Lượt xem của khách bị giới hạn

[Type sách] [Truyện Hoàn] Hãy Cố Lên Con - Hải Âu dịch

[Type sách] [Truyện Hoàn] Hãy Cố Lên Con - Hải Âu dịch
Tham gia
22/5/22
Bài viết
51
Điểm cảm xúc
74
Điểm
18
14. BÀI LUẬN VĂN CỦA TOMMY
Tấm áo khoác màu xám của Tommy còn treo nơi móc áo, ủ rũ như cậu bé mới rời khỏi phòng học. Ba mẹ cậu bé mới ly thân với nhau, và hôm nay tôi đã mời cả hai đến họp cùng giờ nhưng không để họ biết là tôi mời họ đến cùng giờ.

Đang là một học sinh xuất sắc, con một sống trong tình thương cha mẹ, cậu bé đã bị sốc vì sự chia tay của hai người, ảnh hưởng, đến chuyện học càng ngày càng xuống dốc.

Ba mẹ cậu bé đến, họ ngỡ ngàng rthìn nhau và lộ vẻ không vui khi bất chợt đụng đầu nhau. Tôi nghĩ lời nói có lẽ sẽ vô ích vì sẽ không thấm vào họ. Tôi lặng lẽ đưa họ bài luận văn của Tommy. Đó là một tờ giấy loang lổ những giọt nước mắt. Bà mẹ lặng lẽ đọc rồi đưa sang ông bố. Mắt cả hai nhòa lệ. Sau đó ông bố cẩn thận gấp tờ giấy cất vào ví và đưa tay ra nắm tay vợ. Hay quá! Họ đã nghĩ lại nhờ vào tờ giấy kỳ diệu thể hiện tấm lòng của con họ. Trên tờ giấy loang lổ nước mắt ấy là những dòng chữ lập đi lập lại:

Ba thân yêu... Mẹ thân yêu... Con yêu cả hai người.

Jane Lindstrom
 
Tham gia
22/5/22
Bài viết
51
Điểm cảm xúc
74
Điểm
18
15. QUÀ TẶNG
Niềm vui ở trong tất cả, hãy tìm cách rút nó ra.
Voltaire
Tại sao một vị giám đốc nghiêm chỉnh lại có thể đi làm việc với một con khủng long màu xanh bằng nhựa gắn trên ve áo nhỉ?

Truyện đầu tiên kể lại một hôm người cha đang vội ra xe đi làm thì đứa con trai nhỏ hớn hở chạy đến khoe:

- Con có món quà đẹp lắm tặng ba này.

Hơi bực mình vì đang vội nhưng ông bố cũng làm bộ thích thú hỏi con:

- Gì vậy con?

Cậu bé hồ hởi xòe ra món bảo vật, trong mắt một đứa trẻ lên năm:

- Con tìm mãi mới Ta để tặng ba đó!

Cậu hãnh diện đưa ra chiếc xe nhựa màu trắng, hẳn là đo chính cậu bé lắp ráp.

- Ba cầm lấy đi ba. Của ba đó!

Trong lúc vội vã ông bố đã không kịp đặt mình vào tâm trạng đứa con nhỏ mà chỉ sợ trễ giờ làm:

- Để lát ba về đã con nhé. Bây giờ ba phải vội đi làm.

Nét mặt cậu bé xịu xuống rồi cậu lặng lẽ quay lưng bỏ đi. Trên xe, ông bố thấy hối hận và định bụng khi về nhà sẽ vỗ về con.

Về tới nhà ông hỏi con:

- Đâu, quà của ba đâu con trai?

Cậu bé tỉnh rụi trả lời:

- Con nghĩ ba không thích nó nên tặng bạn Adam rồi.

Adam là cậu bạn nhỏ nhà ở cuối phố. Và hẳn là cậu ấy hồ hởi vui mừng đón nhận món quà hơn ông bố nhiều lắm. Quyết định của cậu bé làm ông bố buồn nhưng ông cũng nhận ra là mình đáng bị vậy vì đã tỏ ra vô tình khi con tặng quà.

Đến lễ Noel, cả nhà háo hức sửa soạn quà tặng nhau, Nhất là mấy đứa trẻ. Đặc biệt là cậu con trai út. Cậu bé nhất định giấu kín không cho bố biết quà đó là gì, nhưng không ngày nào cậu không đánh đố bố.

Đến sáng Noel cậu bé là người đánh thúc bố dậy sớm nhất. Cậu nằng nặc đòi bố mở quà cậu tặng trước tiên. Ông bố háo hức nhiệt tình mở ra. Đây quả là món quà tuyệt vời. Sở dĩ như vậy vì lần này ông không nhìn nó với cảm xúc một ngời lớn ba mươi lăm tuổi mà với cảm xúc một đứa con trai lên năm.

Món quà là một con khủng long bằng nhựa màu xanh để gắn lên ve áo. Nó có hình khủng long Vua và nhất là - cậu bé nhấn mạnh, nó có vuốt đó ba, nên đeo không lo bị rớt đâu.

Và thế đấy, một lần nữa câu chuyện lại được lập lại. Tôi sẽ không thể nào quên được ánh mắt long lanh đầy hy vọng và thương yêu chân thật mà chỉ có tấm lòng trẻ thơ mới trọn vẹn đến thế. Hẳn là con tôi đã phải làng sục nhiều nơi mới tìm ra món quà quý giá trong khả năng của một cậu bé lên năm để tặng cha mình, gửi vào đấy tất cả lòng thương yêu của mình.

Thế là tôi đã đáp lại bằng hành động mà một đứa trẻ lên năm luôn hiểu được. Tôi hớn hở gắn nó vào ve áo và thành thật bảo: “Tuyệt cú mèo”. Và trong nhiều tuần sau đó con khủng long đã nằm trên ve áo tôi đến sở làm.

Thế đấy, ta vẫn dạy trẻ là của quý không vì giá trị đồng tiền mà vì tấm lòng, vậy hãy làm đúng như thế.

Món quà của con tôi chắc chỉ có một đôla nhưng đối với tôi nó là vàng khối mà không gì mua nổi.

Vì thế, nếu bạn có gặp một người lớn uy nghiêm mà lại đeo con khủng long bằng nhựa lên ve áo thì đừng mất công thương hại người ấy làm gì. Và nếu bạn có bảo nom ông ta thật ngố thì ông ta sẽ mỉm cười mà trả lời:

- Có thể là thế nhưng tôi có một bé trai lên năm, và theo cháu tôi là tuyệt nhất, chỉ đứng sau có món bơ đậu phông, thì bạn sẽ hiểu là có lấy hết cả ngân khố nước Mỹ ra đổi tôi cũng không nhận đổi.

Thế đó, bạn đã hiểu tại sao tôi lại đeo một con khủng long nhựa xanh trên ve áo rồi chứ?

Dan Schaeffer
 
Tham gia
22/5/22
Bài viết
51
Điểm cảm xúc
74
Điểm
18
16. THƯA CÔ, CÔ CÓ GIÀU KHÔNG?

Trang bị quý giá của con gười là khiêm tốn và giản dị
F. Enghen
Chúng tôi đứng tụ nơi cửa nhà tôi - hai đứa trẻ trong quần áo khính của người lớn, rách rưới. Ngoài trời đang đổ mưa.

- Thưa cô, cô có giấy báo cũ không?

Đang bận tôi định bảo là không có. Nhưng chợt nhìn xuống những đôi chân bé nhỏ sũng nước tôi nhẹ nhàng bảo:

- Vào đây đi các cháu. Cô mời các cháu uông ca cao nóng,

Tôi dọn cho chúng ca cao nóng và bánh phết bơ. Rồi tiếp tục dọn nhà, sự yêng ắng làm tôi ghé mắt xem bọn trẻ đang làm gì.

Đứa bé gái có lẽ là chị, đang săm soi cái tách.

Đứa bé trai hỏi tôi:

- Thưa cô... cô có giàu không?

Tôi nhìn vải bọc ghế bị sờn:

Giàu hả? Không đâu, cô mà giàu gì?

Bé gái cẩn thận đặt tách xuống dĩa giọng thèm thuồng, (không phải thèm ăn).

Tách của của cô hợp với dĩa quái!

Rồi hai đứa trẻ xin phép đi, tay ôm tập báo che gió. Chúng quên không cám ơn tôi. Nhưng chúng chẳng cần cám ơn bởi vì chúng đã cho tôi nhận thức là: Vâng, tôi giàu thật vì trên đầu tôi có mái nhà, trong nồi tôi có thức ăn, chồng tôi có công việc làm ổn định - những thứ đó cũng phù hợp với nhau như tách với dĩa vậy.

Tôi dọn dẹp nhưng vẫn để yên những vết chân ướt của bọn trẻ để lại. Tôi muốn thế. Tôi muốn chúng nhắc tôi nhớ tôi giàu biết chừng nào.

Marion Doolan
 
Tham gia
22/5/22
Bài viết
51
Điểm cảm xúc
74
Điểm
18
17. TRUYỆN KỂ TỪ MỘT BÉ TRAI

Tôi rèn luyện tâm hồn hơn là trang trí nó.
Montaigne
Ngày nọ không lâu trước khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai chấm dứt, Reimund - một cậu bé trai 11 tuổi - thấy hai chiếc dù trắng bật ra từ chiếc máy bay bị bắn rơi. Người dân xúm lại và dân quân đã bắt được hai người nhảy dù ấy. Họ là những người lính Anh còn rất trẻ. Dân chúng rất giận dữ vì những đợt ném bom của quân đội đồng minh nên xông tới định đánh bọn họ. Dân quân quá ít so với số đông dân chúng, nên khó bảo vệ được hai người tù binh.

Reimund nhìn họ. Họ rất trẻ khoảng 18-20 tuổi. Cậu bé thấy tội nghiệp cho họ - những chàng trai rất trẻ có vẻ sợ hãi ấy.

Vì muốn cản dân chúng, Reimund tiến lên đứng trước họ. Vì không muốn làm cậu bé bị vạ lây, dân chúng bèn dừng lại. Cậu bé van nài.

- hãy tha cho họ. Họ chỉ là những người nghe lệnh trên. Hãy nhìn các anh ấy cũng trẻ nhự con các chú các bác. Nếu nhìn những anh lính Đức của mình cũng bị bắn rơi bên nước địch thì sao? Lỡ người dân ở đấy cũng tức giận như các chú các bác thì sao? Xin đừng làm hại họ. Hãy để họ được đối xử đúng là tù binh.

Đám đông chợt nhận ra và bắt đầu tản đi.

Elaine McDonald
 
Tham gia
22/5/22
Bài viết
51
Điểm cảm xúc
74
Điểm
18
18. LÁ THƯ CUỐI CÙNG
Tất cả kho tàng trên trái đất không thể nào so sánh nổi hạnh phúc gia đình.
---Caldéron---
Núi đồi Canada rất hiểm nghèo. Cánh lái xe thường dễ mất mạng. Một hôm một người lái xe tải đã mất mạng do xe bị lạc trong bão tuyết. Trong túi anh người ta tìm được lá thư anh để lại cho vợ anh.

Vợ yêu quý của anh,

Đây là một bức thư không một người đàn ông nào muốn viết cả, nhưng anh vẫn còn may mắn là sống đủ thì giờ để viết nó, để nói với em lời mà bao lâu nay anh vẫn quên không nói với em: Anh yêu em, em yêu quý.

Em vẫn thường trêu anh yêu xe hơn yêu em bởi vì thời gian ở bên nó nhiều hơn ở bên em.

Anh quả có quý đống sắt này - nó đã rất tốt với anh. Nó sát cánh với anh trèo đèu lội suối. Anh luôn tin vào nó vì nó chưa bao giờ bỏ rơi anh.

Nhưng em biết không anh yêu em cùng những lý do đó. Em cũng sát cánh bên anh qua mọi khó khăn.

Em còn nhớ chiếc xe tải đầu tiên của mình không? Nó tã đến mức mình đặt tên là “con bò già" và chỉ kiếm đủ ăn cho mình. Vì vậy em đã phải khó nhọc đi làm, tằn tiện để có tiền trả tiền nhà và những khoản chỉ tiêu khác, phụ giúp anh vì mỗi xu anh kiếm được đều phải để sửa xe.

Anh nhớ là anh vẫn thường than thở về cái xe rệu rã đó, nhưng anh không hề nhớ em có lời nào than thở sau một ngày làm mệt nhọc, vậy mà về đến nhà còn bị anh hỏi tiền để chuẩn bị cho chuyến xe đi sắp tới. Cho là em có phần nàn đi nữa thì chắc anh cũng chẳng để ý nghe. Anh đã ích kỷ chỉ nghĩ những vấn để của mình mà chẳng hề quan tâm đến những vấn đề của em.

Bây giờ anh nghĩ đến những gì em đã phải tằn tiện vì anh: Quần áo, ngày nghỉ, tiệc vui, bạn bè. Em chưa bao giờ than vãn, vậy mà anh chưa hề nhớ ra để cám ơn em đã luôn là em, người vợ hiền của anh.

Khi ngồi chung với đám bạn anh chỉ biết nói về xe pháo, về lương lậu. Anh nghĩ anh đã quên em là người bạn đường của anh cho dù em không ngồi trong xe cùng anh. Chính nhờ vào sự hy sinh của em và sự quyết tâm của cả hai chúng ta mà chúng ta mới sắm được cái xe tải mới.

Anh đã tự hào khi có nó đến mức như muốn nổ tung lên. Và anh cũng tự hào về em nữa nhưng anh chưa hề nói điều ấy. Anh nghĩ là đĩ nhiên em thấu hiểu anh, nhưng phải chi anh chỉ cần bỏ phân nữa thời gian anh lau chùi xe thì anh cũng đã có thể nói với em những lời ấy.

