Lượt xem của khách bị giới hạn

[Sưu tầm] Định hướng kinh doanh - Việc làm

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
[Sưu tầm] Định hướng kinh doanh - Việc làm

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
Định hướng kinh doanh với số vốn ít ỏi

Bạn nôn nóng khởi nghiệp. Bạn sẵn sàng mạo hiểm. Tuy nhiên, có một chướng ngại đang cản trở bạn đó chính là việc không có vốn, đây cũng là một trong những vấn đề nổi cộm nhất. Chúng ta hãy đọc xem kinh nghiệm từ Kiemtien.com chia sẽ nha.

Cách kiếm tiền chỉ với số vốn 0 đồng.

Nhìn bề ngoài, việc thiếu vốn cá nhân sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công cuộc bạn theo đuổi ước mơ làm giàu. Nhưng trên thực tế, bạn hoàn toàn có khả năng xây dựng và phát triển oanh nghiệp mà không cần đầu tư tài chính cá nhân – nếu như bạn biết cách.

Lý do vì sao một doanh nghiệp trước hết phải có tiền là bởi bất cứ loại hình kinh nào cũng đòi hỏi phải có một số vốn nhất định. Tuy nhiên, điều đó là sai lầm mà quan trọng nhất ở đây là việc bạn phải ước tính được bạn cần bao nhiêu tiền trước khi tìm cách huy động vốn từ các quỹ khác nhau.

Bạn đau đầu với những khoản chi lớn từ giấy phép, nguồn cung ứng, thiết bị, văn phòng, nhân viên… thì bạn có hai cách để khởi nghiệp với số vốn ít ỏi, một là giảm thiểu chi phí, hai là kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Bạn sẽ có ba sự lựa chọn sau đây:

Lựa chọn thứ nhất: Cắt giảm nhu cầu
Lựa chọn đầu tiên là giảm thiểu các nhu cầu như đã liệt kê ở trên bằng cách khởi nghiệp với việc trở thành nhân viên duy nhất ngay từ khi công ty bạn bắt đầu. Nếu bạn không nhất thiết cần văn phòng, hãy làm ngay tại nhà. Đừng quên tự tìm kiếm các nguồn cung rẻ nhất, hoặc cắt giảm các dòng sản phẩm mất nhiều chi phí sản xuất ngay từ đầu.

Lựa chọn thứ hai: Tự mình vươn lên
Lựa chọn thứ hai gợi lên ý tưởng về thời kì “khởi động” dành cho doanh nghiệp. Bạn có thể lựa chọn từ những thứ cơ bản nhất như khai trương một blog hay dịch vụ với quy mô nhỏ, giảm thiểu phạm vi khách hàng và lợi nhuận để đạt được bước đầu thuận lợi. Một khi đã thu về được lợi nhuận nhất định, bạn có thể tái đầu tư cho bản thân và xây dựng mô hình kinh doanh bạn mong muốn.

Lựa chọn thứ ba: Nguồn lực bên ngoài
Lựa chọn thứ ba có liên quan tới việc huy động vốn từ các nguồn lực bên ngoài. Có rất nhiều cách để tăng số lượng vốn – ngay cả khi bạn không có nhiều tiền. Bạn có thể nhờ giúp đỡ từ phía bạn bè và gia đình; tìm kiếm các nhà đầu tư “thiên thần” là những cá nhân giàu có và ủng hộ các ý tưởng kinh doanh ngay từ khi mới chớm nở; tìm kiếm các đối tác hoặc tổ chức có xu hướng chú trọng vào các doanh nghiệp đang trong quá trình phát triển; kêu gọi vốn cộng đồng là một trong những hình thức này phổ biến nhất; tìm đến các khoản vay và tài trợ từ chính phủ vì các tổ chức này ra đời với mục đích duy nhất là trợ giúp các doanh nghiệp quy mô nhỏ phát triển. Nếu đã hết cách thì bạn hãy chọn phương án vay ngân hàng nhé.

Với một hoặc hơn 3 tùy chọn trên, bạn sẽ có khả năng cắt giảm đầu tư tài chính cá nhân tới mức thấp nhất. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ hy sinh nhiều thứ như việc trở thành một đối tác quy mô nhỏ và sẵn lòng nhận mọi việc hay nợ nần. Nhưng nếu bạn có niềm tin với ý tưởng kinh doanh độc đáo của mình thì sẽ không thất bại nào có thể cản bước bạn.




