CON

Chương 1.1:
"Sáng suốt tự phê bình là một đức tính mà ai cũng phải có, nhất là khi người lớn đối với trẻ nhỏ."

Chung cư mà chúng tôi mới dọn đến ở ngoại ô Moscou và được bao quanh bởi những cây thông và cây tùng.

Trước đây chung cư là một vườn cỏ, ở giữa là sân chơi dành cho trẻ em, gồm có nhà chòi, xích đu, ghế tuột, bãi cát.

Không kịp đợi nhà tôi - Anh Alexei - Đi công tác về, hai mẹ con đã dọn đến căn hộ mới. Và lúc này thì anh hàng xóm mới đang lịch kịch đóng giùm mấy cái kệ trong phòng cháu Mitia. Còn vợ anh ta đang dùng trà với tôi trong bếp.

Cháu Mitia đang ngồi kề bên chúng tôi. Cháu ngoan ngoãn ngòi yên, mắt nhìn theo những cành thông đu đưa ngoài cửa sổ. Các cây khá cao nên có cành ở ngang tầng hai. Năm nay Mitia lên năm nhưng vẫn còn gầy. Mắt cháu màu nâu sậm nhưng tóc lại vàng nhạt. Lúc này đôi mày cháu đang cau lại và môi dưới thì dẩu ra đầu vẻ chăm chú và đăm chiêu. Chị hàng xóm gọi cháu:

- Mitia này, đi ngủ đi cháu! Ngày mai mẹ sẽ dẫn cháu đi dạo chơi trong rừng. Cháu sẽ gặp sóc đấy. Sóc ở đây dạn lắm, nó sẽ ăn trong tay cháu cho mà xem.

Mitia hỏi lại:

- Thế còn sói thì sao hả bác? Chúng sẽ làm quen với mình phải không bác?

- Ồ, sói hả con trai? Chúng đã chạy trốn từ lâu rồi. Cháu không phải sợ nữa.

Khi hàng xóm ra về rồi tôi cho Mitia vào ngủ trên giường "người lớn" của cháu. Giường "em bé" cũ của cháu để dành cho một chủ nhân mới cũng sắp chào đời ngày mai. Cháu nài nỉ:

- Mẹ ơi, đừng đi. Mẹ con mình nói chuyện một chút đi, được không mẹ?

- Được, chuyện gì nào?

- Mẹ, sói thích ăn thịt người lắm phải không mẹ. Lỡ người ta đang đi trong rừngmà bất chợt gặp phải sói thì ai sẽ bỏ chạy trước hả mẹ? Người hay sói?

- Mẹ không biết, con ạ.

- Lỡ sói không chịu bỏ chạy thì người phải làm sao hả mẹ?

- Ờ ờ ờ... Chắc phải cố trèo lên cây thôi con ạ.

Im lặng. Chắc cháu ngủ rồi. Tôi se sẽ đứng dậy dợm bước đi thì cháu lại hỏi:

- Mẹ ơi, đừng đi. Vậy lỡ cây không có cành cho mình bám vào trèo và nếu con người chỉ là một bé trai thì sao hả mẹ?

Tôi đành phải đi xuống nhà thôi. Còn phải rửa chồng chén đĩa nữa.

Mười phút sau tôi lên xem cháu ra sao thì cháu đã ngủ nhưng má còn ướt nước mắt. Thì ra cháu đang sợ hãi khi phải ngủ một mình ở một căn phòng mới lạ. Giá như có bà cháu ở đây thì bà sẽ thông cảm và dỗ dành cho cháu hết sợ. Nhưng lúc này bà đang ở xa, còn tôi thì không có thời gian để quan tâm đến những nỗi lo sợ trẻ con của cháu.

- Ra chơi với các bạn đi con.

- Không. Con sợ các bạn ấy không cho con chơi chung.

- Thì con lại về nhà chứ có sao đâu.

Mitia miễn cưỡng bước xuống bậc tam cấp - Nơi cửa chung cư.Tôi đứng bên cửa sổ nhìn xem ra sao. Trên sân cỏ trước nhà, đám con trai đang chơi banh.Thủ lĩnh là một cậu nhóc khoản lên tám. Thấy Mitia cậu bé bèn đưa tay vẫy rủ ra chơi, nhưng Mitia vẫn ngần ngại đứng nơi cửa nên cậu bé bước đến kéo Mitia ra chơi.

Khoản nữa giờ sau Mitia chạy vội về, mặt đỏ gay,ướt đẫm mồ hôi và đầy vẻ phấn khích:

- Mẹ ơi, cho con khăn lau mặt rồi con ra chơi tiếp. Anh Yourik chịu nhận con vào nhóm anh ấy rồi.

Thế là Mitia đã có thần tượng mới. Kể từ hôm đó cái gì "anh Yourik" nói, làm, đều đúng cả.

Một hôm tôi đi siêu thị về thấy Mitia ngồi trước bồn tắm, tay cầm vòi hoa sen phun nước. Tôi không nhớ mình đã nói gì, chỉ nhớ là mình đã hét lên, hàng xóm dưới nhà cũng kéo lên vì nước chảy xuống nhà họ. Còn Mitia khi đó đứng khóc ròng...

Mọi người xúm lại lau nước. Hàng xóm rất tốt bụng đã tỏ ra thông cảm và dỗ dành Mitia. Chị hàng xóm ở nhà dưới an ủi:

- Trẻ con là vậy mà.

Ngày hôm sau chị ấy đã hỏi được ra chuyện. Thì ra cháu Lechka rủ rê Mitia chơi trò giả "làm biển", đến khi nhìn qua cửa sổ kịp thấy tôi về lhì Lechka sợ quá chạy mất, để cho Mitia lãnh đủ. Vậy mà Mitia không một lời mách bạn.

- Mẹ ơi, có cần thật lâu mới tha thứ không?

- Lâu cho tới khi nào người gây ra lỗi hiểu được lỗi của mình.

- Vậy con đã hiểu rồi mẹ ạ! Con sẽ không tái phạm ít nhất một năm.

Ông cháu cho cháu một chiếc xe đạp có đèn, có giỏ xe, có thắng tay và có bàn đạp gắn các hột thủy tinh đủ màu. Mitia thích lắm! Và cháu cho mọi người mượn xe. Thế là đèn đã long ra, còn các hột thủy tinh thì cái mất cái còn. Tôi không bằng lòng chút nào nhưng Mitia lại rất vui. Cháu hãnh diện khoe:

- Ngay cả anh Yourik cũng đi xe con đó mẹ.

Tôi nhắc cháu:

- Nhưng mẹ thấy bạn Lechka có cho ai mượn xe đâu.

- Vì vậy có ai thèm mượn xe bạn ấy đâu mẹ. Tất cả đều thích mượn xe con thôi.

- Có ngày các bạn phá hư hết xe của con đó.

- Không sao đâu mẹ, xe hư thì ông sẽ mua cho con súng bắn nước.

À, không được, thế là quá lắm rồi.

- Hay quá nhỉ. Dễ có quá nên con không biết quý. Con hoang phí quá. Lần tới mà thấy xe con chở hai là mẹ tịch thu xe đấy.

Ngay khi tôi thốt ra những lời ấy tôi đã nhận ra cháu Mitia mới là người xử sự đúng chứ không phải tôi. Cháu đã tốt bụng và hào phóng. Còn tôi, đã lấy uy quyền làm mẹ ra dạy cháu điều gì vậy? Điều mà chính tôi đã không thích người khác làm: Tính keo kiệt.

Cháu sợ sệt khẽ hỏi tôi.

Hoang phí là gì hả mẹ?
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,604
Điểm cảm xúc
5,130
Điểm
113
Chương 1.2:
Trời giữa tháng tám đẹp và ấm. Tôi bảo con:

- Hai mẹ con mình đi chơi rừng đi.

- Dạ! Tất cả các bạn khác đều đi chơi với mẹ các bạn ấy, còn mẹ con mình chưa đi lần nào cả mẹ. Con có thể mang theo xe của bạn Lionda cho con mượn không?

Được, nhưng con phải cẩn thận đừng làm mất xe của bạn ấy.

Đó là một chiếc xe cứu hỏa nhỏ xíu, màu đỏ, có thang và có thể gập lại.

Một chú sóc lông hung hung đỏ có đốm trắng nơi ngực, ngồi ngay giữa đường, điềm tĩnh nhìn hai mẹ con tôi. Đất dưới chân gốc thông phủ đầy trái thông. Mitia hỏi tôi tại sao chúng lại rụng như vậy. Tôi giải thích là trái thông có hạt bên trong và đến mùa xuân sẽ nảy mầm rồi sau đó lớn lên thành cây thông khác. Mitia vội đi nhặt:

- Mẹ ơi xem này, trái thông đang mỉm cười với mẹ ạ.

Lòng tràn ngập trìu mến, tôi tự bảo tiếp xúc với thiên nhiên luôn đem lại bài học thật hay. Kiểu đi dạo này sẽ rất tốt để dạy dỗ trẻ con. Và tôi tin chắc là tôi đã dạy con tôi, nhưng thực tế chính cháu mới là người dạy cho tôi lòng nhân ái, tính nhân bản hiện diện trong tất cả những gì sống động. Ở tuổi lên năm cháu gần thiên nhiên hơn là tôi. Trái thông cười với cháu chứ không cười với tôi.

- Mẹ ơi, xem này, con ốc sên xinh quá! Ốc sên có biết ăn không hả mẹ? Mẹ nhìn khuôn mặt bé tí của nó kìa. Ốc sên có ích không mẹ nhỉ? Cây có phải làm bằng gỗ không mẹ? Hoa có biết đau khi mình hái nó không mẹ? Mấy người đần độn ấy mẹ, họ là người xấu tính, ác độc hay người ngu ngốc mẹ?

Những câu hỏi của cháu làm tôi phát mệt. Tôi thèm được yên tĩnh, được thư giãn. Thế là tôi càng lúc càng gắt gỏng trả lời cháu với độc một câu:

- Mẹ không biết.

Cuối cùng tôi hỏi:

- Xe của con đâu rồi?

Cháu nhìn xuống tay, xuống chân, rồi ngẩn đầu nhìn tôi với ánh mắt hốt hoảng. Mới cách đây chưa đầy một giây mọi chuyện thật tốt đẹp, cháu là một con người. Thế mà bây giờ cháu chỉ còn là một em bé, nhỏ nhoi, như tê liệt vì sợ. Cháu bị thất thần vì biến cố xảy ra mà không hiểu nổi tại sao nó xảy ra với cháu. Cháu đâu có cố ý làm mất. Còn tôi - Người mẹ - Theo đúng sách vở tôi đã không giúp gì mà chỉ biết la hét. Mắng mỏ một đưa bé yếu đuối, thất thế không biết lấy độc ác ra đáp trả độc ác. Thế mà tôi cứ nghĩ là mình đang dạy cháu có óc tổ chức đấy.

Mắt cháu rơm rớm nước mắt. Cháu lê chân đi ngược trở lại để tìm, mấy lần cháu suýt vấp té trong cơn cuống cuồng tuyệt vọng.

- Con có bỏ nó trong túi không?

Cháu đưa tay vào túi và lôi cái xe ra. Cháu sững sờ đến quên cả mừng rỡ. Môi và cằm cháu hãy còn run lên vì sợ hãi và đau khổ.

Tôi hỏi cháu với cái giọng hối lỗi của một phù thủy cay nghiệt:

- Tại sao con không nhớ ra sớm hơn?

Cháu khẽ khàng trả lời:

- Tại con sợ quá nên quên mất.

Thời gian đẹp nhất của hai mẹ con là lúc chơi 'căn nhà màu xanh' Hai mẹ con ngồi núp dưới tấm khăn bằng lông mèo xiêm Angora màu xanh của tôi. Mitia biết là tôi chịu cùng ngồi với cháu nghĩa là tôi không phải đi đâu cả, có nghĩa là tôi đang vui, và có nghĩa là tôi có thể đọc truyện cho cháu nghe và trò chuyện với cháu.

- Con vịt xấu xí tội nghiệp quá mẹ ạ; Mọi người cứ xua đuổi nó. Mẹ cứ đọc đi, con đi vào bếp một lát, khi con ra mẹ phải đọc tới đoạn con vịt biến thành thiên nga. Con chỉ thích đoạn đó thôi...

Cháu không thích chuyện cổ 'Con vịt xấu xí' của Andersen vì theo cháu nó 'lắm chuyện' quá. Ngược lại cháu thích truyện ông đưa thư. Truyện khá chán nhưng ít ra không 'lắm chuyện' Cháu chỉ thích những sách kể chuyện thiện, chuyện vui.

Tại sao vậy? Có phải vì tính lúc nắng lúc mưa của tôi? Quả là tính cháu hay lơ đễnh, chậm chạp, luôn mất đồ, ăn ít, khó ngủ. Nhưng la hét mắng mỏ thì liệu có giúp ích được gì kia chứ? Tôi muốn biến cháu thành bạn hay thù? Hay là tôi muốn cháu trở thành một đứa láu cá phải học cách nói dối vì sợ bị trừng phạt?

Nghĩ cho kỹ, cháu phạm lỗi gì nhỉ? Cháu có tâm hồn mơ mộng hay suy gẫm, vậy mà tôi lại cố dạy cháu như người ta huấn luyện một con chó con, tôi không cho cháu được suy gẫm. Phải chăng những cơn cáu gắt của tôi đã khiến cháu sợ lây cả sang các 'lắm chuyện' trong những truyện cổ tích?

Một hôm vào bữa ăn sáng, tôi la cháu:

-Mitia, con ăn dơ quá đi. Coi kìa, con để rơi vãi vụn bánh, lại còn làm đổ trứng la cốc nữa. Con thật là kém giáo dục.

- Như vậy đâu phải là có giáo dục. Có giáo dục là tỷ như khi có một bà cụ đứng đợi xe buýt, khi xe buýt tới bà cụ không leo lên được, người có giáo dục sẽ đến giúp bà cụ leo lên xe.

Cách nay sáu tháng cả ba chúng tôi đi dạo phố. Mitia rất vui đượdiđi chơi với cả bố lẫn mẹ nên đã rủ chúng tôi chơi trò 'vừa chạy vừa bay'. Chiều cháu, tôi và anh Alexei đã vừa chạy vừa nhấc bổng cháu lên. Khi cháu đang 'bay' qua một trạm xe buýt thì có một cụ già đang lập cập chống gậy cố leo lên xe buýt. Anh Alexei bèn đặt Mitia đứng xuống, chạy đến giúp bà cụ leo lên xe, rồi quay trở lại chơi tiếp với cháu. Chỉ thế thôi. Vậy mà Mitia nhớ mãi trong khi những lời mắng mỏ la lối của tôi thì chỉ tổ vào tai này ra tai kia mà thôi!
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,604
Điểm cảm xúc
5,130
Điểm
113
Chương 1.3:
- A bố về!

Không thể nào tả nổi sự hớn hở của cháu và sự tuôn trào của những câu hỏi: Túi đeo lưng của bố, áo sơ mi của bố còn nồng mùi lửa trại, súng bắn pháo lệnh của bố, và nhất là bố, da rám nắng, vui vẻ, sôi nổi. Cuộc đời của Mitia trong một lúc dài đã tràn ngập niềm vui sướng.

Bố ơi! Bố biết các nữ nhân ngư ăn gì không bố? Họ ăn cá đấy! Không biết họ ăn như thế nào nhỉ? Bố ơi, thời gian là gì hở bố? Tại sao thời gian lại luôn trôi qua?

Và để trả lời Mitia, không bao giờ Alexei dùng câu:

- Để bố yên nào. Con làm bố mệt quá.

Alexie sinh ra và lớn lên ở thôn quê. Cha anh là kế toán còn mẹ anh là nhà giáo. Nhà có năm anh em, Alexie là anh cả. Theo lời anh kể thì cha mẹ anh chưa hề la hét mắng mỏ con cái. Tôi khó mà tin được trên đời này lại có thể thế được. Thế khi con cái không nghe lời thì sao? Làm sao phạt chúng?

- Cha mẹ không bao giờ phạt bọn anh. Anh nhớ một lần vào rừng chơi trượt tuyết với mấy đứa bạn, lúc ấy bọn anh khoản lên mười. Mải chơi vui quá nên khuya anh mới về tới nhà. Mẹ đang khóc còn cha thì đang đi tìm bọn anh. Những giọt nước mắt của mẹ và ánh mắt của cha khi cha về tới là những trừng phạt duy nhất mà anh phải chịu, thế mà anh không bao giờ quên.

Alexie và tôi đã làm chung nhiều năm trong một đội địa chất, chúng tôi đã quen biết nhau và lấy nhau lúc ấy. Vì vậy mà tôi hiểu làm việc chung với anh rất dễ chịu vì anh biết tạo không khí rất thân hữu trong đội. Anh đã học được những điều ấy từ cha mẹ anh.

- Bố ơi, tâm hồn là gì hả bố?

- Bố giải thích với con thế nào nhỉ... Thế này nhé, tâm hồn là một cảm xúc, lòng thương người, sự vui sướng. Người ta bảo một người tốt có tâm hồn tử tế, một người xấu có tâm hồn độc ác.

- Thế nên thế gian có nhiều cái gì hả bố? Cái xấu hay cái tốt?

- Bố nghĩ là có nhiều cái tốt. Nhưng cũng có cái xấu.

- Tại sao thế bố? Con người biết phát minh bao nhiêu thứ, tại sao con người không phát minh ra điều làm cho cái xấu không tồn tại? Thế lỡ người xấu tấn công người tốt thì ai sẽ thắng?

- Người nào mạnh nhất sẽ thắng.

- Thế mình cho người xấu ăn đường liệu họ còn trở thành người tốt không? Không hả bố? Vậy thì phải làm sao?

Một tuần trước ngày nhập học, mỗi khi nói đến trường học là Mitia lại lảng sang chuyện khác. Cháu sợ đi học. Chính tôi đã làm cho cháu sợ vì cứ luôn miệng bảo:

- Con cứ hay quên như vậy, cứ đánh mất đủ thứ như vậy thì làm sao mà học được.

Những lúc như vậy cháu luôn lộ vẻ sợ hãi.

Thật ra trong thâm tâm tôi mong rằng cháu không gặp khó khăn ở trường. Cháu chậm chạp và đãng trí thì có sao đâu. Ở trường thầy cô giáo phải biết cách dạy những đứa trẻ như vậy chứ.

Ngày nhập học, tôi hỏi cháu khi cháu đi học về:

- Sao con, Mitia? Có khó lắm không?

- Không đâu mẹ. Không khó chút nào. Cô giáo giơ chữ lên hỏi: "Chữ này là chữ gì?" Cô làm như con không biết vậy. Rồi cô bảo viết ra. Con đã viết được hết.

- Thế à. Có nhiều không con?

- Ồ có chứ. Thôi rồi con quên mất một chữ. Tiếc quá, cô sẽ cho là con không biết viết chữ ấy.

Hằng ngày tôi luôn kiểm tra xem cháu có mang đủ sách vở không và lần nào cũng thấy thiếu, cháu luôn quên, khi thì quên làm bài ở nhà, khi thì quên thời khóa biểu. Hai từ 'nhanh lên' đã trở thành quan trọng trong cuộc sống hàng ngày giữa hai mẹ con. Ăn nhanh lên, tắm rửa nhanh lên, làm bài nhanh lên! Ở trường hình như cũng vậy. Cháu thậm lụt, cháu không theo kịp và cô giáo không ngừng hối cháu 'nhanh lên'! Vấn đề hàng đầu là phải làm cho kịp tất cả. Vậy mà Mitia vẫn tìm cách thoát ra khỏi cái 'nhanh lên' ấy. Cháu chiêm ngưỡng con rùi đậu trên kính phòng vệ sinh, cháu nhìn sững như bị mê hoặc bởi những dòng nước chảy ra từ rôbinê. Cháu đang nghĩ gì thế nhỉ? Có khi nào lúc ấy cháu đang làm việc rất quan trọng: Làm việc tâm hồn.

Cô giáo phê vào sổ: 'Chậm chạp trong giờ học, vì vậy không đủ thời gian để hoàn tất dù phân nữa bài." Cô giao còn bảo:

Em Smolnikov ấy à? Chị xem kìa em mới đang làm xong bài trong khi các em khác đã làm xong từ hồi nào. Trong giờ học em hay ngủ ấy. Em hoàn toàn không nghe lời giảng. Tôi chịu, tôi không biết làm sao với em nữa.

Tôi cảm thấy tự ái. Tôi muốn giải thích cho cô ấy hiểu Mitia rất dễ thương, nhạy cảm và ham muốn tìm tòi. Nhưng tôi im lặng và dần dần tôi cũng nghĩ, như chính Mitia đang tự nghĩ về mình, vì Mitia là học sinh kém nhất lớp.

Sau buổi gặp mặt với cô giáo tôi bước ra đường mà mắt nhòa lệ. Tôi phải làm sao đây? Phải chi anh Alexie về sớm hơn! Anh biết cách nói chuyện với cô giáo. Còn tôi, tôi run sợ lo bị mời đến làm việc lần nữa với cô giáo của Mitia.

Còn Mitia, cháu vẫn trung thành với con người của cháu: Có nghĩa là nếu không nhắc thì cháu đi học quên mang giày và cặp bỏ quên ở lớp. Đối với cháu, những lời la hét mắng mỏ của tôi không còn là trừng phạt lỗi nào đó của cháu mà chỉ là điều tất yếu trong cuộc sống hàng ngày của cháu. Và cháu tìm giải thoát bằng trò chơi hay bằng mơ mộng, ở đó cháu cảm thấy được tự do, vui sướng, sáng dạ. Cháu có thể ngồi hàng giờ vẽ những bức hình thực độc đáo, vẽ những người ngoài hành tinh. Nếu lôi cháu ra khỏi những cuộc lảnh tránh như thế thì cháu trở nên bứt rứt, ngỗ nghịch, khóc lóc.
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,604
Điểm cảm xúc
5,130
Điểm
113
Chương 1.4: Đoạn kết câu chuyện 1
Cuối cùng anh Alexie về tới. Tôi thử nhìn lại cuộc sống hàng ngày với đôi mắt của anh và tôi kinh hoàng: Một đứa trẻ bất an, mệt mỏi, mỗi buổi sáng bám lấy chân cửa van xin nghỉ học, những buổi hai mẹ con cùng làm bài tập với những tiếng la hét của tôi: "Tập trung vào bài", "nhanh lên", rồi tiếng khóc của con, tiếng khóc của mẹ.

- Thì em cứ để cho con được tự nhiên. Hãy để con học theo cách của con. Thật ra con có thể học khác được mà. Hãy để con làm cái con thích.

- Như vậy thì con chẳng làm gì được hết.

- Sự chậm chạp không phải sai trái. Đó là tính cách bắt nguồn từ bản chất của con.

- Đó là ý của anh chứ ở trường cô giáo cho là sai trái.

- Trường học thì luôn làm khổ học trò với những chương trình học. Mitia, lại đây nào.

Alexie gọi Mitia lại. Hai bố con cùng đóng đồ. Như phép mầu, sự chậm chạp của Mitia đã biến mất. Alexie không hề bảo con: "Nhanh lên". Trái lại anh bảo: "Đừng vội thế con! Từ từ thôi nếu không sẽ hỏng đó con ạ!" Vẻ buồn rầu đã không còn trên mặt Mitia. Cháu trở nên linh hoạt, mọi thứ cháu làm đều thành công. Và trong tôi đã lóe lên tia hy vọng là mọi chuyện từ đây sẽ suông sẻ.

Mitia đã có điểm mười đầu tiên! Vì cháu đã kể chuyện rất hay từ tấm ảnh trong sách. Tối hôm trước hai bố con đã ngồi bàn luận rất lâu, vận hết trí tưởng tượng ra trong khi ngắm nhìn bức tranh.

- Con đã kể hết: Mùa thu, nhóc trai, nhỏ gái... Cô giáo khen: Các em nghe rõ chưa, thấy Mitia kể chuyện hay không. Không ai kể hay hơn bạn ấy.

Một lời khen khích lệ nho nhỏ mà đem lại biết bao kết quả tốt đẹp! Đã từ mấy ngày nay Mitia về nhà với vẻ mặt luôn hớn hở. Có lẽ vì anh Alexie đã làm việc với cô giáo. Đàn ông có khác, anh đã làm việc với cô giáo chứ không cáu kỉnh, hung hãn như tôi. Nhờ anh cô giáo đã thay đổi thái độ với Mitia. Bây giờ cháu không còn mỗi sáng níu lấy chân cửa kêu khóc: "Cho con nghỉ học ngày hôm nay."

Ở trường cũng vậy, cháu không còn vẻ uể oải như nhận xét ghi trong sổ "Đã cư xử không tốt trong giờ chơi" . Tôi đoan chắc với các bạn là cuối cùng tôi cũng được sung sướng vì con tôi không còn bị chê ngu đần mà được hiểu rằng đó chỉ là một trò nghịch ngợm trẻ con.

- Mẹ ơi, lại chơi trò "Căn nhà màu xanh" với con đi. Đã lâu rồi mình không chơi. Ồ, mẹ thấy không, căn nhà đã trở thành chật quá rồi, không đủ để hai mẹ con mình ở chung nữa.

Cháu liền lấy khăn quấn quanh mình, ngồi một mình, giơ sách ra đọc. Nét mặt cháu thật chăm chú, già dặn hơn - Nét mặt của một người mà tất cả mọi điều trong cuộc sống không phải luôn dễ dàng. Vào lúc tôi thèm nói với cháu:

- Hãy cố lên con, hãy bám chặt vào, và nếu được, hãy tha thứ cho mẹ.

--- Tác giả: Anna Mass
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,604
Điểm cảm xúc
5,130
Điểm
113
2. NGƯỜI TRỞ VỀ
Chương 2.1
"Bạn không phải chỉ tin vào việc bạn đang làm, mà phải biết bạn đang làm cái gì?"

--- Mason Willam---


- Nào tạm biệt nhé, Jery! Mày phải trông cẩn thận cô chủ đó! Phải nghe lời nghe không, không được sủa bậy cũng không để bị bắt nạt biết không? Đến ngày ta về mày phải báo cáo đã coi nhà như thế nào trong lúc ta đi vắng đấy!

Chủ của Jerry đã nói những lời ấy trong khi ngồi thụp trước mặt con chó của mình, âu yếm gãi gãi sau tai nó. Lời nói nhẹ nhàng nhưng lời nói đượm buồn. Chó ta lắng nghe không nhúc nhích. Cổ nó vươn dài, nó cẩn thận hít gửi khuôn mặt chàng trai như muốn đẫm mình trong mùi hương để có thể giữ lâu nhất.

Alxei Batourine phải ra mặt trận và Jerry, một chú chó Đan Mạch to bự xụ lông đen tuyền, với đôi mắt thật sống động đang có vẻ hiểu được tính nghiêm chỉnh của thời khắc chia tay. Không biểu tỏ chút cử động nào, chó ta như đang cố nắm bắt ý nghĩa của những lời cậu chủ vừa bảo. Đứng bên cạnh là Véra, vợ của Alexei, cô đang mím môi cố ngăn tiếng thổn thức.

Alexei đứng dậy, đeo ba lô lên vai, ôm vợ thật chặt và hôn vợ thật say. Nép chặt vào chồng, Véra như mong làm chậm lại chia tay não lòng. Trìu mến, Alexei nhẹ nhàng gỡ tay vợ ra, vỗ vỗ một lần nữa trên lưng Jerry, rồi bước đi.

Với Jerry chạy phía trước, Vera chạy vội ra cửa để kịp thấy chồng trong thoáng giây, vạt áo khoát màu xám của Alexei biến mất trong khuôn cửa ra vào. Anh đã đi rồi.

Vera để mặc cho nước mắt tuôn trào, ôm chặt lấy đầu Jerry, cô như muốn nó hiểu hết tình yêu mà cô dành cho Alexei.

Là một thư ký, Vera đi làm rất sớm và về nhà rất trễ. Jerry phải ở nhà một mình suốt ngày. Khi cô về nhà, vừa mới qua khỏi cổng là Vera đã thấy Jerry vểnh tai đứng sau khung cửa sổ. Jerry đang đợi cô như đã từng đợi Alexei đúng giờ anh trở về nhà trước đây. Jerry có biệt tài biết rất chính xác giờ anh về. Kim đồng hồ càng nhích gần số sáu thì Jerry càng cuống quýt lăng xăng đi lại chỗ cửa sổ và cửa ra vào van vỉ, Vera mở cửa cho Jerry thoát ra cổng lớn đón Alexei. Jerry luôn đón cậu chủ ở cổng, nhảy nhót, ríu lên vui mừng, một cảnh tượng lý ra rất hợp với một chú chó con nhưng với một chàng trai chó Đan Mạch bự xự như Jerry thật là tức cười.

Alexei và Vera mua Jerry về khi họ cưới nhau, nó mới được hai tháng tuổi. Lúc đó nom nó rất tức cười: Đôi mắt lồi ra một cách kỳ dị, đôi tai vẫn còn cụp lại, đôi chân xương xẩu dài ngoẳng như của ai khác. Nó gầy trơ xương khiến chủ phát ngượng khi đưa nó ra đường, người đi đường tội nghiệp nó gầy không khỏi nghĩ là chắc tại chủ nó keo kiệt nên bỏ đói nó.

Lớn lên thể tạng của Jerry đã thay đổi hẳn, mắt nó trở nên xanh và rất thông minh, nó không còn gầy nữa mà cơ bắp chắc nịch như tạc tượng. Lên hai tuổi Jerry trở thành một mẫu chó rất đẹp khiên ai gặp nó cũng phải trầm trồ. Jerry trung thành quấn lấy chủ tuy có phần quý Alexei hơn. Nó hoàn toàn vâng lời Alexei, luôn đi theo và mỗi chiều náo nức chờ anh về. Nó như là chỉ sống vì chủ.

Bây giờ Jerry chuyển sang Vera tất cả sự quấn quít trước đây nó dành cho Alexei. Nó chờ cô chủ về cùng với sự nôn nóng, đón cô cũng cuồng nhiệt rít lên, nhảy nhót xung quanh với tấm thân bự xự chắc nịch. Nhưng không vì thế nào nó ngưng ngóng chờ Alexei. Hàng ngày vẫn đúng giờ ấy nó ra cổng, chờ ở đấy cả nữa giờ, rồi buồn bã quay về nằm nghỉ ngơi ở xó nhà.

Hai năm trôi qua bỗng Vera không còn nhận được thư của Alexei. Xốn xang vì nỗi lo xé lòng, Vera lao vào làm việc cho khuây khỏa. Cô nhận làm ngoài giờ, vì vậy có những đêm Jerry phải ngủ ở nhà một mình cả đêm. Sáng ra, về nhà Vera thấy trong gương đôi mắt mệt mỏi của mình với vẻ đầy buồn bã, và xuất hiện những vết chân chim trước nay không có.

Nhiều khi Vera mang hồ sơ về nhà làm cho đến nữa khuya, nhờ vậy cô thoát ra những nghĩ ngợi vẩn vơ, buồn bã. Nhưng có lúc cô gục quỵ, không thể dùng công việc để xua đi lo lắng, khi ấy Jerry đến bên cô đưa mõm húc nhẹ lấy cô. Nó đã trở thành một phần của Alexei trong tâm trí cô. Vera đã có thói quen nói chuyện với Jerry như chính Alexei. Có lúc lẫn lộn cả hai tên với nhau, một lúc rồi mới tỉnh ra:

- Mình sao thế này? Mày là Jerry chứ không phải anh Alexei. Alexei đang ở xa. Nhưng rồi anh ấy sẽ về với mình, phải không Jerry? Cậu chủ sẽ về với mình.

Nhưng lát sau, Vera lại lẫn lộn:

- Đừng bực khi thấy em vẫn làm việc nha anh. Em phải làm như vậy vì hai đứa mình. Anh biết mà. Sau này mình sẽ vĩnh viễn ở bên nhau.
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,604
Điểm cảm xúc
5,130
Điểm
113
Chương 2.2:
Jerry hiểu lời Vera nói, nó lắng tai nghe, đuôi ve vẩy phụ họa với Vera. Các nhà động vật đã có lý khi nói rằng loài vật thích được nghe người nói chuyện với mình. Jerry thường ngồi bên cạnh Vera khi cô mở radio nghe tin tức.

- Nghe thấy không Jerry? Cậu chủ vừa mới giải phóng thêm một thành phố nữa và sắp về nhà rồi.

Cô thật khổ sở không biết tin tức gì về anh. Cô cầu mong anh còn sống. Bị thương hay tật nguyền cũng chẳng sao, miễn là anh còn sống để trở về với cô.

Thình lình cuộc chờ đợi mòn mỏi ấy chợt chấm dứt - bác đưa thư chuyển cô văn thư thông báo về chồng, Alexie Batourine, đã bị thương rất nặng nay đang hồi phục trong bệnh viện, nên mời cô đến làm thủ tục đưa Alexie về.

Vera gần như phát cuồng lên vì vui sướng. Cô đọc đi đọc lại thư báo. Ngày mai Alexie về đến nhà rồi. Cô bắt tay vào việc dọn dẹp nhà cửa. Rồi hồ hởi chạy đi báo cho hàng xóm biết. Rồi đem kẹo phân phát cho trẻ nhỏ. Rồi cô đem một miếng thịt to đãi Jerry (Thường thì miếng thịt ấy phải để dành ăn trong mấy ngày do lương thực đang bị khan hiếm). Cô luôn tay vỗ về Jerry:

- Chủ mày sắp về rồi!

Jerry không rời mắt khỏi cô, theo sát bên cô, đuôi không ngừng ve vẩy đập vào đồ đạc.

Vera thức trắng đêm trông cho mau đến sáng. Cô vẽ ra cảnh gặp nhau và tự hỏi không biết Alexei thay đổi như thế nào sau những năm tháng xa cách.

Đúng giờ hẹn trong thư, Vera có mặt ở bệnh viện. Cô được đưa vào gặp một người khá lớn tuổi mang lon trung tá. Ông mời cô ngồi xuống ghế và kể chi tiết về việc nằm viện của Alexei. Ít lâu sau bác sĩ trưởng khoa cũng vào gặp họ, ông mặc áo blu trắng, vẻ mặt mệt mỏi và đăm chiêu. Chắc ngày hôm qua ông phải mổ nhiều. Ông cũng nói về Alexei, về thương tật rất nặng của anh và nói thêm là Vera phải gánh vác rất nhiều công việc và trách nhiệm.

Lời nói của hai vị đến với Vera như qua một bức tường dày. Cô nén không cắt ngang lời họ vì sự nôn nóng muốn chạy bổ vào buồng bệnh gặp Alexei, ôm lấy anh trong vòng tay mình...

Ông bác sĩ tiếp tục nói:

- Chúng tôi phải nhấn mạnh là tình trạng anh ấy rất nặng. Chúng tôi không muốn để cô hy vọng quá nhiều. Anh ấy đã phải trãi qua nhiều cuộc mổ khó khăn và hiện tại anh ấy đã bị... thương tật.

Vị bác sĩ có vẻ khó khăn lắm mới thốt lên nổi hai từ ấy.

Vera gật đầu. Vâng, vâng, cô hiểu rất rõ. Anh ấy đã bị thương tật, để bảo vệ và cứu nguy Tổ Quốc, anh ấy đã hy sinh sức khỏe của mình. Vì lẽ đó cô càng yêu quý và chăm sóc anh hơn. Cô sẽ trìu mến lo cho anh để bù đắp mất mát của anh. Điều quan trọng lúc này là hãy để cô nhanh chóng gặp được anh. Đắm chìm trong nỗi nôn nóng được gặp chồng mình, Vera không để ý đến những lời lẽ kỳ quặc của hai người đàn ông cũng như những ánh mắt khó hiểu họ trao đổi cho nhau.

Ông trung tá tiếp tục nhấn mạnh, như không nhận ra vẻ nôn nóng của Vera:

- Anh ấy đã bị trúng mìn rồi lại bị để nằm bất tỉnh rất lâu trong tuyết vùi... Chân anh ấy bị tê cứng nên phải cưa bỏ.

- Sao cơ, anh ấy đã bị cụt chân?

Vera nghe như có cái gì đang vỡ ra trong lồng ngực mình. Cô bỗng thấy lạnh cả người. Cô như muốn trốn khỏi căn phòng... Căng thẳng hết mực, cô chờ đợi vị trung tá nói gì thêm nữa.

- Ngoài ra anh ấy còn bị chấn động nặng, mắt anh ấy đã bị phỏng.

"Anh ấy cũng bị mù nữa ư? Vera thấy xung quanh mình như đang quay cuồng nhòa nhạt. Mặt cô tái đi. Vị bác sĩ trưởng khoa vội đưa cho cô ly nước.

Cô đưa tay từ chối:

- Xin cám ơn!

Cô sợ hãi nhìn họ. Họ sẽ nói thêm gì nữa đây, hai người mà ít phút trước đây cô đã suýt ôm chầm lấy họ để chia sẽ nỗi vui mừng của mình.

Vị trung tá vội nói thêm:

- Và cô cũng nên biết là anh ấy đã mất đi khả năng nói, ít ra cũng vào lúc này. Hy vọng với thời gian anh ấy sẽ phục hồi lại...

Vera lạc giọng hỏi:

- Các ông đã nói hết chưa?

- Vâng, xong rồi. Cô cũng hiểu là chúng tôi rất khó khăn để nói hết những điều vừa rồi với cô. Nhưng chúng tôi phải nói rõ hết sự thật để cô có quyết định nhận lại anh ấy về nhà không?... Nếu không thì vẫn có nhà an dưỡng để lo cho anh ấy. Với những người bị thương tật như anh ấy thì đấy cũng là một giải pháp tốt... Dẫu sao thì cũng tuỳ cô định liệu mọi việc, dù là lựa chọn cách nào cũng khó khăn cả...

Vera đứng bật dậy, bất mãn thấy hai người kia không hiểu hết về Alexei đáng quý biết chừng nào đối với cô. Cô quả quyết trả lời họ:

- Hai ông không phải nói thêm. Tôi nhận đưa anh ấy về nhà.

Người ta mặc cho cô áo blu trắng và dặn cô phải giữ bình tĩnh khi thấy bệnh nhân trong phòng bệnh. Một cô điều dưỡng dẫn Vera đi.

Phòng của Alexei ở lầu hai. Hai người phải leo lên một cầu thang cao rộng và đi tiếp một hành lang dài. Đến cửa phòng, cô điều dưỡng dừng lại. Hẳn cô đã bị xúc động khi thấy bao nỗi khổ của con người. Chắc cô định nói vài lời khích lệ với Vera, nhưng cô chỉ ngắn gọn chỉ:

- Giường thứ hai bên trái.

Vera bước vào phòng. Trong phòng chỉ có ba giường. Một giường bỏ trống và một giường có người nằm rên rỉ. Vera bước vội đến bên giường nơi góc phòng - Giường thứ hai bên trái. Cô chỉ thấy nơi đó ló ra khỏi tấm chăn đắp là cái cái gáy và cái cổ khẳng khiu trắng bệch, quá gầy cho một người đàn ông khỏe mạnh lực lưỡng như Alexei xưa kia của cô. Cô không thấy mặt người ấy đang quay ra cửa sổ.

Tim thắt lại vì lòng thương yêu, Vera nhìn gáy mà ngày xưa cô từng trìu mến vuốt ve khẽ gọi:

- Aliocha... Aliochenka...

Người đàn ông vẫn không cử động. Lòng Vera ngập tràn nỗi e ngại khủng khiếp. Khi đến bệnh viện Vera đã tưởng tượng mọi chi tiết cho buổi hội ngộ này: Cô sẽ vui mừng chạy đến bên Alexei, anh sẽ đưa đôi cánh tay gầy gộc ôm cô vào lòng, niềm vui sẽ lóe sáng trong mắt anh, cô sẽ trao anh những lời thương yêu... Thế mà bây giờ cô như bị tê liệt, không thể nào bước tới, không thể nào thốt ra lời.
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,604
Điểm cảm xúc
5,130
Điểm
113
Chương 2.3
Có thật là Alexei của cô đấy không? Làm sao anh có thể khác đi đến thế! Anh ấy đã nhỏ hẳn lại... Cô sợ hãi không dám nhìn vào chỗ lý ra phải là đôi chân của anh...

Cô ngơ ngác nhìn sang cô điều dưỡng. Cô này ghé vào tai người thương binh nói rõ to:

- Đồng chí có người đến thăm anh này.

Quay sang Vera cô điều dưỡng nói thêm:

- Anh ấy bị chấn thương sọ não nên phải nói to anh ấy mới nghe thấy.

Cố nén nỗi hoảng hốt ngộp thở, xấu hổ với sự yếu đuối của mình, Vera quỳ xuống bên giường thương binh, nhẹ nhàn chạm vào tay anh và âu yếm nói to bên tai anh:

- Aliocha, em đây, Vera đây!...

Với tình yêu nồng cháy và thương cảm thiên phú của người vợ, Vera nép sát vào anh.

Khi những người tải thương đưa Alexei về tới nhà, Jerry không ngừng gầm gừ và giận dữ lồng lộn. Khi họ ra về Vera mới thả Jerry ra. Nó vội hít ngửi những dấu vết để lại trên sàn, phóng chạy đến bên giường, hít ngửi thăm thú người nằm trên giường. Một lát sau nó nằm xuống bên giường, đặt đầu lên và khẽ rên rỉ.

Rõ ràng nó cảm nhận được tai họa đã giáng xuống gia đình. Nó không hề tỏ ra vui mừng đón chủ về, nó không quất đuôi vào đồ đạc trong nhà, nó không ngẩn cao đầu đi tới đi lui trong nhà. Nó hiển nhiên nhận thức một biến cố khủng khiếp, không hàn gắn được đã đổ ụp xuống cô chủ. Nó nằm hàng giờ hết nhìn hỏi han người thương binh nằm trên giường lại nhìn Vera. Ngày đầu tiên nó hoàn toàn bỏ ăn chỉ nằm suốt bên giường chờ người thương binh đứng dậy. Sự bất động của anh làm nó ngạc nhiên. Rồi thì nó cũng quen và ánh mắt nó không hề hỏi han.

Kể từ ngày ấy lông của Jerry mỗi ngày mỗi bạc đi. Đặc biệt là nơi đầu và mõm.

Tính nết của Jerry trở nên cáu kỉnh, giận dữ - điều mà trước đây nó chưa hề có. Đến nỗi khi cho nó ra đường, Vera phải đeo rọ mõm cho nó. Jerry không để cho trẻ con hàng xóm kéo tai hay vò tai nó nữa, nếu có bé nào định làm thế thì nó gầm gừ se sẽ nhưng rất rõ.

Nó ngủ nhiều hơn và ngày càng ít chịu đi. Hầu như suốt ngày nằm phục bên giường Alexei, mắt nhắm nhưng tai vẫn tinh tường lắng nghe mọi tiếng động nơi người thương binh. Chỉ có một điều không hề đổi là chiều chiều nó vẫn đúng giờ ra chờ ở cổng. Chẳng còn ai để nó đón đưa nữa nhưng Vera vẫn để nó làm.

Nó giúp Vera chăm sóc người thương binh rất hiệu quả. Bất kỳ anh có cử động nó lập tức chạy đến báo cho Vera biết. Vera vừa vuốt ve vừa khen nó:

- May là có mày!

Cô vẫn thường hay tự hỏi không biết sức mạnh nào đã giúp cô vượt qua thử thách. Làm sao cô chống lại được nỗi tuyệt vọng luôn thúc cô tự tử. Làm sao cô đã không mất trí.

Thật ra Vera không phải người có cá tính mạnh. Trước đây cô có thói quen sống hoàn toàn trong sự bảo bọc của Alexei và tuyệt đối tin tưởng vào anh, lòng luôn vững tin mình có một người bạn mãi mãi nâng đỡ mình. Nhưng nơi nương tựa ấy ngày nay đã hoàn toàn bay mất và ngược lại cô trở thành chỗ dựa, người chăm sóc, bảo vệ cho anh...

Không một ai nghe thấy Vera than thở. Chiến tranh đã làm chao đảo tâm hồn cô, đã gây thương tật cho đời sống của cô, nhưng chiến tranh đã không thể bẻ gãy cô. Những tháng đầu tiên sau khi Alexei xa nhà cô đã khóc biết bao lần. Nhưng giờ đây cô đã không cho phép mình ủy mị như vậy. Cô đã khám phá ở mình những sức mạnh mà trước đây cô không nghĩ là mình có.

Có điều lúc cô hốt hoảng thấy sự sống dường như đang dần bỏ rơi Alexei. Biết bao đêm trắng cô đã thức bên giường anh, tay đặt lên vai anh, cố gắng truyền sang anh sức sống. Thực tế đáng sợ hơn cô nghĩ nhiều nhưng cô không bao giờ chịu đầu hàng...

Những nỗi đau khổ, cam go cô đã và đang chịu có thấm gì với những điều mà những người lính phải trải qua trong khói lửa ở chiến trường? Bây giờ nhìn hình hài đầy thương tật của Alexei cô đã thấy hình ảnh của triệu triệu chàng trai, những người yêu, những vị hôn phu, những người chồng, người cha còn trẻ, đầy nhựa sống vậy mà đã bị hy sinh trong nanh vuốt chiến tranh...
 
Tham gia
22/5/22
Bài viết
17
Điểm cảm xúc
20
Điểm
3
Chương 2.4
Ban đầu tình trạng người thương binh như có cải thiện. Nhưng rất nhanh sau đó anh càng ngày càng suy sụp. Alexei ngừng mọi giao tiếp với Vera. Trí tuệ anh dường như đang dần mất đi.

Thế còn Jerry?... Thói quen cứ tới giờ lại ra cổng mong ngóng Alexei về của nó làm lòng Vera xót xa. Tại sao nó cứ mong ngóng trong khi có còn ai để nó chờ nữa đâu? Đôi lúc nó nhìn sững Vera rất lâu như muốn nói gì đó.

Ngày xưa Alexei vẫn thường nói chó có tính trung thành và anh thường kể chuyện chú chó bỏ ăn nằm chết bên mộ chủ.

Về phần Vera cô vẫn ra sức chăm sóc cho người chồng thương binh ngày nào anh ấy còn hy vọng sống.

Đôi khi, nhìn những người vợ cặp tay sóng đôi bên chồng, lòng Vera cuộn lên nỗi đau như cắt, chỉ có Jerry là thấu hiểu nỗi đau ấy ngay lập tức. Nhưng một khi đi

qua, Vera lại chiến thắng sự yếu đuối thoáng qua của mình để quay lại với trách nhiệm chăm sóc người chồng thương binh. Cũng có lúc Vera có cảm giác như mình đang hoàn toàn tách rời với hoàn cảnh này, như người thương binh nằm trên giường kia không phải là Alexei, chồng cô, mà là một ai đó hoàn toàn xa lạ không quen. Dĩ nhiên đó là những ý tưởng điên khùng nhưng chí ít chúng cũng cho Vera một thoảng nghỉ ngơi và đắm mình trong giấc mơ rằng ở một nơi xa, xa lắm vẫn còn Alexei ngày xưa của cô... Nhưng một cái chạm nhẹ của Jerry đã kéo cô về với thực tại, về với bổn phận của cô đối với người thương binh đang nằm trên giường.

Trời đang còn tháng chín - mùa thu, đây là mùa mà Alexei thích nhất trong năm. Vào những ngày này trời trong vắt, sáng tỏa. Vera xao xuyến buồn khi nhớ lại những ngày cô cùng Alexei cặp tay nhau đi dạo trên đồng cỏ với Jerry; lúc nó chạy trước; lúc nó quay về quấn bên chân chủ, lá vàng lạo xạo dưới bước chân họ...

Jerry vẫn đang nằm gác mõm lên chân như thường lệ. Bỗng nó chợt vểnh tai lên chạy vội đến bên cửa sổ. Ngay sau đó nó cuống cuồng rít lên, chạy bổ ra điên cuồng cào vào cửa, rồi đẩy tung cửa, nó lao chạy xuống bậc cửa. Vera nghe như có tiếng mở cổng, sau đó là tiếng sửa mừng vui kỳ lạ của Jerry Tiếp đến là tiếng chân bước vội vào sảnh, leo vội lên cầu thang. Vera chỉ mới kịp hỏi “Ai đấy?” thi cửa phòng đã bật mở và... Cô thấy mình như nghẹn thở. Alexei còn sống, hoàn toàn khỏe mạnh, lành lặn xương thịt trước mặt cô, quanh anh, Jerry đang cuống quít nhảy nhót đón chào. Anh bỏ balô xuống

Vera lảo đảo... Ảo giác ư? Sự thật ư?

Vậy ra có sự lầm lẫn... Người nằm kia... người ; binh ấy không phải là Alexei của cô...

Cô mừng rỡ hét lên, chạy đến dụi mặt vào áo anh và òa khóc. Alexei đưa tay nhẹ vuốt tóc cô:

- Anh đây mà, anh đây mà, Vera yêu quý... bình tĩnh lại em… đừng khóc nữa.

Nhưng Vera không thể kiềm chế được. Thế còn Jerry? Nó đứng thẳng lên, bíu chân vào vai cậu chủ, đưa lưỡi liếm mặt cậu chủ, rồi lăng xăng lít xít chạy quanh cô cậu chủ, đuôi cuống quít vẫy đập vào họ.

Alexei ngạc nhiên hỏi nó :

- Sao lông mày bạc thế?

- Tại nó đợi anh...

- Thế còn em?

Cô hôn anh thay câu trả lời. Bây giờ cô đã hiểu ra ánh mắt của Jerry muốn nói điều gì và tại sao mỗi chiều nó vẫn ra đón ở cổng. Nó biết là Alexei còn sống. Và nó cũng biết chắc chắn người thương binh nằm trên giường không phải là Alexei. Vì vậy nó đã không ngừng chờ đợi...

Alexei nhìn quanh như lấy ánh mắt sờ lấy từng món thân quen trong căn hộ. Bỗng nét mặt anh sững sờ, rồi tái đi. Một tấm áo khoác của người lính được treo nơi mảng áo sau cửa. Anh nhìn sững nó không hiểu tại sao trong căn hộ này lại có tấm áo của một người đàn ông với cổ tay áo đã sờn và vai còn dấu gù vai... Một kết luận làm tim anh đau đớn. Anh nghẹn giọng hỏi:

- Cái gì đây?

Vera ngạc nhiên:

- Thì áo khoác bộ đội mặc.

- Anh biết, nhưng tại sao lại có ở đây?... Thôi, em không cần phải giải thích...

- Aliocha!

Giọng nói của hai người làm Jerry lo lắng. Nó ngừng nhảy nhót và đứng sững giữa hai người, nó hết nhìn người nọ lại nhìn kia, ánh mắt như bảo:

- Cô cậu chủ sao vậy? Tại sao lại cãi nhau thay vì vui vẻ với nhau? Ánh mắt của con chó làm Alexei dịu lại. Anh quay đi nhặt cái túi ban nãy anh vừa mới đặt xuống.

- Anh định làm gì vậy Alexei?

ngang:

- Tôi không muốn làm phiền các vị... Anh dợm bước ra cửa, nhưng Vera đã đứng chắn ngang:

-Nghe em nói này, Alexei.

- Cô không cần phải giải thích.

- Cần! Anh phải nghe em nói đã!...

Anh ngồi xuống ghế, ánh mắt xa vắng, cau Có, sẵn sàng để đứng lên đi ngay. Dần dần ánh mắt anh trở nên chăm chú trong khi anh lăng nghe Vera. Anh đã dần trở lại là chàng Alexei ngày xưa, thông cảm và rộng lượng.

Khi cô kể xong chuyện nhận người thương binh về nhà và những chăm sóc cần phải làm, anh hỏi cô:

- Vậy em nghĩ anh ấy là anh sao?

- Đúng vậy.

- Và nếu anh không về thì em vẫn lầm tưởng là anh, và vẫn tiếp tục chăm sóc anh ấy mãi sao?

Cô trả lời thật gọn:

- Dĩ nhiên rồi!

Alexei đứng phắt dậy:

- Vera! Em không thể tưởng tượng em đã làm việc tốt đến chừng nào... Cám ơn, em yêu dấu!... Cám ơn em vì anh ấy và vì tất cả bọn anh, những chàng chiến binh!... Cám ơn em... Cám ơn em...

Anh không ngừng hôn tay cô và nói lời cám ơn.

- Thôi mà, anh Aliocha!

Alexei vẫn cố nói:

- Anh thật có lỗi khi nghĩ xấu về em.

Anh tiếp tục hôn đôi bàn tay thon nhỏ chai sån.

Anh lại hỏi:

- Vera này, mình...

Cô không đợi anh nói dứt đã trả lời:

- Mình vẫn để anh ấy ở đây để chăm sóc phải không anh?

Anh thở ra nhẹ nhõm:

- Anh cũng trông chờ câu nói này của em... Thôi, hai đứa mình vào thăm anh ấy đi.

Người thương binh đang quay mặt vào tường, Vera cúi xuống nói to bên tại anh:

- Aliocha này, anh Alexei Batourine, chồng tôi, mới về nhà. Nhưng anh vẫn tiếp tục ở nhà chúng tôi. Anh nghe rõ chứ?

Alexei cảm động cúi nhìn người thương binh. Anh ta có vẻ hiểu những lời Vera nói và từ từ quay mặt sang hướng Vera. Alexei bật thốt:

- Vera này em nói là trên người anh Aliocha có lá thư của anh viết. Em có thể cho anh xem được không?

Đọc nhanh lá thư, Alexei bảo Vera:

- Đúng như anh đoán. Không còn nghi ngờ gì nữa. Đúng là anh ấy, Alexei Tcherdyntsev, bạn cùng đội với anh. Hai đứa anh được lệnh đi trinh sát vào hôm ấy. Bọn anh đã đổi thư cho nhau với lời hứa là ai sống sót thì sẽ mang thư người kia về đưa lại thân nhân người ấy. Anh Tcherdyntsev là một đồng đội rất tuyệt.

Anh lại cúi xuống nói to vào tai người thương binh:

- Aliocha này, trung sĩ Tcherdyntsev này, anh có nghe rõ tôi nói không? Tôi, Alexei Batourine, cùng đội với anh đây. Anh còn nhớ tôi không?

Người thương binh nhè nhẹ gật đầu.

- Vậy là tốt quá rồi. Hồi trong quân ngũ mình có hẹn là sau chiến tranh vẫn tiếp tục gặp nhau như bè bạn. Đúng như lời hẹn, anh hiện đang ở nhà tôi, và mình sẽ tiếp tục sống chung một mái nhà. Anh hiểu ý tôi chứ?

Người thương binh vẫn nằm bất động nên không rõ là anh có nghe thấy gì không.

Vera và Alexei ra bàn ngồi. Alexei kể cho vợ nghe ngay sau khi đi trinh sát quân Đức thì anh và Tcherdyntsev đã gặp địch. Alexei bị bắt làm tù binh. Mãi đến hôm nay Đức thua trận, anh mới được tự do nên anh không biết tí gì về Tcherdyntsev.

Trong lúc Alexei kể, Jerry chăm chú không rời mắt nhìn anh.

Sau bữa cơm chiều hai vợ chồng ngồi hàn huyên bên ấm trà. Mải nói chuyện với nhau thì Jerry khiến họ phải chú ý đến anh thương binh. Đặt hai chân trước lên giường nó hít ngửi mặt người thương binh. Khi lại gần, Vera và Alexei nghe như anh thương binh đang cố nói. Vera bàn:

- Hay mình đỡ anh ấy dậy đi anh.

Ngồi dựa lưng vào chiếc gối kê cao Tcherdyntsev không ngừng mấp máy môi. Alexei nói khẽ:

- Hình như anh ấy muốn nói gì đấy.

Vera nói to bên tai người thương binh:

- Bọn tôi đang nghe anh đây!

Người thương binh nhẹ gật đầu rồi rành rọt nói:

- Cám ơn hai bạn... Hãy báo tin cho mẹ tôi.

Như hít được một hơi dài, anh nói tiếp:

- Cám ơn hai bạn đã không bỏ rơi tôi!

Hẳn là anh ấy định nói thêm điều gì nữa nhưng sự mệt mỏi đã khiến môi anh khép lại...

Jerry vẫn dán chặt mắt nhìn chủ mình...

Boris Rabinine​
 
Tham gia
22/5/22
Bài viết
17
Điểm cảm xúc
20
Điểm
3
3. NHỮNG MÓNG VUỐT CỦA CON QUỶ COCAINE
Nói dễ, làm khó, khó hơn nữa là làm đúng điều đã nói.
-- Tục ngữ Anh--
Nhìn bề ngoài Kerri Miller rất bình thường nhưng trong cô đang diễn ra một cuộc chiến sống còn.

Kerri Miller đã từng có tất cả trong tay. Từng là một thiếu nữ xinh đẹp, con cưng của một gia đình khá giả, cao 1,75m, rất được ái mộ. Ở trường cô là học sinh giỏi cả về văn hóa lẫn thể thao. Năm 1980 cô đậu vào đại học và đứng nhất môn khoa học chính trị, nấc thang đầu tiên để trở thành một luật sư sáng giá. Nhưng mọi chuyện bỗng trở nên tồi tệ.

Cô yêu một người lớn hơn cô 20 tuổi, đã có hai con riêng. Ngay sau ngày cưới chồng cô đã rủ cô dùng cocaine. Cô đồng ý vì cũng muốn nhập vào thế giới thời thượng của ông chồng giàu có. Lần đầu tiên dùng một ống hít ít chất bột trắng vào mũi, cô thấy mắt như chói lòa lên. Sau đó cô thấy thật phấn khích... thật dễ chịu.

Khi Kerri hít bột cocaine vào, màng ẩm ướt lót mũi của cô đã nhanh chóng thấm lấy cocaine. Những phân tử cocaine đã thấm vào màng mũi dễ dàng như cát chui qua lỗ sàng, để 15 phút sau tràn ngập hệ tuần hoàn của cô. Đến não chúng dễ dàng vượt qua rào cản để tác động lên tế bào não.

Cơn say thuốc của Kerri chỉ kéo dài có 20 phút nhưng cocaine đã kịp tạo một ổ khóa nơi não của cô. Và vài ngày sau khi được chồng mời hút lần nữa Kerri sẵn sàng nhận lời. Tối ấy sau khi hút cocaine, Kerri thật phấn khích trong chuyện chăn gối với chồng, thuốc như làm cô bay bổng trong cuộc tình.

Ở sâu trong não của Kerri là hệ chai - được coi như là “não thô” của loài linh trưởng, điều khiển những xúc cảm và những bản năng sơ khai chủ yếu cho sự sống còn như nhu cầu ăn và khả năng tránh hiểm nguy. Hệ chai cũng rất gắn bó với những vùng tạo cảm giác thống khoái.

Cocaine có tác dụng đi tắt qua những vùng liên kết kể trên để tạo thống khoái ngay tức thời. Những con bọ ở phòng thí nghiệm được cho dùng thả của cocaine đã bỏ ăn bỏ làm tình, chỉ dùng có thuốc để cuối cùng các vùng cảm nhận của não bị đốt cháy do bị tràn ngập cocaine. Cuối cùng bọ bị chết. Nhưng Kerri hoàn toàn không biết tác hại này.