Trong tất cả những năm anh rong ruổi trên đường xa, anh biết là những lời cầu xin bình an của em dành cho anh luôn theo bên anh, nhưng lần này chúng đã không còn đủ bảo vệ anh nữa rồi.

Anh đang bị thương nặng. Anh đã đi chặng đường cuối đời mình rồi và anh muốn nói với em những lời lý ra trước đây anh đã phải nói với em nhiều lần. Những lời đã bị quên không nói ra vì anh mải mê chăm sóc chiếc xe và kiếm tiền.

Anh đang nghĩ về những bữa tiệc sinh nhật và xem hockey mà em đã phải đi dự một mình vì anh đang chạy xe trên đường xa.

Anh đang nghĩ đến những tối cô đơn em ngủ một mình mà tự hỏi anh đang ở đâu và đang làm gì. Anh đang nghĩ về tất cả những lần anh định điện về cho em yên tâm nhưng lại thôi. Giờ đây lòng anh rất bình yên khi nghĩ đến em và các con đang an toàn ở nhà, dù biết là cả nhà đang đợi anh.

Những bữa cơm tối với với đại gia đình mà em phải xin lỗi giùm sự vắng mặt của anh. Anh đang bận thay dầu nhớt; Anh đang bận xem xét lại các phận xe; Anh đang ngủ vì sáng sớm mai anh phải đi sớm. Anh luôn có lý do nhưng bây giờ anh nhận ra chúng chẳng mấy quan trọng, đến nỗi phải vắng mặt trong bữa cơm gia đình.

Khi hai đứa mình mới lấy nhau, em chẳng hề biết thay bóng đèn. Thế mà chỉ vài năm sau em đã biết sửa lò sưởi trong khi anh bận chất hàng ở nơi xa tít tắp - Florida.

Em đã trở thành một cô thợ máy giỏi luôn phụ tá anh sửa xe, và anh rất tự hào về em khi có lần em leo lên bồng lái, lái xe lùi ủi cả vào bụi hồng em trồng.

Anh luôn hãnh điện có em khi về nhà, có em vẫn thức chờ anh. Dù là hai giờ khuya hay hai giờ trưa thì em vẫn đẹp như ngôi sao điện ảnh. Em biết không, em đẹp lắm. Anh nghĩ là dạo sau này anh không mấy khen em như vậy, nhưng thật đấy, anh thấy em đẹp lắm.

Trong đời anh, anh đã làm nhiều điều sai, nhưng một điều anh đã làm đúng, luôn đúng, đó là lúc hỏi cưới em làm vợ. Em đã không bao giờ hiểu nổi cái gì khiến anh không bỏ nghề lái xe tải. Chính anh cũng không hiểu nổi nữa, nhưng đó là cách sống của anh và em đã dính với anh như vậy. Lúc lên voi xuống chó, em luôn ở bên anh. Anh yêu em, em yêu quý, và anh cũng rất yêu các con.

Thân thể anh đau nhừ nhưng tim anh còn đau hơn thế. Em sẽ không có mặt bên anh khi anh kết thúc chuyến đi trong đời này. Lần đầu tiên kể từ lúc mình có nhau, lần này anh thật sợ cô độc và điều đó làm anh hãi sợ. Anh cần em biết chừng nào, và anh biết đã quá muộn rồi.

Anh nghĩ thật là nực cười khi vào giờ phút này bên anh chỉ có mỗi chiếc xe tải. Cái xe tải khốn khiếp đã điều khiển cuộc sống hai đứa mình bao lâu nay. Cái khối sắt móp méo mà anh đã sống với nó trong bao năm tháng.Vậy mà nó không biết đáp lại tình yêu thương của anh. Chỉ có em là đáp lại.

Em đang ở hàng ngàn dặm xa nhưng anh cảm thấy em đang ở bên anh. Anh có thể mặt em, cảm nhận tình yêu của em và anh đang khiếp sợ phải chạy cuộc đua cuối cùng này một mình đơn lẻ.

Hãy nói với các con là anh rất yêu chúng và đừng để các con trai mình lái xe tải kiếm sống.

Em yêu, anh nghĩ là đã đến lúc rồi. Trời ơi! Anh yêu em xiết bao. Hãy tự chăm sóc và hãy luôn nhớ là anh yêu em hơn tất cả mọi thứ trên đời này. Anh lại vừa quên không nói với em: Anh yêu em.

Bill

Valerie Teshiima kể lại
 
Tham gia
22/5/22
Bài viết
51
Điểm cảm xúc
74
Điểm
18
19. TÌNH HẸN

Lý trí có thể mách bảo cho ta những điều phải tránh, nhưng chỉ có con tim nói cho ta biết điều phải làm.
--- Joubert---
Mặt của đồng hồ tròn ở ga xe lửa trung tâm chỉ 6 giờ kém 6 phút. Anh chàng trung úy trẻ tuổi cao lêu khêu vừa kịp tới ngước nhìn đồng hồ, đôi mắt trong khuôn mặt rám nắng nheo lại nhìn cho rõ. Tim anh đang đập thình thịch khiến anh bị sốc vì anh không còn làm chủ nó được nữa. Trong sáu phút nửa thôi anh sẽ được gặp người phụ nữ đã có một vị trí đặc biệt trong đời anh trong suốt 13 tháng vừa qua, người phụ nữ anh chưa hề gặp mặt, vậy mà vẫn viết những lời kiên trì giúp anh đứng vững.

Trung úy Blanford nhớ lại cái đêm đặc biệt, trong cuộc chiến hiểm nguy, bị bao vây bởi những chiếc thần phong (máy bay chiến đấu Nhật) anh đã thấy những nụ cười chế giễu của đám phi công địch ngồi trên đó.

Trong một lá thư viết trước ngày hôm đó anh đã tâm sự với người nữ không biết mặt là anh luôn cảm thấy nỗi lo sợ và chỉ ít ngày trước cái đêm hiểm nghèo ấy, anh đã nhận được thư trả lời từ người phụ nữ"

“Dĩ nhiên là anh phải sợ rồi... Mọi người đàn ông chân chính đều thế cả. Lần tới mà anh không tin vào chính bản thân mình thì hãy nhớ lời tôi đang cầu nguyện cho anh: Vâng, tôi đang đi trong thung lũng thần chết nhưng tôi không sợ ma quỷ vì đấng tạo hóa vẫn đang ở bên tôi."

Nhờ vậy mà đêm đó anh đã vững tln lèo lái máy bay chống trả máy bay địch. Tiếng nói tưởng của người phụ nữ luôn vang lên khích lệ anh giữ

sức mạnh và khéo léo.

Bây giờ anh sắp được nghe giọng nói đích thực của người phụ nữ. Còn bốn phút nữa là sáu giờ. Nét mặt anh càng căng thẳng.

Nhà ga nườm nượp người qua lại, đông đức như một nền tranh xám trên điểm màu. Một cô gái đi qua sát anh, trung úy Blanford giật mình. Cô gái cài hoa đỏ thắm chứ không phải đóa hồng e ấp như họ đã giao ước với nhau. Vả lại trông cô còn trẻ. Người phụ nữ tên Hollis Meynell viết thư bảo anh cô ta ba mươi. Anh đã viết thư trả lời: “Thì đã sao? Tôi đã ba mươi hai” nhưng thật ra anh mới hai mươi chín.

Anh nhớ lại lần ấy duyên số khiến anh tình cờ thấy trong chỗ sách gửi tặng trại huấn luyện ở Florida có cuốn “Kiếp người”(1) bên lề có những nhận xét rất tính tế và thông cảm về nhận vật nam trong truyện. Anh đã đọc tên người chủ cũ của cuốn sách: Hollis Meynell, rồi anh đã hỏi bưu điện để biết địa chỉ gửi thư đến cô và từ đó họ tiếp tục gửi thư cho nhau.

Trong suốt 13 tháng cô đã trung thành viết thư trả lời anh. Và hơn thế nữa, khi anh không viết thì cô vẫn tiếp tục viết. Và bây giờ anh tin là anh đã yêu cô, và cô cũng đã yêu anh.

Nhưng bất kể lời nằn nì của anh, cô vẫn không chịu gửi ảnh cho anh. Dĩ nhiên là không mấy vui. Nhưng cô đã giải thích: “Nếu như cảm tình anh dành cho tôi là trung thực thì tôi như thế nào không mấy quan trọng. Giả tỷ là tôi đẹp thì tôi sẽ bị ám ảnh là anh yêu tôi chỉ vì sắc đẹp bề ngoài và tôi rất ghét điều ấu. Giả tỷ nom tôi rất tầm thường (và anh nên tin là điều đó có lẽ đúng) thì tôi sẽ sợ là anh viết thư cho tôi vì anh đang cô đơn không có ai tâm sự. Vì vậy đừng hỏi tôi gửi ảnh cho anh. Khi nào anh về phép ở New York anh sẽ có dịp gặp tôi, và khi ấy anh có thể quyết định. Hãy nhớ là sau đó chúng ta có thể ngưng hay tiếp tục tiến tới... dù chọn thế nào...”

Chỉ có 1 phút nữa là 6 giờ - anh bồn chồn hút thuốc.

Thế rồi trái tim trung úy Branford bỗng náo nức đến nghẹt thở,

Một phụ nữ trẻ đang đi về phía anh. Dáng cô thật mảnh; mái tóc vàng của cô cuộn thành lọn bên vành tai thanh tú. Mắt cô xanh như hoa thủy trúc, môi và cằm cô chắc nịch nhưng dịu dàng. Trong tấm áo màu xanh lá cây non cô hiện thân của mùa xuân.

Anh bắt đầu tiến đến bên cô, quên cả chuyện cô chẳng hề cài bông hồng nào cả. Khi thấy anh tiến lại môi cô khẽ nhếch mỉm cười trêu chọc. Cô hỏi nhỏ anh:

- Anh có đi cùng đường với tôi không, anh lính?

Không kiềm chế được anh định đến sát bên cô, thì chợt anh thấy Hollis Meynell.

Bà ta đứng hầu như ngay sau lưng cô gái, một phụ nữ quá 40 tuổi, mái tóc muối tiêu gọn gàng dưới vành nón đã cũ. Bà béo mập, mắt cá chân to nằm trong đôi giày đế thấp. Nhưng bông hồng lại dắt nơi ve áo nhàu của bà.

Cô gái trong tà áo xanh rảo bước đi xa.

Blanford thấy như mình bị xẻ làm hai, anh thèm muốn được đi theo cô gái, nhưng anh cũng khao khát gặp người phụ nữ mà tinh thần đã đồng cảm và đồng hành với anh; Và người phụ nữ ấy đang đứng đấy. Khuôn mặt bà tuy béo phị nhưng lại dễ mến và biểu cảm, anh có thể nhận ra điều ấy. Mắt bà long lanh ấm áp và dịu dàng.

Truy úy Brafrod không chút do dự nữa. Tay anh nắm chặt quyển sách màu xanh dương sờn gáy, nhỏ bé mang tựa "Kiếp người”. Đây sẽ không phải là tình yêu, nhưng vẫn là một tình cảm quý giá, có thể hiếm có hơn tình yêu - một tình bạn mà anh đã từng và sẽ mãi trân trọng.

Anh thẳng vai chào và đưa quyển sách cho người phụ nữ nhận dạng. Tuy vậy trong anh vẫn còn đôi chút thất vọng vì không gặp người có thể yêu.

- Tôi là rung úy John Branford, và bà là - bà là Hollis Meynell. Tôi rất mừng là bà đã nhín thời gian đến gặp tôi. Tôi có thể... có thể mời bà ăn tối không?

Người phụ nữ nở một nụ cười dễ dãi:

- Con trai, tôi không biết chuyện này như thế nào.

Chính cô gái mặc áo xanh lá hồi nãy - cô gái mới đi qua cậu đó - đã nằn nì nhờ tôi đeo bông hồng này vào áo tôi. Rồi bảo tôi nếu cậu mời tôi ăn tối thì bảo với cậu là cô ấy đang chờ cậu trong tiệm ăn lớn phía bên kia đường kia kìa. Cô ấy bảo là muốn thử cậu gì gì đó. Tôi cũng có hai con trai đang tại ngũ nên đã nhận lời cô ấy chờ cậu.

Sumalith Ish - Kishor

-----------

(1) Of Human Bondage của Sommerset Maugham
 
Tham gia
22/5/22
Bài viết
51
Điểm cảm xúc
74
Điểm
18
20. MÌNH ĐI ĐI, BA!

Trở thành cha thì dễ, làm bổn phận người cha thật là khó
---Diderot---
"Nhóc này mới đến trung tâm coi sóc trẻ em của tôi có sáu tháng thôi sao?" Vậy mà tôi thấy dài bằng như sáu năm kể từ ngày nhóc Jay Brewer lần đầu tiên bước qua cửa trung tâm tôi phụ trách. Ngay

cả ngày hôm nay là ngày sinh nhật của nhóc thì nhóc vần quậy không kém ngày thường. Chỉ mới 10 giờ sáng mà nhóc đã cắn Sarah hai lần, đã đụng đổ bàn đổ chơi cái rầm, đá Cedtic, và hét ầm lên đủ to cho cả người ở múi giờ khác cũng phải nghe thấy. Và bây giờ thì nhóc đang tính đường chuồn qua cửa sau, miệng không ngừng la lên:

- Chào thầy! Chào thầy! Em không muốn là thầy vào ngày hôm nay! Em không muốn là thầy vào ngày hôm nay!