Theo Kiemtien.com Tổng hợp ngày 08/04/2016​
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
Sáu chiến lực thông minh giúp tìm việc làm hiệu quả

Chiến lực tìm việc làm thông minh
Bất kỳ độ tuổi nào cũng gặp khó khăn trong tìm việc, đòi hỏi sự bền bỉ và quyết tâm lớn. Bạn không cần bắt buộc phải có tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ hay du học nước ngoài mới thành công. Mà điều bạn cần là một kế hoạch cụ thể và khả thi.


Sau đây là 6 lời khuyên của chuyên gia giúp bạn đẩy nhanh quá trình tuyển dụng thành công của mình:

1. Quảng bá giá trị bản thân
Hãy trả lời những câu hỏi sau: Điểm gì của bản thân khiến bạn trở nên đặc biệt? Sức mạnh, kĩ năng, thành tựu của bạn có thể giải quyết những khó khăn của nhà tuyển dụng ra sao? Từ những điều đó, bạn xây dựng nên giá trị độc đáo của mình và sử dụng nó như một phần không thể thiếu trong kế hoạch quảng bá bản thân. Thêm vào đó, hãy coi các tài liệu (sơ yếu lí lịch, thư xin việc, card) hoặc cuộc gặp mặt trực tiếp (qua mạng lưới quan hệ, phỏng vấn) như một cơ hội để giới thiệu những giá trị của bản thân và nâng cao khả năng cạnh tranh.

2. Duy trì nguồn năng lượng dồi dào
Tìm kiếm việc làm sẽ là một quá trình dài và mệt mỏi nếu bạn không biết cách duy trì nguồn năng lượng cho mình. Hãy cố gắng giữ vững động lực và thực hiện theo kế hoạch đã đề ra. Từng ngày, bạn nên sắp xếp một lịch trình rõ ràng và phù hợp với phong cách của mình. Tính toán cụ thể bạn sẽ dành bao nhiêu tiếng một ngày, bao ngày một tuần để đầu tư cho quá trình này. Tốt nhất, hãy ghi chép lại từng bước để tiện theo dõi tiến trình của mình.

3. Không ngừng xây dựng và củng cố mạng lưới quan hệ
Một mạng lưới quan hệ mạnh và rộng sẽ cung cấp cho bạn thông tin giá trị về thị trường tuyển dụng ẩn cũng như xu hướng nghề nghiệp. Các thống kê cho thấy hơn 60% người tìm việc thành công thông qua mạng lưới quan hệ. Do đó, mỗi người bạn gặp hay mỗi tình huống bạn trải qua sẽ là cơ hội để mở rộng sự hiểu biết của mình. Hãy cố gắng kết nối với bạn bè, gia đình và mạng lưới quan hệ của họ cũng như người quen trong công việc, xã hội. Tất cả đều là những thành viên tiềm năng cho mạng lưới nghề nghiệp của bạn.

4. Tìm hiểu kĩ các sự lựa chọn
Internet là nơi thích hợp nhất để bắt đầu quá trình nghiên cứu của bạn. Nếu bạn muốn biết cụ thể hơn về từng ngành nghề, mức lương trung bình, yêu cầu về trình độ học vấn… hãy ghé thăm một số trang web liên quan quen thuộc và đáng tin cậy ở địa phương. Website của công ty bạn muốn cống hiến cũng là một nguồn thông tin có giá trị, ở đây bạn có thể tìm hiểu về những con người quan trọng, về sản phẩm và dịch vụ. Còn nếu muốn rõ hơn nữa, hãy tìm kiếm những người làm việc trong công ty thông qua người quen hay qua các mạng lưới xã hội như Facebook.

5. Xây dựng chiến lược tìm kiếm phù hợp
Bạn sẽ làm tăng cơ hội thành công của mình nếu tập trung vào sở thích của bản thân bởi chúng ta thường tự tin hơn với những gì quen thuộc. Hãy lựa chọn 2 hoặc 3 chiến lược phù hợp với tích cách cũng như phong cách của bạn và lên kế hoạch cho quá trình tìm kiếm dựa trên những điều đó. Ví dụ, nếu thích gặp gỡ với những con người mới và sự thay đổi liên tục, bạn có thể làm tình nguyện cho một tổ chức hoặc làm công việc tạm thời. Còn nếu là người hướng nội, nhút nhát, hãy tìm kiếm thông qua mạng lưới xã hội trực tuyến. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các kênh tìm việc khác như trung tâm tìm việc, hội chợ nghề nghiệp.

