[Lịch sử] Nhất đẳng ấu đế - Mạnh Nguyễn
- Tham gia
- 9/7/20
- Bài viết
- 423
- Điểm cảm xúc
- 737
- Điểm
- 93
Tôi nhìn tên sứ giả từ từ bước ra khỏi điện Thiên An. Không kiềm chế được một cái thở phào nhẹ nhõm.
Nhà Tống đang có nhiều vấn đề khác cần lo hơn. Nhà Liêu và Tây Hạ đang quậy tưng bừng ở biên giới phía bắc, trong nước thì đang thực hiện tân pháp của Vương An Thạch[1]. Tôi còn đang lo hắn tới khiêu chiến. Đại Việt và nhà Tống sẽ có một trận đại chiến trên sông Như Nguyệt do Lý Thường Kiệt chỉ huy. Bây giờ ông đã ngoài năm mươi rồi, rất có thể cuộc chiến sẽ sớm diễn ra thôi. Nhưng may sao chưa phải bây giờ.
Tên sứ giả đó tới, mặt hầm hầm khiến nhiệt độ trong điện như tụt xuống. Lúc ánh mắt chúng tôi chạm nhau qua chiếc rèm, tôi như muốn nín thở và nắm chặt lấy tay mẹ tôi. Nhưng tên sứ giả đó chỉ chia buồn về việc của Thánh Tông, bàn về việc giá cả một số mặt hàng như trầm hương Chiêm Thành có tăng giá rồi đọc tờ chiếu và phong tôi làm Giao Chỉ Quận Vương.
Lúc đó tôi nghĩ “Mình đường đường là Hoàng đế, sao lão vua nhà Tống lại phong mình làm vương?” nhưng nhớ lại thì phụ hoàng tôi cũng nhận tước phong Nam Bình Vương và tất cả đều chỉ là nhận cho có, một chiến thuật ngoại giao mềm dẻo. Đồng thời, mẹ tôi đã chuẩn bị tất cả. Ngay bên dưới sàn, trước mặt tôi là một tờ giấy tổng hợp những lời tôi nên nói và cần nói khi sứ giả hỏi.
Trong năm ngày, tôi phải quần quật học nói tiếng Trung muốn líu cả lưỡi. Còn mẹ tôi cứ như có bằng I e lờ tê ét (Ielts) tiếng Trung, bà và tên sứ giả xì xà xì xồ còn tôi thì ngồi im bặt.
Nếu nhà Tống bận rộn với ngoại bang, thì Đại Việt cũng có vấn đề nội bộ.
Tôi có nói là trầm hương Chiêm Thành tăng giá chưa? Từ Chiêm Thành muốn tới Tống cần đi qua Nghệ An, chính xác là cái chỗ mà nhà họ Dương đóng cọc. Có vẻ chúng đã dựng lên hẳn mấy trạm thu phí trên đường đi buôn của thương nhân.
Sau khi diệt trừ đồng đảng trong vụ mưu hại tôi thì kiểm kê lại tình trạng ở Nghệ An và hủy bỏ một số chính sách hỗ trợ tăng cao quyền lực của họ Dương của Thượng Dương Thái hậu. Sau khi điều tra những kẻ có thư từ qua lại với họ Dương, tôi đã quyết định tha bổng cho họ. Tất nhiên là sau khi bàn luận kỹ lưỡng với mẹ. Mẹ tôi bây giờ đã chính thức được ngồi lên chiếc ghế nhiếp chính với danh hiệu Linh Nhân Hoàng thái hậu. Bà bảo rằng việc không truy cứu trách nhiệm liên đới sẽ khiến những kẻ ấy phục tôi từ trong tâm.
“Vương An Thạch là ai ạ?” Tôi hỏi mẹ tôi trong một buổi tối ngồi học.
“Y là một nhà thơ rất có tài.” Mẹ tôi đáp trong khi chỉ An Dân viết chữ. “Có thể sánh ngang với Tam Tô và Tăng Củng cũng nên.”
“Thế quan điểm chính trị của ông ấy là gì ạ?”
“Hửm?” Thái hậu nhướn mày nhìn tôi.
“Con không có ý trốn học đâu.” Tôi cố thanh minh. “Con chỉ là… muốn biết về những nhân vật kiệt xuất ở nước ngoài thôi. À… biết người biết ta, trăm trận trăm thắng mà.”
“Bệ hạ chăm học, là phúc của bách tính.” Mẹ tôi khẽ mỉm cười. “Y vốn là con của quan lại địa phương, từ nhỏ đã được cọ xát với đời sống nhân dân nên y có thể hiểu cho nỗi lòng của dân.”
“Thế còn những cải cách của ông ta?”
“Cải cách của y, bao gồm những lệ về quân sự như là biến dân thành lính, dạy võ cho dân… rồi dân bảo quản ngựa. Nếu làm ngựa chết thì phải đền.”
“Con thấy cũng ổn mà.” Tôi nhún vai. “Học võ có thể tăng cường sức khỏe, đồng thời cũng luyện được tác phong quân ngũ. Giống như thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc vậy. Khi cần sẽ có sẵn quân dự bị sẵn sàng chiến đấu.”
“Đúng vậy đấy.” Mẹ tôi gật đầu dù tôi nghĩ bà cũng không biết chính xác nghĩa vụ quân sự là gì. “Nhưng vấn đề của biến pháp này nằm ở tài chính. Đầu tiên, nhà nước cho dân vay tiền, đến mùa thu hoạch thì trả lại kèm theo lãi. Dân đinh mà không đi sưu dịch thì được nộp tiền cho nhà nước. Nhà nước sẽ lấy tiền ấy để thuê người đi sưu dịch. Và ông ta mở một trạm buôn bán của nhà nước, ở đó sẽ thu mua hàng của dân và cho thương nhân vay vốn có lãi suất.”
Bà ngừng lại một chút để tôi ghi chép và kiểm tra chữ viết của An Dân.
“Ở một mức độ nào đó, biến pháp này có thể giải quyết được vấn đề ngân khố nhà Tống đang trong tình trạng kiệt quệ vì chiến tranh với Liêu và Tây Hạ, nhưng đồng thời cũng có ảnh hưởng đến quý tộc nên không được ủng hộ nhiều cho lắm. Hay chính xác hơn là quý tộc đều phản đối ông ta.”
“Nhưng nó có lợi cho dân chúng mà đúng không?”
“Cũng không hẳn.” Thái hậu rót trà. “Bệ hạ biết đấy, ngân khố nhà Tống đang khá khó khăn, nên họ đang cố đưa ra một lãi suất khá cao để bù vào quốc khố trống rỗng của mình. Tuy nhiên, dân cày ruộng cơm còn không đủ mà ăn, sao có thể chịu được lãi suất của nhà nước.”
“Ồ…” Tôi thấy cái này khá giống với tình trạng vay nặng lãi với tính dụng đen ở thời hiện đại. “Thế nếu chúng ta áp dụng chúng vào Đại Việt thì sẽ thế nào ạ? Chúng ta hiện tại không có chiến tranh, quốc khố cũng dư dả, nếu ta áp dụng biến pháp này với mức lãi suất thấp thì có hiệu quả hay không?”
“Trong thời gian đầu thì có.” Mẹ tôi nhấp một ngụm nước. “Nhưng dần dần, giới quý tộc sẽ không bằng lòng đâu. Giới thương nhân cũng sẽ phản đối biến pháp này vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Đồng thời về lâu về dài cũng sẽ ảnh hướng đến dân chúng, không sớm thì muộn cũng sẽ gây ra bất bình, và có thể là khởi nghĩa, binh biến, nội chiến.”
“Con hiểu rồi.” Tôi gật gù.
“Ngoài ra, ông ta cũng có cho cải cách thi cử.” Mẹ tôi nói tiếp. “Dần dần bớt lệ thuộc vào kinh thư của Khổng Tử.”
“Nhưng như thế là tiến bộ đấy.” Tôi vội nói. “Thời của con, thi cử quan trọng là Toán Lý Hóa Sinh, ai còn học sách Khổng Tử nữa.”
“Vấn đề là triều đình nhà Tống hầu hết đều là những quan lại theo Nho học.” Mẹ tôi tỏ ra đã quen với mấy lời nói vớ vẩn của tôi. “Đùng một cái cải cách, đâu phải muốn là đổi ngay được. Phái cựu đảng của Tư Mã Quang đâu có dễ mà để yên. Họ không thể chỉ vì giải quyết vấn đề nhất thời mà từ bỏ những thứ đã ăn sâu vào tiềm thức cả nghìn năm được.”
“Thế tức là, biến pháp của Vương An Thạch có thể áp dụng trong thời gian ngắn khi đang rơi vào khủng hoảng, còn nước ta đang ổn định chính trị và kinh tế, với tầm nhìn chiến lược cho mười hay hai mươi năm tới thì khó mà duy trì, phải không?”
“Đúng là như thế đấy bệ hạ.” Bà khen tôi. “Nhưng “biết người” rồi, bệ hạ nên tiếp tục “biết ta” đi.”
“Dạ?” Tôi tròn mắt nhìn ông.
Bà liếc mắt vào quyển Đường Thư trên bàn.
“Con biết rồi.” Tôi lại cầm quyển sách lên và tiếp tục đọc. Nhưng được ba chữ tôi lại ngước lên. “Mẹ có nghĩ Đại Việt và Tống sẽ có chiến tranh không?”
“Bệ hạ, chuyện này ta không có gan đoán đâu.” Mẹ tôi làm nét mặt nghiêm trọng.
“Sắp có chiến tranh ạ?” An Dân hỏi.
“Không đâu,” Tôi xoa đầu đứa bé. “mà nếu có, thì trẫm cũng sẽ bảo vệ em.”
Chẳng cần Thái hậu đoán già đoán non, mấy tháng sau một gã tự xưng là tiến sĩ của nhà Tống, tên là Từ Bá Tường, đã cho người thông báo đến Đại Việt về việc chuẩn bị xâm lược của nhà Tống.
Hiện đang là đầu xuân năm Thái Ninh thứ ba. Thời tiết khá đẹp để đi du xuân, nếu ở thời hiện đại tôi sẽ cắm mặt vào học ôn thi giữa kỳ. Ở đây, tôi có thể đi thuyền ra giữa sông Hồng, vừa ngắm cảnh vừa học làm thơ. Nhưng không phải hôm nay. Tôi đang phải ngồi nghe mấy ông già cãi nhau.
“Xem ra chuyến viếng thăm trước chính là để thăm dò tình hình nước ta.”
“Tên này liệu có tin được không?”
“Từ Bá Tường tuy là người có học thức, nhưng lại không có của đút lót cho quan lại bên trên nên không được làm quan.”
“A di đà Phật.”
“Hắn có vẻ bất mãn với triều đình nhà Tống.”
“Nếu bắt hắn nộp cho vua Tống thì liệu có thể ngăn cuộc chiến này không?”
“Mạng của một tiến sĩ vô danh có thể ngăn được một cuộc chiến tranh không?”
“Giặc Chiêm còn đang quấy phá phía nam nữa, ta liệu có đủ binh lực để chống Tống không?”
“Cuộc chiến này là điều tất yếu rồi.” Tôi đứng dậy bước ra khỏi tấm màn. “Trẫm thấy, sớm hay muộn gì, ta và nhà Tống cũng phải đánh một trận lớn. Nếu chúng tới, ta sẽ dốc toàn bộ sức lực và của cải để bảo vệ đất nước!”
“Bệ hạ vạn tuế!” Quần thần quỳ xuống.
“Các vị ái khanh,” Tôi nảy ra một ý tưởng. “trẫm đang có ý, đón Thái sư… đón Tả gián nghị đại phu Lý Đạo Thành về triều.”
“Bệ hạ, Tả gián nghị đại phu đang trấn thủ Nghệ An…”
“Nhưng mọi chuyện đã ổn thỏa rồi đấy thôi.” Tôi nhảy vào họng ông quan. “Thái úy còn việc binh, đâu thể gánh vác nhiều như thế được. Hơn nữa, qua sự việc giặc Chiêm cuối thu năm vừa rồi, chúng ta cũng thấy được, Thái úy đang lơ là việc quân binh. Trẫm nghĩ là do ngài đã quá bận rộn với việc nội trị. Nên trẫm muốn đón Thái sư về để lo việc quốc chính.”
“Sắp sửa chiến tranh với nhà Tống rồi.” Tôi nghĩ. “Lý Thường Kiệt ơi, tôi cắn rơm cắn cỏ lạy ông, lo mà sửa soạn quân đội đi, sắp đánh nhau to đấy.”
“Bệ hạ,” Một người bước ra. “thần có việc cần tấu.” Người này trông khoảng ngoài ba mươi, mái tóc ông đã điểm bạc. Ông giữ chức Hữu gián nghị đại phu từ thời cha tôi. “Thái sư tuổi đã cao, e rằng không còn minh mẫn. Thần nghĩ, bệ hạ nên ban cho ông ấy chức Thái phó để giảm nhẹ công việc.”
“A di đà Phật. Thái phó tức là dạy học cho bệ hạ.” Một nhà sư bước ra. “Đinh Đại phu nói Thái phó tuổi tác đã cao, không thể lo việc triều chính, liệu có thể dạy được bệ hạ hay không?”