Và cứ thế nhóc không ngừng lập đi lập lại hai câu ấy, khiến tôi phải tự nhủ hẳn có vấn đề gì đây.

Ngày của tôi bắt đầu với đồng hồ báo thức reo lúc 4 giờ 45 sáng. Trong chín mươi phút kế tiếp, ngày nào cũng như ngày nấy, tôi quay cuồng làm vệ sinh cá nhân, mặc quần áo, chuẩn bị, và phụ Carol - vợ tôi. Cuối cùng thì cũng xong, tôi chào tạm biệt, tìm chìa khóa xe - cuối cùng thì cũng tìm ra - leo lên xe và lái đi làm.

Cho dù tôi có đến sớm tới mười lăm phút đi nữa thì trên lối vào trung tâm cũng có ba xe đợi sẵn, bên trong là phụ huynh học sinh và con họ. Một trong những nhóc luôn đến sớm ấy là Jay Brewer.

Tôi tự hỏi: Tại sao Jay Brewer luôn tới sớm đến vậy? Tại sao Jay luôn được đón trễ hơn các trẻ khác? Tại sao Jay không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ nghỉ học ngày nào cả. Có phải do trí tưởng tượng của tôi không, hay là đúng sự thật là Jay Brewer dường như lúc nào cũng có mặt ở trung tâm chăm sóc trẻ do tôi phụ trách!

Tôi xuống xe và đi vào trung tâm cùng với các phụ huynh học sinh và con của họ. Ba của Jay nhắc tôi hôm nay là ngày sinh nhật của nhóc và đưa tôi một hộp trong đựng bánh sinh nhật và một gói quà. Ông nói nhỏ với tôi là chiều nay ông không thể đến dự tiệc sinh nhật tôi tổ chức ở lớp mừng Jay. Tối nay ông bận cuộc họp nên sẽ cho cô thư ký đến đón Jay. Ông hỏi tôi có tiện không khi nhờ tôi mở gói quà thay cho ông trong bữa tiệc. Trước khi tôi kịp trả lời thì ông đã vội chào rồi quay đi ra cửa.

Thế là vào lúc này, nhiều giờ sau những phút nói chuyện đó - đúng ra là độc thoại của ba Jay - thì tôi đang đứng đây, dựa cửa nhìn và nghe Jay không ngừng hét lên:

- Chào thầy! Em không muốn là thầy ngày hôm nay! Chào thầy! Em không muốn là thầy ngày hôm nay!

Sau khi hồi tưởng lại chuyện sáng hôm nay tôi đã cố dỗ Jay vào lớp. Nhóc nhìn tôi và hỏi:

- Ba em có đến dự tiệc sinh nhật chiều nay của em không?

Tôi đáp:

- Không, Jay à! Ba em không đến được, ông ấy bận, bận lắm!

Jay quay đi, chạy vài bước rồi bỗng đứng dừng lại, cả nét mặt lẫn toàn thân Jay là hiện thân của nỗi buồn. Chính vào lúc này lần đầu tiên tôi thật sự nhận thức được nỗi đau buồn của em. Vâng, tôi có biết là mẹ em đã mất khi sinh em ra. Vâng tôi cũng biết là ba em rất bận rộn với công việc. Và dĩ nhiên tôi cũng biết là Jay đã tạo ra bao nhiêu khó khăn cho tôi trong khi tôi chăm sóc em. Nhưng giờ đây tôi đã cảm nhận được một điều khác - đó là hình ảnh một đứa trẻ đang cần sự đồng tình khuyến khích, được tin cậy và thương yêu. Tôi quyết định gọi cho ba Jay. Tôi phải quyết tâm lắm mới làm như thế được bởi vì không dễ dàng gì mà xen vào chuyện riêng trong gia đình người khác.

Tim tôi hồi hộp trong khi đợi nối dây. Chỉ hai mươi giây mà tôi thấy dài như cả giờ. Rồi tôi nghe tiếng tôi nói:

- Chào ông Brewer. Tôi là Marty Appelbaum. Tôi không chắc lắm về việc ông nghĩ như thế nào về vai trò chỗ đứng của tôi trong mối quan hệ với

Ông, nhưng tôi phải nói với ông điều này: Con trai ông cần ông vào ngày hôm nay...

Và cứ thế tôi nói tiếp:

-... Tôi biết là ông bận công việc, bận họp hành, nhưng ông Brewer à, ông rất quan trọng trong cuộc sống con trai ông, vì thế bữa tiệc sinh nhật hôm nay sẽ không có ý nghĩa nếu như ông không có ở

Đây để cùng ăn mừng với con ông.

Đường dây vẫn im lặng không một tiếng trả lời. Tôi không biết phải nói thêm gì nữa. Vì vậy tôi cũng đành im. Tai tôi nghe ba Jay thở hổn hển. Cuối cùng thật nhẹ nhàng, ông ta trả lời tôi:

- Cám ơn thầy. Tôi sẽ có mặt trong bữa tiệc.

Rồi một tiếng click cúp máy.

Tôi đặt máy xuống và quyết định không nói gì với Jay cả. Nhưng tôi hy vọng em sẽ được bất ngờ và là một ngờ thật tuyệt vời!

Ngay khi ba Jay bước vào lớp, nhóc liền chạy lại và hai cha con ôm chặt lấy nhau. Những giọt lệ hạnh phúc vui mừng lấp lánh trong mắt hai cha con và cả trong mắt tôi nữa chứ!

Sau đó tất cả đã có một bữa tiệc rất vui. Jay bảo tôi:

- Đây là bữa tiệc sinh nhật vui nhất của em!

Cuối bữa tiệc Jay đi chào cám ơn các bạn. Ba Jay đến bên tôi và nói:

- Cám ơn thầy đã gọi điện cho tôi. Ngày hôm nay rất có ý nghĩa cho cả tôi lẫn Jay.

Giọng ông bỗng run lên vì xúc cảm:

- Tôi đã nhớ vợ tôi vô cùng. Chúng tôi đã cùng nghĩ ra nhiều hoạch định cho tương lai vậy mà... tôi chưa hề kịp nói với vợ tôi là tôi yêu bà ấy. Sau khi cúp máy điện thoại với thầy ngay hôm nay tôi mới nhận ra rằng bao lâu nay, sau khi nhà tôi ra đi, tôi đã quay lưng trốn chạy cuộc sống. Tôi rất cám ơn thầy đã gọi cho tôi và giúp tôi nhớ ra là con trai tôi cần đến tôi biết chừng nào.

Jay chào cám ơn các bạn rồi chạy đến bên ba em, mắt em nhìn ba đầy lòng tin yêu và bảo:

- Minh đi đi, ba!

Và thế là hai cha con đã đi, đi vào một cuộc sống mới!

