Lượt xem của khách bị giới hạn

[Type sách] Bi kịch trong cung cấm - Bí sử hậu cung/ Tập truyện lịch sử

[Type sách] Bi kịch trong cung cấm - Bí sử hậu cung/ Tập truyện lịch sử

Jim Maryal

Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
25/5/21
Bài viết
222
Điểm cảm xúc
379
Điểm
63
1629367092161.png

Sách: Bi kịch trong cung cấm - Bí sử hậu cung

Tập truyện lịch sử
NXB Thanh Hoá - Biên tập Quốc Oai, Biên soạn nhóm DSC
Chú ý: Sách là một chuỗi những câu chuyện trong nội cung xưa ở trong và ngoài nước
Vì mỗi chương có nhiều phần nhỏ, mỗi phần nhỏ lại chứa nhiều câu chuyện khác nhau, vì vậy mình xin phép đăng từng câu chuyện một để người đọc không bị nhầm lẫn và cũng như là nhớ được câu chuyện mình vừa đọc.
 
Sửa lần cuối:

Jim Maryal

Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
25/5/21
Bài viết
222
Điểm cảm xúc
379
Điểm
63
LỜI GIỚI THIỆU

Khám phá những nét bí ẩn ít biết của những sự kiện, nghi án kì lạ, đời sống của các nhân vật lịch sử đặc biệt của các vua chúa xưa luôn hấp dẫn và lý thú.

BỊ KỊCH TRONG CUNG CẤM là một phần trong bộ sách “Bí sử hậu cung”, do nhóm DSC thực hiện. Tập sách này gồm 5 chương đề cập đến những bí ẩn liên quan đến phía sau số phận cuộc đời vua chúa, hoàng hậu, công chúa, cung nữ... trong các vương triều phong kiến nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam & Thế giới.

Phần lớn các câu truyện trong sách đề cập đến thế giới huyền bí chốn hậu cung, nơi mà chính sử ít khi đề cập hoặc rất sơ lược. Nhiều số phận kì lạ, con người bị mất tích, bị chết, nhiều vụ án còn chứa nhiều nghi vấn, do hạn chế của lịch sử, của thời gian đến nay vẫn chưa được làm rõ.

Từ các bài viết của nhiều tác giả, người đọc sẽ có những cái nhìn đa chiều về ưu điểm, nhược điểm các sự kiện, nhân vật và nắm được những hạn chế lịch sử để lại khi đánh giá về nó. Vì vậy sách đã làm sống động nhiều nhân vật, sự kiện có phần khô cứng trong lịch nước ta và thế giới.

Cuốn sách cũng để lại cho người đọc những suy nghĩ day dứt về những uẩn khúc nội tâm, những bi kịch tình ái của các vua chúa, cung nữ và cả những thái giám trong cung đình. Có nhiều mối tình xảy ra trong lịch sử để lại nhiều dấu hỏi mà thời gian trôi di đã xóa dần những chứng cứ.
Vua chúa ngày xưa đã tuyển mỹ nữ vào cung như thế nào? Các Hoàng để được giáo dục giới tính ra sao? Vì sao có những hoàng hậu dám cắm sừng Hoàng đế và cả những ông vua cướp con dâu mình làm vợ? Qua hơn 40 câu chuyện chân thực hấp dẫn, lí thú, các bức màn huyền bí ở hậu cung, vương triều được vén lên, bạn đọc sẽ có thêm một cái nhìn rõ hơn về chân tướng những nhân vật con người ở hậu cung xưa nay chỉ bộc lộ ở một vài phương diện. Rõ ràng đời sống trong hậu cung không chỉ có vàng bạc tơ lụa, mâm cao cỗ đầy mà còn có vô số bi kịch đầy xương máu và cả mạng sống.

Với hàng trăm bức ảnh chân thật, số liệu chính xác, Bị kịch trong cung cấm cung cấp cho bạn đọc những câu chuyện hấp dẫn, chuyện tình éo le và cả những cái chết đầy nước mắt của các cung nữ hậu cung.

Sách thích hợp với những ai yêu mến bộ môn lịch sử và quy luật phát triển văn hóa nhân loại.

Mong nhận được sự góp ý xây dựng của độc giả và đón đọc tập tiếp theo của bộ sách bí sử này.
NHÓM BIÊN SOẠN DSC
 
Sửa lần cuối:

Jim Maryal

Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
25/5/21
Bài viết
222
Điểm cảm xúc
379
Điểm
63
Chương I: BI KỊCH TRONG CUNG CẤM

Hậu cung xưa kia luôn diễn ra những bi kịch tàn bạo, đau lòng. Nhiều sự việc tưởng chừng khó có thể xảy ra, trái đạo lý và luân thường xã hội. Những ông vua dùng thủ đoạn cướp con dâu về làm vợ, bà chúa kết hôn với anh trai mình để bảo vệ ngai vàng. Những Hoàng đế hoang dâm vô độ, với cả 3 thế hệ cùng chung một giường. Đó là những bi kịch tình trường kì lạ ở đằng sau ngai vàng.
 
Sửa lần cuối:

Jim Maryal

Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
25/5/21
Bài viết
222
Điểm cảm xúc
379
Điểm
63
1. HÔN NHÂN KÌ BÍ TRONG HẬU CUNG NHẬT BẢN

Lâu nay, nhắc tới Nhật Bản là người ta nghĩ tới một đất nước của sự tinh tế, chuẩn mực và những con người có “kỷ luật thép". Do vậy, khó ai có thể tin rằng, ngay cả những Thiên hoàng, những ông vua của quốc đảo này lại có thể phóng túng đến vậy trong chuyện hôn nhân, một trong những “đại sự” của đời người...

1629369127454.png

Thiên hoàng Mommu

Lấy dì làm Hoàng hậu

Cuộc hôn nhân kỳ quái vào loại “để đời” đầu tiên trong lịch sử hậu cung Nhật Bản diễn ra vào khoảng 717 dưới thời trị vì của vị Thiên hoàng Shomu. Tuy nhiên, tác giả của cuộc hôn nhân chính trị này không phải là vị Thiên hoàng trẻ tuổi mà chính là nhà chính trị lão luyện đầy tham vọng Fujiwara no Fuhito.

Dưới thời Thiên hoàng Mommu (683 - 707), dòng họ Fuhito là một thế lực chính trị mới nổi và đầy tham vọng, trong đó, người thành công nhất chính là Fujiwara. Làm tới chức Tả đại thần, một trong 3 chức vụ quan trọng nhất trong triều đình, Fujiwara là một quyền thần “thét ra lửa” lúc bấy giờ. Tuy nhiên, một khi ở ngôi cao tất có nhiều người dèm pha, đố kỵ...

Chính vì vậy, Fujiwara mới nghĩ cách để củng cố địa vị của mình. Suy đi tính lại, cuối cùng Fujiwara cũng nghĩ ra được một cách thập toàn thập mỹ”, đó là gả con gái cho Thiên hoàng đương nhiệm”, và một khi ga được con gái cho vị Thiên hoàng Fujiwara sẽ trở thành “ông nhạc” của Thiên hoàng, nghĩa là đã trở thành hoàng thân quốc thích thì không còn ai có đủ khả năng thay thế vị trí Ta đại thần của Fujiwara hiện tại nữa. Nghĩ vậy, Fujiwara lập tức chạy vạy khắp nơi nhờ cậy những người thân quen của mình trong triều đình, nhờ họ làm bà mối để cô con gái trưởng Miyako trở thành Hoàng hậu.

Những vị đại thần đã được nhờ cậy tới gặp Thiên hoàng Mommu nói: “Bệ hạ tuổi tác cũng không còn nhỏ nữa, đã đến lúc cưới một người vợ, lập Hoàng hậu, điều này có liên hệ tới hạnh phúc của trăm họ và sự ổn định của quốc gia xã tắc, không thể chần chừ. Thiên hoàng gật gù, nói có lý, nhưng biết cưới ai bây giờ? Thế là các vị đại thần có cơ hội trở thành “bà mối”: Con gái Tả đại thần Fuhito là Miyako vừa nết na lại xinh đẹp, từng nhiều lần đoạt ngôi vị quán quân trong các kỳ thi tuyển người đẹp, xứng đáng là “ứng cử viên” xuất sắc nhất cho ngôi vị Hoàng hậu. Thiên hoàng nghe thấy có một người con gái “thập toàn” đến như vậy cũng tò mò, vì vậy mới cho gọi Miyako tới gặp. Và may mắn cho Fujiwara, Miyako cũng là một cô gái xinh đẹp và vừa mắt Thiên Hoàng Mommu. Vì vậy, ít lâu sau đó, Fujiwara trở thành “nhạc phụ đại nhân” của Thiên hoàng. Miyako có thể nói là một cô gái cực kỳ có hiếu. Cô không chỉ hoàn thành nhiệm vụ trở thành Hoàng hậu đương triều, biến cha mình trở thành "nhạc phụ đại nhân" mà chỉ ít lâu sau khi trở thành bà chủ hậu cung, Miyako đã sinh hạ cho Mommu một Thái tử kháu khỉnh tên là Obito, một lần nữa củng cố địa vị cho dòng họ Fuhito.

Và rồi chỉ vài năm sau khi hoàn thành nhiệm vụ với tổ tông, vào năm 707, Thiên hoàng Mommu qua đời ở tuổi 24. Người được lựa chọn kế vị không ai khác chính là Thái tử Obito khi đó mới 6 tuổi. Tuy nhiên, do Thái tử Obito còn quá nhỏ nên Thái hậu Gemmei đảm nhiệm chức vị Thiên hoàng. Cho tới năm 724, khi Thái tử Obito tròn 19 tuổi mới chính thức lên nắm quyền, trở thành Thiên Hoàng Shomu.

Lãnh đạo mới lên nhậm chức, đương nhiên phải có một món quà ra mắt. Nhưng biết tặng quà gì bây giờ? Suy đi tính lại, gia tộc Fuhito vẫn đưa ra kết luận: mỹ nữ vẫn là món quà đắt giá và hiệu quả nhất. Cuối cùng, sau khi rà soát hết tất cả những cô con gái mang họ Fuhito, người ta quyết định đem Komyo, cô con gái thứ hai của Fujiwara dâng lên Thiên Hoàng làm món quà mừng ngày đăng cơ.

Vị Thiên hoàng trẻ tuổi cũng không nỡ nào cự tuyệt tấm thịnh tình của dòng họ đã có nhiều đóng góp cho triều đình như gia đình Fuhito, chính vì vậy, ông mỉm cười chấp nhận nạp người dì của mình vào hậu cung làm Hoàng hậu. Thành ra, Fujiwara vừa là ông ngoại lại vừa là “ông nhạc” của Thiên hoàng Shomu. Đây có thể nói là một trong những chuyện hôn nhân hy hữu bậc nhất không chỉ trong lịch sử Nhật Bản mà trên cả thế giới.

Tuy nhiên, cũng chính nhờ cuộc hôn nhân “oái oăm” này mà cả bốn người con trai còn lại của Fujiwara đều là những đại thần nắm giữ những chức vụ quan trọng bậc nhất dưới thời của Thiên hoàng Shomu. Ngay cả cô con gái thứ hai, Hoàng hậu Komyo cũng chẳng hề “kém chị kém em”.

Chỉ ít lâu sau khi trở thành vợ của cháu mình, Komyo cũng nhanh chóng sinh hạ một cậu con trai và ngay lập tức được Thiên hoàng Shomu lập làm Thái tử. Tuy nhiên, Komyo không được may mắn như chị mình, vì chỉ ít lâu sau Thái tử qua đời vì bệnh nan y. Cũng từ đó, quyền lực của dòng họ Fuhito dần dần bị tước bỏ.
 