“Chứ không phải ngài đang lo rằng, vị trí của Giác Hải thiền sư sẽ bị ảnh hưởng sao?” Một viên quan trẻ hỏi. “Giác Hải thiền sư đang là thầy dạy học của bệ hạ. Các ngài đang muốn dùng Giác Hải thiền sư để củng cố vị trí của các ngài sao?”
“A di đà Phật.” Giác Hải thiền sư quay về phía viên quan trẻ. “Lưu Thị lang nói thế, không biết là có ý gì?”
“Hạ quan chỉ nói sự thật.” Lưu Thị lang đáp. “Từ khi Thảo Đường Quốc sư viên tịch, thế lực của các ngài đang có phần lung lay, các ngài…”
“Đàm!” Một vị quan lớn tuổi hơn cắt lời anh ta.
“Lưu Thượng thư, hạ quan chỉ nói sự thật thôi.” Lưu Thị lang cúi người. Anh chàng Thị lang ấy tên Lưu Khánh Đàm, là người đã nói với tôi về chuyện đặt người đại diện cho vua ở chợ của Lê Long Đĩnh. Còn Thượng thư Lưu Ngữ kia là cha anh ta.
“Ngô Đại sư, Giác Hải thiền sư,” Lưu Thượng thư quay sang hai vị cao tăng cúi người. “tiểu tử nhà tại hạ còn trẻ không hiểu chuyện. Xin các vị đừng chấp.”
“Ai di đà Phật.” Vị thiền sư họ Ngô chắp tay lạy vị Thượng thư dù nét mặt ông ta trông rõ ràng là đang hờn dỗi.
“Lưu Thị lang cũng vì quan tâm đến bệ hạ, sao bần tăng trách ngài được.”
“Được rồi được rồi.” Tôi can họ. “Thái sư tuổi cao sức yếu, trẫm thì tuổi nhỏ, lại nghịch ngợm. Sẽ làm khó Thái sư mất. Hơn nữa, Giác Hải thiền sư đang làm rất tốt việc giảng dạy. Trẫm cũng không có nhu cầu thay người.”
Rồi chẳng hiểu sao tôi nhìn vào một lượt quan văn tướng võ già nua cùng một dàn sư cọ đã đứng còn không vững trước mặt mình và nảy ra ý tưởng.
“Đúng rồi!” Tôi búng ngón tay. “Nhân cơ hội này, trẫm sẽ cho các quan đại thần tuổi cao vào chầu sẽ cho phép ngồi ghế hoặc chống gậy.”
Họ lại tròn mắt nhìn tôi.
“Các vị đều tuổi cao sức yếu, làm sao chạy theo trẫm được đúng không?” Tôi cười tươi, mẹ tôi ngồi bên khẽ hằng giọng nhưng tôi giả điếc. “Lỡ các vị ngã ra đấy, làm sao trẫm lo được…”
“Bãi triều!” Mẹ tôi hô lớn và dắt tôi đi mất.
“Bệ hạ, bệ hạ đừng nói những câu dân dã như thế chứ.” Mẹ tôi mắng tôi khi đang về điện Thiên Khánh. “Đây là chốn quân lâm thiên hạ, sao bệ hạ có thể…”
Tôi chuồn mất tiêu trong khi mẹ tôi còn đang nói. Tất nhiên, tôi là thiên tử, lời tôi nói ra là ý chỉ của ông trời. Nhưng sự thật thì tôi mãi cũng chỉ là một đứa trẻ mà thôi.
Trong gần một tuần tiếp theo, tôi không chầu. Lý Thường Kiệt đi Nghệ An để gọi Thái sư Lý Đạo Thành về kinh.
Các bạn đoán xem tôi làm gì trong khoảng thời gian đó?
Tôi đã dùng xe ngựa của phủ Thượng thư và cùng Lưu Khánh Đàm, đi theo sau xe ngựa của Thái úy.
“Thái hậu mà biết thì thần bay đầu mất.” Lưu Khánh Đàm thở dài.
“Chuyện này, trời biết, đất biết, ta biết, ngài biết.” Tôi cười nói khi đang ngắm đường. “Sống để bụng, chết mang theo.”
“Ngươi nghe thấy không?” Lưu Khánh Đàm hỏi tên đánh xe. “Bệ hạ đã định sẵn sau vụ này sẽ giết ngươi để diệt khẩu đấy.”
“Bệ hạ tha mạng!” Tên phu xe co rúm người.
“Ngươi không đánh xe đàng hoàng thì trẫm sẽ lấy đầu của ngươi thật đấy.”
Mất gần sáu ngày để đi từ Thăng Long tới Nghệ An. Nếu là bây giờ đi bằng ô tô trên đường quốc lộ thì nửa ngày là tới, nhưng cái thời một nghìn năm về trước, khi mà đường đi thì toàn núi non sông nước và đi bằng xe ngựa, mỗi khi đi phải tránh đường núi đề phòng giặc cướp và khi qua sông phải tìm cầu hoặc đi thuyền qua sông, thì việc đi mất sáu ngày cũng là nhanh lắm rồi.
“Bệ hạ, đến Nghệ An rồi.” Lưu Khánh Đàm lắc tôi dậy.
“Khánh Đàm này,” Tôi tập tễnh bước đi trên phố. “nếu ta mà giống như Lê Ngọa Triều, ta sẽ bêu đầu anh đấy.”
“Nghiêm túc đi, Công tử.” Lưu Khánh Đàm đi bên cạnh tôi, tay cầm cây quạt phẩy phẩy. Anh ta mặc bộ y phục màu trắng trông đạo mạo chẳng kém gì mấy tay đạo sĩ bấm ngón tay đoán ý trời trong phim Tàu.
“Anh biết xem bói à?”
“Ta chỉ biết đôi chút thôi.” Anh chàng Thị lang mỉm cười. “Chuyện của tương lai, đâu thể nói bừa. Huống chi, tương lai của Công tử đây, ảnh hưởng đến cả vạn dân trong thiên hạ này.”
“Khẽ mồm thôi.” Tôi ré lên.
Chúng tôi đến được trước cửa phủ của quan Gián nghị đại phu. Ở đó có một đoàn người ngựa đang đứng chờ.
“Này người anh em,” Tôi kéo tay áo một người. “anh có biết ai đang vào thăm Gián nghị đại nhân không?”
“Mi là ai?” Hắn quắc mắt nhìn tôi. “Sao ta phải nói với mi?”
Tôi đưa hắn một quan tiền.
“Biết chưa?”
