Lượt xem của khách bị giới hạn

[Sưu tầm] Kỹ năng sống cần thiết bạn cần biết

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
[Sưu tầm] Kỹ năng sống cần thiết bạn cần biết

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
1. Mười Kỹ năng Sống cần thiết cho khối học sinh Trung học


10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS.

Trẻ em ngày nay được ví von như gà công nghiệp vì thiếu những kỹ năng sống cần thiết như cách giao tiếp ứng xử, hợp tác và chia sẻ, tự tin trước đám đông,... Vậy làm thế nào để giúp con rèn luyện những kỹ năng ấy? Các bố mẹ có thể tham khảo bài sau:

Học kỹ năng sống cần được rèn luyện từng ngày từng giờ !

Những kỹ năng cần thiết để giao tiếp tốt:

Trẻ em không chỉ cần người lớn cho ăn ngon, mặc đẹp. Trong quá trình phát triển và hình thành nhân cách của trẻ, việc được quan tâm, bồi dưỡng về mặt tinh thần đôi khi quan trọng hơn nhiều so với vật chất. Ngay cả khi bạn có thể thuê cho con mình những gia sư, giáo viên tốt nhất, thì việc có bố mẹ quan tâm, chia sẻ, định hướng là không thể thiếu đối với sự trưởng thành của trẻ. Việc định hướng này sẽ quyết định 60-70% sự thành công và tính cách của trẻ sau này.

Học sinh THCS (12-16 tuổi) là lứa tuổi có nhiều thay đổi mạnh mẽ về thể chất, sức khỏe và tâm sinh lý. Tuổi dậy thì các em dễ thay đổi tình cảm, hành vi, chóng vui chóng buồn. Dưới đây là những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh trung học cơ sở.

19657231_1705236116439279_4950981883682805654_n.jpg


10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS
1- Kỹ năng tự phục vụ bản thân
2- Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời
3- Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả
4- Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc
5- Kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân
6- Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
7- Kỹ năng hợp tác và chia sẻ
8- Kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông
9- Kỹ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống
10- Kỹ năng đánh giá người khác.

Mâu thuẫn giữa ý muốn thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ, muốn khẳng định mình trong gia đình lẫn ngoài xã hội với ý thức “các em vẫn còn là trẻ con” trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, thầy cô đã nảy sinh những xung đột mà các em chưa được trang bị kỹ năng cần thiết để ứng phó và giải quyết. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phạm pháp ở thanh thiếu niên, đặc biệt ở độ tuổi THCS, ngày càng gia tăng đến mức độ đáng báo động trong xã hội.

KỸ NĂNG SỐNG CẦN TRANG BỊ CHO LỨA TUỔI THIẾU NIÊN LÀ NHỮNG KỸ NĂNG NÀO?

19679133_1705236853105872_32061199538260462_o.jpg


Thật bất ngờ khi có sự khác biệt giữa danh mục chọn lựa các kỹ năng sống giữa học sinh và các chuyên gia cùng các thầy cô đang giảng dạy tại bậc THCS. Tuy nhiên, sự khác biệt này là do sự sắp xếp mức độ quan trọng của các kỹ năng theo thứ tự ưu tiên. Kết hợp 10 nhóm kỹ năng sống cần thiết cho học sinh THCS (do các nhà nghiên cứu, quản lý, giáo viên thiết lập) và kết quả khảo sát những kỹ năng được học sinh cho là cần thiết với các em, đề tài tập trung nghiên cứu bốn nhóm kỹ năng mềm thiết yếu dành cho học sinh:

(1) Nhóm kỹ năng tự nhận thức bản thân (tổ chức trò chơi Tôi là ai trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm).
(2) Nhóm kỹ năng giao tiếp ứng xử (cách giao tiếp trong môi trường học đường, với bố mẹ, người lớn tuổi).
(3) Kỹ năng hợp tác và chia sẻ (bài tập kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết xung đột trong học đường).
(4) Nhóm kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và chưa hợp lý (phân biệt hành vi dũng cảm và liều mạng, hành vi yêu thương và lạm dụng tình dục...).

Hầu hết đề tài nghiên cứu trước đây đều có chung nhận định: học sinh thời nay năng động, tự tin, mạnh dạn bày tỏ chính kiến của mình và thường có mức yêu cầu cao đối với bản thân. Kết quả nghiên cứu cho thấy các em bước đầu hình thành những quan niệm cơ bản về kỹ năng sống, phần đông nhận thức được kỹ năng sống là hành vi con người thể hiện khi ứng phó với những tình huống diễn ra trong cuộc sống, dựa trên những phẩm chất tâm lý và kinh nghiệm cá nhân.

Bên cạnh đó, các em cũng nhận định được nguyên nhân chính dẫn đến việc thiếu kỹ năng sống là do chưa có sự hòa hợp trong giao tiếp giữa các em với cha mẹ, thầy cô. Đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi lối sống, quan niệm sống từ bạn bè cùng lớp, cùng trường và từ các phương tiện thông tin đại chúng (mạng Internet, báo chí, diễn đàn...).

Tuy nhiên, chỉ mới dừng ở việc nhận thức, đa số học sinh vẫn chưa tiếp cận được những biện pháp rèn luyện để hình thành kỹ năng sống. Điều này cần sự nỗ lực từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và chính bản thân học sinh.

Rèn luyện kỹ năng sống cho con bằng cách nào?

Như đã nói ở trên, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là một quá trình lâu dài cần sự hợp tác giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, ngay từ khi trẻ còn nhỏ, các bậc cha mẹ cỏ thể định hướng cho con những kỹ năng sống cần thiết qua phương pháp của người Nhật sau đây.

1. Không áp đặt trẻ
Việc áp đặt trẻ là một phương pháp dạy con không khoa học chút nào. Bạn cứ thử nghĩ xem, khi có ai áp đặt lên bạn một điều gì đó, cũng giống như ép buộc bạn làm việc gì đó thì bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, và nếu phải làm thì cũng làm cho qua và chống đối.
Hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên. Nếu bé học những môn mà bé yêu thích thì hãy đầu tư để giúp bé có thể thể hiện khả năng và những thế mạnh của mình. Bạn không thể ép buộc trẻ làm những việc mà bạn thích, như thế sẽ hoàn toàn làm kìm hãm sự phát triển trí tuệ của bé.

2. Tự lập
Những bà mẹ người Nhật rất chú trọng vào việc dạy dỗ con cái của mình. Tự lập là một trong những kỹ năng sống không thể thiếu. Dạy trẻ tự lập theo độ tuổi rất được cha mẹ Nhật chú trọng rèn cho con. Đầu tiên là thói quen ngủ sớm dậy sớm, thói quen ăn uống tốt. 1 tuổi rưỡi khi bé bắt đầu muốn tự xúc sẽ để bé tập xúc, khi ăn không xem tivi, không đi rong. Cho đến 3 tuổi sẽ tự biết làm những việc liên quan đến vệ sinh cá nhân, thay đồ, biết dọn dẹp đồ mình bày ra.
Cũng từ tầm 3 tuổi sẽ tích cực dạy trẻ giúp việc nhà phù hợp với khả năng. Bởi vì thông qua từng việc nhỏ ấy sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin, tinh thần tự chủ và yêu lao động, suy nghĩ tích cực, đồng thời trẻ sẽ học hỏi cho mình cách giải quyết vấn đề. Chính việc cho trẻ tự làm việc nhà, tôn trọng mong muốn của trẻ chính là cơ hội tuyệt vời rèn luyện kỹ năng sống tích cực cho trẻ.

3. Cho bé trải nghiệm và làm quen với môi trường bên ngoài ngay khi còn nhỏ
Ở Việt Nam, chúng ta thường có thói quen, khi một đứa trẻ sinh ra, thì sau ít nhất 3 tháng, thậm chí còn lâu hơn mới được bế ra ngoài, nhưng phải bum kín người sợ ánh nắng mặt trời chiếu vào vì kiêng kỵ nhiều thứ. Có lẽ nhiều người Việt Nam sẽ thắc mắc khi biết rằng, ở Nhật trẻ mới 2 tháng tuổi đã được bế đi dạo để cảm nhận khí trời buổi sớm, hay trẻ tầm 3-4 tháng trở đi mà cha mẹ cứ để bé đầu trần, được mẹ địu dưới cái nóng bức, dưới cái rét mùa đông, dưới cái mưa nhẹ mà chẳng cần mũ.
Người Nhật làm thế chỉ đơn giản vì muốn cho trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trường thiên nhiên ngay từ nhỏ giống như một cách giúp tăng sức đề kháng. Họ sẽ không ngại nếu con mình bị ốm, vì như thế sẽ cho bé làm quen và thích ứng với môi trường khắc nghiệt bên ngoài. Nhưng kết quả họ nhận được lại rất đáng ngạc nhiên đó là những đứa trẻ Nhật đều rất khỏe mạnh, rắn rỏi, rất ít ốm và luôn thích hoạt động ngoài trời.
Khi trẻ lớn dần lên chút nữa là cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, quan sát thiên nhiên để học hỏi. Để dạy trẻ biết trân trọng sự sống họ cho trẻ tập trồng hoa, trồng cây, nuôi thú hay hường xuyên dẫn đi các vùng ngoại ô để làm quen với động vật. Những dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ họ cho trẻ đi câu cá, nghịch ở sông, bắt ve bắt bướm.

4. Cho tập luyện thể thao từ nhỏ
Nếu sang Nhật bạn sẽ nhìn thấy những trung tâm giáo dục thể chất cho trẻ em từ độ tuổi rất nhỏ. Tầm khoảng 6, 7 tháng là trẻ có thể bắt đầu đi tập gym để nâng cao sức khỏe, để làm quen với các bạn khác cùng trang lứa. Điều này rất tốt khi bố mẹ muốn nâng cao kỹ năng mềm cho bé ngay từ nhỏ vì khi được tiếp xúc với xã hội bên ngoài từ nhỏ, được nói chuyện với người lạ, lớn lên bé sẽ tự tin hơn.

5. Coi trọng giáo dục đạo đức trong gia đình
Văn hóa kính trên nhường dưới là kỹ năng sống rất phổ biến ở các nước châu Á kể cả ở Việt Nam. Nhưng ở Nhật họ đánh giá con người rất cao qua những hành vi đạo đức từ những hành động rất nhỏ. Chính vì thế, trong gia đình bố mẹ Nhật coi trọng giá trị đạo đức của các thành viên trong gia đình đặc biệt là khi giáo dục cho con trẻ. Vì khi trong gia đình, bé ngoan ngoãn lễ phép thì trong mối quan hệ với mọi người bên ngoài xã hội bé sẽ cũng làm như thế.

6. Lắng nghe và trò chuyện cùng con
Không có chuyện mẹ bảo con phải nghe ở Nhật vì họ học cách kiên nhẫn lắng nghe những suy nghĩ, những mong muốn nguyện vọng của con em mình. Sau đó bố mẹ sẽ giảng dạy nói cho bé những điều bé còn băn khoăn và chờ đến lúc bé phản kháng. Đây là một kỹ năng sống quan trọng nhất mà người Nhật dùng nó để giao tiếp cùng con. Không chặn họng khi con đang nói, không gạt phăng đi phản đối hay quát mắng khi con vừa mới nói ra ý kiến của mình. Thay vào đó hãy học cách kiềm chế bằng cách im lặng trong 6 giây đầu tiên để kìm nén cơn giận, sau đó mở rộng cách nhìn nhận để thừa nhận mong muốn và chủ kiến của con trước khi đưa ra ý kiến phản đối hoặc lời khuyên của mình cho con.
Với cách giải quyết như thế đã giúp xua tan đi xung đột không đáng có giữa cha mẹ và con cái. Những người Nhật học được từ gia đình mình cách ứng xử như này nên ra ngoài xã hội họ cũng đối xử với nhau nhẹ nhàng như vậy, tạo nên nét ứng xử tinh tế của riêng họ.