6. Khai thác sự sáng tạo của bản thân
Hãy quảng bá bản thân thông qua sự sáng tạo. Cách đây 5 năm, người tìm việc thường in sơ yếu lí lịch của mình trên giấy màu để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Ngày nay, chúng ta có nhiều cách mới mẻ hơn để chứng tỏ giá trị của mình. Sáng tạo một kế hoạch kinh doanh phù hợp với chiến lược của công ty hoặc sơ yếu lí lịch video là 2 cách cơ bản nhất để thể hiện sự ứng cử của bạn.
Dù chọn phương pháp nào, bạn nên thực hiện cuộc tìm kiếm việc làm của mình một cách sáng tạo, có kế hoạch, có mục tiêu cụ thể. Hãy nhớ rằng, thành công là kết quả cuối cùng của sự sáng tạo và làm việc chăm chỉ.



Theo Kiemtien.com Tổng hợp ngày 15/04/2016​
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
Thành công bất ngờ từ những thất bại

Thất bại thường mang đến những tổn thất về thời gian và tiền của, thất bại càng nhiều thì tổn thất càng nặng. Điều đó khiến các công ty ngập ngừng trước ý định triển khai các ý tưởng sáng tạo.

Nói cách khác, thất bại có thể tích cực nếu nó không gây tổn thất lớn. Thất bại tất yếu dẫn đến tổn thất về thời gian và tiền của, thất bại càng nhiều thì tổn thất càng lớn và điều này khiến các công ty dần chùn bước trước ý định triển khai các ý tưởng sáng tạo.Trong cuộc nói chuyện với chuyên gia ý tưởng đến từ một tập đoàn lớn, tôi đã cùng ông phân tích về việc thất bại trong hoạt động sáng tạo đã bóp chết các ý tưởng như thế nào. Ông nói: “Tỉ lệ thất bại không phải là điều đáng bận tâm. Điều đáng ngại hơn cả chính là những rủi ro song hành với thất bại sẽ đó gây sóng gió cho công việc kinh doanh”.

Đương nhiên, ai cũng biết cách thoát khỏi tình cảnh này chính là phải tăng tỉ lệ thành công. Nhưng hãy cẩn trọng bởi khi quá ham muốn thành công, bạn dễ lầm tưởng về chúng.

Chẳng hạn, một công ty luôn thành công ở hầu hết các dự án bằng việc đưa ra các sản phẩm mới và cải tiến nhưng lại không nhận ra rằng, thành công đó chỉ là kết quả từ việc xào nấu lại những gì đã có.
Công ty khác tự tin vỗ ngực rằng toàn bộ doanh thu của họ đều từ các sản phẩm cho ra đời từ hai năm trước và yên tâm về công tác sáng tạo nhưng thực chất họ đang tụt hậu so với đối thủ.

Lời giải thực sự cho vấn đề này là chúng ta phải giảm thiểu tổn thất đến từ mỗi lần thất bại. Một nhóm lãnh đạo đã rút ra những điều sau đây từ thất bại của chính họ:

Giảm chi phí nghiên cứu: nghiên cứu không nhất thiết phải tốn kém mới đem lại hiệu quả. Chúng ta có vô số cách để đưa ra các thử nghiệm với chi phí thấp.

Thay đổi trật tự nghiên cứu: nhiều công ty đã đổ hàng tấn tiền chỉ để đi tìm lời giải cho một câu hỏi lạc hướng. Họ mong muốn hoàn thiện công nghệ mà không cần tìm hiểu xem thị trường có cần sản phẩm đó hay không. Trước hết, bạn phải đánh giá các rủi ro chiến lược bởi chúng thường che khuất các ý tưởng.

Rút ngắn thời gian đưa ra quyết định: về căn bản, các doanh nhân dù cố cách mấy cũng không có đủ tài chính chi trả cho các ý tưởng tồi trong thời gian dài. Tuy nhiên, ở các công ty lớn, tiềm lực tài chính cho phép họ duy trì những ý tưởng và quyết định sai lầm trong thời gian dài chỉ vì quá trình quyết định chậm chạp. Gạt bỏ những kế hoạch sai lầm ngay từ giai đoạn trứng nước chính là cách giúp chúng ta tránh khỏi các khoản tiêu pha không hợp lý và dồn lực vào các ý tưởng có khả năng sinh lợi.
Đưa ra được những thay đổi căn bản như vậy về suy nghĩ đòi hỏi chúng ta phải lĩnh hội được thế nào là tốt vừa đủ. Các cuộc nghiên cứu, thử nghiệm trở nên vô cùng tốn kém bởi trước khi bắt tay thực hiện, công ty nào cũng muốn hướng đến sự hoàn hảo. Hãy ghi nhớ một điều: càng đầu tư ít thì bạn càng dễ dàng xoay xở, chuyển hướng tiếp cận vấn đề mỗi khi rắc rối xảy đến.