Sửa lần cuối:

Jim Maryal

Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
25/5/21
Bài viết
222
Điểm cảm xúc
379
Điểm
63
1629369182725.png

Thiên hoàng Tenmu
Gả con gái cho em trai

Nếu như Thiên hoàng Shomu phải lấy chính người dì của mình thì vị Thiên Hoàng Tenmu, Thiên hoàng thứ 40 của Nhật Bản bị buộc phải kết hôn với cô cháu gái, con của người anh trai mình là Thiên Hoàng Tenji.

Câu chuyện bắt đầu từ thời kỳ Thiên Hoàng Tenji vẫn còn là Hoàng tử Naka đang trên con đường tranh giành quyền lực với công cuộc “cách tân đại hóa”. Trong quá trình ấy, Hoàng tử Naka nhận được sự giúp đỡ và ủng hộ tích cực của người em là Hoàng tử Yama. Tuy nhiên, tới năm 661, khi Hoàng tử Naka chính thức đăng cơ trở thành Thiên hoàng Tenji đầy quyền lực thì cũng là lúc cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa hai anh em họ bắt đầu.

Vì là một công thần lại là một thân vương, em trai của Thiên hoàng nên quyền lực của Hoàng tử Oama trong triều đình là vô cùng lớn. Lại thêm, Hoàng tử Oama là người vô cùng thông minh và cơ trí. Và điều này khiến Thiên hoàng Tenji lo sợ, rằng một ngày nào đó, người em trai đã cùng kề vai sát cánh với mình nảy sinh ý định soán ngôi báu.

Sau khi suy đi tính lại, cuối cùng Thiên hoàng Tenji mới nghĩ ra một kế sách vẹn toàn để kiềm chế ý định soán ngôi của người em trai. Bỏ qua tất cả những người con trai của mình, Thiên hoàng Tenji quyết định bổ nhiệm Hoàng tử Oama trở thành người kế vị sau khi ông qua đời. Đây là một trường hợp hy hữu khi Thiên hoàng Tenji hoàn toàn không phải là một ông vua “hiếm muộn”.

Tenji cho rằng, nếu như Hoàng tử Oama yên tâm rằng mình sẽ trở thành người kế vị ngôi báu thì sẽ không bao giờ tính đến chuyện cướp nó nữa. Tuy nhiên, dường như cho rằng như thế vẫn chưa đủ yên tâm, Thiên hoàng Tenji còn có một quyết định chưa từng có tiền lệ trong lịch sử hoàng cung Nhật Bản: gả con gái của mình cho Hoàng tử Oama.

Mới 15 tuổi, Công chúa Ota chính thức trở thành một quý phi của chính người chú của mình. Tuy nhiên, có lẽ chuyện kết hôn cùng huyết thống là chuyện hoàn toàn bình thường với những người trong hoàng thất Nhật Bản thời bấy giờ nên chỉ ít lâu sau khi “về nhà chồng”, Công chúa Ota đã sinh hạ cho Hoàng tử Oama hai người con, một nam và một nữ.

Đáng tiếc, Công chúa Ota đã không hoàn thành được nhiệm vụ chính trị mà cha mình, Thiên hoàng Tenji giao cho. Khi cô con gái đầu lòng mới lên 7 thì Công chúa Ota cũng mắc bạo bệnh qua đời ở tuổi 25. Và lúc này mối quan hệ giữa vị “nhạc phụ đại nhân” kiêm anh trai Tenji và Hoàng tử Oama bắt đầu rạn nứt. Tuy nhiên, nguyên nhân của chuyện rạn nứt này hoàn toàn không phải bắt nguồn từ cái chết của Công chúa Ota mà từ một người con gái khác. Đó chính là nữ thi sĩ Nukata lừng danh.

Thực tế thì làm thơ chỉ là nghề tay trái của Nukata. Công việc chính thức của cô chính là thầy tế. Chính vì nghề nghiệp này mà Nukata xuất hiện trong đoàn quân của Hoàng tử Naka khi ông còn chưa có chức vị. Cô “phù thủy” xinh đẹp nhanh chóng lọt vào mắt xanh của Hoàng tử Naka.