Kết luận:

Khi nhà trường chỉ chú trọng dạy văn hoá mà không quan tâm nhiều đến việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trẻ dù học giỏi nhưng thụ động, không dám giao tiếp trước đám đông còn nguy hiểm hơn cả việc học dốt. Để không rơi vào tình trạng đó, các bậc phụ huynh cần chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cho con mình ngay từ bây giờ bằng các phương pháp như trên hoặc có thể cho con tham gia các khóa học kỹ năng sống tại các trung tâm uy tín. Đầu tư vào kỹ năng sống cho con là sự đầu tư khôn ngoan và chúng tôi tin giá trị nhận về sẽ xứng đáng với công sức bạn bỏ ra.


19620397_1705237319772492_7806885484378302297_o.jpg

(Nguồn: Kenhtuyensinh.vn)
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
2. 10 kỹ năng sống cần thiết mà bạn không được dạy
Học cách nói "không", chấp nhận lời từ chối, biết cách từ bỏ, lắng nghe lời trái tim... là những kỹ năng sống quan trọng nhưng hầu hết chúng ta không để ý tới.

Dưới đây là 10 kỹ năng sống có thể bạn không được dạy nhưng hoàn toàn cần thiết để có cuộc sống thành công và hạnh phúc, theo Life Hack.

1. Nói “không”
Hầu hết chúng ra được dạy cách đáp ứng nhu cầu của người khác chứ không phải sở thích cá nhân. Thế nhưng, khi những yêu cầu nằm ngoài khả năng, bạn có thể nói lời từ chối. Điều đó hoàn toàn bình thường. Thế nhưng, điều quan trọng là bạn cần nói “không” một cách nhẹ nhàng, tế nhị để bản thân không cảm thấy day dứt và không làm mất lòng người đối diện.

2. Chấp nhận lời từ chối
Khi còn thơ bé, bất cứ ai cũng phải sống phụ thuộc vào người lớn. Đó là lý do chúng ta có xu hướng thích nghe theo những lời đồng tình và không hài lòng hoặc buồn bã với những lời từ chối từ phía người khác. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng, cảm giác sợ bị từ chối, hay sợ thất bại sẽ ngăn cản bạn thực hiện những ước mơ lớn lao. Bởi vậy, ngay từ bây giờ, bạn cần học cách chấp nhận lời từ chối. Đó chính là chìa khóa của hạnh phúc.


10 ky nang song can thiet ma ban khong duoc day hinh anh 1
Bạn nên học cách chấp nhận lời từ chối.

3. Biết mình muốn gì
Trong quá trình học tập, nhiều người trong chúng ta trở thành chuyên gia nắm bắt và ưu tiên những mong muốn của người khác để nhận được sự đánh giá cao. Đây không phải là một thói quen dẫn tới thành công trọn vẹn. Học cách xác định đam mê của bản thân và có can đảm để tôn vinh nó là kỹ năng sống mà hầu hết chúng ta không được dạy nhưng nó thực sự cần thiết nếu bạn muốn tiến tới thành công.

4. Lắng nghe lời trái tim
Một kỹ năng phổ biến mà chúng ta được học là nghe theo sự chỉ bảo của bố mẹ và thầy cô. Thế nhưng, bên cạnh đó, sự chỉ dẫn của lý trí và cảm xúc từ trái tim cũng rất quan trọng. Học cách lắng nghe tiếng nói từ nội tâm sẽ giúp bạn hiểu rõ bản thân và trở nên hạnh phúc hơn.

5. Ưu tiên niềm đam mê
Tại nhiều quốc gia, người trẻ được dạy rằng, cần ưu tiên công việc lên hàng đầu và sau này, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. Thế nhưng, căng thẳng và đau khổ thường là kết quả của cách tiếp cận cuộc sống này. Thay vì thế, bạn nên ưu tiên theo đuổi niềm đam mê và những điều khiến bạn hạnh phúc. Đó là con đường thông minh hơn để đến với thành công thực sự.


10 ky nang song can thiet ma ban khong duoc day hinh anh 2
Bạn nên ưu tiên theo đuổi niềm đam mê và những điều khiến bạn hạnh phúc.

6. Đặt bản thân lên hàng đầu
Xã hội của chúng ta thường phê phán thói ích kỷ và đề cao lòng vị tha, bác ái. Thế nhưng, chúng ta sẽ chẳng làm được điều gì có ích cho xã hội nếu không biết tự chăm sóc cho bản thân trước tiên. Chăm sóc tốt cho bản thân là kỹ năng sống cần thiết nhất, giúp bạn mạnh mẽ theo đuổi niềm đam mê trở thành công dân toàn cầu.

7. Học cách từ bỏ
Hầu hết chúng ta được dạy cần kiên trì với mục tiêu mà mình đã chọn, chăm chỉ và nỗ lực sẽ mang lại giá trị lớn lao. Thế nhưng, nhiều khi, sự nỗ lực và hy sinh chỉ mang lại kết quả không như mong đợi. Thay vì đau khổ và kiệt quệ, bạn nên học cách từ bỏ. Bởi, những người thông minh hiểu rằng, cố chấp theo đuổi hành trình không hạnh phúc sẽ không thể mang lại kết quả tốt đẹp.

8. Biết ơn những gì chúng ta đạt được ở hiện tại
Lớn hơn, nhanh hơn, tốt đẹp hơn,… là những cam kết mà chúng ta đặt ra trong quá trình theo đuổi hạnh phúc. Nhưng, nếu chúng ta không biết quý trọng thời điểm hiện tại và tận hưởng những gì cuộc sống ban tặng thì mọi cố gắng cũng sẽ không mang lại kết quả như ý. Một trong những kỹ năng sống đáng giá nhất mà chúng ta có thể làm chủ đó là biết ơn chính những gì ta đã đạt được.


10 ky nang song can thiet ma ban khong duoc day hinh anh 3
Không chỉ theo đuổi hạnh phúc trong tương lai, mỗi người cũng cần biết quý trọng những thành quả trong hiện tại.

9. Yêu cầu giúp đỡ
Tâm lý sợ bị từ chối và mong muốn sống độc lập thường khiến chúng ta ngại nhờ người khác giúp đỡ. Theo Jack Canfield, trong hành trình theo đuổi ước mơ, chúng ta cần học cách biến mình thành những “người đặt câu hỏi đẳng cấp thế giới” bởi không có điều tuyệt vời nào được tạo ra trong sự cô lập. Học cách yêu cầu người khác giúp đỡ chính là một chìa khóa thành công trong cuộc sống.

10. Học cách nhận
Thông thường, chúng ta được dạy cách trao tặng quà, đồ vật, lòng tốt cho ai đó bởi vì nền văn hóa của chúng ta đề cao hành vi "cho". Đó là lý do khiến hầu hết mọi người thiếu kỹ năng "nhận". Nhiều người thường bối rối, hoặc không thoải mái khi nhận một lời khen hoặc sự ban ơn từ người khác. Làm chủ kỹ năng "nhận" cũng là một điều quan trọng mà bạn không thể bỏ qua.


Nguồn: Zing.vn
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
3. 20 bí mật của người thật sự hạnh phúc
Cuộc sống sẽ thoải mái hơn khi bạn luôn cảm thấy vui vẻ, yêu đời. Bạn có biết làm thế nào để cảm thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống?

Trang Life Hack đã liệt ra 20 thói quen hạnh phúc giúp bạn sống trọn vẹn mỗi ngày.

1. Dành nhiều thời gian với những người hạnh phúc
Những người xung quanh có tác động rất lớn đến cuộc sống của bạn. Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bạn chơi với những người yêu đời, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Bởi khi ở bên những người vui vẻ và tràn đầy năng lượng, bạn sẽ chẳng có lý do gì để cảm thấy buồn chán.

2. Suy nghĩ tích cực
Những người hạnh phúc luôn suy nghĩ tích cực về mọi khía cạnh của cuộc sống. Khi gặp khó khăn, hãy luôn nở nụ cười và gạt bỏ những ý nghĩ tiêu cực, bạn sẽ thấy ánh sáng phía cuối đường hầm.

3. Luôn nỗ lực để được hạnh phúc
Suy nghĩ tích cực rất quan trọng, tuy nhiên, bấy nhiêu chưa đủ để bạn cảm thấy hạnh phúc trọn vẹn. Suy nghĩ phải đi đôi với hành động, vì vậy, hãy luôn nỗ lực hết sức mình để đạt được những thứ mình mong muốn. Đừng quên một điều quan trọng là hãy cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện mục tiêu của mình.

4. Đứng dậy sau vấp ngã
Cuộc sống không phải chỉ có niềm vui nên bạn phải học cách vực dậy sau khi gặp khó khăn, thất bại. Chỉ có những người thực sự mạnh mẽ mới luôn giữ vững tinh thần để tận hưởng cuộc sống.

5. Phấn đấu để đạt những mục tiêu mình đặt ra
Bạn cảm thấy rất vui mừng khi đạt được một mục tiêu nào đó. Và để cảm thấy thực sự hạnh phúc, bạn cần phải đặt ra cho mình những mục tiêu nhỏ nhất và nỗ lực để đạt được chúng. Ví dụ, khi bạn cố gắng ăn uống một cách lành mạnh, việc uống một ly nước lọc thay vì một cốc cocacola cũng rất đáng để chúc mừng.

6. Trân trọng những điều nhỏ nhất
Những người hạnh phúc luôn coi trọng những gì nhỏ nhặt nhất của cuộc sống thường nhật như một ngày đẹp trời, những bông hoa trong công viên hay một tách trà. Hãy biết ơn và trân trọng mọi thứ xung quanh bạn vì hạnh phúc sẽ đến từ những gì nhỏ bé và bình dị nhất.


20 bi mat cua nguoi that su hanh phuc hinh anh 1
Hạnh phúc sẽ đến từ những gì bình dị nhất.
7. Cho đi và không cần nhận lại
Giúp đỡ mọi người sẽ đem lại cho bạn cảm giác phấn chấn và hài lòng hơn với cuộc sống. Người tích cực luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không mong chờ sự đền đáp.

8. Làm việc quên thời gian
Tập trung làm một việc nào đó quên cả thời gian có thể đem lại cho bạn cảm giác hạnh phúc thực sự. Hãy tìm cho mình một sở thích hay một công việc mà khiến bạn dành hết tâm trí để thực hiện.

9. Thích những câu chuyện đầy ý nghĩa
Người hạnh phúc thích nói về những điều sâu sắc trong cuộc sống. Nếu bạn muốn cảm thấy hạnh phúc hơn, hãy thử nói chuyện về những chủ đề bạn thấy thật sự tâm đắc thay vì nói về những điều nhỏ nhặt như thời tiết hôm nay thế nào.

10. Dành tiền mua quà cho những người thân yêu
Một trong những cảm giác hạnh phúc nhất là làm điều gì đó khiến người mình yêu quý vui vẻ và mỉm cười. Một bông hoa, một cuốn sách hay một vé đi xem phim là những món quà dù nhỏ nhưng có thể đem lại hạnh phúc cho cả người cho và người nhận. Người hạnh phúc không hề keo kiệt, họ thích dành những điều tốt đẹp cho người khác.