“À,” Hắn nhìn tôi cười. “người đang ở trong, là Thái úy đương triều đấy.”
“Không ngoài dự đoán.” Tôi nghĩ.
“Ngài ấy vào đã lâu chưa?” Sư phụ tôi hỏi tiếp.
“Ngài ấy đã vào được một lúc lâu rồi.”
“Thái úy!”
Lý Thường Kiệt bước ra khỏi phủ Gián nghị đại phu.
“Công tử, chạy thôi.” Lưu Khánh Đàm kéo áo tôi.
“Thái úy đã ra về,” Tôi nói khi đứng núp bên góc tường quan sát.
“Mặt mũi hầm hầm thế chắc là không gọi được Gián nghị đại nhân hồi triều rồi.” Lưu Khánh Đàm giả vờ vuốt những sợi râu không tồn tại của mình.
“Cái này chắc phải để ta đích thân đi rồi.” Tôi phủi áo và bước tới gần cửa phủ. Khi ấy Lý Thường Kiệt đang nói chuyện với một thiếu niên.
“Thái úy,” Tôi gọi lớn. “đường sá xa xôi, ngài không vất vả chứ?”
“Công tử à,” Tên lính khi nãy chạy tới. “Thái úy không đùa được đâu.”
“Bệ hạ!” Thái úy quỳ xuống lắp ba lắp bắp. “Thần thần thần không biết bệ hạ tới, không không không thể nghênh đón từ xa, xi, xi, xin bệ hạ thứ tội.”
Hành lễ xong thì ông ta đưa mắt lườm Lưu Khánh Đàm. Tay Thị lang làm cái vẻ mặt tôi bị ép.
“Bệ…”
“… hạ…”
Toàn bộ lính lác của Lý Thường Kiệt và cả gia nô phủ Gián nghị đại phu đều quỳ xuống.
“Các ái khanh bình thân.” Tôi cười và vẫy tay với họ. “Trẫm đến thăm Gián nghị đại nhân. Xong việc sẽ trọng thưởng các khanh.”
Nói rồi tôi bước qua cửa và lon ton chạy vào phủ Gián nghị đại phu.
“Thằng nhóc kia!” Một tên cầm chổi hét lớn. “Ai cho mày vào đây?”
“Vua đấy!” Đám người ngoài cửa hét lớn. Tên kia xanh lè mặt mũi.
Tôi tới được căn phòng chính giữa. Bên trong, Lý Đạo Thành đang ngồi uống trà. Ít lâu không gặp, Nhìn ông có vẻ già đi nhiều.
Ông ngước lên nhìn thấy tôi thì phun trà ra đầy bàn.
“B… bệ hạ!” Tả gián nghị đại phu lắp bắp.
“Gián nghị đại phu,” Tôi cười. “à, Thái phó, sao ông không về với trẫm?”
“Bệ hạ.” Lý Đạo Thành quỳ rạp xuống. “Lão thần vô năng, không dám nhận chức vụ quan trọng ấy được.”
“Ngài là người như thế nào, trẫm là người hiểu rõ.” Tôi bước vào nhà. “Nhớ năm xưa, Thái phó từng nói rằng, tương lai, ta sẽ trở thành vị vua anh minh của Đại Việt. Tiên đế cũng đã giao lại đứa con côi này cho ngài, bây giờ ngài lại thoái thác sao?”
“Bệ hạ,”
“Thái phó, sao ngài có thể ích kỷ như thế?” Tôi cắt lời ông.
“Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi.” Tôi lặp lại. “Ngài vứt lời của phụ hoàng ta dễ dàng như thế sao? Thế mà ngài còn dám đem cả bài vị của tiên đế về sao? Ngài không sợ nhìn mặt tiên đế sao? Ngài có dám nói với Người rằng ngài đã vứt bỏ ta khi ta chỉ mới tám tuổi không!?”
“Bệ hạ, thần không thể!” Lý Đạo Thành dập đầu. “Thần đã suy nghĩ rất nhiều, thần thân mang trọng tội, không thể tiếp tục cứ thế mà làm quan đầu triều được. Bệ hạ giữ cho đầu thần còn trên cổ đã là phúc, thần không thể nhận tiếp ân điển này nữa. Với thánh chỉ này, thần to gan kháng chỉ.”
“Ông cố tình chơi tôi à? Được lắm, đã thế thì tôi sẽ tới bến với ông luôn.”
“Ê,” Tôi ngoắc tay với tên người hầu của Lý Đạo Thành. “ngươi biết hiệu vị của Thánh Tông Hoàng đế ở đâu không?”
“Bệ hạ…” Hắn khẽ đứng dậy.
“Đưa ta đến bài vị của cha ta.” Tôi ra lệnh.
Đứng trước vị hiệu của Lý Thánh Tông trong ngôi miếu mới xây, chiếc vị hiệu có bốn hàng Hán tự màu vàng. Viền của chiếc vị hiệu được chạm khắc vảy rồng tinh xảo. Trong lư hương vẫn còn ba ném hương cháy dở. Tôi đi quanh bàn thờ một vòng. Xem ra Lý Đạo Thành rất chăm chỉ lau dọn cúng bái. Tôi bước tới trước tấm vị hiệu đốt ba nén hương.
“Phụ hoàng,” Tôi gọi. “nhi thần vô năng, tuổi còn quá nhỏ, lại không được năng thần phò trợ, là họa của quốc gia.”
“Bệ hạ!” Mấy lão già ngoài cửa thốt ầm lên nhưng tôi mặc kệ họ.
“Nay con cần Thái phó Lý Đạo Thành hồi triều phò tá, phụ hoàng trên trời có linh thiêng,” Tôi lấy ra một đồng xu. “Nếu là mặt ngửa, Thái phó Lý Đạo Thành sẽ hồi triều cùng với con. Nếu là mặt úp, con sẽ bắt Lý Đạo Thành về kinh chịu tội.”
Tôi cắm ba nén hương lên lư hương và tung đồng xu.
Sau đó thì các bạn biết rồi đấy, Lý Đạo Thành thu dọn đồ đạc và quay về kinh thành Thăng Long.
Tôi ngồi xuống ngai vàng, mẹ tôi vẫn chưa hết giận tôi chuyện tôi “đi học” ở Nghệ An. Nhưng khi bà ấy thấy người đàn ông râu tóc bạc phơ chống gậy bước lên điện Thiên An, quỳ xuống hành lễ với Thái hậu và Hoàng đế rồi ngồi xuống chiếc ghế đầu hàng, ánh mắt bà ấy hiện rõ vẻ vui mừng.
Tôi cũng vui. Vì tôi vừa làm một chuyện cực kỳ có ích cho đất nước dù có hơi gian manh, nhưng Đại Việt cần Lý Đạo Thành.
Tôi nhìn Thái phó và khẽ nháy mắt.
Nhà Tống đang có nhiều vấn đề khác cần lo hơn. Nhà Liêu và Tây Hạ đang quậy tưng bừng ở biên giới phía bắc, trong nước thì đang thực hiện tân pháp của Vương An Thạch[1]. Tôi còn đang lo hắn tới khiêu chiến. Đại Việt và nhà Tống sẽ có một trận đại chiến trên sông Như Nguyệt do Lý Thường Kiệt chỉ huy. Bây giờ ông đã ngoài năm mươi rồi, rất có thể cuộc chiến sẽ sớm diễn ra thôi. Nhưng may sao chưa phải bây giờ.
Tên sứ giả đó tới, mặt hầm hầm khiến nhiệt độ trong điện như tụt xuống. Lúc ánh mắt chúng tôi chạm nhau qua chiếc rèm, tôi như muốn nín thở và nắm chặt lấy tay mẹ tôi. Nhưng tên sứ giả đó chỉ chia buồn về việc của Thánh Tông, bàn về việc giá cả một số mặt hàng như trầm hương Chiêm Thành có tăng giá rồi đọc tờ chiếu và phong tôi làm Giao Chỉ Quận Vương.
Lúc đó tôi nghĩ “Mình đường đường là Hoàng đế, sao lão vua nhà Tống lại phong mình làm vương?” nhưng nhớ lại thì phụ hoàng tôi cũng nhận tước phong Nam Bình Vương và tất cả đều chỉ là nhận cho có, một chiến thuật ngoại giao mềm dẻo. Đồng thời, mẹ tôi đã chuẩn bị tất cả. Ngay bên dưới sàn, trước mặt tôi là một tờ giấy tổng hợp những lời tôi nên nói và cần nói khi sứ giả hỏi.
Trong năm ngày, tôi phải quần quật học nói tiếng Trung muốn líu cả lưỡi. Còn mẹ tôi cứ như có bằng I e lờ tê ét (Ielts) tiếng Trung, bà và tên sứ giả xì xà xì xồ còn tôi thì ngồi im bặt.
Nếu nhà Tống bận rộn với ngoại bang, thì Đại Việt cũng có vấn đề nội bộ.
Tôi có nói là trầm hương Chiêm Thành tăng giá chưa? Từ Chiêm Thành muốn tới Tống cần đi qua Nghệ An, chính xác là cái chỗ mà nhà họ Dương đóng cọc. Có vẻ chúng đã dựng lên hẳn mấy trạm thu phí trên đường đi buôn của thương nhân.
Sau khi diệt trừ đồng đảng trong vụ mưu hại tôi thì kiểm kê lại tình trạng ở Nghệ An và hủy bỏ một số chính sách hỗ trợ tăng cao quyền lực của họ Dương của Thượng Dương Thái hậu. Sau khi điều tra những kẻ có thư từ qua lại với họ Dương, tôi đã quyết định tha bổng cho họ. Tất nhiên là sau khi bàn luận kỹ lưỡng với mẹ. Mẹ tôi bây giờ đã chính thức được ngồi lên chiếc ghế nhiếp chính với danh hiệu Linh Nhân Hoàng thái hậu. Bà bảo rằng việc không truy cứu trách nhiệm liên đới sẽ khiến những kẻ ấy phục tôi từ trong tâm.
“Vương An Thạch là ai ạ?” Tôi hỏi mẹ tôi trong một buổi tối ngồi học.
“Y là một nhà thơ rất có tài.” Mẹ tôi đáp trong khi chỉ An Dân viết chữ. “Có thể sánh ngang với Tam Tô và Tăng Củng cũng nên.”
“Thế quan điểm chính trị của ông ấy là gì ạ?”
“Hửm?” Thái hậu nhướn mày nhìn tôi.
“Con không có ý trốn học đâu.” Tôi cố thanh minh. “Con chỉ là… muốn biết về những nhân vật kiệt xuất ở nước ngoài thôi. À… biết người biết ta, trăm trận trăm thắng mà.”
“Bệ hạ chăm học, là phúc của bách tính.” Mẹ tôi khẽ mỉm cười. “Y vốn là con của quan lại địa phương, từ nhỏ đã được cọ xát với đời sống nhân dân nên y có thể hiểu cho nỗi lòng của dân.”
“Thế còn những cải cách của ông ta?”
“Cải cách của y, bao gồm những lệ về quân sự như là biến dân thành lính, dạy võ cho dân… rồi dân bảo quản ngựa. Nếu làm ngựa chết thì phải đền.”
“Con thấy cũng ổn mà.” Tôi nhún vai. “Học võ có thể tăng cường sức khỏe, đồng thời cũng luyện được tác phong quân ngũ. Giống như thực hiện nghĩa vụ quân sự bắt buộc vậy. Khi cần sẽ có sẵn quân dự bị sẵn sàng chiến đấu.”
“Đúng vậy đấy.” Mẹ tôi gật đầu dù tôi nghĩ bà cũng không biết chính xác nghĩa vụ quân sự là gì. “Nhưng vấn đề của biến pháp này nằm ở tài chính. Đầu tiên, nhà nước cho dân vay tiền, đến mùa thu hoạch thì trả lại kèm theo lãi. Dân đinh mà không đi sưu dịch thì được nộp tiền cho nhà nước. Nhà nước sẽ lấy tiền ấy để thuê người đi sưu dịch. Và ông ta mở một trạm buôn bán của nhà nước, ở đó sẽ thu mua hàng của dân và cho thương nhân vay vốn có lãi suất.”
Bà ngừng lại một chút để tôi ghi chép và kiểm tra chữ viết của An Dân.
“Ở một mức độ nào đó, biến pháp này có thể giải quyết được vấn đề ngân khố nhà Tống đang trong tình trạng kiệt quệ vì chiến tranh với Liêu và Tây Hạ, nhưng đồng thời cũng có ảnh hưởng đến quý tộc nên không được ủng hộ nhiều cho lắm. Hay chính xác hơn là quý tộc đều phản đối ông ta.”
“Nhưng nó có lợi cho dân chúng mà đúng không?”
“Cũng không hẳn.” Thái hậu rót trà. “Bệ hạ biết đấy, ngân khố nhà Tống đang khá khó khăn, nên họ đang cố đưa ra một lãi suất khá cao để bù vào quốc khố trống rỗng của mình. Tuy nhiên, dân cày ruộng cơm còn không đủ mà ăn, sao có thể chịu được lãi suất của nhà nước.”
“Ồ…” Tôi thấy cái này khá giống với tình trạng vay nặng lãi với tính dụng đen ở thời hiện đại. “Thế nếu chúng ta áp dụng chúng vào Đại Việt thì sẽ thế nào ạ? Chúng ta hiện tại không có chiến tranh, quốc khố cũng dư dả, nếu ta áp dụng biến pháp này với mức lãi suất thấp thì có hiệu quả hay không?”
“Trong thời gian đầu thì có.” Mẹ tôi nhấp một ngụm nước. “Nhưng dần dần, giới quý tộc sẽ không bằng lòng đâu. Giới thương nhân cũng sẽ phản đối biến pháp này vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Đồng thời về lâu về dài cũng sẽ ảnh hướng đến dân chúng, không sớm thì muộn cũng sẽ gây ra bất bình, và có thể là khởi nghĩa, binh biến, nội chiến.”
“Con hiểu rồi.” Tôi gật gù.
“Ngoài ra, ông ta cũng có cho cải cách thi cử.” Mẹ tôi nói tiếp. “Dần dần bớt lệ thuộc vào kinh thư của Khổng Tử.”
“Nhưng như thế là tiến bộ đấy.” Tôi vội nói. “Thời của con, thi cử quan trọng là Toán Lý Hóa Sinh, ai còn học sách Khổng Tử nữa.”
“Vấn đề là triều đình nhà Tống hầu hết đều là những quan lại theo Nho học.” Mẹ tôi tỏ ra đã quen với mấy lời nói vớ vẩn của tôi. “Đùng một cái cải cách, đâu phải muốn là đổi ngay được. Phái cựu đảng của Tư Mã Quang đâu có dễ mà để yên. Họ không thể chỉ vì giải quyết vấn đề nhất thời mà từ bỏ những thứ đã ăn sâu vào tiềm thức cả nghìn năm được.”
“Thế tức là, biến pháp của Vương An Thạch có thể áp dụng trong thời gian ngắn khi đang rơi vào khủng hoảng, còn nước ta đang ổn định chính trị và kinh tế, với tầm nhìn chiến lược cho mười hay hai mươi năm tới thì khó mà duy trì, phải không?”
“Đúng là như thế đấy bệ hạ.” Bà khen tôi. “Nhưng “biết người” rồi, bệ hạ nên tiếp tục “biết ta” đi.”
“Dạ?” Tôi tròn mắt nhìn ông.
Bà liếc mắt vào quyển Đường Thư trên bàn.
“Con biết rồi.” Tôi lại cầm quyển sách lên và tiếp tục đọc. Nhưng được ba chữ tôi lại ngước lên. “Mẹ có nghĩ Đại Việt và Tống sẽ có chiến tranh không?”
“Bệ hạ, chuyện này ta không có gan đoán đâu.” Mẹ tôi làm nét mặt nghiêm trọng.
“Sắp có chiến tranh ạ?” An Dân hỏi.
“Không đâu,” Tôi xoa đầu đứa bé. “mà nếu có, thì trẫm cũng sẽ bảo vệ em.”
Chẳng cần Thái hậu đoán già đoán non, mấy tháng sau một gã tự xưng là tiến sĩ của nhà Tống, tên là Từ Bá Tường, đã cho người thông báo đến Đại Việt về việc chuẩn bị xâm lược của nhà Tống.
Hiện đang là đầu xuân năm Thái Ninh thứ ba. Thời tiết khá đẹp để đi du xuân, nếu ở thời hiện đại tôi sẽ cắm mặt vào học ôn thi giữa kỳ. Ở đây, tôi có thể đi thuyền ra giữa sông Hồng, vừa ngắm cảnh vừa học làm thơ. Nhưng không phải hôm nay. Tôi đang phải ngồi nghe mấy ông già cãi nhau.
“Xem ra chuyến viếng thăm trước chính là để thăm dò tình hình nước ta.”
“Tên này liệu có tin được không?”
“Từ Bá Tường tuy là người có học thức, nhưng lại không có của đút lót cho quan lại bên trên nên không được làm quan.”
“A di đà Phật.”
“Hắn có vẻ bất mãn với triều đình nhà Tống.”
“Nếu bắt hắn nộp cho vua Tống thì liệu có thể ngăn cuộc chiến này không?”
“Mạng của một tiến sĩ vô danh có thể ngăn được một cuộc chiến tranh không?”
“Giặc Chiêm còn đang quấy phá phía nam nữa, ta liệu có đủ binh lực để chống Tống không?”
“Cuộc chiến này là điều tất yếu rồi.” Tôi đứng dậy bước ra khỏi tấm màn. “Trẫm thấy, sớm hay muộn gì, ta và nhà Tống cũng phải đánh một trận lớn. Nếu chúng tới, ta sẽ dốc toàn bộ sức lực và của cải để bảo vệ đất nước!”
“Bệ hạ vạn tuế!” Quần thần quỳ xuống.
“Các vị ái khanh,” Tôi nảy ra một ý tưởng. “trẫm đang có ý, đón Thái sư… đón Tả gián nghị đại phu Lý Đạo Thành về triều.”
“Bệ hạ, Tả gián nghị đại phu đang trấn thủ Nghệ An…”
“Nhưng mọi chuyện đã ổn thỏa rồi đấy thôi.” Tôi nhảy vào họng ông quan. “Thái úy còn việc binh, đâu thể gánh vác nhiều như thế được. Hơn nữa, qua sự việc giặc Chiêm cuối thu năm vừa rồi, chúng ta cũng thấy được, Thái úy đang lơ là việc quân binh. Trẫm nghĩ là do ngài đã quá bận rộn với việc nội trị. Nên trẫm muốn đón Thái sư về để lo việc quốc chính.”
“Sắp sửa chiến tranh với nhà Tống rồi.” Tôi nghĩ. “Lý Thường Kiệt ơi, tôi cắn rơm cắn cỏ lạy ông, lo mà sửa soạn quân đội đi, sắp đánh nhau to đấy.”
“Bệ hạ,” Một người bước ra. “thần có việc cần tấu.” Người này trông khoảng ngoài ba mươi, mái tóc ông đã điểm bạc. Ông giữ chức Hữu gián nghị đại phu từ thời cha tôi. “Thái sư tuổi đã cao, e rằng không còn minh mẫn. Thần nghĩ, bệ hạ nên ban cho ông ấy chức Thái phó để giảm nhẹ công việc.”
“A di đà Phật. Thái phó tức là dạy học cho bệ hạ.” Một nhà sư bước ra. “Đinh Đại phu nói Thái phó tuổi tác đã cao, không thể lo việc triều chính, liệu có thể dạy được bệ hạ hay không?”
“Chứ không phải ngài đang lo rằng, vị trí của Giác Hải thiền sư sẽ bị ảnh hưởng sao?” Một viên quan trẻ hỏi. “Giác Hải thiền sư đang là thầy dạy học của bệ hạ. Các ngài đang muốn dùng Giác Hải thiền sư để củng cố vị trí của các ngài sao?”
“A di đà Phật.” Giác Hải thiền sư quay về phía viên quan trẻ. “Lưu Thị lang nói thế, không biết là có ý gì?”
“Hạ quan chỉ nói sự thật.” Lưu Thị lang đáp. “Từ khi Thảo Đường Quốc sư viên tịch, thế lực của các ngài đang có phần lung lay, các ngài…”
“Đàm!” Một vị quan lớn tuổi hơn cắt lời anh ta.
“Lưu Thượng thư, hạ quan chỉ nói sự thật thôi.” Lưu Thị lang cúi người. Anh chàng Thị lang ấy tên Lưu Khánh Đàm, là người đã nói với tôi về chuyện đặt người đại diện cho vua ở chợ của Lê Long Đĩnh. Còn Thượng thư Lưu Ngữ kia là cha anh ta.
“Ngô Đại sư, Giác Hải thiền sư,” Lưu Thượng thư quay sang hai vị cao tăng cúi người. “tiểu tử nhà tại hạ còn trẻ không hiểu chuyện. Xin các vị đừng chấp.”
“Ai di đà Phật.” Vị thiền sư họ Ngô chắp tay lạy vị Thượng thư dù nét mặt ông ta trông rõ ràng là đang hờn dỗi.
“Lưu Thị lang cũng vì quan tâm đến bệ hạ, sao bần tăng trách ngài được.”
“Được rồi được rồi.” Tôi can họ. “Thái sư tuổi cao sức yếu, trẫm thì tuổi nhỏ, lại nghịch ngợm. Sẽ làm khó Thái sư mất. Hơn nữa, Giác Hải thiền sư đang làm rất tốt việc giảng dạy. Trẫm cũng không có nhu cầu thay người.”
Rồi chẳng hiểu sao tôi nhìn vào một lượt quan văn tướng võ già nua cùng một dàn sư cọ đã đứng còn không vững trước mặt mình và nảy ra ý tưởng.
“Đúng rồi!” Tôi búng ngón tay. “Nhân cơ hội này, trẫm sẽ cho các quan đại thần tuổi cao vào chầu sẽ cho phép ngồi ghế hoặc chống gậy.”
Họ lại tròn mắt nhìn tôi.
“Các vị đều tuổi cao sức yếu, làm sao chạy theo trẫm được đúng không?” Tôi cười tươi, mẹ tôi ngồi bên khẽ hằng giọng nhưng tôi giả điếc. “Lỡ các vị ngã ra đấy, làm sao trẫm lo được…”
“Bãi triều!” Mẹ tôi hô lớn và dắt tôi đi mất.
“Bệ hạ, bệ hạ đừng nói những câu dân dã như thế chứ.” Mẹ tôi mắng tôi khi đang về điện Thiên Khánh. “Đây là chốn quân lâm thiên hạ, sao bệ hạ có thể…”
Tôi chuồn mất tiêu trong khi mẹ tôi còn đang nói. Tất nhiên, tôi là thiên tử, lời tôi nói ra là ý chỉ của ông trời. Nhưng sự thật thì tôi mãi cũng chỉ là một đứa trẻ mà thôi.
Trong gần một tuần tiếp theo, tôi không chầu. Lý Thường Kiệt đi Nghệ An để gọi Thái sư Lý Đạo Thành về kinh.
Các bạn đoán xem tôi làm gì trong khoảng thời gian đó?
Tôi đã dùng xe ngựa của phủ Thượng thư và cùng Lưu Khánh Đàm, đi theo sau xe ngựa của Thái úy.
“Thái hậu mà biết thì thần bay đầu mất.” Lưu Khánh Đàm thở dài.
“Chuyện này, trời biết, đất biết, ta biết, ngài biết.” Tôi cười nói khi đang ngắm đường. “Sống để bụng, chết mang theo.”
“Ngươi nghe thấy không?” Lưu Khánh Đàm hỏi tên đánh xe. “Bệ hạ đã định sẵn sau vụ này sẽ giết ngươi để diệt khẩu đấy.”
“Bệ hạ tha mạng!” Tên phu xe co rúm người.
“Ngươi không đánh xe đàng hoàng thì trẫm sẽ lấy đầu của ngươi thật đấy.”
Mất gần sáu ngày để đi từ Thăng Long tới Nghệ An. Nếu là bây giờ đi bằng ô tô trên đường quốc lộ thì nửa ngày là tới, nhưng cái thời một nghìn năm về trước, khi mà đường đi thì toàn núi non sông nước và đi bằng xe ngựa, mỗi khi đi phải tránh đường núi đề phòng giặc cướp và khi qua sông phải tìm cầu hoặc đi thuyền qua sông, thì việc đi mất sáu ngày cũng là nhanh lắm rồi.
“Bệ hạ, đến Nghệ An rồi.” Lưu Khánh Đàm lắc tôi dậy.
“Khánh Đàm này,” Tôi tập tễnh bước đi trên phố. “nếu ta mà giống như Lê Ngọa Triều, ta sẽ bêu đầu anh đấy.”
“Nghiêm túc đi, Công tử.” Lưu Khánh Đàm đi bên cạnh tôi, tay cầm cây quạt phẩy phẩy. Anh ta mặc bộ y phục màu trắng trông đạo mạo chẳng kém gì mấy tay đạo sĩ bấm ngón tay đoán ý trời trong phim Tàu.
“Anh biết xem bói à?”
“Ta chỉ biết đôi chút thôi.” Anh chàng Thị lang mỉm cười. “Chuyện của tương lai, đâu thể nói bừa. Huống chi, tương lai của Công tử đây, ảnh hưởng đến cả vạn dân trong thiên hạ này.”
“Khẽ mồm thôi.” Tôi ré lên.
Chúng tôi đến được trước cửa phủ của quan Gián nghị đại phu. Ở đó có một đoàn người ngựa đang đứng chờ.
“Này người anh em,” Tôi kéo tay áo một người. “anh có biết ai đang vào thăm Gián nghị đại nhân không?”
“Mi là ai?” Hắn quắc mắt nhìn tôi. “Sao ta phải nói với mi?”
Tôi đưa hắn một quan tiền.
“Biết chưa?”
“À,” Hắn nhìn tôi cười. “người đang ở trong, là Thái úy đương triều đấy.”
“Không ngoài dự đoán.” Tôi nghĩ.
“Ngài ấy vào đã lâu chưa?” Sư phụ tôi hỏi tiếp.
“Ngài ấy đã vào được một lúc lâu rồi.”
“Thái úy!”
Lý Thường Kiệt bước ra khỏi phủ Gián nghị đại phu.
“Công tử, chạy thôi.” Lưu Khánh Đàm kéo áo tôi.
“Thái úy đã ra về,” Tôi nói khi đứng núp bên góc tường quan sát.
“Mặt mũi hầm hầm thế chắc là không gọi được Gián nghị đại nhân hồi triều rồi.” Lưu Khánh Đàm giả vờ vuốt những sợi râu không tồn tại của mình.
“Cái này chắc phải để ta đích thân đi rồi.” Tôi phủi áo và bước tới gần cửa phủ. Khi ấy Lý Thường Kiệt đang nói chuyện với một thiếu niên.
“Thái úy,” Tôi gọi lớn. “đường sá xa xôi, ngài không vất vả chứ?”
“Công tử à,” Tên lính khi nãy chạy tới. “Thái úy không đùa được đâu.”
“Bệ hạ!” Thái úy quỳ xuống lắp ba lắp bắp. “Thần thần thần không biết bệ hạ tới, không không không thể nghênh đón từ xa, xi, xi, xin bệ hạ thứ tội.”
Hành lễ xong thì ông ta đưa mắt lườm Lưu Khánh Đàm. Tay Thị lang làm cái vẻ mặt tôi bị ép.
“Bệ…”
“… hạ…”
Toàn bộ lính lác của Lý Thường Kiệt và cả gia nô phủ Gián nghị đại phu đều quỳ xuống.
“Các ái khanh bình thân.” Tôi cười và vẫy tay với họ. “Trẫm đến thăm Gián nghị đại nhân. Xong việc sẽ trọng thưởng các khanh.”
Nói rồi tôi bước qua cửa và lon ton chạy vào phủ Gián nghị đại phu.
“Thằng nhóc kia!” Một tên cầm chổi hét lớn. “Ai cho mày vào đây?”
“Vua đấy!” Đám người ngoài cửa hét lớn. Tên kia xanh lè mặt mũi.
Tôi tới được căn phòng chính giữa. Bên trong, Lý Đạo Thành đang ngồi uống trà. Ít lâu không gặp, Nhìn ông có vẻ già đi nhiều.
Ông ngước lên nhìn thấy tôi thì phun trà ra đầy bàn.
“B… bệ hạ!” Tả gián nghị đại phu lắp bắp.
“Gián nghị đại phu,” Tôi cười. “à, Thái phó, sao ông không về với trẫm?”
“Bệ hạ.” Lý Đạo Thành quỳ rạp xuống. “Lão thần vô năng, không dám nhận chức vụ quan trọng ấy được.”
“Ngài là người như thế nào, trẫm là người hiểu rõ.” Tôi bước vào nhà. “Nhớ năm xưa, Thái phó từng nói rằng, tương lai, ta sẽ trở thành vị vua anh minh của Đại Việt. Tiên đế cũng đã giao lại đứa con côi này cho ngài, bây giờ ngài lại thoái thác sao?”
“Bệ hạ,”
“Thái phó, sao ngài có thể ích kỷ như thế?” Tôi cắt lời ông.
“Cúc cung tận tụy, đến chết mới thôi.” Tôi lặp lại. “Ngài vứt lời của phụ hoàng ta dễ dàng như thế sao? Thế mà ngài còn dám đem cả bài vị của tiên đế về sao? Ngài không sợ nhìn mặt tiên đế sao? Ngài có dám nói với Người rằng ngài đã vứt bỏ ta khi ta chỉ mới tám tuổi không!?”
“Bệ hạ, thần không thể!” Lý Đạo Thành dập đầu. “Thần đã suy nghĩ rất nhiều, thần thân mang trọng tội, không thể tiếp tục cứ thế mà làm quan đầu triều được. Bệ hạ giữ cho đầu thần còn trên cổ đã là phúc, thần không thể nhận tiếp ân điển này nữa. Với thánh chỉ này, thần to gan kháng chỉ.”
“Ông cố tình chơi tôi à? Được lắm, đã thế thì tôi sẽ tới bến với ông luôn.”
“Ê,” Tôi ngoắc tay với tên người hầu của Lý Đạo Thành. “ngươi biết hiệu vị của Thánh Tông Hoàng đế ở đâu không?”
“Bệ hạ…” Hắn khẽ đứng dậy.
“Đưa ta đến bài vị của cha ta.” Tôi ra lệnh.
Đứng trước vị hiệu của Lý Thánh Tông trong ngôi miếu mới xây, chiếc vị hiệu có bốn hàng Hán tự màu vàng. Viền của chiếc vị hiệu được chạm khắc vảy rồng tinh xảo. Trong lư hương vẫn còn ba ném hương cháy dở. Tôi đi quanh bàn thờ một vòng. Xem ra Lý Đạo Thành rất chăm chỉ lau dọn cúng bái. Tôi bước tới trước tấm vị hiệu đốt ba nén hương.
“Phụ hoàng,” Tôi gọi. “nhi thần vô năng, tuổi còn quá nhỏ, lại không được năng thần phò trợ, là họa của quốc gia.”
“Bệ hạ!” Mấy lão già ngoài cửa thốt ầm lên nhưng tôi mặc kệ họ.
“Nay con cần Thái phó Lý Đạo Thành hồi triều phò tá, phụ hoàng trên trời có linh thiêng,” Tôi lấy ra một đồng xu. “Nếu là mặt ngửa, Thái phó Lý Đạo Thành sẽ hồi triều cùng với con. Nếu là mặt úp, con sẽ bắt Lý Đạo Thành về kinh chịu tội.”
Tôi cắm ba nén hương lên lư hương và tung đồng xu.
Sau đó thì các bạn biết rồi đấy, Lý Đạo Thành thu dọn đồ đạc và quay về kinh thành Thăng Long.
Tôi ngồi xuống ngai vàng, mẹ tôi vẫn chưa hết giận tôi chuyện tôi “đi học” ở Nghệ An. Nhưng khi bà ấy thấy người đàn ông râu tóc bạc phơ chống gậy bước lên điện Thiên An, quỳ xuống hành lễ với Thái hậu và Hoàng đế rồi ngồi xuống chiếc ghế đầu hàng, ánh mắt bà ấy hiện rõ vẻ vui mừng.
Tôi cũng vui. Vì tôi vừa làm một chuyện cực kỳ có ích cho đất nước dù có hơi gian manh, nhưng Đại Việt cần Lý Đạo Thành.
Tôi nhìn Thái phó và khẽ nháy mắt.
[1] Thừa tướng nào đó của nhà Tống.