Cuối cùng, hãy nhớ rằng thất bại không phải quá đáng sợ như bạn tưởng. Thất bại đôi khi đem lại cho ta trải nghiệm quý giá khi từ thất bại trong lần thử nghiệm đầu tiên, ta rút ra vài kinh nghiệm bổ ích. Nếu bạn nhanh chóng thất bại nhưng chỉ gây ra tổn thất ở mức thấp, bạn có thể thúc đẩy quá trình phát hiện ra những ý tưởng đột phá.

Đương nhiên, các công ty chẳng mấy khó khăn tuyên bố: mình sẽ chỉ mắc phải những thất bại ở mức chấp nhận được. Nhưng, việc có tạo ra được nền tảng cho những thất bại với rủi ro thấp để rồi sau đó, nhanh chóng sửa sai và tạo nên thành công bất ngờ hay không lại là chuyện khác.


Theo Kiemtien.com Tổng hợp ngày 13/04/2016​
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
Gieo niềm tin – Cách xây dựng đối tác thành công

Lựa chọn đối tác là một trong những điều băn khoăn của hầu hết doanh nhân. Người thì chọn đối tác có tiềm lực, người thì lựa chọn công ty vững mạnh về kinh tế… Cho dù vậy, trong mỗi cách lựa chọn ấy đều hàm chứa rủi ro khác nhau.


Có thể có đối tác tốt bằngcách xây dựng đối tác ngay từ buổi ban đầu. Giúp đỡ cho các đối tác tiềm năng có cơ hội phát triển là cách làm đơn giản nhất. Khi tôi bắt đầu điều hành doanh nghiệp kinh doanh kim cương, tôi đến Ấn Độ, tìm thấy bốn người phụ nữ nghèo đang khao khát kiếm tiền. Ước mơ duy nhất của họ là có đủ tiền để mua kim, chỉ, vải… để về làm nghề khâu quần áo. Tôi đã đề nghị họ nên làm quen với máy vi tính. Ban đầu, họ mắng tôi và bảo rằng may vá họ còn chưa có vốn huống gì đến máy vi tính. Tôi tặng họ bốn chiếc máy vi tính, một số vốn nhỏ. Từ khát khao làm giàu sẵn có, đến nay, họ đã trở thành những doanh nghiệp lớn tại Ấn Độ với số nhân viên lên đến hơn 180 người. Đương nhiên họ là đối tác trung thành của tôi.

Như một hạt giống khi nguồn vốn của tôi trao cho bốn phụ nữ ấy là cách tôi gieo đồng tiền của mình xuống đất. Hạt giống nhỏ ấy lại thu được kết quả rất lớn. Nghe có vẻ phản khoa học bởi hầu hết mọi người đều muốn thấy một cách rõ ràng thành quả của sự đầu tư của mình trước khi quyết định. Thế nhưng, vẫn có một cách khác để khiến mình đạt đến mục đích đầu tư. Đó là thiền định để có được tinh thần mạnh mẽ nhất. Mỗi ngày, chỉ cần bỏ ra khoảng 15 phút, ngồi yên vị, thả lỏng cơ thể, nhắm mắt, theo dõi hơi thở của Chính mình, quan sát suy nghĩ để tìm sự bình an… Khi tinh thần đã mạnh mẽ, việc làm giàu sẽ trở nên dễ dàng hơn, tư duy cũng sáng suốt hơn rất nhiều.


Theo Kiemtien.com Tổng hợp ngày 14/04/2016​
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
Mười cách thăng tiến khôn ngoan nhất

Muốn thăng tiến phải biết cách!
Bạn nên nhớ rụt rè không mang lại cho bạn sự thăng tiến cao và nhanh và những vị trí lãnh đạo không bao giờ dành cho tuýp người này. Bạn khởi nghiệp từ vị trí nhân viên văn phòng nhưng sau mấy năm, bạn vẫn ngồi đó dù có khả năng cao hơn.