11. Biết lắng nghe
Tất cả chúng ta đều muốn chia sẻ và được lắng nghe. Tuy nhiên, những người hạnh phúc là những người thích lắng nghe người khác nói hơn là nói về bản thân mình. Khi lắng nghe một người tâm sự, bạn có thể hiểu về con người họ, cách họ suy nghĩ và những gì họ cảm nhận. Bạn cũng có thể học hỏi từ người đó nhiều kiến thức và trải nghiệm trong cuộc sống. Sự lắng nghe cũng là chìa khóa để duy trì các mối quan hệ gắn bó và lâu bền. Hãy học cách lắng nghe để cải thiện những mối quan hệ xung quanh.

12. Giữ liên lạc với mọi người
Người hạnh phúc thường muốn biết bạn bè của mình sống có tốt không nên họ luôn giữ liên lạc với mọi người. Nhắn tin, gọi điện thoại, gửi email là những cách liên lạc nhanh và đơn giản nhất; Tuy nhiên, viết một bức thư tay hay cố gắng tới thăm, gặp gỡ bạn bè là những cách khiến họ cảm thấy hạnh phúc nhất.

13. Yêu thích âm nhạc
Âm nhạc phản ánh tâm trạng và có ảnh hưởng không nhỏ đến người nghe. Người hạnh phúc thường thích nghe những bài nhạc vui nhộn và có ý nghĩa bởi điều đó khiến họ cảm thấy yêu đời hơn.

14. Ngắt kết nối
Con người không nên sống phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ. Vì thế, khi ngủ hay thư giãn nghỉ ngơi, hãy tắt điện thoại, máy tính xách tay và đặt chúng xa tầm với của bạn. Cơ thể bạn cần được thư giãn một cách tuyệt đối.

15. Sống có mục đích
Những người luôn cảm thấy hạnh phúc vì họ có mục đích sống của riêng mình. Họ dành thời gian để suy ngẫm về những điều sâu sắc, tự đặt ra những câu hỏi và tự tìm cho mình câu trả lời. Hãy tìm lẽ sống cho chính mình để không cảm thấy cuộc đời vô nghĩa.

16. Tập thể dục đều đặn
Khi bạn tập luyện thể dục thể thao, cơ thể sẽ giải phóng ra endorphins – loại chất có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm, lo âu, và tuyệt vọng.

17. Đi dạo mỗi ngày
Đây là một thói quen hằng ngày của những người luôn cảm thấy hạnh phúc. Đi dạo bộ giúp cơ thể xua tan cảm giác mệt mỏi, khiến não bộ hưng phấn và tinh thần sảng khoái.


20 bi mat cua nguoi that su hanh phuc hinh anh 2
Đi dạo hằng ngày giúp con người cảm thấy sảng khoái và hạnh phúc hơn.

18. Thức dậy từ từ
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra khi tỉnh dậy nên nằm yên trong vòng hai phút rồi mới ngồi dậy vệ sinh cá nhân và làm nhiều việc khác. Điều này rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng đến thể trạng cơ thể trong cả ngày dài.

19. Luôn nở nụ cười
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Khi bạn cười, não bộ sẽ giải phóng một lượng hóc môn có thể làm giảm đau đớn, tăng sức chịu đựng. Vì vậy, hãy cố gắng cười nhiều hơn để luôn cảm thấy hạnh phúc.

20. Tiến những bước dài
Độ dài của những bước chân có ảnh hưởng tới tâm trạng của bạn. Điều này nghe có vẻ lạ, nhưng bước những bước chân dài hơn có thể khiến bạn thấy hạnh phúc hơn trong cuộc sống.

Nguồn: Zing.vn
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
4. 30 điều bạn cần loại bỏ để hạnh phúc hơn
So sánh bản thân với người khác, hay phàn nàn, "anh hùng bàn phím"... là những thói quen xấu và suy nghĩ tiêu cực mà bạn cần loại bỏ ngay lập tức để có một năm 2016 hạnh phúc hơn.

Trong dịp năm mới, hầu hết mọi người chúc nhau thành công và hạnh phúc. Thế nhưng, không phải ai cũng tìm ra con đường cụ thể để biến những lời chúc đó thành sự thực.

Trang Life Hack, mới đây, liệt kê 30 thói quen xấu và những suy nghĩ tiêu cực mà bạn cần loại bỏ để có một năm mới tốt đẹp hơn.


30 dieu ban can loai bo de hanh phuc hon hinh anh 1
Loại bỏ thói quen xấu, xây dựng những suy nghĩ tích cực là chìa khóa để bạn hạnh phúc hơn trong năm 2016.

1. So sánh bản thân với người khác, đặc biệt là trên mạng xã hội. Bạn nên ngừng việc so sánh mình với người khác ngay lập tức, tập trung vào mục tiêu của bản thân và ghi nhớ rằng, mạng xã hội chỉ là “thế giới ảo”.

2. Nói về các chuyến du lịch hay lễ hội. Thay vì chỉ nói, bạn hãy hành động bằng cách tiết kiệm tiền và thực hiện chuyến đi đó trước khi một năm mới nữa lại đến.

3. Mua cà phê đắt tiền mỗi ngày. Bạn nên mua một chiếc bình thủy tinh và hình thành thói quen tự pha cà phê để tiết kiệm tiền.

4. Than phiền rằng, bạn không quen biết nhiều người. Thay vì phàn nàn, bạn nên tích cực tìm kiếm những người bạn mới bằng cách tham gia các câu lạc bộ hoặc giao lưu với đồng nghiệp nhiều hơn.