Marty Abbelbaum
 
Tham gia
22/5/22
Bài viết
51
Điểm cảm xúc
74
Điểm
18
21. XA HƠN QUÁN THÂN HỮU

Nhận thấy mình cần phải làm tiệc nên Ruth Henricks chuyển đến San Diego giúp việc trong quán ăn của chị dâu mang tên «Quán Thân Hữu” (1)
Được công việc này bà như cá gặp nước vì Ruth rất thích tiếp xúc với người khác. Bà tự nhận là:

- Tôi là một người sống có ý nghữa. Tôi đã có một mái ấm và đã nuôi các con tôi nên người nhưng tôi vẫn chưa thấy thế là đủ mà vẫn luôn muốn làm việc, muốn có cảm giác thích thú do ý nghĩa “đây là một việc mà tôi có khả năng làm tốt“ đem lại.

Giúp việc mới chỉ là bước đầu. Sau đó Ruth hùn vốn với bà chị dâu mở thêm quán cà phê phụ với quán ăn. Khách hàng là những đàn ông còn độc thân. Đến năm 1981, Ruth nhận thấy một số rất đông các khách hàng lâm bệnh rồi chết. Kuth kể lại:

- Họ chết nhanh lắm. Lúc đó chưa ai biết rõ về AIDS nhưng bây giờ nghĩ lại tôi đoán là họ chết vì AIDS.

Sau khi bà chỉ dâu rút về nghỉ dưỡng lão Ruth đã mua lại quán ăn.Trong số những khách hàng trung thành có một chàng trai trẻ dễ thương, tên là Scott, ngày nào Scott cũng đến quán dùng bữa. Scott rất đẹp trai với chiều cao 1m 8, mái tóc vàng và đôi mắt xanh thân thiện. Anh ta kể với Ruth là anh ta bị bệnh AIDS. Dù thức ăn ở quán rất ngon và bổ dưỡng Scott vẫn dần dần xuống sức. Và sức khỏe càng xuống thì Scott tâm sự với Ruth nhiều hơn. Mỗi ngày anh kể cho bà nghe một ít về những gì đang xảy ra với anh.

Scott rất cảm kích về cách anh được đối đãi ở quán Thân Hữu. Mỗi ngày anh cố lê bước đến quán và bảo:

- Mỗi khi bước vào quán tôi đều được mọi người đón tiếp vui vẻ. Cho dù nom tôi có tệ đến cỡ nào đi nữa thì mọi người vẫn vỗ vai tôi và hỏi thăm - hôm nay bạn có khỏe không? Tôi rất cảm ơn bà và cảm ơn những món ăn nấu ngon như ở nhà nấu vậy đó.

Rồi cũng đến ngày Scott thừa nhận mình không còn sức để tự đi mua đồ và tự nấu ăn nữa. Anh bảo:

- Tôi nhờ vào bà mới có ăn đó. Bữa nào bà thấy tôi không đến quán thì bà biết bữa đó tôi không có cái ăn đó.

Rồi đến một ngày Scott không đến quán. Qua ngày sau cũng không. Ruth bắt đầu lo lắng. Những lời nói trước đây vẫn văng vẳng bên tai bà. Lúc ấy bà mới nhớ ra bà đã quên không hỏi họ của anh là gì, địa chỉ anh ở đâu. Nổi lo lắng về sự biệt tăm của Scott làm Ruth khổ sở hết mấy ngày, cuối cùng bà đành kể cho khách hàng quen và bạn bè của mình nghe.

Trong số những khách hàng của bà có một bác sĩ làm việc ở trung tâm y khoa gần quán. Ông ta đề nghị Ruth làm một bản thông báo dán cạnh quầy thu ngân nhận đem cơm đến nhà cho những ai bị AIDS có nhu cầu. Việc này đã đáp ứng cho một số người mà trước đến nay chưa ai quan tâm. Thế là Ruth, vị bác sĩ, và các cổ động viên đã chóng vánh họp trong phòng ăn của quán để ký hợp đồng thành lập “Dịch vụ cung cấp đặc biệt ở San Diego”.

Từ đó ngoài việc quản lý điều động quán Thân Hữu, Ruth còn vận động các “đội” của mình - gồm gần hai trăm đội viên tình nguyện - một trăm người chuyên lái xe và một trăm người chuyên chế biến, đóng gói và giao tận nhà những món ăn cho một trăm bảy mươi lăm người bị AIDS. Tổ chức “Dịch vụ cung cấp đặc biệt” là một tổ chức hoàn toàn tự nguyện.

Thông qua dây hợp tác tinh thần với Scott, Ruth đã tiếp xúc với hàng ngàn người, bà tự hào kể:

- Tôi rất ngạc nhiên về tâm lòng của mỗi tình nguyện viên. Tất cả chúng tôi đều nhận thấy mình có một khả năng nào đó. Mặc dù chúng tôi không làm được hết tất cả nhưng có một điều mà chúng tôi chắc chắn làm được: đem bữa ăn đến cho người bị liệt giường vì AIDS. Hắn Scott đang từ trên trời ngó xuống chúng tôi. Anh ta đã đến với tôi chỉ như một khách lạ nhưng anh ta đã làm thay đổi cuộc sống của tôi. Anh ta đã làm tôi nhìn xa hơn quán ăn gia đình nhỏ bé của chúng tôi.

Ruth Henricks đã tìm ra điều mà bà có thể làm tốt cho những người khác.

Charlene Balridge

---------------

1. Nguyên tác “The Huddle”
 
Tham gia
22/5/22
Bài viết
51
Điểm cảm xúc
74
Điểm
18
22. TRÁI TIM MẬT NGỌT

Làm tâm hồn mất mong ước, chẳng khác gì làm trái đất mất bầu khí quyển.
---Victor Hugo---
Tôi đang học năm thứ hai ngành điều dưỡng ở bệnh viện nhi thì yêu Jimmy. Jimmy có đôi mắt tím như nền trời lúc trăng tròn, những lọn tóc vàng cháy rực phủ xuống đôi má hồng y như các thiên thần vẽ trong tranh. Nhưng Jimmy lại có tiếng rên của một trẻ mồ côi, đơn độc và sợ hãi.

Jimmy phải nằm cách cách ly vì bị viêm phổi và sởi. Phần lớn thời gian bé phải thở lồng oxy. Khi nào bé không ngủ thì bé luôn khóc đòi được ra khỏi lồng. Nhưng bé luôn ngừng khóc khi thấy tôi vì bé biết sẽ được tôi vỗ về, ru với những bài ca. Phần lớn trong mười lăm tháng tuổi của ]immy thì viện cô nhi đã là nhà của bé. Tôi biết là viện cô nhị rất có tâm huyết chăm sóc tốt cho trẻ cô nhi nhưng không một tổ chức cơ quan nào có thể thay thế lòng thương yêu của một người mẹ. Trong khi hát ru Jimmy tôi không ngừng tưởng tượng:

- Jimmy cô hứa với con ngay khi cô học xong cô sẽ tìm cách trở thành mẹ của con. Con sẽ là thiên thần bé nhỏ của cô.