1. Tham vọng
Bước đầu tiên để tự khẳng định mình là biết rõ bạn muốn gì: được công nhận, phần thưởng, trách nhiệm, vinh danh nghề nghiệp và thu nhập cao. Nhưng đừng chỉ có biết trong im lặng, hãy bày tỏ với mọi người. Tất nhiên, đừng nói với sếp rằng bạn muốn thay thế vị trí của ông ta, cho dù đó thực sự là mục tiêu của bạn.

2. Không thôi mơ ước rằng bạn sẽ ở một trong những vị trí quan trọng
Vị trí đó càng cụ thể càng tốt. Hãy hình dung mình đang làm gì, trách nhiệm ra sao… Chi tiết hơn nữa, ở vị trí đó, mình sẽ gặp những ai, nói những gì, ăn mặc như thế nào, gặp những ai… Từng bước như vậy, bạn sẽ nhận thấy mình đang dần tiến đến vị trí ước mơ.

3. Hãy biết yêu công việc như chính cuộc sống của mình
Qua những hành động, lời nói… hãy chứng tỏ mình xem công ty như nhà mình. Hãy chắc chắn rằng mọi người không hề phủ nhận cống hiến của bạn cũng như những điều bạn sẽ làm được ở vị mà bạn được tín nhiệm. Đừng chỉ ngồi chờ người khác nhận ra những phẩm chất, năng lực của mình. Tóm lại: hãy tự nhủ, sự thăng tiến không thể hiện qua những gì bạn nhận được, mà qua những gì bạn cống hiến.

4. Đừng tủn mủn
Nếu công việc đòi hỏi bạn làm thêm giờ vào ngày nghỉ thì đừng vội suy tính thiệt hơn: “Tôi có nhận được tiền phụ trội không?”. Hãy nhớ, ở vị trí càng cao, công việc càng bận rộn, căng thẳng. Bù lại, bạn sẽ nhận được thu nhập cao và những đãi ngộ hấp dẫn và để vươn lên vị trí lãnh đạo, người ta cần 80% chăm chỉ, 10% thông minh, 10% may mắn.
Bạn hãy chứng tỏ mình hơn người khác ở chỗ biết vượt ra phạm vi công việc. Các ông chủ thường đánh giá cao các nhân viên biết vận dụng mọi lợi thế và cơ hội đóng góp cho công ty.

5. Giải quyết theo thứ tự từ khó đến dễ
Có lúc, bạn gặp phải vấn đề cực kỳ khó “nuốt”. Khi ấy gác lại, chuyển sang việc khác và sẽ quay trở lại với việc ấy sau. Người thông minh hiểu rằng sự nghiệp của mình không chỉ là mỗi giải quyết một vấn đề.

6. Chạy đua với thời gian
Nếu bạn có thể cung cấp cho khách hàng lượng sản phẩm mà họ cần trong khoảng thời gian ngắn hơn so với hợp đồng, mà chất lượng hàng vẫn đảm bảo, thì bạn sẽ được lợi hai lần: sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận cho công ty (vì đã tiết kiệm thời gian sản xuất). Vì thế, hãy luôn đặt mình vào tác phong làm việc khẩn trương.

7. Biết hóng chuyện
Đừng chỉ biết có mỗi việc của mình, trong bộ phận mình. Bạn cần hiểu được mọi hoạt động của công ty, các bộ phận khác nhau đang làm gì… Bằng sự hiểu biết này, bạn mới nghĩ ra ý tưởng để đóng góp nhiều hơn cho công ty.
Đồng thời, bạn có thể thay thế cho một vị trí nào đó ở bộ phận khác khi cần thiết. Điều này chứng tỏ bạn có tầm nhìn rộng, đa năng và quan tâm đến mọi bước đi của công ty mình.

8. Chấp nhận lăn xả
Nếu cần xuống kiểm kê hàng hoá đang bị mối mọt tấn công, mà bạn thì đang mặc váy dài thướt tha, bạn có ngại không? Nhiều phụ nữ đã sai lầm khi từ chối những việc mà họ nghĩ không thích hợp với mình.
Thực ra, cần phải chứng tỏ với cách đàn ông (có thể là khách hàng), đồng nghiệp hoặc là cấp trên rằng bạn có thể làm tất cả những việc tưởng chỉ dành cho họ. Trong công việc, “tiểu thư” quá thì càng ít được tin cậy.

9. Có chính kiến
Thay vì luôn đồng ý hoàn toàn với những điều sếp nói, hãy lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình. Sự phản hồi cho sếp biết bạn quan tâm đến công việc. Hãy ứng xử linh hoạt với style của cấp trên. Chẳng hạn, típ lãnh đạo truyền thống chỉ quan tâm đến chi phí và con số, khi ấy, hãy chứng minh bạn có thể tiết kiệm được chi phí.

10. Khôn ngoan
Bạn đang gặp trở ngại trên đường tiến đến vị trí lãnh đạo, đặc biệt từ phía đồng nghiệp, những người nghĩ rằng họ cũng xứng đáng như bạn. Vậy thì để tránh sự phản ứng tiêu cực từ họ, bạn cần khéo léo chứng tỏ giá trị của mình.
Chẳng hạn, khi được phân công quản lý những người có thâm niên hơn, bạn sẽ gặp sự chống đối. Cần chứng minh với họ rằng bạn có khả năng của người đứng đầu và giúp họ làm việc tốt hơn. Chắc chắn họ sẽ đứng về phía bạn.


Theo Kiemtien.com Tổng hợp 14/04/2016​
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
Những tố chất cần có ở người lãnh đạo

Muốn quản lý tốt doanh nghiệp, người quản lý nên dùng thuật “chỉ đạo” hay “lãnh đạo”? Tố chất cần phải có của người lãnh đạo?


1. Chính trực thay vì giả tạo. Có lời nói, hành động và niềm tin nhất quán, trước sau như một. Luôn là chính mình.– Môi trường làm việc là một trong những nhân tố quan trọng giữ chân người tài và tạo ra môi trường tốt, đó là nhiệm vụ của nhà lãnh đạo. Các sếp phải hiểu khả năng và tiềm năng của từng nhân viên, để sắp xếp họ vào vị trí phát huy tối đa năng lực. Cụ thể, người lãnh đạo giỏi có đủ 10 phẩm chất sau:

2. Đáng tin, vững chãi, chứ không tùy tiện, thất thường. Nhân viên cần người lãnh đạo có thể dẫn dắt công ty trên còn đường đã xác định, đạt những mục tiêu rõ ràng. Tuyệt đối không làm “nản lòng chiến sĩ” bằng những hành vi lập lờ và quyết định thất thường.

3. Thực tế chứ đừng ảo tưởng. Luôn nắm bắt khuynh hướng hiện thời, chứ đừng suy nghĩ mông lung xa rời thực tế.

4. Dẹp bi lụy để sống lạc quan. Người lãnh đạo tài ba biết rõ những khó khăn, thử thách mà công ty đang gặp phải, quyết định dựa trên việc cân nhắc lợi ích lâu dài cho công ty, chứ không phải lợi nhuận trước mắt.

5. Tự ý thức cá nhân. Phải biết rõ sức mạnh và đam mê của bản thân. Đồng thời, cũng cần biết điểm yếu, điểm mù của mình. Nhân bất thập tồn. Chỉ cần chăm chỉ, nỗ lực tìm cách khắc phục, hạn chế khuyết điểm.

6. Điều hành bằng mục tiêu và niềm đam mê, chứ khơng phải bằng quyền lực. Người lãnh đạo kích thích nhân viên hăng say lao động bằng cách làm chọ mọi người cĩ chung niềm đam mê, thấy hứng thú cống hiến.

7. Tập họp chứ khơng chia cắt. Tập trung quan điểm, nhận định, ý kiến của đông đảo nhiều người. Chia rẽ, cục bộ không bao giờ đem đến kết quả tốt.

8. Đừng tự nâng bản thân, mà phải quan tâm đến mọi người. Đặt lợi ích và nhu cầu của mình sau người khác. Tạo môi trường làm việc tốt nhất, để nhân viên phát huy tài năng. Đưa ra quyết định dựa trên việc cân nhắc lợi ích lâu dài cho công ty, chứ không phải lợi nhuận trước mắt.

9. Tôn trọng nhân viên. Tất cả nhân viên ở mọi nhiệm vụ đều cần được đối xử công bằng, tôn trọng.

10. Bồi dưỡng thế hệ lãnh đạo nối tiếp. Phải nhìn ra tiềm năng lãnh đạo của những nhân viên dưới quyền. Chấp nhận sự thật rằng tương lai của công ty lệ thuộc vào thế hệ sau.
Tự chấm và làm bảng thăm dò đánh giá của nhân viên. Trên 8,5 là đạt chuẩn người lãnh đạo được tập thể tin yêu. Nếu không đủ điểm thì năm mới 2010 là mốc để bạn thay đổi cách quản lý, nhằm thu hút nhân tài, đem lại lợi ích cho công ty.



Theo Kiemtien.com Tổng hợp ngày 13/04/2016​
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top