5. Liệt kê những điều mà bạn muốn thử. Nếu bạn muốn biết về yoga hay võ thuật, hãy tham gia ngay một lớp học. Mục tiêu sẽ mãi nằm trên giấy nếu bạn chỉ viết ra mà không hành động.


30 dieu ban can loai bo de hanh phuc hon hinh anh 2
Các mục tiêu sẽ chỉ nằm trên giấy nếu bạn không hành động.

6. Thường xuyên xem phim vào đêm khuya. Bạn có thể loại bỏ thói quen xấu này bằng cách cam kết không xem TV trong một đêm, hoặc thay bằng đọc sách, nấu ăn…

7. Xếp lịch kín mít. Thay vì gồng mình lên để thực hiện lịch làm việc, giao lưu bạn bè dày đặc, bạn có thể sắp xếp nó một cách khoa học hơn hoặc hoãn lại các kế hoạch không quá cần thiết. Bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, nhưng bạn có thể làm vừa lòng chính mình.

8. Dành toàn bộ thời gian rảnh rỗi vào mạng xã hội. Bạn không nên lãng phí toàn bộ thời gian thư giãn vào mạng xã hội. Tìm kiếm những sở thích mà bạn sẽ thực sự được hưởng thụ như nấu ăn, xe moto, … là lựa chọn thông minh hơn.

9. Chỉ nghe một loại nhạc. Bạn không nên bó hẹp không gian âm nhạc, hãy mở rộng tâm hồn bằng cách trải nghiệm những thể loại nhạc mới.

10. Phớt lờ mọi người trong cuộc sống bằng lý do bận rộn. Bạn hãy cải thiện các mối quan hệ trong năm mới bằng cách gọi điện về gia đình mỗi tuần một lần, hoặc luôn trả lời tin nhắn từ bạn bè.

11. Phàn nàn về những tin tức và chính trị. Thay vào đó, bạn có thể gọi cho những người có thẩm, tham dự các cuộc họp hội đồng và phản đối nếu bạn không hài lòng.

12. Ngụy biện cho việc lười tập thể dục. Một giải pháp dành cho những người lười là tập bài thể dục trong 10 phút ngay tại nhà.

13. Chi quá nhiều tiền để ăn bên ngoài. Bạn nên mua một cuốn sách nấu ăn, học tất cả các món bạn yêu thích và tận hưởng nó. Nếu cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể để thực phẩm thừa vào tủ lạnh.

14. Chối bỏ trách nhiệm với những sai lầm mà bạn gây ra. Bạn cần có trách nhiệm với tất cả những gì mình đã làm, bao gồm điều tốt đẹp và cả những lỗi lầm.

15. Nói về công việc trong mơ. Lập ra một kế hoạch 10 năm và cam kết hoàn thành nó sẽ tốt hơn việc bạn chỉ nói miệng.

16. Không chăm sóc sức khỏe tinh thần. Thay vì nghĩ tới những sự việc khiến bạn buồn phiền, hãy tìm tới một người bạn có thể chia sẻ cảm xúc và giảm áp lực cuộc sống.

17. Sử dụng mạng xã hội như phương tiện liên lạc duy nhất với bạn bè.

18. Mua quần áo rẻ tiền và chỉ mặc được một vài lần.
Bạn nên mua sắm quần áo với số lượng vừa đủ nhưng chất lượng tốt hơn và thời gian sử dụng lâu dài hơn.

19. Phán xét người khác, nhất là trên mạng xã hội. Vứt bỏ những ý nghĩ tiêu cực, tập trung hoàn thành mục tiêu của bản thân là chìa khóa để bạn chạm đến hạnh phúc trong cuộc sống.


30 dieu ban can loai bo de hanh phuc hon hinh anh 3
Bạn không nên phán xét người khác, nhất là trên mạng xã hội.

20. Thưởng thức các loại đồ uống quá quen thuộc. Bạn nên trải nghiệm những loại đồ uống mới cho tới khi tìm ra thức uống mà bạn thực sự yêu thích.

21. Gội đầu mỗi ngày. Gội đầu khoảng 2- 3 lần một tuần là vừa đủ để làm sạch và giữ cho mái tóc của bạn suôn mượt.

22. Không rửa bát đĩa. Bạn cần cố gắng rửa sạch bát đĩa trong vòng 24 giờ sau khi ăn. Điều này càng cần thiết nếu bạn sống cùng người khác.

23. Không thể hiện lòng biết ơn đối với người khác. Khen ngợi người đã giúp đỡ bạn mỗi ngày là cách bạn nhắc nhở mình về những điều tuyệt vời nhất mà họ đã làm cho bạn.

24. Tự hào về những khiếm khuyết của bản thân. Thay vì thừa nhận bản tính nóng nảy, bạn nên học cách kiềm chế để bình tĩnh giải quyết sự việc.

25. Ngoại giao trên bàn rượu.

26. Ăn đồ ăn nhẹ chứa đường và muối mỗi ngày.
Bạn chỉ nên làm điều này một tuần một lần.

27. Tự tin về những bức ảnh không đẹp. Lối suy nghĩ tiêu cực đó không thể khiến hình ảnh của bạn đẹp lên. Cách tốt nhất là bạn hãy học cách yêu tất cả hình ảnh của bản thân và ghi nhớ những khoảnh khắc khiến bạn hạnh phúc.

28. Sử dụng mạng xã hội như phương tiện giao tiếp duy nhất tại nơi làm việc

29. Cảm thấy day dứt khi mong muốn quá nhiều điều cho bản thân.
Bạn không nên duy trì cảm giác đó bởi bất cứ ai cũng xứng đáng được mưu cầu hạnh phúc.

30. Luôn chi tiền mỗi khi gặp bạn bè. Thay vì mời bạn bè dùng bữa hay vui chơi tại quán bar, nhà hàng, ... bạn có thể mời họ về nhà chơi.

