[Dã sử] Tĩnh Hải Loạn Lạc
- Tham gia
- 19/9/24
- Bài viết
- 80
- Điểm cảm xúc
- 290
- Điểm
- 53

-
Featured
- #21
Chương 20: Lê Hầu thuận ý, Tử Trọng dâng kế đánh Soái
Hạo Thiên chợt đứng dậy, gương mặt tỏ ra suy tư, nói:
- Ta cảm thấy trong người hơi mệt, muốn về nghỉ sớm, Tước Vũ Hầu và các vị xin lượng thứ!
Nói rồi rời đi thẳng về phủ.
Chu Đức ngạc nhiên, hỏi Tử Trọng:
- Hạo tướng quân sao vậy quân sư? Chúng ta đang uống rượu vui vẻ kia mà!
Tử Trọng nói:
- Có lẽ chúa công biết, tháng ngày bình yên sắp trôi qua rồi!
Hạo Thiên về phủ, ghé qua phòng Hạo Kiên và Hạo An Nhiên, lặng nhìn chúng ngủ. Hạo Thiên tiến tới chỉnh lại chăn cho hai con, lấy tay xoa nhè nhẹ đầu Hạo Kiên, thơm lên trán Hạo An Nhiên.
Hạo Thiên biết rằng mình sẽ không thể ở mãi bên chúng, không thể ở mãi chốn Bình Nguyên này sống một cuộc sống êm đềm và hạnh phúc. Thù Hạo Gia chưa trả, giặc Soái đến gần hơn bao giờ hết, Hạo Thiên nghĩ mình hành quân chuyến này chẳng biết bao giờ mới gặp lại gia quyến, trong lòng lưu luyến vô cùng.
Hạo Thiên trở về phòng, thấy Phạm Thư đã ngủ, y tiến tới khẽ vuốt nhẹ làn tóc mượt mà của thê tử. Ngắm nhìn nàng, Hạo Thiên cảm thấy trân quý công sức của Phạm Thư vun vén gia thất, quán xuyến việc trong việc ngoài, chăm lo cho hai đứa trẻ mà không một lời than phiền, mặc dù nàng xuất thân là một công chúa đài các. Trong mắt Hạo Thiên, nàng tựa như một ngọn đèn âm thầm cháy, giữ ấm cả mái nhà trong trời đông giá rét.
Hạo Thiên thay y phục, nằm lên giường hồi lâu nhưng không sao ngủ được. Hạo Thiên đang lo lắng về cái nguy nước Soái, dù chưa từng đối đầu nhưng y có cảm giác Soái Vương và Nguyên Hà là hai kẻ tâm cơ thâm hiểm, hơn hẳn Bá Hầu - người y từng cho là gian ác nhất. Việc Chu Đức để mất Diễn Châu vào tay Soái càng khiến Hạo Thiên bất an, đối đầu với kẻ vừa thâm độc lại vừa tài trí quả thực không dễ dàng.
Đang nghĩ ngợi thì chợt Phạm Thư quay sang, hỏi:
- Chàng bận lòng điều gì mà không ngủ được sao?
Hạo Thiên nắm lấy tay Phạm Thư, đáp:
- Sắp tới ta sẽ cùng Tước Vũ Hầu tiến quân đánh đuổi giặc Soái khỏi Diễn Châu, nàng và hai con ở lại Bình Nguyên bảo trọng, ta sẽ nhớ nàng và các con lắm!
Phạm Thư mặt đượm buồn, nói:
- Phu quân đi rồi thiếp sẽ buồn lắm, nhưng thiếp hiểu rằng chàng không thể ngồi yên nhìn nước Soái một tay che Trời. Chàng là bậc trượng phu, chí ở bốn phương, thiếp sẽ luôn ủng hộ con đường mà chàng chọn, thiếp và các con nhất định sẽ chờ chàng đại thắng trở về!
Hạo Thiên mỉm cười, ôm Phạm Thư vào lòng, nói:
- Nàng an tâm, ta nhất định sẽ trở về!
Tiệc rượu đã tàn, mọi người ra về hết, chỉ còn lại Tử Trọng và Chu Đức ngồi lại với nhau.
Tử Trọng nói với Chu Đức:
- Ta cảm thấy quý mến Tước Vũ Hầu, muốn nói lời thực lòng, nếu ngài cho là không phải thì Tử Trọng xin tạ tội trước!
Chu Đức nói:
- Tiên sinh cứ nói, lời của tiên sinh ắt có giá trị!
Tử Trọng nói:
- Ta thấy những điểm lợi mà Tước Vũ Hầu nói ban chiều thuyết phục nhưng chưa đủ để Lê Hầu và Lý Sử gật đầu.
Chu Đức hỏi:
- Vì sao?
Tử Trọng nói tiếp:
- Chúa công và ta có thể rất tin tưởng ngài nhưng Lê Hầu, Lý Sử chưa chắc đã vậy. Ngài đưa ra năm điểm lợi nhưng kết quả cuối cùng cũng chỉ là giúp Diễn Châu giành lại lãnh thổ, Ái Châu không thu được gì cả!
Chu Đức hỏi:
- Nhưng mối đe dọa nước Soái đang đến rất gần Ái Châu kia mà?
Tử Trọng nói:
- Nước Soái sau khi chiếm Diễn Châu nguyên khí đã hao tổn rất nhiều, ít nhất hai năm Soái không thể khởi binh Nam phạt. Quân sư Lý Sử hoàn toàn có thể khuyên Lê Hầu từ chối giúp ngài sau đó đem quân chiếm lại Diễn Châu nhưng khi ấy lãnh thổ sẽ thuộc về Ái Châu chứ không phải ngài!
Chu Đức nói:
- Tiên sinh nói rất phải, vậy ta phải làm thế nào?
Tử Trọng nói tiếp:
- Nếu muốn thuyết phục được Lê Hầu, ngài nên chủ động đưa ra lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng, giả dụ như hai thành Bạch Lộc và Ngọc Môn tiếp giáp Ái Châu.
Chu Đức ngẫm nghĩ một hồi, nói:
- Ta tay trắng tới Ái Châu nương nhờ giúp đỡ, bỏ hai thành mà giữ được nước thì cũng đáng lắm!
Tử Trọng nâng chén rượu, nói:
- Tước Vũ Hầu quả là thức thời!
Chu Đức cũng uống cạn chén, rồi hỏi Tử Trọng:
- Cho dù quý ta nhưng lời khuyên vừa rồi chẳng phải không nên nói ra hay sao, dù gì tiên sinh cũng là người của Ái Châu kia mà?
Tử Trọng cười, đáp:
- Bởi vì ta nghĩ việc Ái Châu chiếm Diễn Châu cho riêng mình là thất sách!
Chu Đức ngạc nhiên, hỏi:
- Cớ sao lại vậy?
Tử Trọng giải thích:
- Thứ nhất, nếu Ái Châu chiếm lại Diễn Châu từ tay nước Soái, bách tính trong thành sẽ nghĩ về Ái Châu thế nào? Chắc chắn là không khác gì Soái cả! Trong không yên thì tất sẽ mất!
Thứ hai, chiếm thì dễ, giữ mới khó. Thay vì phải dàn quân giữ lãnh thổ, việc giúp Tước Vũ Hầu lấy lại Diễn Châu vừa giúp tăng uy danh của Ái Châu, vừa có thêm một đồng minh đáng tin cậy là ngài, chỉ có ngài mới cai quản Diễn Châu được tốt nhất mà thôi!
Chu Đức nghe xong như bừng tỉnh, trong lòng cảm thấy mình còn suy tính chưa đủ sâu xa. Chu Đức nói:
- Tiên sinh vừa giỏi mưu lược, vừa giỏi việc nước, ta quả không sánh kịp!
Sáng hôm sau, Chu Đức cùng Hạo Thiên, Tử Trọng khởi hành đến cung Thái Hòa yết kiến Lê Hầu.
Nhờ lời khuyên của Tử Trọng và sự thuyết phục của mình, Chu Đức được Lê Hầu đồng ý giúp đánh Soái. Hạo Thiên được trao ấn Nguyên soái cho trận đánh này, có toàn quyền quyết định.
Lê Hầu cho truyền riêng Hạo Thiên và Tử Trọng đến họp bàn.
Lê Hầu nói:
- Mối nguy phía Nam từ Bá Hầu vẫn luôn còn đó, ta khó lòng trao nhiều binh lính giúp ngươi đánh Soái. Chỉ dựa vào sức của Bình Nguyên và một vạn quân Tước Vũ Hầu liệu có đánh được Soái không?
