[Hướng Dẫn] Quy Định Chữ Viết Trong Bài Viết và Cách Sử Dụng Dấu Câu

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
[Hướng Dẫn] Quy Định Chữ Viết Trong Bài Viết và Cách Sử Dụng Dấu Câu

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
LV
0
 
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,634
Điểm cảm xúc
5,158
Điểm
113
Giải thưởng
4
QUY ĐỊNH CHỮ VIẾT TRONG BÀI VIẾT VÀ CÁCH SỬ DỤNG DẤU CÂU

Trúc lập bài viết này để giúp các bạn mới còn khó khăn trong trình bày bài viết của mình tham khảo.
Về Quy phạm chung Ngữ Pháp Tiếng Việt Trúc không nhắc lại, bởi đó là quy phạm chung mà mỗi người chúng ta đã được học vỡ lòng cùng mười hai năm tại ghế nhà trường rồi. Nay Trúc nói đến cách dùng một số từ dễ gây nhầm lẫn hoặc đang bị tranh cãi trong bài viết các bạn cùng với cách trình bày dấu câu sao đúng nhất.

I. Quy Định chung:

1. Về những từ tiếng Việt mà chuẩn chính tả hiện nay chưa rõ, có thể nhận thấy những trường hợp chủ yếu sau đây, và đối với mỗi trường hợp, nên dùng tiêu chí thích hợp. Cụ thể là:

a) Dùng tiêu chí thói quen phát âm của đa số người trong xã hội, mặc dù thói quen này khác với từ nguyên (gốc Việt hay gốc Hán).
Thí dụ: Chỏng gọng (tuy là chổng gọng theo từ nguyên), đại bàng (tuy là đại bằng theo từ nguyên).

b) Dùng tiêu chí từ nguyên khi thói quen phát âm chưa làm rõ một hình thức ngữ âm ổn định.
Thí dụ: Trí mạng (tuy cũng có gặp hình thức phát âm chí mạng)

c) Khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thức chính tả mà chưa xác định được một chuẩn duy nhất, thì có thể tạm thời chấp nhận cả hai hình thức ấy, cho đến khi nào thói quen sử dụng nghiêng hẳn về một hình thức.
Thí dụ: Eo sèo và eo xèo; Sứ mạng và sứ mệnh.

2. Về tên riêng không phải tiếng Việt, cần chú ý đến những trường hợp chính với quy định sau đây đối với mỗi trường hợp.

a) Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng chữ cái Latin thì giữ đúng nguyên hình trên chữ viết của nguyên ngữ; Kể cả các chữ cái f, j, w, z như trong nguyên ngữ; Dấu phụ ở một số chữ cái trong nguyên ngữ có thể lược bớt.
Thí dụ: Shakespeare, Paris, Wrocaw (có thể lược dấu phụ ở chữ cái), Petõfi (có thể lược dấu phụ ở chữ cái õ).

b) Nếu chữ viết của nguyên ngữ thuộc một hệ thống chữ cái khác thì dùng lối chuyển tự chính thức sang chữ cái Latin.
Thí dụ: Lomonosov, Moskva, Abdel.

c) Nếu chữ viết của nguyên ngữ không phải là chữ viết ghi từng âm bằng chữ cái thì dùng lối phiên âm chính thức bằng chữ cái Latin (thường là cách phiên âm đã có tính chất phổ biến trên thế giới).
Thí dụ: Tokyo

d) Đối với trường hợp tên riêng mà trong thực tiễn sử dụng rộng rãi trên thế giới đã quen dùng một hình thức viết bằng chữ cái Latin khác với nguyên ngữ (thường đó là tên một số nước, thành phố) thì dùng hình thức tên riêng phổ biến đó.
Thí dụ: Hungary (tuy trong nguyên ngữ là Magyarorszag), Bangkok (tuy trong nguyên ngữ là Krung Thep hoặc Krung Rattanakosin)

e) Đối với trường hợp những sông, núi thuộc nhiều nước (và do đó có những tên riêng khác nhau) thì dùng hình thức tương đối phổ biến trên thế giới và trong nước; Tuy vậy trong những văn bản nhất định, do yêu cầu riêng, có thể dùng hình thức dựa theo ngôn ngữ của địa phương.
Thí dụ: Sông Danube (có thể dùng Donau theo tiếng Đức, Duna theo tiếng Hungary, Dunares theo tiếng Rumania).

g) Đối với những tên riêng hay bộ phận của tên riêng (thường là địa danh) mà có nghĩa thì dùng lối dịch nghĩa phù hợp với chủ trương chung có thể nhận thấy qua các ngôn ngữ trên thế giới.
Thí dụ: Biển Đen, Guinea xích đạo.

h) Những tên riêng đã có hình thức phiên âm quen thuộc trong tiếng Việt thì hiện nay nói chung, không cần thay đổi, trừ một số trường hợp đặc biệt có yêu cầu riêng thì phải thay đổi.
Thí dụ: Pháp, Hy Lạp, Bắc Kinh, Lỗ Tấn; nhưng Italia (thay cho Ý), Astralia (thay cho Úc).

Tuy vậy cũng có thể chấp nhận sự tồn tại những hình thức khác nhau của một số tên riêng trong những phạm vi sử dụng khác nhau.
Thí dụ: La Mã (thành phố La Mã, đế quốc La Mã, chữ số La Mã), Roma (thủ đô Italia ngày nay).

II. Cách sử dụng dấu câu

Cách sử dụng dấu câu trong tiếng việt luôn phải đi theo ngữ cảnh. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần biết các loại dấu câu trong tiếng việt hiện nay. Trong tiếng việt hiện nay, có 8 loại dấu cơ bản. Bao gồm:

  • Dấu chấm (.) : Dùng khi kết thúc câu trần thuật có đủ chủ vị và chuyển sang câu mới.
  • Dấu chấm hỏi (?) : Thường được dùng nhiều trong câu, có chức năng phân biệt chủ ngữ, vị ngữ hoặc các thành phần khác trong câu.
  • Dấu chấm than (!) : Dùng sử dụng câu cảm thán, ngạc nhiên.
  • Dấu chấm lửng (…): Liệt kê nội dung quá dài chưa truyền tải hết hoặc câu nói ngập ngừng.
  • Dấu hai chấm ( : ): Dùng giải thích, nhấn mạnh vấn đề vế trước đó hoặc dùng cho câu hội thoại.
  • Dấu gạch ngang (-): Dùng liên kết thời gian (1992-1993), địa danh (Long Thành - Dầu Giây) hoặc đối thoại trực tiếp của nhân vật.
  • Dấu ngoặc đơn () : Dùng giải thích rõ ràng hơn cho người đọc.
  • Dấu ngoặc kép “” : Dùng trích dẫn, dánh dấu hoặc tường thuật về một vấn đề nào đó; Cũng có thể dung cho đối thoại trực tiếp của nhân vật.
Hướng dẫn sử dụng dấu câu đúng:

Trúc mạn phép mượn Bài viết của bạn Dã Uyên làm mẫu nha:

Trời! . Đàn anh lên giọng : Bây giờ mới tới bộ mày ngủ trưa à ! Lại đây !Vào hàng mau!.

Thằng Mỹ nói nhỏ : gớm! Anh cưng nó gần chết mà bày đặt! Liu liu !

-> Theo phong cách bạn này viết, các câu đối thoại không dùng dấu gạch ngan và dấu nháy mà dùng dấu hai chấm, chúng ta có thể sửa lại như sau:

Trời!

Đàn anh lên giọng: Bây giờ mới tới, bộ mày ngủ trưa à? Lại đây! Vào hàng mau!

Thằng Mỹ nói nhỏ: Gớm! Anh cưng nó gần chết mà bày đặt! Liu liu! (Lêu lêu!)

Văn phong điện tử không khó như văn bản giấy nên các bạn có thể thoải mái dùng gấp ba cho các dấu câu sau để nhấn mạnh: ? -> ??? và ! -> !!!

Riêng dấu ba chấm (...) không được phép sử dụng thừa hoặc thiếu nhé.

Cách đặt dấu câu, các bạn tham khảo phần sữa chữa bài viết vừa rồi đặt cho đúng.

Mỗi câu, mỗi đoạn kết thúc xuống dòng, các bạn nên cách một dòng để bài viết thông thoáng, tạo cảm giác thoải mái cho người đọc.

Phần trình bày bài viết, các bạn tuân thủ theo quy định của các Mod khu vực nhé.

Thân mến!
 
Sửa lần cuối:
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top