Theo luật muốn nuôi con nuôi phải có chồng nên tôi đã nghĩ đến việc kết hôn với một người mà cũng sẽ yêu Jimmy như tôi vậy:

Cửa phòng bỗng mở và tiếng bà điều dưỡng trưởng rít lên:

- Cô White! Cô đã xong việc chưa? Đã vô hồ sơ hết chưa?

- Dạ xong rồi, thưa bà Stickleby.

- Vậy gần tới giờ ra trực rôi đó. Cô hãy bỏ bé đó xuống. Hãy đi thăm các bệnh nhân khác rồi ra giúp cô Nelson. Hôm nay cô ấy có thêm bệnh nhân đó.

Cửa phòng đóng lại trước khi tôi kịp đáp trả: Suzie Nelson không có thêm bệnh nhân. Chính tôi mới là người có thêm. Suzie được giao chăm sóc Jimmy nhưng tôi đã nhận thay bởi vì tôi muốn được ở thêm với Jimmy bù cho ba ngày sắp tới tôi được nghỉ phép.

Thế là tôi nán lại, mát xa đôi chân khẳng khiu của bé, chơi ú tim với mền của bé khiến bé khúc khích cười lẫn với tiếng thở khò khè. Bé đã đáp ứng khá hơn, chịu chơi đùa hơn và tay nắm chặt hơn. Tình trạng bé đang tốt dần lên.

Cửa phòng lại có tiếng gõ. Lại bà Stickleby nhắc nhở.

Tôi vội đưa lại Jimmy con gấu bông của bé và vuốt lưng bé lần cuối. Khi mí mắt bé bắt đầu khép lại trên đôi mắt tím hoa pensée thì tôi úp lồng Oxy lên, hôn gió tạm biệt bé.

Ở phòng trực bà Stickleby trừng mắt khi thấy tôi ký vào hồ sơ theo đõi sức khỏe Jimmy.

Trong ba ngày nghỉ, tôi luôn nghĩ đến Jimmy. Tôi mua những đồ chơi mới thay thế những đồ chơi cũ của Jimmy do các học sinh tặng, những đồ chơi cũ ấy sẽ bị đốt bỏ khi Jimmy xuất viện về viện cô nhi để tránh lây nhiễm cho các trẻ khác ở viện cô nhi.

Hết phép tôi vội đi làm lại, trên đường tới phòng làm việc tôi ngó qua cửa sổ phòng Jimmy nhưng... nơi bé hoàn toàn dọn sạch trống trơn.

Tôi hỏi người bạn trực đêm:

- ]immy được chuyển sang phòng nào vậy?

Câu trả lời thật bình thản:

- Chị chưa hay sao, bé mất tối thứ bảy vừa rồi.

Tôi ngồi sụp xuống. Người bạn đồng nghiệp cố an úi:

- Mọi người làm hết cách rồi, Joy ạ.

Nước mắt tôi cứ trào ra. Bỗng có tiếng bà Stickleby:

- Cô White! Cô mau lau nước mắt đi. Bệnh nhân đang chờ được chăm sóc đấy!

Như nước vỡ bờ, bao cảm xúc tôi dành cho Jimmy trào ra với người đàn bà lạnh lùng vô cảm này:

- Sao bà có thể vô tình đến vậy. Chẳng những mạng sống bé nhỏ của Jimmy đã bị cắt mà trong những giây phút cuối bé đã không có tấm lòng người mẹ bên cạnh. Bà lúc nào cũng làm chỉ "làm việc đi, coi mọi việc như bình thường”. Không, tôi không coi mọi việc như bình thường được. Tôi có trái tim. Tôi quan tâm đến Jimmy/

Nhưng bà Stickleby đã đến bên tôi nhẹ nhàng bảo tôi với giọng dịu dàng khác hắn mọi ngày:

- Em phải hiểu trong ngành điều dưỡng của chúng ta, chúng ta gặp rất nhiều Jimny. Các bé sẽ làm vỡ trái tim mật ngọt của chúng ta nếu chúng ta không giữ vững. Chúng ta không chỉ lo cho một Jimmy mà rất nhiều Jimmy nên chúng ta phải cố chống lại sự mềm yếu cho một cá nhân mà phải chăm sóc đều cho mọi bệnh nhân. Tình cảm dành riêng cho một bé có thể phá hủy chúng ta và như vậy làm hỏng khả năng làm một điều đưỡng giỏi, khiến chúng ta không còn chăm sóc các bé khác được. Em sẽ cảm thấy an ủi khi biết là Jimmy đã ra đi không đơn độc mà êm ả trong vòng tay của tôi.

Trong một khoảng khắc hai trái tìm mật ngọt, một già, một trẻ, đã ngồi với nhau.

Sau đó chúng tôi lại lấy lại nét mặt vui vẻ của cô điều dưỡng để tiếp tục yêu thương và chăm sóc những trẻ nhỏ Khác!

Joyce Mueller
 
Tham gia
22/5/22
Bài viết
51
Điểm cảm xúc
74
Điểm
18
23. NGÀY ĐẦU TIÊN ĐI HỌC

Một kẻ dạy học trò mà không khơi lên cho nó sự ham muốn học hỏi thì chỉ đập búa trên sắt nguội mà thôi.
---Horace Manu---
Tôi không hề quen biết ông bố đứng ngay trước tôi vào sáng hôm ấy. Nhưng tôi để ý thấy cả hai chúng tôi đi thẳng lưng hơn, vẻ tự hào hơn khi có con gái mình nắm tay bên cạnh. Tuy tự hào nhưng lòng chúng tôi lại lo lắng, bởi vì buổi sáng hôm ấy là ngày đầu tiên con gái chúng tôi đi học. Ít nhất chúng tôi sẽ giao phó con chúng tôi cho trường học trong một khoảng thời gian. Khi bước vào sân trường anh ta nhìn tôi. Mắt chúng tôi chỉ chạm nhau trong chưa đầy một phút nhưng thế cũng đủ để cho tình thương yêu con, niềm hy vọng về tương lại của con, mối quan tâm cho sự sung sướng thoải mái của các con dâng tràn lên trong mắt hai chúng tôi.

Cô đã ra đón chúng tôi ở ngay cửa lớp. Cô đã tự giới thiệu rồi sau đó đưa hai con chúng tôi vào chỗ ngồi. Sau khi hôn tạm biệt con, hai chúng tôi bước ra khỏi cửa lớp. Trên đường ra lấy Xem ở bãi đậu để đi làm hai chúng tôi đã không hề nói với nhau lời nào vì còn mãi nghĩ về cô.

Có rất nhiều điều chúng tôi - những phụ huynh học sinh - muốn chia sẻ với cô, thưa cố giáo. Quá nhiều điều mà chúng tôi chưa kịp nói với cô giáo vào sáng hôm ấy vì vậy mà tôi đang ngồi viết lá thư này đây gửi cô.