Tử Trọng đáp:
- Rất khó! Muốn giành lại Diễn Châu tất phải dùng kế!
Lê Hầu hỏi:
- Kế ấy thế nào?
Tử Trọng nói:
- Ta phải nhờ đến sự trợ giúp từ phương Bắc, tức Phong Châu của Trịnh Hầu!
Lê Hầu hỏi tiếp:
- Ta xưa nay chỉ gặp Trịnh Hầu vài lần, vốn không hề có thân tình qua lại, nhờ trợ giúp thế nào?
Tử Trọng nói:
- Trịnh Hầu là người dùng võ, các trận đánh lớn nhỏ đều đích thân ra trận mạc. Ái Châu ta có bảo vật Thiên Uy Bảo Khải, dâng tặng Trịnh Hầu lấy thân tình quả rất hợp. Ngoài lễ vật, tiếng của Soái Vương cướp ngôi, lừa chư hầu, xâm chiếm lãnh thổ tất khiến Trịnh Hầu đứng ngồi không yên vì Phong Châu tiếp giáp với nước Soái. Trịnh Hầu biết rằng Soái Vương chỉ tạm hòa hoãn với các châu phương Bắc để dễ bề Nam phạt, tới khi Soái chiếm hết phía Nam rồi Phong Châu chẳng mấy mà mất. Ta cần một thuyết khách có tài ăn nói đến thuyết phục Trịnh Hầu hợp lực đánh vào nước Soái khiến Soái Vương buộc phải lui quân về giữ nước. Khi ấy ta mới có thể chiếm lại được Diễn Châu!
Lê Hầu mừng rỡ, nói:
- Kế ấy rất diệu! Có điều ai sẽ đi sứ được?
Tử Trọng đáp:
- Thần biết một người có tài hùng biện, giỏi ăn nói, tên Trương Ngũ, tài vốn chẳng kém Tô Tần nước Yên thời Chiến Quốc. Lời của Trương Ngũ khiến kẻ quyền quí thì kính nể, kẻ gian xảo thì kiêng dè, biết tùy người mà nói, tùy cảnh mà ứng, trong cương có nhu, trong nhu có cương. Người này đi sứ ắt sẽ được việc!
Lê Hầu nói:
- Tốt lắm, cứ thế mà làm!
- Ta cảm thấy trong người hơi mệt, muốn về nghỉ sớm, Tước Vũ Hầu và các vị xin lượng thứ!
Nói rồi rời đi thẳng về phủ.
Chu Đức ngạc nhiên, hỏi Tử Trọng:
- Hạo tướng quân sao vậy quân sư? Chúng ta đang uống rượu vui vẻ kia mà!
Tử Trọng nói:
- Có lẽ chúa công biết, tháng ngày bình yên sắp trôi qua rồi!
Hạo Thiên về phủ, ghé qua phòng Hạo Kiên và Hạo An Nhiên, lặng nhìn chúng ngủ. Hạo Thiên tiến tới chỉnh lại chăn cho hai con, lấy tay xoa nhè nhẹ đầu Hạo Kiên, thơm lên trán Hạo An Nhiên.
Hạo Thiên biết rằng mình sẽ không thể ở mãi bên chúng, không thể ở mãi chốn Bình Nguyên này sống một cuộc sống êm đềm và hạnh phúc. Thù Hạo Gia chưa trả, giặc Soái đến gần hơn bao giờ hết, Hạo Thiên nghĩ mình hành quân chuyến này chẳng biết bao giờ mới gặp lại gia quyến, trong lòng lưu luyến vô cùng.
Hạo Thiên trở về phòng, thấy Phạm Thư đã ngủ, y tiến tới khẽ vuốt nhẹ làn tóc mượt mà của thê tử. Ngắm nhìn nàng, Hạo Thiên cảm thấy trân quý công sức của Phạm Thư vun vén gia thất, quán xuyến việc trong việc ngoài, chăm lo cho hai đứa trẻ mà không một lời than phiền, mặc dù nàng xuất thân là một công chúa đài các. Trong mắt Hạo Thiên, nàng tựa như một ngọn đèn âm thầm cháy, giữ ấm cả mái nhà trong trời đông giá rét.
Hạo Thiên thay y phục, nằm lên giường hồi lâu nhưng không sao ngủ được. Hạo Thiên đang lo lắng về cái nguy nước Soái, dù chưa từng đối đầu nhưng y có cảm giác Soái Vương và Nguyên Hà là hai kẻ tâm cơ thâm hiểm, hơn hẳn Bá Hầu - người y từng cho là gian ác nhất. Việc Chu Đức để mất Diễn Châu vào tay Soái càng khiến Hạo Thiên bất an, đối đầu với kẻ vừa thâm độc lại vừa tài trí quả thực không dễ dàng.
Đang nghĩ ngợi thì chợt Phạm Thư quay sang, hỏi:
- Chàng bận lòng điều gì mà không ngủ được sao?
Hạo Thiên nắm lấy tay Phạm Thư, đáp:
- Sắp tới ta sẽ cùng Tước Vũ Hầu tiến quân đánh đuổi giặc Soái khỏi Diễn Châu, nàng và hai con ở lại Bình Nguyên bảo trọng, ta sẽ nhớ nàng và các con lắm!
Phạm Thư mặt đượm buồn, nói:
- Phu quân đi rồi thiếp sẽ buồn lắm, nhưng thiếp hiểu rằng chàng không thể ngồi yên nhìn nước Soái một tay che Trời. Chàng là bậc trượng phu, chí ở bốn phương, thiếp sẽ luôn ủng hộ con đường mà chàng chọn, thiếp và các con nhất định sẽ chờ chàng đại thắng trở về!
Hạo Thiên mỉm cười, ôm Phạm Thư vào lòng, nói:
- Nàng an tâm, ta nhất định sẽ trở về!
Tiệc rượu đã tàn, mọi người ra về hết, chỉ còn lại Tử Trọng và Chu Đức ngồi lại với nhau.
Tử Trọng nói với Chu Đức:
- Ta cảm thấy quý mến Tước Vũ Hầu, muốn nói lời thực lòng, nếu ngài cho là không phải thì Tử Trọng xin tạ tội trước!
Chu Đức nói:
- Tiên sinh cứ nói, lời của tiên sinh ắt có giá trị!
Tử Trọng nói:
- Ta thấy những điểm lợi mà Tước Vũ Hầu nói ban chiều thuyết phục nhưng chưa đủ để Lê Hầu và Lý Sử gật đầu.
Chu Đức hỏi:
- Vì sao?
Tử Trọng nói tiếp:
- Chúa công và ta có thể rất tin tưởng ngài nhưng Lê Hầu, Lý Sử chưa chắc đã vậy. Ngài đưa ra năm điểm lợi nhưng kết quả cuối cùng cũng chỉ là giúp Diễn Châu giành lại lãnh thổ, Ái Châu không thu được gì cả!
Chu Đức hỏi:
- Nhưng mối đe dọa nước Soái đang đến rất gần Ái Châu kia mà?
Tử Trọng nói:
- Nước Soái sau khi chiếm Diễn Châu nguyên khí đã hao tổn rất nhiều, ít nhất hai năm Soái không thể khởi binh Nam phạt. Quân sư Lý Sử hoàn toàn có thể khuyên Lê Hầu từ chối giúp ngài sau đó đem quân chiếm lại Diễn Châu nhưng khi ấy lãnh thổ sẽ thuộc về Ái Châu chứ không phải ngài!
Chu Đức nói:
- Tiên sinh nói rất phải, vậy ta phải làm thế nào?
Tử Trọng nói tiếp:
- Nếu muốn thuyết phục được Lê Hầu, ngài nên chủ động đưa ra lợi ích có thể nhìn thấy rõ ràng, giả dụ như hai thành Bạch Lộc và Ngọc Môn tiếp giáp Ái Châu.
Chu Đức ngẫm nghĩ một hồi, nói:
- Ta tay trắng tới Ái Châu nương nhờ giúp đỡ, bỏ hai thành mà giữ được nước thì cũng đáng lắm!
Tử Trọng nâng chén rượu, nói:
- Tước Vũ Hầu quả là thức thời!
Chu Đức cũng uống cạn chén, rồi hỏi Tử Trọng:
- Cho dù quý ta nhưng lời khuyên vừa rồi chẳng phải không nên nói ra hay sao, dù gì tiên sinh cũng là người của Ái Châu kia mà?