Nguồn: Zing.vn
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
5. 9 cách cải thiện kỹ năng giao tiếp

Nói với giọng nhiệt tình, quyết đoán
Nói lí nhí là dấu hiệu của sự thiếu tự tin. Nếu là người nói chậm, bạn nên luyện tập cách nói to, nhanh và dứt khoát hơn. Hãy ngẩng cao đầu và nói một cách rõ ràng, khẳng khái.

Không nói vòng vo
Khi được hỏi, hãy trả lời thẳng thắn và trực tiếp. Bạn có thể dành vài giây suy nghĩ nhưng đừng trả lời một cách vòng vo, đi ra ngoài chủ đề cuộc đối thoại. Hãy nói một cách trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện sự tôn trọng thời gian của đối phương.

Tránh ậm ừ
Những từ dư thừa như “à, ừ” đã tố cáo sự lo lắng, hồi hộp hay không nắm rõ thông tin của bạn. Đặc biệt trong những buổi thuyết trình, sự ậm ừ sẽ khiến mọi người đánh giá thấp bạn. Vì vậy, bạn cần hạn chế tối đa thêm các từ đó trong cuộc nói chuyện của mình.

Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”
Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém lời nói. Theo Susan Constantine, một chuyên gia về ngôn ngữ cử chỉ, 90% giao tiếp của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy, khi giao tiếp hãy chú ý tới ngôn ngữ cử chỉ của bạn.

Đặc biệt, bạn nên tận dụng ngôn ngữ cử chỉ “phản chiếu”, tức là có hành động giống như người nói chuyện cùng mình. Chẳng hạn, trong cuộc phỏng vấn tìm việc, nếu nhà tuyển dụng hơi ngả người về phía trước, bạn cũng nên làm như vậy. Tất nhiên, bạn phải thực hiện một cách tế nhị, khéo léo, tránh để người phỏng vấn có cảm giác bạn đang trêu tức anh/cô ấy.

Hỏi lại những điều chưa rõ
Đây là cách bạn thể hiện sự tham gia và tập trung vào cuộc nói chuyện. Hơn nữa, hỏi lại những điều mình chưa rõ sẽ giúp bạn nhìn nhận và tương tác với người nói chuyện một cách chính xác, hiệu quả hơn.

Liên lạc qua ánh mắt
Ánh mắt có thể thể hiện sự tự tin, quả quyết và thấu hiểu. Người đối diện sẽ biết bạn có thoải mái, tự tin và nắm được vấn đề trong cuộc nói chuyện hay không thông qua ánh mắt của bạn.

Chứng tỏ khả năng giao tiếp qua văn viết
Bên cạnh nói, viết cũng là cách thức thể hiện phong cách giao tiếp của bạn bởi các công việc hiện nay đều đòi hỏi kỹ năng viết ở một mức độ nào đó, đơn giản nhất là qua email trao đổi nhiệm vụ hằng ngày. Vì vậy, bạn có thể chứng tỏ sự tiến bộ trong kỹ năng giao tiếp của mình qua các bài viết trên blog, mạng xã hội… Tất nhiên, nội dung của chúng phải liên quan tới lĩnh vực của bạn.

Nhớ tên người đối diện
Khi gặp đối tác, khách hàng hay sếp/đồng nghiệp mới, hãy nhanh chóng nhớ tên của họ và gọi một cách thân mật. Ví dụ, thay vì nói một cách chung chung “Rất vui được gặp anh”, hãy nêu tên cụ thể của người đó “Rất vui được gặp anh Minh”. Như vậy, bạn sẽ gây thiện cảm tốt hơn với người nói chuyện cùng.

Tạo sự thân mật
Những cuộc nói chuyện thành công là những cuộc nói chuyện mang lại cảm giác như một cuộc trao đổi thân tình chứ không phải như một cuộc thẩm vấn. Hãy thoải mái, thân thiện khi giao tiếp, tỏ ra cứng rắn khi cần thiết và không nên liên tục ngắt lời đối phương.

Tuổi Trẻ Online
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,654
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
6. Kỹ năng giao tiếp (2)

Giao tiếp hiệu quả không chỉ giúp hoàn thiện cá nhân, mà còn tốt cho xã hội, cho công ty bạn. Giao tiếp tốt làm cho mối quan hệ của bạn ngày càng bền vững và luôn mở rộng, đồng nghiệp yêu mến, thăng tiến cho công việc, khéo léo và ứng xử thông minh trước những cám dỗ cuộc sống bên ngoài xã hội.

Dưới đây là những gợi ý để giao tiếp hiệu quả giúp bạn hoàn thiện kỹ năng giao tiếp ứng xử của mình trong cuộc sống, công việc và xã hội một cách hiệu quả

Hiểu rõ quan điểm của chính bạn
Nếu bạn muốn nói chuyện thật thuyết phục, điều đầu tiên bạn phải biết là bạn đang nói về điều gì. Hiểu rõ quan điểm của bản thân, biết rõ điều cần nói bạn mới có thể có được một cuộc thương thuyết thành công theo ý muốn.

Hiểu nhau
Cần phải hiểu rõ người mà bạn đang nói chuyện, họ thích và không thích điều gì. Bạn không thể lấy lòng người khác khi không biết họ muốn nghe những gì. Một yếu tố cực kỳ quan trọng trong kỹ năng giao tiếp thông minh là nói những điều người khác muốn nghe.

Sử dụng tốt giọng điệu, và ngữ điệu
Dù là nói chuyện với những người lạ hay bạn bè, đối tác, những ngữ điệu của bạn cũng sẽ giúp bạn truyền tải những gì mà bạn muốn nói. Những ngữ điệu trong khi nói chuyện cũng sẽ giúp người nghe cảm thấy thoải mái và thú vị hơn khi lắng nghe những gì bạn nói. Ngoài ra, ngữ điệu cũng góp phần thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn.

Để ý đến ngôn ngữ cơ thể

giaotiep-thuyetphuc1.jpg


Con người có liên hệ với người khác bằng nhiều cách khác nhau và không nhất thiết phải luôn trực tiếp. Thông thường, bạn có thể biết điều người kia đang cố nói thông qua ngôn ngữ cơ thể. Vậy nên nếu bạn đang mắc lỗi với ai đó mà khi có cơ hội nói chuyện, bạn thấy họ đan chéo tay hay chân thì đó có thể là thời điểm tốt để bạn xin lỗi.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng nó lại là bản năng. Nếu đàn ông nhìn vào mắt bạn thì có vẻ họ đang thích bạn. Những cử chỉ động chạm đơn giản cũng là dấu hiệu khác cho biết bạn đang được họ quan tâm. Ví dụ, chạm nhẹ vào chân, cọ tay vào lưng hay tay bạn, vòng tay qua eo hay cù nhẹ.

Suy nghĩ gì hãy nói ra là kỹ năng giao tiếp hay
Ở những thời điểm khác, trừ phi bạn là người có khả năng đọc suy nghĩ của người khác, bạn cũng có thể bỏ qua những thông tin then chốt và khiến tình huống từ xấu thành tồi tệ. Nếu bạn nghĩ có một vấn đề nào đó ảnh hưởng tới mối quan hệ thì nên nói ra.

Đi vào chi tiết hơn
Trong một mối quan hệ, giao tiếp rõ ràng rất cần thiết để tiến hành mọi việc. Mối ràng buộc giữa hai bạn có thể nhanh chóng trở nên gay gắt, trừ phi bạn chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc nội tâm. Nếu không biết rõ cái gì đang khiến hai bạn khó chịu, cả hai rất dễ hiểu nhầm, thậm chí là oán giận lẫn nhau.

Đừng bao giờ giữ riêng vấn đề chung nào cho riêng mình, hãy cởi mở, chia sẻ cho dù có thể làm hai bạn cãi nhau một chút. Chỉ đến khi nào vấn đề được giải quyết, bạn mới vui vẻ và thoải mái. Và cũng không có cách nào xử lý trừ phi bạn cho người kia biết đó là vấn đề cần quan tâm. Đây là kỹ năng giao tiếp quạn trọng

Rành mạch, dễ hiểu

giao-tiep-thuyet-phuc1.jpg


Trên sách báo, nói chuyện cởi mở có vẻ là một ý thức chung. Thực tế, nó thường không dễ dàng để thể hiện điều bạn thực sự muốn nói. Tất cả những sự phức tạp, rắc rối có thể được đá bung từ một nỗi sợ hãi phản ứng xấu tới việc chọn sai thời điểm để nói ra. Bất kể trường hợp nào, bạn cũng cần vượt qua mọi trở ngại để đảm bảo hai bạn đều cùng một điểm xuất phát của vấn đề.

Đừng thao thao bất tuyệt
Bất kể khi bạn đang bàn bạc công việc, hay nói chuyện gì đó với những người xung quanh, đừng bao giờ nói thao thao mà chẳng để cho người khác có cơ hội chen vào. Hãy khuyến khích mọi người cùng đặt câu hỏi và bày tỏ quan điểm của mình. Có như vậy, cuộc nói chuyện của bạn mới thực sự đạt kết quả.

Ánh mắt nói lên tất cả
Nhìn thẳng một cách tự tin vào người mà bạn đang nói chuyện. Điều đó cho thấy bạn là con người ngay thẳng và đáng tin cậy. Cử chỉ này cũng là một biểu hiện tôn trọng người nghe và làm cho họ cảm thấy bạn đánh giá cao sự hiện diện của họ.

Trang phục phù hợp
Cách ăn mặc cũng góp phần quan trọng trong việc giao tiếp của bạn. Hãy đảm bảo là bạn luôn gọn gàng, lịch sự thì mới có thể tự tin đứng trước mặt mọi người trình bày vấn đề của bạn. Đứng thẳng, nói chuyện rõ ràng và tự nhiên cũng là những điểm nên chú ý khi nói chuyện với người khác.

Biết lắng nghe hiệu quả
Nếu bạn có thể liệt kê những vấn đề trong mối quan hệ đang làm bạn khó chịu thì hãy xé nó ngay lập tức. Hãy làm nó bốc hơi với những yêu cầu và bạn sẽ đẩy đối tác vào thế phòng thủ. Để khởi sự một cuộc nói chuyện tốt, hãy bắt đầu bằng một câu hỏi hay dù là bạn phải bắt đầu với một câu hỏi chung chung về mối quan hệ của hai bạn và chuẩn bị sẵn sàng để lắng nghe.

Tôn trọng những điểm khác nhau
Nếu bạn luôn tán đồng mọi thứ, thì đó sẽ là một mối quan hệ tẻ nhạt. Sự xung đột về ý kiến là một điều lành mạnh. Nó cho cho thấy bạn là một cá nhân độc lập, có khả năng hình thành niềm tin của riêng mình cũng như tranh luận về chúng. Mặc dù bạn không đồng ý với ai đó về những vấn đề chính trong cuộc sống thì sự tôn trọng lẫn nhau sẽ động viên bạn tìm được hướng giải quyết.

Tìm điểm chung của nhau
Thỏa hiệp là điều cốt yếu khi cần đàm phán cách thức giải quyết vấn đề trong bất cứ mối quan hệ nào. Một đôi tai biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của đối tác tình cảm sẽ giúp bạn giữ được cuộc nói chuyện với người ấy. Linh hoạt, mềm dẻo là yếu tố cần để giúp hai bạn tìm gặp nhau ở điểm giữa của lối đi tìm giải pháp.


Nguồn tổng hợp
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top