Tôi mong là cô đã để ý đến cái áo cháu Beth mặc vào ngày đầu tiên đi học. Nom cháu thật xinh đẹp trong bộ áo ấy. Cô có thể cho đó chẳng qua là một sự đánh giá chủ quan của một ông bố, nhưng thật sự cháu Beth đã nghĩ là mình rất đẹp trong bộ áo ấy, và đó mới là điều đáng quan tâm phải không cô? Cô có biết là chúng tôi và cháu đã phải mất cả một tuần đi làng khắp các siêu thị để tìm ra tấm áo xứng đáng cho ngày đầu tiên đến trường? Cháu Beth sẽ không dám khoe với cô (vì mới là ngày đầu nên cháu còn chưa quen) nhưng tôi tin chắc là cháu sẽ rất vui nếu cô biết là cháu đã chọn chiếc áo ấy vì nó xòe tung rất đẹp khi cháu thử nó trước tấm gương ở cửa hàng bán quần áo. Ngay lúc mặc thử là cháu đã thấy nó đúng là tấm áo cháu cần cho ngày đặc biệt. Tôi mong là cô để ý đến chiếc áo của cháu. Chỉ cần một lời khen của cô sẽ làm tấm áo tăng giá trị hơn nữa.

Đôi giày Beth đi cũng nói lên rất nhiều về cháu và gia đình cháu. Hay chí ít chúng cũng đáng để cô để ý tới trong một ít phút. Vâng, chúng màu xanh dương và có quai. Chúng bền chắc, không chạy thời trang, cô biết đấy trẻ bây giờ hay thích đi những đôi giày dép bằng nhựa đủ màu. Nhưng có điều hẳn là cô không biết chúng tôi và cháu đã phải tranh luận biết chừng nào để cháu chấp nhận không chọn những đôi giày thời trang mà không bền ấy. Beth chỉ sợ các bạn ở lớp sẽ trêu chọc khi thấy cháu đi đôi giày có quai y như trẻ mẫu giáo. Nhưng cuối cùng cháu đã chịu thử đi đôi giày xanh dương có quai ấy và vẻ tươi cười, cháu đồng ý với chúng tôi là cháu vẫn luôn thích đi giày có quai ấy - nó bền chắc và luôn tạo sự tin cậy trong cháu. Cháu sẽ rất vui nếu cô khen đôi giày có quai ấy. Cháu là con đầu lòng của chúng tôi và luôn luôn muốn chiều theo ý người khác cho người đó được vui.

Tôi mong rằng cô đã nhanh chóng nhận ra ngày đầu tiên cháu ít nói chẳng qua vì nhút nhát chứ thật một khi đã quen và tin cậy cô thì cháu sẽ nói như khướu đó thôi. Và dĩ nhiên tôi mong rằng cô không tưởng lầm là cháu thiếu thông minh khi cháu rụt rè ít phát biểu trong ngày đầu tiên đến trường. Thật ra Beth sẽ đọc được bất kỳ quyển sách lớp một nào mà cô để trước mắt cháu. Cháu đã được học đọc theo cách mà chúng tôi nghĩ nên được học. Cháu đã học đọc những khi cuộn tròn trong lòng mẹ cháu hoặc tôi vào trước lúc ngủ trưa, ngủ tối hay bất kỳ lúc nào ngày. Vì vậy đối với Beth sách đồng nghĩa với hạnh phúc sống trong một gia đình đầm ấm. Tôi rất mong cô sẽ không làm hỏng lòng yêu thích đọc sách của Beth khi học tập trở thành một việc nặng nề đáng chán. Chúng tôi đã phải mất bao công sức để “nhập” vào cháu thú vui đọc sách và học tập.

Cô có biết là suốt mùa hè vừa qua Beth và các bạn cháu đã chơi trò giả bộ làm cô giáo và học trò để chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi học của các cháu. Tôi phải kể cho cô nghe về cái lớp học hè ấy. Với vai cô giáo, Beth cho tất cả các bạn phải viết mỗi ngày một bài về điều gì đó. Cháu luôn khuyến khích bạn nào than là không nghĩ ra được gì để viết. Cháu luôn giúp các bạn viết cho đúng chính tả. Có một hôm cháu lo lắng nói với tôi là cháu không biết viết từ “giảm thiểu” và vì vậy cháu lo lỡ cháu làm cô thất vọng. Bây giờ thì cháu đã biết viết đúng chính tả từ đó rồi. Cô biết chuyện rồi hẳn cô sẽ thử bảo cháu viết từ ấy để cháu được dịp khoe tài với cô. Suốt mùa hè trong vai cô giáo đã giúp cháu củng cố lòng tự tin và giọng nói ôn tồn của một nhà sự phạm. Tôi rất mong cô giúp cháu chuyển thế giới ảo mộng ấy thành hiện thực.

Tôi biết là những ngày đầu thầy cô rất bận rộn với những công việc của một giáo viên đứng lớp nên chúng tôi sẽ cố viết thật ngắn. Nhưng còn một điều nữa tôi phải kể với cô, đó là tối hôm trước ngày đầu tiên Beth đi học, chúng tôi đã chuẩn bị bữa ăn trưa của Beth ở trường rồi bỏ vào hộp để cháu mang đi. Chúng tôi và cháu đã chuẩn bị và xếp vào balo của cháu đầy đủ các dụng học tập. Hai cha con đã đọc một chuyện trước khi đi ngủ, rồi tôi và đèn, hôn cháu chúc cháu ngủ ngon. Khi tôi sắp sửa bước ra khỏi phòng thì cháu gọi tôi và hỏi tôi có biết là ông trời viết thư gửi đến tâm trí mọi người không. Tôi trả lời cháu là tôi chưa nghe thấy điều đó bao giờ cả. Tôi hỏi vậy cháu có nhận được lá thư nào chưa. Cháu đáp là có. Tâm trí cháu đã nhận lá thư ông trời gởi tớ bảo là ngày đầu tiên đi học sẽ là một trong những ngày đẹp nhất trong đời cháu. Tôi cố nén xúc động và lòng cầu nguyện sẽ đứng là như vậy.

Và cũng khuya hôm đó tôi đã đọc thấy lá thư Beth viết sẵn cho tôi tự lúc nào: “Co thật may mắn đã có bố là bố của con."

Vậy đó, thưa cô giáo lớp một của cháu Beth, tôi cũng hy vọng là rồi cô cũng thấy là cô đã rất may có một học trò như cháu Beth nhà tôi. Chúng tôi trông chờ điều đó, bất kỳ một phụ huynh nào gửi gắm con em mình và những mơ ước của mình cho cô vào ngày đầu tiên đi học ấy cũng đều trông mong ở cô điều đó. Chúng tôi mong rằng khi cô nắm tay dìu dắt con em chúng tôi thì cô cũng sẽ đứng thẳng lưng hơn, tự hào hơn. Là một nhà sư phạm có nghĩa là mang một trọng trọng trách thật tuyệt vời.

Dick Abrahamson
 
Top