Tử Trọng cười, đáp:
- Bởi vì ta nghĩ việc Ái Châu chiếm Diễn Châu cho riêng mình là thất sách!
Chu Đức ngạc nhiên, hỏi:
- Cớ sao lại vậy?
Tử Trọng giải thích:
- Thứ nhất, nếu Ái Châu chiếm lại Diễn Châu từ tay nước Soái, bách tính trong thành sẽ nghĩ về Ái Châu thế nào? Chắc chắn là không khác gì Soái cả! Trong không yên thì tất sẽ mất!
Thứ hai, chiếm thì dễ, giữ mới khó. Thay vì phải dàn quân giữ lãnh thổ, việc giúp Tước Vũ Hầu lấy lại Diễn Châu vừa giúp tăng uy danh của Ái Châu, vừa có thêm một đồng minh đáng tin cậy là ngài, chỉ có ngài mới cai quản Diễn Châu được tốt nhất mà thôi!
Chu Đức nghe xong như bừng tỉnh, trong lòng cảm thấy mình còn suy tính chưa đủ sâu xa. Chu Đức nói:
- Tiên sinh vừa giỏi mưu lược, vừa giỏi việc nước, ta quả không sánh kịp!
Sáng hôm sau, Chu Đức cùng Hạo Thiên, Tử Trọng khởi hành đến cung Thái Hòa yết kiến Lê Hầu.
Nhờ lời khuyên của Tử Trọng và sự thuyết phục của mình, Chu Đức được Lê Hầu đồng ý giúp đánh Soái. Hạo Thiên được trao ấn Nguyên soái cho trận đánh này, có toàn quyền quyết định.
Lê Hầu cho truyền riêng Hạo Thiên và Tử Trọng đến họp bàn.
Lê Hầu nói:
- Mối nguy phía Nam từ Bá Hầu vẫn luôn còn đó, ta khó lòng trao nhiều binh lính giúp ngươi đánh Soái. Chỉ dựa vào sức của Bình Nguyên và một vạn quân Tước Vũ Hầu liệu có đánh được Soái không?
Tử Trọng đáp:
- Rất khó! Muốn giành lại Diễn Châu tất phải dùng kế!
Lê Hầu hỏi:
- Kế ấy thế nào?
Tử Trọng nói:
- Ta phải nhờ đến sự trợ giúp từ phương Bắc, tức Phong Châu của Trịnh Hầu!
Lê Hầu hỏi tiếp:
- Ta xưa nay chỉ gặp Trịnh Hầu vài lần, vốn không hề có thân tình qua lại, nhờ trợ giúp thế nào?
Tử Trọng nói:
- Trịnh Hầu là người dùng võ, các trận đánh lớn nhỏ đều đích thân ra trận mạc. Ái Châu ta có bảo vật Thiên Uy Bảo Khải, dâng tặng Trịnh Hầu lấy thân tình quả rất hợp. Ngoài lễ vật, tiếng của Soái Vương cướp ngôi, lừa chư hầu, xâm chiếm lãnh thổ tất khiến Trịnh Hầu đứng ngồi không yên vì Phong Châu tiếp giáp với nước Soái. Trịnh Hầu biết rằng Soái Vương chỉ tạm hòa hoãn với các châu phương Bắc để dễ bề Nam phạt, tới khi Soái chiếm hết phía Nam rồi Phong Châu chẳng mấy mà mất. Ta cần một thuyết khách có tài ăn nói đến thuyết phục Trịnh Hầu hợp lực đánh vào nước Soái khiến Soái Vương buộc phải lui quân về giữ nước. Khi ấy ta mới có thể chiếm lại được Diễn Châu!
Lê Hầu mừng rỡ, nói:
- Kế ấy rất diệu! Có điều ai sẽ đi sứ được?
Tử Trọng đáp:
- Thần biết một người có tài hùng biện, giỏi ăn nói, tên Trương Ngũ, tài vốn chẳng kém Tô Tần nước Yên thời Chiến Quốc. Lời của Trương Ngũ khiến kẻ quyền quí thì kính nể, kẻ gian xảo thì kiêng dè, biết tùy người mà nói, tùy cảnh mà ứng, trong cương có nhu, trong nhu có cương. Người này đi sứ ắt sẽ được việc!
Lê Hầu nói:
- Tốt lắm, cứ thế mà làm!
Sửa lần cuối: