Lượt xem của khách bị giới hạn

[Lịch sử] [Dã sử] Quý và Hạo - Hổ Con

[Lịch sử] [Dã sử] Quý và Hạo - Hổ Con
Tham gia
28/5/24
Bài viết
16
Điểm cảm xúc
53
Điểm
13
Tên tác phẩm: Quý và Hạo (tạm thời là vậy)
c00fe09efdb1bb4eb850a0166fb9fba6 (1).jpg


Tác giả: Hổ Con
Thể loại: Dã sử Việt Nam :emoji_smile:
Rating: Không giới hạn độ tuổi
Tình trạng: Đang tiến hành
Số chương: chưa thể đoán định

Link thảo luận: Truyện Quý và Hạo
Văn án:
Cuối đời nhà Trần, nước Việt lâm vào cơn suy vi. Họ Hồ thay thế triều đình cũ, song lại chịu cuộc xâm lược của nhà Minh từ Trung Hoa. Nước ta mất vào vòng đô hộ. Các chí sĩ yêu nước nối nhau đứng lên. Câu truyện là một bản phác thảo còn nhiều khiếm khuyết về một thời đại đã xa vời, qua mối liên hệ và cách sống, suy nghĩ, cuộc tranh đấu của các nhân vật.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Tham gia
28/5/24
Bài viết
16
Điểm cảm xúc
53
Điểm
13

Đây là một câu chuyện đã xảy ra từ rất lâu rồi.

Độc giả sẽ không thể tìm câu truyện này ở bất cứ cuốn sử ký hay chánh sử nào cả. Bởi lẽ đó là câu truyện về những người vô danh trong một cuộc chiến dài. Không ai ghi chép lại nó cả.

Nhưng nó đã được truyền miệng qua những thế hệ dân gian mấy đời


"Bẩm quan trạng, giờ ta cùng về quê nội!”

Tiếng người phu xe làm vị quan trạng bừng tỉnh. Anh vẫn còn đang mơ màng, trong tấm áo giao lĩnh khép hờ và bộ tóc dài đen láy buông rũ. Vị quan bước lên kiệu hờ hững. Trời giăng giăng những dải sương bàng bạc cuối thu. Tiếng chuông chùa tan đi trong tiếng những người lính bước đều.

Đó là một sớm thu thanh bình của năm 1388. Bầu không khí máu lửa của cuộc chiến Việt Chiêm vẫn chưa lan về những miền trung du Đại Việt. Ở kinh thành, triều đình vẫn cho mở cuộc thi trạng, đón tiếp cả giới nông dân chân lấm tay bùn. Một trong những người nhà quê được thay đổi số phận đó là Lê Yên- một chàng trai hai mươi tuổi, quê ở trấn Hải Đông. Yên sinh ra trong một gia đình nho học nghèo, song nhờ được thu nhận bởi một ông đồ, lại sáng dạ mà cũng trở thành một sĩ phu, một quan trạng. Theo tục lệ của người Việt ta, hễ ai thi đỗ trạng nguyên thì sẽ phải về quê để bái lạy, tưởng nhớ công đức của tiên tổ. Và hôm nay chính là ngày vinh quy bái tổ của Yên.

Quê nội anh hiện về trong những hồi tưởng; một ngôi làng nhỏ bé nằm bên sông Thái Bình . Một miền quê chân chất thu mình giữa bốn cánh đồng vàng màu rơm rạ. Cổng làng là một cánh cổng đá lớn, ủ rũ sắc rêu. Hai bên cổng có khắc hình lũy tre cùng đôi lân canh giữ. Ngôi làng ấy bắt đầu từ gốc hoàng đàn với những tán lá bềnh bồng xanh thẫm. Trưa về, ánh nắng mát lịm dạt dào trên con đường đất lở bồi. Hai hàng nhà gỗ im ắng như đang ngủ mê. Làm sao anh quên được những bóng lưng khắc khổ ướt mồ hôi lướt qua bên những bờ hoa màu lưa thưa, hay bên gánh xe trống trải. Và cả những dãy núi hoang vu in bóng lên nền trời bát ngát chạng vạng.

Anh đang trên chiếc kiệu nhìn ra vùng ven kinh thành. Những vạt hoa đơn sơ trải ra bên những con đập vơi đầy. Những đàn trâu lững thững đi bên những hàng cây u uẩn. Cảnh vật vẫn bình lặng;nếp nhà gianh, con hẻm, những gánh lúa phai sắc, những chiếc nón quai thao dãi dầu. Làng kia rồi! Xưa nay, đó chỉ là một vùng đất không tên không tuổi. Những người sống ở các làng ven thường gọi đó là làng Mây. Có lẽ là bởi đứng từ sân đình trong làng, có thể ngắm được rõ mồn một những cụm mây thanh khiết gieo xuống mấy rặng núi phiêu diêu. Anh bỗng nhớ những chiều ra đồng cùng cha, hay những ngày đắp đê mệt nhoài trên sông. Tiếng kẻng của người mõ những năm mất mùa vang dậy tê tái trong làn gió lao xao.

“Mình đã là trạng nguyên rồi! Mai đây thằng này sẽ đưa thảy thân sinh nó ra kinh thành!”-Một ý nghĩ lướt qua trong Yên.

Những người lính thở dốc, bước đi chậm rãi. Yên thấy vậy mới bảo họ cho mình xuống, để họ chỉ phải khiêng cái kiệu không thôi. Anh bước thư thả, nhẹ nhàng qua những mỏm đất hay đám cỏ gai góc. Đúng khi cả đám sắp bước qua cầu sang sông thì chợt có một ông cụ nhỏ người hối hả chạy tới, nói như gầm lên:

“ Thằng yên đâu? Không mau về nhà đi? Vợ mày nó đang quằn quại rồi kia. Phen này ta phải mổ hai con lợn sề mới xong!”

***

“Bẩm quan trạng, bà nhà đã xong xuôi cả rồi.”

Người hầu nhà bước ra. Làn hương nồng nàn, ngạt ngào tỏa ra từ những mảng tranh tối tranh sáng sau cánh cửa gỗ. Ánh đuốc đỏ au lấp ló như một con mắt vô hồn. Đôi chán trần của Lê Yên chạm lên nền gạch lành lạnh cùng những chiếc lá thuốc mềm mại. Vợ anh nằm tựa đầu dưới chiếc nón quai thao. Vạt áo cởi bung, để làn da bánh mật lõa lồ dưới những tia nhập nhoạng.

“Mình..”- Yên cất tiếng nói đầy ngập ngừng

Người vợ yên ắng. Có cái gì đấy chuyển động trong vòng tay gầy của cô. Phải nó rồi, đứa con của giòng tộc họ Lê. Anh chạm nhẹ nhàng lên làn da mỏng manh, ươn ướt và bờ tóc lơ thơ. Con mắt nhắm nghiền tựa mắt những pho tượng đá ẩn sau tấm vải thô.

Đó là một đứa bé đen đúa, gầy nhỏ đang nằm co mình bên ngực mẹ như một cục đất. Ngay từ khi sanh ra, những thôn dân đã mang nét khắc khổ và lầm lũi của quê hương-Yên thầm nghĩ. Nhưng rồi những hơi thở rụt rè cùng những nhịp đập khe khẽ mà đứa con truyền đi đã khơi dậy trong Yên một cái gì đó khó tả- xao động, vui bên cạnh chút gì đó âu lo. Anh bế đứa bé lên để lộ những vệt máu loang trên tấm chiếu, nơi người vợ đã gượng ngồi dậy. Cô cười ,chân chất như một nhành lúa trong buổi bình minh. Tiếng khóc yếu ớt, u hoài cất lên từ cái bọc lại làm cô như thổn thức- những hàng lệ đục chảy trên gò má.

“Mình! Tên..tên con ..sẽ là gì?”

Người vợ chuyển mình. Cô đáp thều thào:

“Tùy mình chọn...”

Yên run người. Bây giờ thì nỗi vui mừng đã ngự trị tâm hồn anh. Cái tên chỉ đi cùng với sự sống. Người mẹ của Yên từng kể về những năm đói mòn, khi trẻ con sinh ra và chết yểu.

“Cha ơi! Là con giai! Cha ơi!”

