Lượt xem của khách bị giới hạn

[Trao đổi] Kinh nghiệm vụn vặt trong cuộc sống

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
[Trao đổi] Kinh nghiệm vụn vặt trong cuộc sống

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,670
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
HỌP MẶT - TRAO ĐỔI VỀ HỌC TÂP VÀ CUỘC SỐNG
- Học tập: Bạn có bí quyết hay về học tập, bạn đang bí hay vướng mắc về nó, bạn hãy gửi vào đây nhé. Có thế bí quyết ấy giúp được các bạn khác và bạn có thể giải quyết được vướng mắc của mình.

- Công việc: Đối với những bạn mới ra trường, tìm việc làm luôn khiến nhiều bạn hoang mang, lo lắng; Trong công việc sẽ luôn có nhiều điều không như ý; Được nhận vào làm việc rồi, bạn không biết bắt đầu từ đâu...
Bạn đã trãi qua, hãy chia sẻ cho mọi người nhé, có thể kinh nghiệm của bạn có ích với những người khác ấy.

Mọi người hãy tham gia, cùng giúp nhau tiến bộ nhé!

Tag: @Lạc Mỹ Xuyên Thu , @Trầm Lạc , @Thiên Nam , @‿✿♛๖ۣۜĚɱ ๖ۣۜǦáї ๖ۣۜⱮưα❤✿‿ , @Thụy Vân , @Andrea , @Tóc Xanh , @Điêu Thuyền , @Sợ Cẩu Phập , @Nguyễn Thành Sáng , @Tường Vy , @Vong Xuyên Bỉ Ngạn...

254764970_x.gif
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,670
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
#1. Mở hàng trước nè
.
Học tập, T là người xong chuyện quên hết, đừng ai hỏi T bài tập này làm thế nào nhé, chịu...
Nhưng T sẽ chia sẽ niềm vui trong cuộc sống.

Học xong cấp 2, bước qua cấp 3, trong ba năm này bạn có thể suy nghĩ thấu đáo tương lai của mình sắp đi.

Trước khi lựa chọn, bạn suy nghĩ 2 điều này trước.

- Ngành bạn chọn, bạn sẽ theo được đến cuối cùng, môi trường đại học khác rất nhiều so với thời áo trắng học trò, bạn cần suy nghĩ kỹ.
- Kinh phí để bạn theo đuổi ước mơ của mình, có thể gia đình đài thọ nếu họ lo được hoặc bạn cố gắng nhận học bổng trường để giảm bớt chi phí hoặc vay mượn kinh phí từ hội khuyến học.

Tôi thích công việc đó nhưng kinh tế eo hẹp, có lẽ không theo được -> Bạn nên lựa chọn ngành thực tế hơn, vừa học vừa làm chẳng hạn.

Tôi thích công việc đó và kinh tế đủ để theo học -> Chúc mừng bạn, hãy tiến lên và cố gắng vươn cao hơn.

Tôi không thích học -> Vậy không cần cố gắng vào đại học, học trung cấp cũng được rồi làm những công việc nhàn nhẹ.

Tôi ghét học -> Kết thúc xong phổ cập lớp 12, bạn có thể ở nhà làm những công việc tay chân, ít nhọc đầu óc.

Khi lựa chọn rồi, hãy vui vẻ làm tốt công việc trong khả năng của mình, không cần để ý mình phải như ông A, bà B. Mỗi người mỗi việc, mỗi khả năng tư duy riêng đóng góp lên một xã hội thống nhất.
Nếu ai ai cũng muốn làm tai to mặt lớn thì những công việc nhỏ bé ai sẽ làm.
Và nếu bạn thành công, cũng đừng bao giờ xem thường những con người làm công việc tầm thường, nhỏ bé. Bởi không có họ, bạn cũng không thể tồn tại được.
 
Tham gia
16/4/19
Bài viết
377
Điểm cảm xúc
543
Điểm
93
Tôi không có nhiều kinh nghiệm sống, chỉ là có chút chia sẻ, bài viết này khá lâu rồi, past lại cho mọi người tham khảo. Chưa nói về tương lai hay kinh nghiệm gì khác, cùng chia sẻ một chút về cách sống nhé.

Bạn đã sống tốt và sống hiểu quả chưa? Bạn sống tốt và sống hiệu quả như thế nào?

Theo quan niệm về cuộc sống của cá nhân tôi:

Sống tốt: Chữ "tốt" này rất đa nghĩa, nó không thuộc phạm trù nhiều hay ít, cá nhân tôi đánh giá chữ tốt ở đây theo một chữ khác: Được.
Ông bà ta từng đánh giá thế này:

Sống một kiếp. Bình An là được.
2 bánh 4 bánh, đi được là được.
Tiền ít tiền nhiều, đủ ăn là được.
Người xấu người đẹp, dễ coi là được.
Người già người trẻ, miễn khỏe là được.
Nhà giàu nhà nghèo, hòa thuận là được.
Ông xã về trễ, miễn về là được.
Bà xã càu nhàu, chăm lo là được.
Khi con còn nhỏ, dạy dỗ thật nghiêm.
Tiến sỹ cũng được, bán rau cũng xong.
Sau khi trưởng thành, ngoan ngoãn là được.
Nhà to nhà nhỏ, có chỗ ở là được.
Hàng hiệu hay không, mặc được là được.
Tất cả phiền não, biết xả là được.
Kiên trì cố chấp, biết bỏ buông là được.
Sống một kiếp người, bình an là được.
Không phải có tiền, muốn gì cũng được.
Tâm tốt việc tốt, có thể thay đổi số mệnh.
Ai đúng ai sai, Trời biết là được.
Tu phúc tu thân, kiếp sau càng tốt.
Thiên địa vạn vật, tùy duyên là tốt.
Có rất nhiều việc, nhìn xa trông rộng.
Mọi người đều tốt, ngày ngày đều tốt.
Anh tốt tôi tốt, thế giới sẽ tốt...

=> Việc có tốt hay không có lẽ còn tùy thuộc vào sự thỏa mãn riêng tư của mỗi người, kẻ trông đủ, người mong dư, cái dư ở đây là một phạm trù lớn, trong nhiều mặt, nó quyết định tất yếu về những rủi ro vật chất (có thể hiểu là chi phí phát sinh), hoặc áp dụng cho các thành phần cộng đồng như từ thiện, quyên góp, cúng nhường, chay tăng,... hướng đến cái dư về vật chất không hẳn là điều xấu, tất cả đều phụ thuộc vào cách sống và suy nghĩ của mỗi người. Còn về tinh thần, xin phép không bàn đến, vì có thể nói phạm trù của nó quy ra chỉ có 5 chữ, Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín, phương diện càng sâu thì ít nhiều sẽ có sự đối lập về tư tưởng, dẫn đến những sự cố mang tính chất thương tổn về tinh thần, đôi khi là thể xác.

Sống hiệu quả: thế nào là một cuộc sống có hiệu quả?
Thiết nghĩ trên phương diện cá nhân, tôi đặt ra mục tiêu của mình chỉ là 24 giờ cho một cuộc sống hiệu quả.

Lấy một ví dụ tóm tắt sau đây:

Nếu bạn là một nhân viên hành chính, độc thân, có đủ tiêu chuẩn "sống tốt" bên trên, công việc của bạn bắt đầu từ lúc 8 giờ đến 17 giờ, như vậy, nếu trừ đi 8 giờ cho một tiêu chuẩn giấc ngủ thì bạn còn 7 giờ để "sống hiệu quả".
Thế nào là sống có hiệu quả?
Là lúc bạn thức dậy cùng với đồng hồ báo thức lúc 6h, sẵn sàng cho một tinh thần thoải mái, tự làm bữa sáng thay vì dùng các thực phẩm có sẵn, hãy đảm bảo rằng tủ lạnh của bạn có đủ bánh, sữa và thức ăn đủ trong ba ngày. Sau khi đã có một bữa sáng đủ để duy trì đến giờ cơm trưa, bạn có thể hoạt động nhiều nhất là 30 phút để tiêu hóa bằng việc tập thể dục, tưới cây, là quần áo, cho thú cưng ăn, đọc báo, xem tin tức,...
Nếu quảng đường đến công ty chỉ bằng 10 phút đi bộ, thì việc dùng phương tiện như xe máy, ô tô chỉ nên áp dụng cho các trường hợp khẩn cấp như thời tiết thất thường (mưa, nắng,...), trễ giờ, họp khẩn cấp,... nói tóm lại chính là, hãy đi bộ để nhìn thế giới này chậm lại một nhịp.
7h 20 phút, đó là khoảng thời gian bạn nên rời khỏi nhà, và hãy chắc chắn rằng bạn đã đem theo ô, tài liệu, những vật dụng cần thiết cho một ngày làm việc hiệu quả. Như vậy, bạn sẽ còn ít nhất 30 để thêm vào gia vị cho cuộc sống của mình.
30 phút này sẽ không khiến bạn bước vội qua một cụ già hay một đứa trẻ cần qua đường, không khiến bạn quyết định vội vàng cho một người cần giúp đỡ vì nghĩ rằng có thể họ là người lừa đảo, bạn sẽ có thời gian lắng nghe đáp án cho câu hỏi "Bạn có khỏe không?" của mình thay vì xem nó như một lời xã giao mà không bận tâm đến câu trả lời; bạn sẽ đủ thời gian để bước chậm lại giữa ngã tư đầy xe cộ, đứng đợi biển báo và chậm rãi dắt tay một người tàn tật cần giúp đỡ,...
30 phút này, nó sẽ giúp bạn nhìn thấy những gì mà bản thân bạn đã hoặc đang bỏ lỡ từng ngày mà bản thân bạn không hề nhận thức được.
Chín tiếng làm việc sau đó sẽ đưa "Nhân - Nghĩa - Lễ -Trí - Tín" vào môi trường làm việc của bạn, hãy dùng Trí và Tín để hoàn thành kế hoạch làm việc trong ngày của bạn, dùng Lễ và Nghĩa để đối đãi với các mối quan hệ đồng nghiệp xung quanh, dùng nhân để thấu hiểu bản thân đang làm gì, muốn làm gì, cần làm gì và phải làm gì,...
Sau một ngày làm việc vất vả, hãy tự thưởng cho mình một bữa ăn thật ngon, nghe âm thanh từ bản nhạc mình yêu thích, tản bộ trong khuôn viên, đọc sách và giết thời gian bằng việc chơi đùa với thú cưng trong ổ, tưới cây hoặc lướt web xem những chia sẻ của bạn bè về một ngày vui buồn của họ, trả lời email, tin nhắn thăm hỏi từ người thân,... nếu như có thể, hãy dành một khoảng thời gian nhất định để tham gia các hoạt động cùng gia đình và bạn bè, như uống cà phê, xem phim, đi siêu thị,...
Sau khi thư giãn, hãy sắp xếp lại mạch làm việc của mình trong ngày, suy nghĩ về bản báo cáo công tác, hay một tư liệu nào cần kiểm toán,... và bắt đầu cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao trong ngày, ngay cả khi bạn có thể nộp nó vào tuần tới.
Hãy dừng lại tất cả mọi việc trước 22h, vì đó là thời gian bạn nên trả lại cho cơ thể của mình, hãy đặt hết mọi vui buồn ra ngoài để thưởng cho bản thân một cơn mộng đẹp.

Kết thúc một ngày, bạn sẽ không phải tiếc nuối về việc bản thân có thể làm, chưa kịp làm, hoặc không dám làm,... mà là nghĩ đến mục tiêu cho một ngày mới hiệu quả hơn hôm nay.

#Đó chỉ là một ví dụ điển hình về mức sống hiệu quả của người vừa đủ tiêu chuẩn "sống tốt".

=> Cá nhân tôi, sống hiệu quả, đó là khi bạn cảm thấy một ngày của mình vừa đủ với 24h.
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,670
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
#3.
Lần này T chia sẽ về phương hướng học tập, việc làm và du học nhé.

T nói trước, thế giới vô hạn, hiểu biết mỗi người đều có giới hạn, T biết được gì sẽ trình bày quan điểm hiểu biết về vấn đề ấy thôi. Bạn cũng am hiểu về vấn đề này, hãy góp ý để chủ đề rõ ràng, mạch lạc, đầy đủ hơn nha.


  • Học tập – việc làm:
Phần lớn bạn đăng ký học đại học, cao đẳng, trung cấp vì những lý do sau: Ngành đó tôi thích và những môn đó đều là thế mạnh của tôi; Tôi không thích ngành học nào cả, chọn nhành đó vì những môn thi tuyển đầu vào, tôi có thể vượt qua; Tôi không biết mình sẽ làm gì, nhắm mắt đăng ký đại để có tiếng là mình học đại học…

Khi thực tế vào học bạn sẽ thấy ba điều rõ ràng nhất:


  • Những bạn có mục tiêu rõ ràng sẽ làm tốt, sau khi kết thúc học phần họ có tham vọng cao hơn. Nếu tài chính cho phép họ học tiếp cao học, thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư, ngược lại tài chính eo hẹp họ sẽ vừa học vừa làm theo khả năng tài chính của họ. Họ có thể học tiếp lấy văn bằng hai, sau đó lên cao học… cứ thế cho đến khi họ cảm thấy muốn dừng lại, không tiếp tục học nữa mà chuyên tâm vào công việc của bản thân. Dù họ không tiếp tục học cao hơn nhưng những cuộc hội đàm về kiến thức họ lưu tâm, đều không thiếu bóng dáng họ.
  • Những bạn học theo trào lưu, khi theo học rất nhanh nản và bỏ cuộc vì vậy mà các trường đại học, cao đẳng hay trung cấp đều đông học viên trong năm đầu, các năm tiếp theo giảm dần đến cuối cùng tốt nghiệp ra trường chỉ còn ½.
  • Những bạn đăng ký học chỉ là thấy môn đầu vào mình có thể đỗ, khi học thấy không thích hợp, học xong năm đầu nhảy đăng ký học ngành khác. Có bạn suy nghĩ thấu đáo, rút kinh nghiệm sẽ thành công sau một năm lựa chọn. Có bạn hời hợt, đổi liên tiếp hai ba năm vẫn chưa tìm ra phương hướng, cuối cùng mất bốn năm, năm năm tiền bạc, thời gian, tuổi trẻ mà chưa tốt nghiệp ra trường được.
Kiếm việc, làm việc luôn là nỗi băng khoăn mỗi người, chính vì vậy bạn dựa khả năng, tư duy của mình để theo học chuyên ngành thiết thực, ra trường sẽ làm việc tốt.

  • