Lượt xem của khách bị giới hạn

[Dã sử] Tĩnh Hải Loạn Lạc

Bạn thích nhân vật nào trong Tĩnh Hải Loạn Lạc?

  • Hạo Thiên

  • Tử Trọng

  • Trương Siêu

  • Lê Hầu

  • Lý Sử

  • Bá Hầu

  • Lê Cung

  • Quách Tuấn

  • Trần Lượng

  • Nguyễn Lương, Nguyễn Sơn


Kết quả chỉ có thể xem được sau khi bình chọn.
[Dã sử] Tĩnh Hải Loạn Lạc

kizaru105

Tác giả
Tham gia
19/9/24
Bài viết
57
Điểm cảm xúc
156
Điểm
33
Chương 10: Long tranh hổ đấu, Chu Đức đấu trí Tử Trọng
Sau khi rút quân về doanh trại, Chu Đức cùng Trần Tiềm họp binh trong lều. Trần Tiềm tức tối:

- Tên Lê Hầu khốn kiếp, nếu không có hắn thì Hạo Thiên bỏ mạng trốn Bình Nguyên rồi.

Chu Đức nói lớn:

- Thắng thua là chuyện thường của nhà binh, có gì mà ngươi phải cuống lên vậy! Lê Hầu xuất hiện thời điểm này chứng tỏ Diễn Châu đã có nội gián.

Trần Tiềm nói:

- Nội gián ư? Kẻ nào to gan vậy, không lẽ Hoàng Lịch? Chỉ có ta, ngài, Lê Cung, Hoàng Lịch cùng một số quan Diễn Châu biết chuyện này.

Chu Đức suy ngẫm rồi nói:

- Chắc chắn là tên Lý Thiên!

Trần Tiềm hỏi:

- Cớ sao lại vậy?

Chu Đức giải thích:

- Suy luận sẽ thấy, chỉ duy nhất hắn khuyên chúa công không khởi binh đánh Ái Châu, hắn còn là sư huynh của quân sư Lý Sử. Hơn nữa, Lê Cung sẽ không làm vì Ái Châu là cái gai trong mắt Bá Hầu, Hoàng Lịch thì càng không, vì xưa nay ông rất tận tâm phò tá chúa công, ta quen ông ấy từ nhỏ.

Trần Tiềm tức giận:

- Chỉ tại tên súc sinh Lý Thiên ấy tiết lộ thiên cơ làm hỏng chuyện! Chu công tử, giờ ta phải làm thế nào?

Chu Đức nói:

- Quân ta vừa thua trận, cần nghỉ ngơi dưỡng sức, lấy lại sĩ khí. Một mặt, ta muốn báo phụ thân tiếp ứng thêm quân, khi ấy đánh Hạo Thiên dễ như trở bàn tay.

Trần Tiềm hỏi:

- Vậy ta cứ thủ trong thành?

Chu Đức gật đầu:

- Đúng vậy! Người đâu, truyền lệnh ta, bất cứ ai cũng không được giao chiến với quân Hạo khi chưa có lệnh, làm sai chém.

Trần Tiềm là một người kiêu ngạo và nóng tính, xưa nay chưa chịu cúi đầu trước ai. Thế nhưng hắn lại rất kính nể Chu Đức, có lẽ vì tướng mạo phi phàm cùng cái tài dùng binh của Chu Đức. Hơn nữa, Chu Đức luôn rất bình tĩnh trước mọi tình huống, quả là anh hùng hào kiệt.

Trần Tiềm cũng y lời Chu Đức, truyền lệnh cho quân mình cố thủ, không giao chiến.

Ngày hôm sau, Hạo Thiên cho dàn quân cách thành Trần Tiềm một dặm và khiêu chiến. Vẫn là mưu cũ, một chục quân sĩ đứng chửi rủa, khiêu khích quân Trần Tiềm. Hạo Thiên sai người chặn đường vận lương của chúng, sai Hoàng Trí bắn cung từ xa gây náo loạn binh lính.

Tên lính vào báo lại tình hình cho Chu Đức và Trần Tiềm. Chu Đức nói:

- Quả nhiên hắn muốn tốc chiến tốc thắng, tận dụng sĩ khí binh lính. Có điều Bình Nguyên dễ thủ khó công, hắn có Thiên Lôi cũng không công được!

Trần Tiềm hỏi:

- Nhưng chúng đã chặn đường lương thực của ta, để lâu ta e lòng quân sinh biến. Hắn còn dùng mấy tên cung thủ bắn từ xa làm binh lính hoảng loạn.

Chu Đức nói:

- Chuyện ấy chớ lo, ta đã chuẩn bị nhiều lương thực, binh biến khó lường, lương thực là huyết mạch của đội quân, luôn phải đề phòng cho chiến trận dài hơi. Ngươi hãy cho bọn lính canh xếp khiên thành vòng tròn rồi đứng sau là được. Thêm nữa, cho phủ hết những chỗ dễ cháy bằng tấm sắt, không thể bắt lửa.

Trần Tiềm nói:

- Công tử tính hay lắm, ta cho người làm ngay!

Hai tuần trôi qua, quân Chu Đức và Trần Tiềm vẫn trụ vững như bàn thạch. Hạo Thiên sốt ruột, hỏi Tử Trọng:

- Hai tuần rồi mà Chu Đức và Trần Tiềm không có dấu hiệu gì sẽ đánh cả. Hơn nữa, chúng có nguồn lương thực dữ trự, không hề lo sợ. Hoàng Trí cũng không làm gì được vì chúng phủ hết những thứ dễ cháy, còn xếp khiên tránh tên.

Tử Trọng nói:

- Tên Chu Đức quả không tầm thường, hắn còn chuẩn bị trước lương thực, không hề sơ suất. Nếu đã như vậy, thần có một kế, dụ cọp ra khỏi hang.

Hạo Thiên hỏi:

- Dụ thế nào?

Tử Trọng đáp:

- Chúa công hãy cho người bỏ lại lều trại, bếp ăn, giả vờ rút quân ra phía sau ngọn núi. Quân Chu Đức và Trần Tiềm thấy vậy sẽ tưởng quân ta rút lui và truy đuổi. Lúc ấy ta xông ra đánh, ắt vỡ trận.

Hạo Thiên nói:

- Kế ấy hay lắm!

Nói rồi cho binh lính rút quân. Phút chốc doanh trại Hạo Thiên không còn bóng người.

Lính do thám của Trần Tiềm về báo tin:

- Bẩm công tử, quân Hạo Thiên đã bỏ đi hết rồi ạ!

Chu Đức hỏi tên lính:

- Tại sao ngươi chắc vậy?

Tên lính nói:

- Thần dò la thì thấy doanh trại của Hạo Thiên giờ trống không, chỉ bỏ lại bếp ăn. Thần đuổi theo một hồi thì nhìn từ xa thấy quân hắn đang tiến về phía Ái Châu.

Trần Tiềm nói:

- Quả đúng là cơ hội hiếm có! Họa may Lê Hầu sợ Bá Hầu nên cho rút Hạo Quân về Ái Châu? Ta thừa thế truy kích rồi tiến đánh Ái Châu há chẳng hợp lắm ru?

Chu Đức can:

- Chớ nên mắc mưu, hắn nhất định sẽ không rút lui dễ dàng như vậy. Hắn có tên quân sư Tử Trọng mưu ma chước quỷ, không thể lường được. Truyền lệnh ta, tiếp tục giữ vững thế thủ thành!

Ba ngày trôi qua, quân Chu Đức và Trần Tiềm vẫn không có động tĩnh gì. Hạo Thiên lại hỏi Tử Trọng:

- Tên Chu Đức đúng là tên cáo già, quả không dễ lừa hắn. Chỉ còn vài ngày nữa là đến hạn thảo phạt Trần Tiềm, hơn nữa quân Tước Hầu ắt sắp tới đây, không biết ta sẽ thảo phạt Bình Nguyên thế nào đây?

Tử Trọng nói:

-Mưu kế đều bị tên Chu Đức nhìn thấu! Vậy thì chỉ còn một cách, ta sẽ đặt cược hết vào lần này!

Hạo Thiên hỏi:

- Kế ấy thế nào?

Tử Trọng nói:

- Ta sẽ dùng kế phản gián, chia cắt Trần Tiềm và Chu Đức. Chúa công hãy viết một lá thư gửi Trần Tiềm, nói Lê Hầu chuẩn bị điều thêm quân để thảo phạt Bình Nguyên, nay muốn cùng hợp binh cùng Trần Tiềm phản Chu Đức, tiến đánh Diễn Châu, xong việc hứa chia giang sơn cho hắn.

Hạo Thiên nói:

- Được, ta sẽ viết ngay!

Hạo Thiên viết lá thư rồi sai người gửi cho Trần Tiềm. Trần Tiềm nhận được lá thư, cười lớn:

- Ta có chết cũng không liên minh cùng Ái Châu!

Nói rồi mang bức thư cho Chu Đức xem. Chu Đức nói:

- Thời cơ đến rồi!

Trần Tiềm ngạc nhiên, hỏi:

- Thời cơ?

Chu Đức nói tiếp:

- Ta sẽ dùng kế Gậy ông đập lưng ông. Ngươi hãy viết thư trả lời hắn, đồng ý và hẹn vào canh ba hai hôm nữa sẽ mở cổng thành cho quân hắn vào. Khi ấy ta sẽ mai phục sẵn trong thành, ắt diệt được quân Hạo!

Trần Tiềm mừng rỡ:

- Quả là diệu kế!

Nói rồi viết một bức thư gửi Hạo Thiên.

Hạo Thiên nhận được thư, đích thân mình cùng Quách Tư, Lưu Nghi tiến đến thành Trần Tiềm vào canh ba.

Chờ một lúc, quả nhiên cổng thành Trần Tiềm mở toang. Hạo Thiên nói:

- Trần Tiềm quả đúng hẹn, chúng ta xông vào thôi!

Nói rồi cho quân nổi trống tiến vào đánh thành Trần Tiềm.

Nhưng khi quân lính bước qua cổng, Hạo Thiên nhìn quanh không thấy bóng dáng Trần Tiềm đâu, bốn bề tĩnh lặng.

Bỗng đột nhiên ánh lửa từ xa hiện lên. Quân Chu Đức và Trần Tiềm đột ngột lao tới, bao vây quân Hạo Thiên tứ phía. Trần Tiềm cười lớn:

- Đúng là thằng ranh vắt mũi chưa sạch, ngươi tưởng mua chuộc ta dễ thế ư?

Quân Hạo bị bao vây, không còn đường nào thoát.
 
Sửa lần cuối:

kizaru105

Tác giả
Tham gia
19/9/24
Bài viết
57
Điểm cảm xúc
156
Điểm
33
Chương 11: Tầm nhìn của Hạo Thiên
Hạo Thiên đáp lại Trần Tiềm:

- Ngươi quả đúng là tên thất phu, không giữ chữ tín! Nếu hôm nay ta không lấy đầu ngươi thì Hạo Thiên này có lỗi với bách tính Ái Châu!

Trần Tiềm cười lớn:

- Khẩu khí được lắm, chết đến nơi rồi vẫn mạnh miệng, ta sẽ cho ngươi mở to mắt thấy!

Nói rồi hô binh lính lao lên tiến đánh quân Hạo.

Chu Đức nhìn Hạo Thiên thấy thái độ không hề lo lắng, sợ sệt, thấy không ổn, nhìn quanh quân Hạo mới thấy chỉ có chưa đến hai ngàn binh lính. Chu Đức thốt lên:

- Hỏng rồi, ta mắc mưu tên Tử Trọng rồi!

Trần Tiềm ngạc nhiên, hỏi:

- Sao thế được? Tên Hạo Thiên đích thân dẫn quân vào thành kia mà?

Chu Đức đáp:

- Hắn lấy chính mình làm mồi nhử!

Vừa nói xong, cổng thành phía Bắc mở ra, một vạn quân Hạo do Nguyễn Lương và Nguyễn Sơn thống lĩnh tràn vào đánh úp quân Chu Đức, Trần Tiềm.

Chưa kịp định hình, Hạo Thiên lao ngựa tới, phóng thương về phía Chu Đức.

Chu Đức vội đưa kích ra đỡ, đánh trả Hạo Thiên. Mải nghĩ ngợi tìm cách thoát thân, Chu Đức đỡ đòn Hạo Thiên rất bị động. Hạo Thiên càng đánh càng hăng, đẩy Chu Đức lùi xuống cả chục mét.

Nguyễn Lương cùng Nguyễn Sơn hợp lại đánh với Trần Tiềm. Trần Tiềm tuy dũng mãnh, không hề thua kém Chu Đức nhưng không thể địch lại hai mãnh tướng của quân Hạo.

Trong thoáng chốc, hai hướng quân của Hạo Thiên giết quân Chu Đức và Trần Tiềm nhiều vô số, binh lính giẫm đạp lên nhau mà chết.

Dương Minh và Tử Trọng đứng từ xa theo dõi trận đánh. Dương Minh nói với Tử Trọng:

- Quân ta đã giết được vô số quân Chu Đức và Trần Tiềm, trận này tất thắng!

Tử Trọng gật đầu, đáp:

- Trời cũng không cứu được hắn!

Dương Minh hỏi Tử Trọng:

- Vì sao quân sư biết Trần Tiềm sẽ bội ước?

Tử Trọng đáp:

- Trần Tiềm là một tên kiêu ngạo, xưa nay vốn căm ghét Lê Hầu, hắn dẫu có chết cũng không nhận lời cấu kết phản Chu Đức. Hơn nữa, thời gian qua hắn án binh bất động, nhất nhất theo lệnh Chu Đức nên thế nào hắn cũng tiết lộ bức thư. Khi biết mưu đồ phản gián của ta, Chu Đức sẽ bày mai phục, chớp lấy thời cơ. Đích thân chúa công phải vào miệng cọp thì mới khiến hắn không nghi ngờ. Khi Chu Đức đang chú ý đến chúa công ở cổng nam, ta cho quân vòng ra cổng bắc, đánh từ phía sau ắt quân chúng phải tan. Trận này, Đới Thắng có công không hề nhỏ, giúp quân ta mở cổng thành.

(Đới Thắng có tài thích khách được Tử Trọng chiêu mộ ở Chiều Hiền Quán)

Dương Minh gật gù thán phục:

- Quả là liên hoàn kế, bẫy trong bẫy. Tại hạ đỗ Trạng Nguyên, học binh pháp từ năm 6 tuổi nhưng được chứng kiến mưu kế của quân sư quả không sánh kịp!

Tử Trọng nói:

- Binh pháp trong sách từ những bậc cố nhân truyền lại được đúc kết từ rất nhiều trận đánh lừng lẫy, luôn có giá trị binh lược. Tuy nhiên ta không thể áp dụng một cách rập khuôn, phải linh hoạt theo từng kẻ địch khác nhau. Gặp kẻ địch khôn ngoan như Chu Đức, ta không thể chỉ sử dụng một kế mà khiến hắn mắc mưu được!

Dương Minh nói:

- Nghe danh quân sư đã lâu, hôm nay được tận mắt chứng kiến, tại hạ khâm phục vô cùng!

Tử Trọng nói:

- Ngươi là kẻ học thức hơn người, tiền đồ sáng lạn, có điều cần thêm nhiều kinh nghiệm thực chiến. Mưu sĩ tốt sẽ nghĩ kẻ địch chuẩn bị làm gì. Mưu sĩ giỏi sẽ nghĩ địch đang nghĩ gì về mình. Mưu sĩ xuất chúng sẽ nghĩ địch đang nghĩ mình nghĩ gì, từ đó đưa ra kế sách phù hợp.

Dương Minh đáp:

- Lời dạy của quân sư tại hạ xin khắc ghi!

Nguyễn Lương và Nguyễn Sơn dồn Trần Tiềm vào góc tường. Trần Tiềm không chống nổi, bị huynh đệ họ Nguyễn chém nhiều nhát vào người. Được một lúc, Trần Tiềm ngã ngựa, Nguyễn Lương tiến tới chém đầu Trần Tiềm.

La Bình thấy chủ chết, rút gươm tự vẫn.

Chu Đức nhìn quân mình vỡ trận, liền tìm đường thoát thân nhưng Hạo Thiên tấn công không ngừng khiến Chu Đức phải liên tục chống đỡ. Hạo Thiên giao chiến cùng Chu Đức năm mươi hiệp chưa phân thắng bại. Tuy nhiên quân Chu Đức và Trần Tiềm đã xin hàng quân Hạo hết cả.

Chu Đức bị bao vây tứ phía, Hạo Thiên ra lệnh trói Chu Đức áp về bản doanh. Quân Hạo đại thắng!

Hạo Thiên cùng các tướng lĩnh tiến vào bản doanh của Trần Tiềm mở tiệc rượu ăn mừng thắng trận.

Quách Tư nâng chén rượu, nói:

- Quách Tư xin nâng chén chúc mừng tướng quân đại thắng, chúa công đúng là không nhìn nhầm người.

Hạo Thiên cười, uống cạn chén rượu, nói:

- Cũng nhờ hai vị ứng cứu kịp thời ta mới có thể chuyển bại thành thắng.

Lưu Nghi nói:

- Khi tướng quân và Tử Trọng tiên sinh mới đến Ái Châu, tại hạ có đôi lời không phải, xin lượng thứ!

Hạo Thiên nói:

- Quân tử không câu nệ tiểu tiết, ngươi chớ nên nghĩ nhiều! Nào, uống đi!

Hạo Thiên khao thưởng binh sĩ, cho rượu thịt nhậu nhẹt linh đình đến tận khuya. Ai nấy đều cười nói vui vẻ, ăn mừng thắng trận. Một tên đội trưởng nói:

- Ta không ngờ được trận này có thể thắng. Mới đầu ta nghĩ với bốn ngàn quân, đi đánh Trần Tiềm như lao đầu vào chỗ chết, thế mới thấy cái tài của chúa công và quân sư. Chư vị huynh đệ, hãy nâng chén mừng chúng ta theo phò tá đúng minh chủ!

Đám binh lính đều hưởng ứng, cho là phải.

Sáng hôm sau, Hạo Thiên cho người áp giải Chu Đức đến bản doanh để xử trí. Hai tên lính đưa Chu Đức đến, bắt Chu Đức quỳ xuống trước Hạo Thiên nhưng hắn nhất quyết không quỳ, đạp thế nào vào chân thì Chu Đức vẫn đứng vững. Chu Đức quát lớn:

- Muốn giết cứ giết, muốn chém cứ chém, ta quyết không chịu nhục!

Hạo Thiên sai hai tên lính cởi trói cho Chu Đức rồi nói:

- Chu công tử quả có khí phách hơn người, ta rất nể phục!

Chu Đức nói:

- Ngươi không cần nhiều lời, muốn gì cứ nói thẳng ra đi!

Hạo Thiên cười, đáp:

- Công tử là bậc kỳ tài hiếm có, ta không nỡ giết. Nay muốn kết giao bằng hữu với công tử, hóa thù thành bạn. Ta nhận lệnh Lê Hầu, diệt giặc cỏ Trần Tiềm, không hề có ý đắc tội với Diễn Châu và Tước Hầu.

Chu Đức cười lớn, nói:

- Ta chưa thấy ai như ngươi, bắt được chủ tướng lại không giết, còn muốn kết bằng hữu. Ngươi có thả ta ra thì sau này chớ hối tiếc, ta vẫn lấy đầu ngươi chớ không câu nệ!

Hạo Thiên nói:

- Lòng ta đã tỏ hết, công tử muốn nghĩ sao thì tùy. Người đâu, chuẩn bị xe ngựa hộ tống công tử về Diễn Châu.

Chu Đức trở về Diễn Châu, tuy hắn nói vậy nhưng trong tâm rất nể phục Hạo Thiên.

Nguyễn Lương nói:

- Chúa công, ta phải mất bao công sức mới bắt được tên Chu Đức, hắn là kẻ rất nguy hiểm, cớ sao người lại thả?

Hạo Thiên nói:

- Giết hắn cũng không ích gì, chỉ chuốc thêm thù với Tước Hầu. Hơn nữa, hắn là kẻ quân tử, biết phải trái, thả hắn cũng không hại! Ý ta đã quyết, các ngươi không cần hỏi nữa.

Nói rồi cho các tướng lĩnh về nghỉ, chuẩn bị lên đường về Ái Châu yết kiến Lê Hầu.

Dương Minh nghe Hạo Thiên nói vậy cũng không hỏi nữa, tuy vậy vẫn tò mò lý do chúa công lại thả Chu Đức. Dương Minh bèn đến lều của Tử Trọng đàm đạo.

Dương Minh hỏi Tử Trọng:

- Quân sư, tại hạ vẫn không hiểu vì sao chúa công lại thả Chu Đức. Hắn là kẻ tài trí, trăm năm có một, đâu dễ gì bắt được hắn.

Tử Trọng giải thích:

- Chúa công tuy còn trẻ những suy nghĩ rất sâu xa. Thả Chu Đức chỉ có lợi không có hại!

Dương Minh hỏi:

- Lợi thế nào?

Tử Trọng nói:

- Thứ nhất, Chu Đức là đại công tử vốn rất được Tước Hầu tin tưởng, giao phó binh mã. Hắn tất là kẻ sau này được truyền ngôi, giết hắn sẽ khiến Tước Hầu căm phẫn, đem quân thảo phạt Ái Châu. Chúa công có lẽ đã nghĩ đến việc đóng quân ở Bình Nguyên, mở rộng thanh thế nên cần làm hòa với Diễn Châu vốn sát sườn. Thứ hai, tuy Chu Đức ngoài mặt không khuất phục nhưng sau hành động của chúa công ắt sẽ nể phục phần nào. Nếu sau này có cơ may được liên minh cùng người tài như hắn thì khác gì hổ mọc thêm cánh, thâu tóm giang sơn trong tầm tay. Thứ ba, việc giảng hòa với Diễn Châu sẽ khiến liên minh Tước Hầu, Bá Hầu bị chia cắt, từ đó làm giảm nguy cơ phía bắc cho Ái Châu.

Dương Minh nói:

- Chúa công quả có tầm nhìn của bậc thiên tử, đa tạ quân sư đã làm rõ cho tại hạ ngu muội!

Tử Trọng đáp:
- Ngươi chớ nên đa lễ, có gì không hiểu cứ hỏi ta, mai này dùng tài sức phò tá chúa công làm nên bá nghiệp.

Dương Minh chắp tay:

- Tại hạ quyết dùng sức trâu ngựa phò tá minh chủ!
 
Sửa lần cuối:
Top