Chỉ trong có mấy tháng, Kerri không còn dùng cocaine để chơi cho vui mà giờ đây cocaine đã trở thành nhu cầu phải có. Thế là sáng ra cô phải dùng cocaine để khởi động tinh thần, trưa dùng cocaine để tiếp tục phấn chấn, và tối dùng cocaine để giảm áp lực mệt mỏi.

Cô lý luận “được cảm thấy thoải mái thì có gì là xấu?” Cô tự dối lòng: mình chưa bị nghiện và có thể bỏ cocaine bất kỳ lúc nào mình muốn. Người nghiện là những người vạ vật chích choác ngoài đường phố chứ không là những phụ nữ thời thượng như cô.

Não của Kerri có khoảng 10 tỷ tế bào để điều hòa các hoạt động sinh lý và các cảm xúc, suy nghĩ của cô. Khi một tế bào não nhận tín hiệu từ một cảm giác thì nó bèn bùng lên, chuyển tín hiệu qua các nhánh thần kinh đến một tế bào não khác.

Một cửa nhỏ li ti phân cách các tế bào não với nhau. Cửa này được gọi là xy-náp và tác động như một ổ cắm điện. Cửa này sẽ giúp các chất trung gian thần kinh mang các tín hiệu đi qua.

Dopamine là một trong hàng trăm chất trung gian thần kinh của não. Khi có rối loạn cung cấp dopamine thì người bệnh thường sẽ bị các chứng như tâm thần phân liệt gây mất trí hoặc Parkinson gây run tay.

Ở một não hoạt động bình thường con kênh phân tử sẽ “bơm” những lượng dopamine dư thừa về nằm dự trữ trong tế bào thần kinh. Một số chuyên gia tin rằng cocaine đã khóa máy bơm khiến dopamine không được trở về kho dự trữ. Một số khác lại cho rằng cocaines kích hoạt máy bơm khiến có nhiều dopamine để sử dụng. Dù kiểu nào đi nữa thì cũng khiến dopamine nằm tồn tại trong xy-náp để liên tục kích thích các tế bào thần kinh. Chính nhờ sự nhiều quá mức chất hóa học như dopamine mà Kerri có cảm giác phấn khích khi dùng cocaine.

Sau một năm hút cocaine, mỗi ngày Kerri đã phải hút tới một gram cocaine - Và cô bắt đầu có ảo tưởng mình là nhà vô địch, cùng những cơn kích động, mất ngủ trầm trọng. Cô bắt đầu bất hòa với Toby chồng cô, nghi ngờ là anh giấu thuốc để hút riêng một mình. Cô bắt đầu làm người mẫu để tự mua thuốc dùng thêm. Khi nào thất nghiệp thì cô lấy sang phần tiền cô để dành để đóng tiền học đại học.

Không một ai, kể cả Kerri nhận ra là cô đã trở thành nghiện nặng. Việc học của cô tuột dốc, bị điểm kém thường xuyên. Mặc dù bề ngoài vẫn bình thường nhưng thật sự Kerri bắt đầu có rối loạn tâm thần. Cô cứ nghĩ có nữ nhân ngư và trốn vào tủ vì tin chắc rằng cảnh sát muốn bắt mình.

Sang năm thứ hai hít cocaine thì Kerri bắt đầu sụt cân. Rồi một sáng nọ cô sững sờ thấy có vết máu trên gối khi ngủ dậy. Thì ra mũi cô bắt đầu chảy máu.

Cocaine làm co mạch máu nên ngăn trở tuần hoàn máu. Vì thiếu máu tới nuôi nên màng mũi Kerri chết dần, đến khi mủn rồi tróc ra chúng làm chảy máu mũi.

Một số người hút cocaine bị lủng sụn ngăn giữa hai lỗ mũi, hoặc bị áp xe ở xoang. Tuy bị nặng như vậy nhưng người ghiền không thấy đau mấy vì cocaine tác dụng gây tê nên giảm đau.

Sự thèm thuốc của Kerri mạnh đến mức Kerri đói thuốc hơn là đói ăn. Cocaine cũng làm mất ngon miệng nên cô biếng ăn.

Để giải quyết chứng chảy máu mũi của Kerri, Toby dạy cô cách đổi qua dùng “gốc tự do”. Bằng những hóa chất làm bay hơi, Toby đã làm tinh khiết cocaine, không còn bị lẫn tạp chất như đường, kerosene, muối axit mà các tay buôn bán ma túy cho thêm vào cocaine để cho nặng. Nói cách khác Toby đã tinh chế cocaine nguyên chất mạnh gấp năm lần cocaine ngoài chợ.

Ngoài ra cocaine tinh khiết có thể hút được, nên Kerri có thể để mũi được nghỉ ngơi.

Sau khi để chất cocaine tinh khiết có dạng như cục đá vào trong ống tẩu, Toby đưa Kerri hút thử. Cô hút một hơi mạnh. Chỉ trong vài giây, cô say thuốc thật sâu. Nhưng sau khoái cảm đó, đến tối Kerri thấy khó thở. Ngực cô như có một con voi đứng lên. Sáng hôm sau cảm giác ấy vẫn còn nhưng Toby trấn an cô là chuyện ấy “vẫn thường” xảy ra ở người mới thử và chỉ sau vài giờ thì cảm giác như bị vặn đinh vít ấy sẽ mất.

Thực ra gốc tự do gây nhiều tác dụng hơn là chỉ đơn giản làm Kerri khoái cảm như trước đây. Cocaine tác động trực tiếp lên cơ tim khiến nó giảm đập, lên mạch máu khiến chúng co lại nên không mang đủ máu đến nuôi tim, trong khi đó tim lại bị đòi hỏi phải làm việc nhiều hơn để đưa máu đến cơ thể bởi vì các mạch máu dẫn máu đến cơ thể cũng bị co lại. Thế là một vòng bệnh hoạn xảy ra: tim không đủ sức bơm máu kịp nên máu bị ứ lại và dồn lên đọng ở phổi, khiến người nghiện bị khó thở và đau đớn y như bị ngạt thở khi chết chìm.

Người nghiện do đó dễ có nguy cơ lên cơn đau tim hay tai biến mạch máu não. Kerri lần này rất may mắn là chỉ bị đau ngực.

Mặc dù Kerri tốt nghiệp được đại học nhưng cô đã không còn khả năng vào học chuyên ngành luật. Trong cuộc sống bây giờ cô chỉ có quan tâm đến cocaine. Vả lại cô cũng đã nướng hết tiền để dành trả tiền học cho việc mua cocaine.

Nếu trước đây Kerri và Toby tạo thành một đôi tâm đầu ý hợp với nhau thì nay cả hai luôn gấu ó nhau. Đã hai lần Kerri bỏ nhà đi nhưng lại phải quay về vì đói thuốc. Khi hàng xóm bắt đầu khai báo với cảnh sát về cảnh bất hòa nghiêm trọng của hai vợ chồng thì hai đứa trẻ được gửi về nhà mẹ ruột chúng.

Kerri xa lánh bạn thân cũng như người thân. Cha cô đã chết vì đau tim sau bao năm cố cai nghiện rượu. Mẹ cô và chị cô không còn hy vọng thấy Kerri hồi phục nên họ còn bàn đến việc làm đám ma như thế nào khi cô chết.

Đến lúc này, để cảm thấy người mình bình thường, Kerri đã phải hút mỗi ngày tới 3,5 gram cocaine tinh khiết. Để có cả ngàn đô trả mỗi ngày như vậy, Kerri đã phải nhận tiếp tay với một tên buôn ma túy núp sau tiệm bán đồ cổ ở mặt tiền đường là nơi tiêu thụ cocaine và rửa tiền. Cô kiếm rất nhiều tiền.

Khi Kerri không say thuốc thì cô say rượu. Để khỏi bị những con trầm cảm sau khi say thuốc. Cô cũng dùng valium liều cao. Càng ngày cô càng sa vào vũng lầy dùng cocaine càng lúc càng tăng liều.

Mỗi khi tác động của cocaine không còn thì lượng dopamine trong não Kerri tụt xuống, khiến cô sinh buồn bực xuống tinh thần. Bình thường não sẽ lấy dopamine từ protein trong thực phẩm dùng. Nhưng ở người nghiện dopamine nhanh chóng bị cạn kiệt phần do ăn uống kém, thiếu protein, phần do cocaine ức chế máy bơm tái chế dopamine như ta đã nói ở trên.

Do tác động ức chế hệ thần kinh trung ương nên các chất như valium và rượu giúp chống trả hậu quả do thiếu dopamine gây ra, nhưng sự chống trả này chỉ tạm thời thôi. Và lại có một vòng luẩn quẩn ngược đời. Khi dùng quá nhiều valium và rượu - như trong một thời gian nhịn thuốc chẳng hạn - thì sau đó Kerri lại thấy tăng thèm thuốc.

Da của Kerri bắt đầu ngứa và cảm giác như có kiến bò. Một ngày cô tắm vòi sen cả chục lần nhưng vẫn không thấy hết. Rồi cô bắt đầu thấy ảo giác.

Một phụ nữ chỉ còn cái đầu mất cái thân, tóc đỏ quạch, mắt sâu hoắm tay lơ lửng trên đầu cô. Hố sâu khác biệt giữa phấn khích và xuống tinh thần càng ngày càng sâu khiến Kerri hai lần định tự tử. Một lần cô uống cả lít rượu wishky chung với cả bum thuốc ngủ và thuốc giảm đau. Lần khác cô dùng quá liều Tylenol đến mức bị suy thận cấp phải cấp cứu chạy thận nhân tạo.

Đến lúc này Kerri cần có cocaine mới sống được. Sự thèm khát thuốc của cô đánh bại mọi nhu cầu khác như thèm ăn, thích ái ân, làm việc, gia đình. Cô luôn run lẩy bẩy, nôn ọe, co giật. Nhưng nếu thử giảm liều cocaine là cô lại thấy đói thuốc hơn.