Tuy nhiên, do nghề nghiệp không cho phép Nukata kết hôn, thành ra cô chỉ có thể trở thành người tình bí mật của Hoàng tử Naka. Cũng vì thế, khi gặp vị thân vương Oama và bị theo đuổi một cách ráo riết, Nukata đã không thể nào cưỡng lại được. Và thế là một mối tình tay ba đầy ngang trái bắt đầu.

Mọi chuyện chỉ vỡ lở trong một lần Thiên hoàng Tenji tổ chức một chuyến đi săn có sự góp mặt của thân vương Oama và cả Nukata. Thân vương Oama có lẽ lâu ngày không gặp người tình Nukata nên hôm ấy, không nề hà các quan văn võ đang dồn hết sự chú ý vào mình, vẫn vẫy tay, liếc mắt với Nukuta. Câu chuyện trong buổi đi săn hôm ấy trở thành đề tài bàn tán của không ít các đại thần trong triều, khiến cả
Thiên hoàng Tenji và thân vương Oama đều cảm thấy khó chịu nhưng không ai muốn là người phá vỡ lớp bọc tưởng chừng rất êm đềm ở bên ngoài.

Bản thân Nukuta đã cảm thấy mệt mỏi với cuộc tình tay ba kéo dài triền miên, thành ra muốn nhân cơ hội này để kết thúc. Cô quyết định chọn Thiên Hoàng Tenji, vì vậy viết một bức thư chia tay gửi cho thân vương Oama. Bức thư chia tay đương nhiên đã khiến Oama suy sụp. Trong bữa dạ tiệc tối hôm đó,Oama uống rượu như điên rồi rút thanh kiếm của tên lính canh đang đứng hầu múa may quay cuồng trước mặt Thiên hoàng Tenji.

Sự oán hận mà Oama dành cho người anh trai kiêm “nhạc phụ đại nhân” của mình càng tăng thêm khi vào những năm cuối đời, Tenji đã lập người con trai làm Thái tử thay cho Oama, vốn đã được chọn làm người kế vị.

Chưa hết, để trừ hậu họa, Tenji còn dùng vũ lực bắt Oama phải cạo đầu đi tu. Tuy nhiên, chỉ ba năm sau,Oama đã tổ chức một đội quân nổi loạn hùng mạnh, tấn công vào kinh thành giết chết Thiên hoàng Kobun, con trai của Tenji và tự mình lên làm vua, tức Thiên hoàng Tenmu, đồng thời bắt Nukata về làm vợ mình.
 
Sửa lần cuối:

Jim Maryal

Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
25/5/21
Bài viết
222
Điểm cảm xúc
379
Điểm
63
1629369503829.png

Thiên hoàng Suiko
Kết hôn với chính anh trai mình

Không hề thua kém những vị nam Thiên hoàng về sự lừng lẫy trên chính trường cũng như những chiến tích trên tình trường, các nữ Thiên hoàng cũng đã lưu lại trong lịch sử không ít những cuộc hôn nhân kỳ dị vào loại bậc nhất ở xứ sở hoa Anh đào. Cuộc hôn nhân với chính người anh trai của mình của Thiên hoàng Suiko, nữ Thiên hoàng đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản là một ví dụ điển hình.

Thiên Hoàng Suiko là vị nữ Thiên hoàng đầu tiên đồng thời cũng là nữ Thiên hoàng nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Nhật Bản. Là một phụ nữ tài năng và đầy tham vọng chính trị, Thiên hoàng Suiko là người đã thực thi hàng loạt những biện pháp cải cách nhằm phát triển nền kinh tế xã hội vốn học theo mô hình của Trung Quốc đang rất trì trệ ở Nhật Bản. Tuy nhiên, bên cạnh thành tích chính trị, vị nữ Thiên hoàng này còn được rất nhiều người biết đến với tình yêu hy hữu mà cô dành cho người anh trai cùng cha khác mẹ của mình. Bởi chính mối tình này là bước khởi đầu để cô Công chúa này có được thành tích chính trị rực rỡ của mình.

Thiên hoàng Suiko là con gái thứ 3 của Thiên hoàng Kimmei, Thiên hoàng thứ 29 theo danh sách chính thức của Nhật Bản. Trước khi lên ngôi, Thiên hoàng Suiko còn có nhiều tên gọi khác như Công chúa Nukatabe hay Toyomike Kashirika. Năm Công chúa Nukatabe mới 18 tuổi, đã được Thiên hoàng đang tại vị khi đó là Thiên hoàng Bidatsu nạp làm phi tử.

Bidatsu cũng là con trai của Thiên hoàng Kimmei và là anh cùng cha khác mẹ của Nakatabe. Người ta kể rằng, hoàng gia Nhật Bản cho phép kết hôn nội tộc, nên ngay từ khi còn nhỏ, Kimmei đã để ý cô em cùng cha khác mẹ xinh đẹp của mình.

Và khi đã trở thành Thiên hoàng với đầy đủ quyền lực trong tay, Kimmei đã không ngại ngần đưa cô em gái này vào cung làm vợ. Đó cũng là lý do vì sao, 5 năm sau đó, khi Hoàng hậu đột ngột qua đời, Bidatsu đã lựa chọn người em cùng cha khác mẹ của mình thay thế ngôi vị Hoàng hậu. Và ở tuổi 23, Công chúa Nukatabe chính thức trở thành Okisaki (chính phi của vua). Tuy nhiên, mọi chuyện đến đây vẫn chưa kết thúc.Năm 585, Thiên hoàng Bidatsu qua đời.

Thay thế ông là người em cùng cha khác mẹ và cũng là anh ruột của Công chúa Nukatabe, Thiên hoàng Yomei. Và trong hai năm người anh ruột của mình tại vị với tước hiệu Yomei, Công chúa Nukatabe vẫn giữ ngôi Hoàng hậu của mình. Hai năm sau đó, năm 587, Thiên hoàng Yomei bạo bệnh qua đời. Ở thời điểm này, Công chúa Nukatabe vẫn chưa bước vào vòng xoáy trung tâm quyền lực hoàng thất nếu như không có cuộc tranh chấp diễn ra sau đó.

Thiên hoàng Yomei vừa băng hà ít lâu thì xảy ra một cuộc tranh giành quyền lực, phát sinh từ mâu thuẫn trước đó giữa hai gia tộc là tộc Soga và tộc Mononobe. Tộc Soga ủng hộ cho Hoàng tử Hatsusebe và Mononobe chọn Hoàng tử Anahobe.

Cuối cùng Soga đánh bại được Mononoke và đưa Hoàng tử Hatsusebe lên ngôi tức Thiên hoàng Sushun vào năm 587.

Thiên boàng Sushun là con trai thứ 10 của Thiên Hoàng Kimmei và cũng là anh cùng cha khác mẹ với Công chúa Nukatabe. Tuy nhiên vị Thiên hoàng mới này không bằng lòng trước việc Soga no Umako cùng gia tộc của mình nắm quá nhiều quyền hành trong triều đình. Lo sợ có thể bị hạ sát khiến Umako buộc phải ra tay. Thiên hoàng Sushun bị ám sát vào nåın 592.

Sau cái chết của Sushun, một cuộc tranh chấp ngôi báu lại diễn ra giữa Hoàng tử Takeda, con của Hoàng hậu Suiko và Thái tử Shotoku, con trai thứ 2 của Thiên Hoàng Yomei. Nhằm lấp đầy khoảng trống quyền lực và ngăn chặn một cuộc nổi loạn tranh giành ngôi báu, cả hai phe đã quyết định, không ai trong số 2 Hoàng tử này sẽ làm Thiên hoàng.

Thay vào đó, Soga no Umako thuyết phục Hoàng hậu Suiko lên ngôi báu và bà đăng cơ ngay trong năm đó, khi bà 38 tuổi. Có điều, Umako đã nhầm lớn, Suiko không phải là người phụ nữ chỉ ngồi lên ngôi báu làm vì như người anh cùng cha khác họ cũng là người chồng của mình trước đó.

Sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Suiko không hề hẹp hòi tính toán, ngược lại phong cho Thái tử Shotoku làm Nhiếp chính vương, phò trợ bà cai trị đất nước. Dưới sự phò trợ của Thái tử Shotoku, Thiên hoàng Suiko đã thực hiện hàng loạt những cải cách, củng cố quyền lực của hoàng gia, hạn chế quyền lực của quý tộc, mở rộng truyền bá Phật giáo đưa Nhật Bản: bước vào giai đoạn cực thịnh. Bà cũng là người đưa ra tư tưởng bình đẳng với Trung Quốc.

Vào năm 607, bà sai sứ sang nhà Tùy, Trung Quốc, trong quốc thư lên Hoàng đế nhà Tùy, bà yêu cầu thay đổi vị trí thuộc quốc của Nhật Bản, đòi thiết lập mối quan hệ bình đẳng với Trung Quốc. Bà mất năm 628 ở tuổi 74 và trở thành vị nữ Thiên hoàng có nhiều cống hiến hiển hách bậc nhất trong lịch sử Nhật Bản.
 
Sửa lần cuối:

Jim Maryal

Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
25/5/21
Bài viết
222
Điểm cảm xúc
379
Điểm
63
1629370029133.png

Thiên hoàng Koken

Si mê hòa thượng

Nếu như nữ Thiên hoàng Suiko để lại trong lịch sử bao nhiêu danh thơm thì nữ Thiên hoàng Koken lại để lại nhiều tiếng xấu bấy nhiêu. Điều đáng nói là tiếng xấu của Koken hầu hết không phải đến từ chính trường mà chủ yếu là tình trường phức tạp rối rắm và lắm nỗi đa đoan của bà.

Nữ Thiên hoàng Koken lên ngôi vào năm 749, là vị Thiên hoàng thứ 6 trong lịch sử Nhật Bản, cũng là vị nữ Thiên hoàng cuối cùng trong thời đại nữ đế của xứ Phù Tang. Trong danh sách chính thống được công nhận của Hoàng gia Nhật Bản, Koken là Thiên hoàng đời thứ 46 và 48 với 2 lần đăng cơ. Và hai lần đều gắn với những cuộc tình khá rắc rối của vị nữ hoàng đa tình này.

Lần thứ nhất với tên hiệu Koken, vị nữ Thiên Hoàng này đã trị vị trong gần 10 năm (từ 749 đến 758). Theo luật của hoàng gia, các nữ Thiên hoàng sau khi lên ngôi không có quyền kết hôn cũng không có quyền sinh con để tránh việc quyền lực của hoàng tộc bị truyền cho người ngoài. Vị nữ Thiên hoàng đời thứ 44 trước đó, Gensho đã sống cả đời trong sự cô tịch khi bà phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo này của Hoàng gia.

Cho đến tận cuối đời, Gensho chưa từng một lần được kết hôn và bà đã chết trong sự cô đơn đến lạnh người. Có vẻ như nhìn "tấm gương sáng ngời” của tổ tiên, Koken nhất định không cam tâm tình nguyện “chết già” trên ngai báu Thiên hoàng.

Lên ngôi ở tuổi 28, Koken đã yêu thầm người anh họ của mình là Fujiwara no Nakamaro từ trước đó. Thế nên khi ngồi lên ngai báu và bị ràng buộc chặt chẽ bởi những luật lệ của hoàng gia, Koken và Nakamaro chỉ còn cách ngấm ngầm qua lại với nhau.

Thật khó có ai có thể ngăn cản nổi vị Thiên Hoàng nhiều quyền lực gặp gỡ thân mật hay bàn chuyện “quốc gia đại sự” với cận thần của mình. Vì vậy, mối tình trong bóng tối của hai người hẳn sẽ không có chuyện gì nếu như Koken không kiềm chế nổi cảm xúc yêu đương của mình, mượn cớ tu sửa cung điện tiên hoàng, chuyển thẳng đến nhà của Nakamaro hơn một năm trời. Chuyện tình vượt lễ giáo của nữ Thiên hoàng thứ 6 trong lịch sử Đông Doanh vỡ lở.

Nhưng mọi chuyện vẫn chưa dừng lại ở đó. Đến năm 754, khi hòa thượng Giám Chân của Trung Quốc sang Nhật Bản truyền đạo, để chứng tỏ lòng hướng Phật của mình, Koken đã xin hòa thượng này cho mình được thụ giới. Rồi trong giây phút thụ giới đó, đột nhiên, Koken giác ngộ. Bốn năm sau đó, vị nữ Thiên hoàng một lòng hướng theo Phật pháp đã nhường lại ngôi báu cho Hoàng tử Oi Shinno. Tuy nhiên vị Thiên hoàng có tước hiệu Junnin này chỉ trị vì được 4 năm thì bị phế bỏ. Nguyên nhân vẫn là từ một cuộc tình của Koken.

Sau khi nhường ngôi cho Junnin và làm Thái Thượng hoàng, Koken một mặt “hết lòng hướng Phật”, mặt khác, bà vẫn tìm kiếm những thú vui của riêng mình.

Và rất nhanh, người phụ nữ đa tình này đã tìm được tình nhân mới ngay ở chính nơi cửa Phật, hòa thượng Dokyo. Dokyo được Koken Thiên hoàng cho vào cung hoằng dương Phật pháp từ năm 752, tuy nhiên, mãi đến năm 761, khi Koken bị bệnh, với thân phận thiền sư khám bệnh cho Thiên Hoàng, Dokyo mới bắt đầu được sủng ái. Chuyện tình vụng trộm của hòa thượng Dokyo và nữ Thiên Hoàng Koken kéo dài được 3 năm thì vỡ lở. Nhưng mối tình này không hề chấm dứt ở đây mà bước vào giai đoạn công khai.

Năm 764, Koken nghe theo lời xúi giục của Dokyo, quyết định quay trở lại chính đàn. Koken ra lệnh phế bỏ Thiên hoàng Junnin, tự mình trở lại ngôi báu, lấy hiệu là Shotoku. Lần trở lại với ngôi vị Thiên hoàng này của Koken kéo dài 6 năm (từ năm 764 - 770) và trong 6 năm này, dưới sự phù trợ của người tình, nữ Thiên hoàng Shotoku đã có những tháng ngày vui vẻ khoái lạc không kém ông vua xa hoa nào trên thế giới. Được sự sủng ái của người tình Thiên hoàng, hòa thượng Dokyo cũng trở thành nhân vật quyền lực số 1 trong triều đình.

Ngay sau khi trở lại ngôi báu, Shotoku phong cho Dokyo chức Quốc sư Nhật Bản, đồng thời giao cho ông ta rất nhiều quyền lực trong trong triều đình.

Tuy nhiên, Dokyo không biết rằng yêu một người phụ nữ quyền lực và đa tình như Shotoku là đang đùa với họ. Vị hòa thượng lần đầu được nếm vị ngọt của quyền lực này lại còn ngây thơ tới mức âm mưu lật đổ người tình của mình để độc chiếm ngôi vị Thiên hoàng lẫn quyền lực mà ngôi báu này mang lại.

Kết quả chỉ sau vài năm được ngồi ở ngôi vị quốc sư, vị hòa thượng này đã bị nữ hoàng Shotoku thải loại. Thiên hoàng Sotoku mất vào năm 770 vì bệnh đậu mùa chấm dứt 15 năm trị vì khá nhiều tai tiếng của vị nữ Thiên hoàng thứ 6. Khi vị nữ Thiên hoàng này chết, bà mới 52 tuổi. Vì vậy, sẽ chẳng biết bà sẽ còn bao nhiêu tình nhân nữa nếu còn sống và tiếp tục tại vị.

Theo phunutoday
 
Top