Yên háo hức nhảy qua thanh gỗ kê dưới sàn nhà. Người cha già đang cởi trần, lúi húi bên mấy luống rau nhưng kỳ thực là đang quay ra quay vào, điệu bộ bồn chồn. Ông quay lại, cười lớn:

“Hừm! Anh may quá đấy. Ta cũng lo suốt từ nãy giờ. Rồi, cứ để xem nó có nối nghiệp anh không.”

Ông cụ lại gần và nhìn đứa trẻ. Chợt ông hơi lo lắng:

“Thôi chết rồi con ạ, cái tướng nó là cái tướng khổ. Nó là đứa đa mang, mau nước mắt nhưng mà lại phải đi ra chốn máu lửa..”

“Cha đừng nói gở. Ngày xưa, mẹ chẳng nói con có tướng nông phu nghèo khổ cùng cực cả đời hay sao?”

Hai cha con vừa đi vừa suy nghĩ rối bời. Người hầu nhà bưng ra một chậu nước đun, còn lẫn chút phù sa lảng bảng. Yên sắn tay áo giao lĩnh lên và cùng đỡ con vào chậu. Từ tay cha, đứa con quẫy mình trong làn nước đục nồng nàn. Đôi mắt đen láy sáng lên giữa làn da nâu sẫm. Những mạch gân lờ mờ chìm dần. Người hầu cố kỳ những vết máu vương đầy trên mái tóc tơ, vừa kéo chiếc chậu vào chỗ râm mát. Đứa trẻ cứ đưa đôi tay ngắn cũn hướng về bóng nắng. Cái miệng nhợt nhạt của nó chúm chím cười. Yên tháo cái khăn chít trên đầu, để đứa con nghịch mái tóc dài của mình.

“ Kỳ lạ..kỳ lạ..”- người cha tặc lưỡi.

Trong lúc ấy, Yên vội quay vào nhà gặp người vợ. Anh đã kịp lấy một tấm lá thuốc cùng cái bát chiết yêu ăm ắp nước ấm. Việc đầu tiên mà viên quan trạng làm là bồng vợ mình ra khỏi bóng tối bụi bặm của căn phòng- cánh tay bủng beo hững hờ chạm lên lớp áo vải mới. Yên thoa làn nước ấm lên nước da người vợ xam xám. Tiếng thở nặng nề cất lên sau tấm áo yếm không át đi tiếng đứa con réo khóc ngoài kia.
“Từ từ, không làm sao cả, mình cứ ngồi yên cho tôi..”
Yên cũng thật là hậu đậu. Khi đang bưng cái bát chiết yêu, anh lại lóng ngóng thế nào mà làm đổ cả xuống. Cái bát thành ra hơi sứt một chút ở miệng. Anh lúi húi quay vào gian nhà sau, để rồi lại vấp ngã mấy lần giữa những bộ bình gốm, nan,..

Bây giờ thì Yên đang bồng con đứng trước cổng nhà. Phía sau lưng anh là người cha già mảnh khảnh trong bộ giao lĩnh thùng thình. Những tia sáng mãn nguyện ánh lên trong đôi mắt già nua của ông. Có lẽ ông đang nhìn những người dân làng lấm lem cố chen nhau, rướn mình lên đem theo những lời trầm trồ, chúc tụng. Hoặc cũng có thể là cái lọng đỏ chói đang thấp thoáng sau bức tường đá sau vườn rau, báo hiệu sự xuất hiện của những ông lý, trưởng làng, quan trên. Đứa con nhỏ bé ngơ ngác trước đám người xa lạ. Lát sau, nó sẽ được đắp trong tấm lá chuối khô, hay trong lát vải Hà Đông, giữa ánh mắt kiêu hãnh của cha và ông, và tiếng ru mệt mỏi của mẹ.

“Cha! Cháu mình lấy tên gì nhỉ?”

“ Anh này! Anh còn nhớ hồi bé, mẹ hay kể về cái tên Yên của anh không. Nghĩ là chim yên đấy. Này nhá, họ nhà ta có mười hai cái tên để đặt cho con châu: Tuất, Thìn, Yên, Quý, Long, Hùng, Kình, Hầu, Quy, Mã, Mão, Dần ! Hễ tới ai thì đặt! Từ đời cụ nội về đây lập nghiệp, là đã ba đời. Đứa này là đời thứ tư.”

“Vậy thì tên nó sẽ là Long..”-Yên cau mày. Long là một cái tên có phần hơi phạm thượng( Thời xưa vua đặt biểu tượng cho mình là rồng- long)

“Kìa! Anh này! Tuất, Thìn, Yên, Quý cơ mà!”

“À, ra là Quý.”( Quý mang nghĩa là loài cá rô trong chữ Hán Nôm)

“Lê Quý.”- ông cụ đáp lại đầy vẻ kiên quyết.

Đứa bé đang nằm trên võng, bên người vợ đã bớt tiều tụy của Yên. Anh lại gần cô và thông báo về cái tên đó. Lẽ dĩ nhiên, cô đồng thuận.
Sau cái tên là việc dựng tiền đồ.

“Chắc chắn là nho gia rồi. Sau phải kiếm thầy cho thằng Rô thôi. “

( Trong nhà, Quý có cái tên thân thuộc là Rô)

“Có tôi đây!”- Ông đồ Tứ ngó qua bờ giậu. Ông Tứ tuổi đã trạc tứ tuần, là người hay chữ và khôn ngoan. Nghe nói xưa ông là một thư sinh có tiếng, song vì cảnh nhà khó khăn nên mới đành đi làm thầy nho.

-“Bẩm cụ, thế thì tốt quá. Có lẽ từ năm nó lên ba, tôi sẽ đưa thằng Rô đi học cụ.”-Yên đáp lại.

Người vợ của Yên dường như chẳng đoài hoái gì tới ông thầy kia, mà chỉ biết về tương lai của Rô qua câu hát ru:

“Con ơi! Muốn nên thân người
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha
Gái thời dệt gấm thêu hoa
Khi vào khung cửi khi ra thêu thùa
Trai thời đọc sách, ngâm thơ
Dùi mài kinh sử để chờ đại khoa
Nữa mai nối đặng nghiệp nhà
Trước là mát mặt, sau là hiển thân.."
 
Sửa lần cuối:
Tham gia
28/5/24
Bài viết
16
Điểm cảm xúc
53
Điểm
13
Không biết đã bao tháng năm thắm thoắt trôi qua từ cái buổi vinh quy ấy. Những lũy tre mơn mởn bên giòng sông nay đã phủ cái bóng im lìm lên gợn nước. Con đường làng vẫn như ngày nào, chỉ có phần vắng vẻ và trống trải hơn xưa. Những bụi lau ôm ấp những con đò nan cô độc.
“Đường từ nay tới cái làng Vân đó xa quá!”- một tiếng phụ nữ bực dọc.
“Cứ từ từ, nề hà gì!..”- giọng đàn ông the thé gắt-" Mà sao cứ phải gọi là làng Vân, gọi làng Mây không được hay sao?”
Trên đường cái quan hiện rõ bóng một đôi vợ chồng. Người chồng, gầy còm và cau có, đi trước. Vạt áo viên lĩnh quết trên nền đất cát dẫn lối cho bà vợ theo sau. Bà vợ có mái tóc xõa tung, khuôn mặt nặng như chì cùng chiếc áo yếm, váy the độc một màu đen. Vừa đi, bà vừa lúi húi đưa tay lên che nắng.
“Còn một đoạn nữa là vào làng chúng nó rồi!”- ông chồng lầm bầm. Những cánh cò bay dập dìu lờ lững trong mây đã hạ dần xuống những tầng mái gianh chắp vá. Có tiếng người ta gọi nhau í ới trong làng. Bà vợ vấn lại cái đai thắt, vẻ mặt kiêu kỳ bước ra trước cánh đồng làng:
“Chà! Làng đây cũng đẹp gớm! Ông chọn đúng đấy!”
Sau lũy tre già, những vạt nắng khô khốc đã nhuộm vàng bờ đất. Từ đó nhấp nhô những hàng ngọn cỏ lau trăng trắng, phủ lên con đường gập ghềnh nhỏ hẹp vắt giữa. Mùa hạ đã về, trong cái mùi nồng ẩm của đất có lẫn chút râm ran, đơn điệu của tiếng ve. Những thanh âm xôn xao vọng về từ trong không gian ấy, không phải là của một phiên chợ quê. Mà là từ một gian nhà đổ nát, nơi có một đám người ồn ã, gắt gỏng.
“Con lạy ông! Nhà con hết cạn cả tiền rồi!”
Một người phụ nữ bệ rạc, rách rưới quỳ trên nền đất. Bệ vệ, lạnh lùng trước bàn tay xương xẩu của cô là một người lính áo vải. Cái nón lá chòng chành che đi đôi mắt gã, chỉ để lộ ra hai gò má hóp cùng bộ râu lởm chởm nhếch lên. Đôi chân trần nhô ra dưới tà áo cục mịch và đen đúa như nhuộm than. Gã lính vác trên lưng một cây giáo dài cùng dăm sợi xích thép lủng lẳng tựa những con rắn. Trước lời van lạy của người đàn bà, chỉ có một cái lắc đầu cứng đờ, vô hồn.
“Không! Mày phải đóng đi. Không thì tao xích mày, tao bắt bớ cả nhà mày đi.”
“Nhà con.. con có thể bán sạch đi..nhưng xin ông chk thêm mấy ngày nữa...mấy ngày thôi..”
Người trong làng gần xa tụ lại xì xào. Họ lắc đầu và thở dài . Lại một người không nộp đủ thuế. Có những người thất thểu bỏ về với một câu chửi rủa rục tằn. Đôi vợ chồng phương xa thì hiếu kỳ ghé vào. Nhưng thật tiếc cho họ, ngay lúc đó, một người mặc quan phục đã tới trên lưng ngựa. Viên quan dẹp đám nông dân tò mò sang một bên, rồi lẹ làng xuống yên. Ông ta bước tới trước hai người, hỏi han:
“Sao lại xảy ra việc gì thế này? Nào..”
“Con lạy ông!..”
“Bẩm quan, con mụ này cậy cớ nó là dân tha hương mà hai tháng nay khất thuế! Quan xem có được không? Cứ phải băm vằm nó ra!”
“Anh nói lầm rồi, vua vừa mới ra chiếu rồi: hễ ai là dân bỏ xứ, lưu lạc vì giặc giã, tới xứ nào thì sẽ được thôi trả thuế trong vòng năm tháng mà. Quan trên vừa mới thông báo với tôi như thế!”
Tiếng xì xào rộ lên. Những nông dân nửa tin nửa ngờ, dáo dác nhìn những khuôn mặt phờ phạc của nhau. Họ thì thầm:
“Tốt quá!”
“Không, chớ vội mừng. Cái lão Yên này nói thế thôi chứ chắc gì đã thật?”
Người lính cau mặt. Đôi mắt dưới chiếc nón của gã tối tăm nhưng cũng không giả trá. Gã quay người, bước đi cục mịch, nặng nề, rồi khuất bóng sau hàng tre. Viên quan đỡ người đàn bà đang quý lạy dưới đất dậy, nói nhỏ vào tai điều gì đó. Ông còn đưa cho cô một xâu tiền. Xong việc, viên quan leo lên ngựa, chậm rãi ra về dưới làn nắng.
“Ông ta là ai thế? Quan tổng trấn ..?”-Bà vợ quay sang hỏi một ông cụ gần đấy.
“Không, trưởng làng họ Lê của chúng tôi. Mà bà là ai đấy? Sao mặt mũi xa lạ quá?”
“Tôi với chồng vừa mới từ Thăng Long về đây. Trên đấy mùa màng thất bát, việc quân hỗn động, không thể không rời đi.”
“Dạ, vậy mấy người cũng nên qua lại với dân làng dưới chúng tôi. Ở đây cũng chả khá hơn là bao đâu, nhưng ít ra trưởng làng cũng là người nhân từ, hiểu dân. Thôi cũng tạm.”
Cuộc trò chuyện ấy đã bắt đầu một quãng đời mới cho đôi vợ chồng tha hương kia. Người ta biết rằng hai người đều chung họ Đỗ, vợ là nông dân, chồng là thợ mộc. Đó là một ngày mùa hạ năm 1389, một khởi đầu quá đỗi thanh bình trên một nước Việt đang chìm trong rối ren, tranh đoạt và bức bách của triều mạt Trần.
Hai năm sau đó, nhờ biết tần tảo, chắt bóp, đôi vợ chồng đã tậu được căn nhà lợp ngói nho nhỏ cùng chút ruộng vườn bên bờ sông. Họ sinh độc một mụn con gái duy nhất. Đứa bé mang tên Đỗ Thị Giang.
***
“Giang ơi, con ra sau vườn mang giùm má cái gánh nước ra đây nhé! Ở sau giàn mướp nhà mình đấy con!”
“Dạ, con mang liền!”
Cô bé Giang mới lên sáu nhưng đã luôn chân luôn tay phụ việc cho cha mẹ. Nào là nhổ rau, tát ao, lớp mái rạ, lùa gà, gieo mạ,.. Cứ coi đôi tay non nớt có những vết chai lờ mờ, hay đôi chân trần lấm bùn của cô bé là biết. Cô bé có dáng người gầy bé, nhưng bù lại luôn nhanh nhẹn, lanh lợi tựa một chú sóc.
“Dạ, đây, đây nè má!”
Đám trẻ con hàng xóm nghển cổ qua hàng giậu, hét toáng:” Ma đất! Ma đất!” Chúng nói vậy bởi lẽ Giang luôn diện những bộ quần áo đụp vá lem luốc. Đó có thể là do những bộ quần áo đó được may nên từ loại vải gai thô cứng, và cô bé thì thường xuyên phải theo mẹ ra đồng. Cái dáng thấp, gầy bé làm Giang luôn dính bùn đất trong những bãi ruộng. Đã vậy, cứ mỗi khi đi làm ruộng về, cô nhóc lại tót qua rong chơi, nô nghịch đất cát với tụi chúng. Có lẽ, nếu không có nụ cười tươi rói và đôi mắt trong trẻo, trông Giang sẽ thật giống một pho tượng đất nung nhỏ bé.
“Giang! Con mau lại đây kể cho ba nghe bữa nay cái lão Tứ đó dạy con cái chi?”
“Dạ, bữa nay ổng dạy tụi con chữ nhân nằm..”
“Rồi, thế cái chữ nhân nằm nó coi ra làm sao..?”
Cô bé lấy tay chấm vào bát nước, rồi vạch lên bàn một đường thẳng ngắn. Tiếp đó ở đầu đường thẳng cô bé vạch một đường hơi nghiêng.
“Đây nè ba...”
“Rồi! Rồi! Vậy còn chữ gì nữa?”
“Chữ nè nè ba.”
Cô bé vạch ra vô khối những nét ngoằn ngoèo trên chiếc bàn gỗ. Không phải vẽ bừa đâu, cô bé đã học hết các chữ mà thầy Tứ dạy hôm nọ rồi. Trong lớp, Giang còn có tiếng là học nhanh kia mà.
“Thôi rồi, bữa nay ba soát vậy thôi,.. nhớ phải học giỏi nghen con! Đừng có lơ là mà ba kêu lão Tư cầm roi rượt cho đã!”
Nói đoạn người cha lại quay về với tấm ván gỗ, chiếc búa, những cái đinh,.. Giang thường quanh quẩn bên ông, để cô bé có thể ngắm nghía những đoàn quân, những con rồng, những vị thánh xuất hiện từ những nhát búa trên khúc củi. Người cha đôi khi mới hướng đôi mắt kèm nhèm lên nhìn đứa con thơ thẩn của mình, và mường tượng ra một cô học sĩ trong triều.
Một ngày mùa thu năm Giang lên năm tuổi, Giang được ba má dẫn đi học. Cô bé không sao quên nổi làn sương ngào ngạt, man mát lảng bảng dưới ánh bình minh trắng ngần của sáng hôm ấy. Lũy tre xa xăm ngả mái tóc đã úa màu xuống những rặng lúa mạ. Ngôi trường hiện lên trong ký ức; một gian nhà đất lụp xụp,lớp mái rạ tím biếc những giàn hoa giấy. Lớp học là một gian phòng trống trải, thơm thoảng mùi giấy cũ và màu mực mài. Những con chữ nôm lòe nhòe, nguệch ngoạc trên bức tường. Cô bé ngồi bệt trên nền đất bên chiếc bàn gỗ khập khiễng. Chiếc chõng tre lập lòe ánh nến, nơi người cha đang nói gì đó với người thầy.
Rồi những bạn học khác cũng đến. Chúng là con những phú nông, nhưng cũng không vì thế mà cao sang. Những đứa trẻ nhếch nhác, cao thấp chen nhau vào lớp. Có những tiếng đùa cợt, tranh giành cất lên giữa những tà áo vá, những cái nón mây. Người thầy-ông đồ Tứ-trong tựa một thân củi khô gầy gò. Khuôn mặt ông không hiền từ, cũng không nghiêm nghị, mà u buồn. Giang chỉ bắt gặp một tia sinh khí trong con mắt xám mờ đục của ông khi đám trẻ đã ngồi xuống ngay ngắn.
“Thưa thầy, con vô lớp!”- cái giọng con trẻ bộp chộp cất lên sau song cửa bằng tre.
Đó là một câu bé học trò đến muộn. Mái tóc cậu gọn gàng có búi, tương phản với những đường nét chân chất mà cậu mang trên nước da ngăm ngăm. Con mắt hiền lành, trong trẻo như hai hạt sương mai. Đôi lông mày lá liễu cứ nhấp nhổm không nguôi, hẳn là niềm vui của cuộc rong chơi chưa hết. Chiếc mũi cao bên đôi gò má xương xương, nụ cười mơ màng hững hờ. Đôi chân trần đỏ ửng những vết sứt sẹo thấp thoáng dưới tà áo xanh thẫm. Đất bụi bám đầy hai bàn tay non nớt, nhỏ bé, thay cho mực như các bạn học khác.
“Hà, thôi vô lớp đi con.”- ông đồ Tứ cười bẻm lẻm. Cậu bé chạy lẹ tới ngồi ở một bên chiếc bàn gỗ, cạnh Giang.
“Cậu tên gì? Nhỏ kia?”- Cậu bé huých khuỷu tay Giang. Cô bé ngơ ngác. Phải, trẻ con thường ngẩn tò te trước những câu hỏi của người lạ. Nhưng nếu đó lại là trẻ con thì rất nhanh chúng sẽ gần gũi:
“Dạ, tui tên Giang..”
“Ừm, còn Tôi tên Quý...”
Giang cười mỉm, quay mặt đi. Nhưng Quý còn hỏi tiếp:
“Nhà cậu ở đâu?”
“Nhà tui á...bên kia sông...qua con đò. Có cái vườn chi đó là lối vào nhà tui.”
“Vậy hả...”- Quý ngước mắt ra cửa lớp. Trời mịt mùng sương giăng, những vạt cỏ lạnh lẽo nổi chìm những bóng cây mỏi mòn. Ngôi làng chỉ còn chút ánh sáng lẻ loi từ ngọn đuốc của người lính tuần đi trên ngõ. Có tiếng gà gáy le te đâu đây. Cậu bé nói thì thầm với Giang:
“Thấy nhà cậu rồi!”
Ông đồ Tứ không hề hay biết tới lũ trẻ, chỉ lẳng lặng viết lên bảng bằng cây bút lông cũ kỹ. Buổi học đầu tiên luôn bắt đầu bằng những" nhất, nhị, tam,..”. Ông đồ Tứ bảo đám trẻ viết những con chữ đầu tiên lên trang giấy của mình. Quý nguệch ngoạc được liền mấy chữ, trong khi Giang còn loay hoay với cái nghiên mực cạn.
Cuối buổi hôm ấy, đám học trò lon ton kéo nhau ra về. Qua những cái bóng thấp bé lom khom trên đường cái quan, Quý len mình đi lên
cây cầu gỗ. Giang đang bước trước mặt cậu, cái nón lá chao nghiêng trên bờ tóc xanh non trẻ.
“Giang ơi, đợi tớ với!”
“Dạ, đợi liền!”
Mái nhà ngói đỏ ẩn mình trong những đóa râm bụt kiêu kỳ và làn rêu xanh thắm. Đàn gà bụ bẫm đón cô chủ với những tiếng cục cục và những cái vỗ cánh ầm ĩ. Con trâu già cục mịch ngủ bên hàng cỏ.Cha mẹ Giang đi làm đồng chưa về. Căn phòng gỗ thanh vắng, ngan ngát mùi hoa sữa và mùi gỗ. Hai đứa trẻ ngồi lại bên hiên nhà.
“Ba má đâu thế?”
“Ba tớ phải qua đình , còn mẹ tớ thì đi gặt.”
“Thích nhỉ, chẳng có ông nào đến kêu oan. Tha hồ mà nghỉ"
Thời bấy giờ, hễ cứ có chuyện oan sai là dân chúng kéo nhau ra đình. Nhà của Quý nằm sát mép với đình làng. Lắm khi ông Lê Yên phải bỏ bữa cơm để hấp tấp chạy ra công đường, với cái đầu trần và đi chân không.
“Dạ,..”
Quý để sắp giấy bút sang một bên. Cậu bé nhảy những bước dài trên sàn đất. Suýt nữa thì Quý đã va vào mấy miếng dằm dưới cánh cửa gỗ. Cậu ấm bỗng giẫm phải mấy vật gì đen sì và hôi hám một góc nhà; mấy hòn than mới. Chẳng mấy chốc mà chân tay cậu bé đều đã nhuộm một màu gi nhem nhuốc tựa một anh thợ mỏ. Giang cười khúc khích.
“Ui! Có cái gì nè!”
Quý kêu lên. Cậu vừa thấy được những mảnh gỗ chạm khắc của cha Giang. Những con rồng và những đám mây gỗ.
“Ấy, đừng có vô nha! Ba mình la đó!”
“Sao lại la? Từ từ coi nào.”
Quý cầm cái dùi lên coi thử, nặng gớm. Tay cậu run lẩy bẩy dưới miếng thép nhọn. Quý từng được ông nội kể về cái cung tên Mông Cổ mà không người lính ta nào nhấc lên nổi hồi xưa. -"Chắc cái cung tên đấy cũng chỉ bự hơn cái thứ quỷ quái này một tí xíu!”- Quý thầm nghĩ và vứt cây dùi xuống bàn. Cậu lại lần dò những cuộn giấy, nhưng cái nghiên mực trên kệ, trong khi Giang chạy đi châm lửa bếp.
“Sao cậu cầm được cái miếng,... ừ...đen đen đó?”
“Cái này là củi nha Quý. Cái này là đá...”
Cô bé đặt cái nồi sành kệch cỡm, nứt nẻ lên trên kiềng. Mùi khói nhạt nhòa tản ra trong gian nhà. Trong khi cô bạn giúp việc nhà như thế, Quý lại vô nhà. Cậu quay ra với một chiếc nón quai thao trên đầu và một cây gầy gỗ trên lưng. Cậu ấm nhăn mặt, bắt trước cái dáng còng của những bà già đi hội chùa:
“Nam mô A di đà Phật...Nam mô A di đà..”
Đang rong chơi trong căn phòng thì chợt Quý ngửi thấy mùi thơm thân thuộc, ngòn ngọt đâu đây. Cậu thính dữ lắm. Cứ lần theo mùi hương, Quý tới chỗ nóc trái gian nhà. Một đĩa men bé xíu giấu mình trên hàng song cửa. Cậu bé khẽ khàng lấy xuống. Đó là một đĩa mật, mà cha mẹ nhắc Giang chỉ được lấy ra để đãi khách thôi.
“Tui nếm thử nha!”
Quý nếm đĩa mật một cách khoan khoái. Vừa lúc ấy thì ba má Giang về. Ông bà đang vác một cuộn mây xanh ngắt, gai góc tua tủa trên tay, hệt một bó..roi. Trời! Sao giờ, Quý còn chưa biết có được ăn không mà! Rất nhanh, cậu bé đưa lưỡi quết mấy đường vuông vắn trên đĩa mật:
“Dạ thưa bác, cháu đang dạy bạn Giang chữ thập ạ!”
Cậu bé đưa ngay cái đĩa mật có in hình một chữ thập ra làm chứng. Có lẽ Quý không biết, dù bữa đó Quý bị tống về, nhưng cả nhà Giang đã cười dữ lắm trên mâm cơm.
 
Top