Những ảo giác của Kerri do cocaine gây ra: những khoảng thời gian dài cocaine tạo quá nhiều dopamine chảy trong xy-náp đã khiến cô trở nên điên loạn. Đường dẫn thần kinh bị kích thích bởi cocaine đã đưa đến não những thông tin sai lệch. Cảm giác kiến bò của Kerri thường được gọi là “bọ cocaine”.

Ngược lại khi hết tác dụng của cocaine thì nồng độ dopamine bị tụt xuống mà kho dự trữ thì cạn kiệt nên không tự bù đắp nâng nồng độ dopamine lên nổi, khiến Kerri rơi vào cơn suy sụp tinh thần sau khi hưng phấn do cocaine.

Với ý chí phi thường, Kerri hàn gắn lại với Toby và muốn làm mẹ. Nhưng khi mang thai được bốn tháng thì Kerri nhận ra là mình đã sai lầm khi muốn có con. Tính phong lưu và sự nghiện ngập của Toby khiến Kerri lo lắng cho đứa con chưa chào đời của mình. Vì vậy cô dọn ra ở chung với một người bạn nhưng vẫn tiếp tục dùng cocaine tinh khiết và uống rượu. Chỉ mãi đến lúc chuyển cô mới thấy sợ: không biết con mình có bị dị tật hay cũng nghiện thuốc. Cô cầu nguyện: “Câu Trời cho con con được bình thường. Con hứa sẽ cai thuốc”

Đúng ngày cô sinh, một bé trai bụ bẫm khỏe mạnh chào đời. Cô đặt tên con là Joshua. Tuy nhiên cô nhanh chóng quên lời hứa với Trời và chưa kịp rời bệnh viện cô đã hút cocain trở lại. Về nhà mỗi khi Joshua la khóc thì cô hét ầm lên với con; khi con yên lặng thì cô lại quên mất con nên cứ bỏ mặc nó.

Tại chỗ buôn ma túy chung, Kerri bắt đầu nghi ngờ kẻ đối tác âm mưu gài bẫy mình cho cảnh sát Vì vậy cô bỏ sang làm việc cho một tên buôn ma túy khác. Tên này cũng là con nghiện và còn thêm nghề dẫn gái.

Thế là Kerri trở thành gái mãi dâm hạng sang. Từ thường dùng là “theo hầu” các nhà kinh doanh giàu có ở các buổi tiếp tân. Đối với Kerri việc làm mới này không có gì quan trọng bởi vì cocaine đã làm giảm nhu cầu tình dục cũng như tự trọng nơi cô nên cô coi đây đơn thuần chỉ là công việc.

Do hút cocaine tim cô ngày càng đập nhanh và ho nhiều. Hàm và cổ bắt đầu có cảm giác tê kiến bò. Đôi khi thuốc làm đầu gối cô quy xuống.

Cảm giác kiến bò ở hàm và cổ Kerri là tác dụng phụ của cơn động kinh thể nhẹ thường thấy ở người nghiện cocaine. Thuốc bắt đầu gây hại các cơ quan sống còn.

Các tế bào thần kinh khởi động hiệp đồng tạo những cơn bão điện trong não cô. Trái tim bị thiếu oxygen của Kerri bây giờ đập không điều hòa và phải chống lại những cơn cao huyết áp. Phổi cô đầy dịch bị ứ từ tim nên làm việc rất kém. Cô trở nên khó thở và phải ho để làm trong phổi.

Những con quỷ tệ nhất sống trong trí Kerri. Để chống lại những kẻ truy đuổi trong ảo tưởng của mình, Kerri đã mua một con chó và một khẩu súng lục.

Đến lúc này Kerri đã nghiện thuốc được sáu năm. Cô đã hầu như mất tất cả, kể cả chồng. Ông ta đã tự tử thành công còn cô thì được cứu sống.

Josh là tất cả những gì Kerri còn nhưng cuối cùng cocaine cũng lấy mất nó. Phòng xã hội đã phải cách ly Josh khỏi Kerri và đưa nó cho một gia đình khác nhận làm con nuôi, bởi vì tòa xử Kerri là một người mẹ vô trách nhiệm và là tội phạm (bốn lần lái xe quá tốc độ cho phép và hai lần ở tù vì nghiện ngập).

Ngày 16 tháng 8 năm 1988, là ngày sinh nhật thứ 27 của Kerri. Người bạn chung phòng với Kerri tổ chức một bữa tiệc cho cô ở quán. Kerri bảo bạn đi trước, còn cô vào phòng tắm hút cocaine. Vừa hút một hơi có cảm thấy tim đập mạnh như muốn vỡ ra. Đầu cô quay cuồng. Khi cô đứng dậy thì cô ngã lăn ra. Rồi cô ngất đi.

Khi tỉnh lại cô cố bò ra chỗ để điện thoại. Cô gọi một người bạn cầu cứu rồi lăn ra bất tỉnh. Cuối cùng những con quỷ dữ đã thắng cô.

Nhiệt độ thân thể của Kerri đã lên tới 40,5°. Não cô cuồng loạn bởi vì các tế bào bị kích động đến bốc cháy. Cô rơi vào hôn mê, chân tay co giật từng cơn. Nhưng thuốc vẫn chưa hết hành hạ cô.

Khi cô tỉnh lại và cố bò đến bên điện thoại thì một động mạch nhỏ bên não phải của cô bị co lại (do cocaine đã lên cơn co giật) khiến một cục máu đông long ra làm vùng phải bị nghẽn mạch não, thiếu máu nuôi. Kerri đã bị một cơn tai biến mạch máu não.

Chỉ trong vài giây các tế bào thần kinh vận động của cô bắt đầu chết. Miệng cô bị méo, tay và chân trái cô không còn cảm giác. Rồi cô ngưng thở. Quả tim kiệt sức của cô bắt đầu đập không đều nên không còn tưới máu nổi cho cơ thể.

Kerri không hề nhận thức bất kỳ điều gì vừa kể. Thật ra cô đã chết.

Khi toán cấp cứu đến, họ vội hồi sức tim mạch cho cô và đánh xốc điện tim. Họ nhẹ nhõm khi thấy dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt, nhịp thở, huyết áp) của cô có lại.

Kerri tỉnh lại tại bệnh viện với một ống thở. Bác sĩ cấp cứu bảo cô là ông ta thật kinh ngạc khi thấy cô có thể sống sót sau một cơn tai biến do cocaine. Cô bị liệt và chỉ có thời gian mới trả lời là cô có đi lại được hay không.

Ông cảnh báo cô một điều: nếu cô dùng trở lại cocaine thì cô sẽ chết.

Xuất viện về nhà trên chiếc xe lăn, Kerri quyết tâm không làm kẻ tật nguyền suốt đời. Một nhân viên vật lý trị liệu thường xuyên đến nhà tập cho cô và sau bốn tháng, vào lễ Noel cô đã có thể chống nạng đi.

Ấy vậy mà cocaine vẫn có thể cuốn hút cô một lần nữa. Sau sáu tháng sống thanh thản vì bỏ được thuốc, vào tháng hai 1989, mấy người bạn rủ Kerri dự party.

Một người đưa ống tẩu ra mời Kerri hút cocaine tinh chất. Cô nghĩ “Có lẽ lần này mình đủ sức kiềm chế nó nên thử hút lại xem sao”. Thế là cô nhận ống tẩu và hút. Đầu cô quay cuồng với khoái cảm quen thuộc. Cô hít thêm một hơi, một hơi nữa...

Bảy ngày sau cô là người duy nhất trong bọn còn ở lại khách sạn. Cô không còn nhớ gì rõ ràng về tuần lễ vừa qua. Cô đã không ăn, không tắm. Nhìn vào gương, cô thấy một thân thể tàn tạ đang nhìn sững lại cô, khiến cô lạnh buốt cả người.

Cô chợt nhận ra thế là đủ rồi, không chỉ với cocaine mà cả thuốc ngủ và rượu nữa. Sau sáu năm lãng phí đời mình, đánh mất gia đình, tiêu phí 300.000 đô, Kerri Miller nhận thức được mình đã xuống tới đáy của vũng lầy.

Ba ngày sau cô đi dự một cuộc họp của hội “Những người nghiện cocaine vô danh”, rồi cô vào bệnh viện cai nghiện. Hai tuần sau cô xuất hiện và bắt đầu tập vật lý trị liệu. Cô kiên trì tập nên chín tháng sau lần tai biến cô đã có thể nâng cốc với cái tay liệt, và 16 tháng sau cô đã đi không cần nạng.

Khi thể xác cô lành lại thì tâm hồn cô cũng hàn gắn. Cô củng cố quan hệ với những người cai nghiện và cắt đứt quan hệ với những người quen trong thời kỳ nghiện. Cocaine vẫn luôn chực chờ cô dù chỉ lần sa ngã trở lại. Nhưng Kerri cố chống trả.

Hai năm sau, với cương vị lãnh đạo trong một công ty dịch vụ - tài chính, nom bề ngoài Kerri có vẻ bình thường. Nhưng thật ra cocaine đã để lại một dấu ấn không phai nơi cô: chân trái bị liệt cũ của cô vẫn hơi bị cà nhắc. Tổn thương của não vẫn thỉnh thoảng gây ra những cơn ngất và co giật nhẹ. Trí nhớ cô có những lỗ trống - có khi hàng tuần hàng tháng cô quên hết. Và dĩ nhiên cô nhớ và tiếc con mình. Cô vẫn luôn cảnh giác bị nghiện lại. Cô đính hôn với Steve cũng là một người cai nghiện. Cả hai mong sẽ hỗ trợ nhau để không rơi trở lại móng vuốt của những con quỷ của cocaine.

Câu chuyện của Kerri không phải là độc nhất. Nét đặc biệt của truyện là lòng cam đảm, ý chí, và thiện chí chia sẻ kinh nghiệm bản thân với người khác. Cô nói:

- Cocaine là một tên lừa phỉnh có hạng. Nó hứa hẹn cho ta thiên đàng nhưng thật ra nó phá hủy mọi thứ có quanh ta. Tôi biết - tôi đã thấy quỷ dữ. Nó đến trong một ống thủy tinh nhỏ bé.

Per Ola & Emily D'Aulaire.​
 
Top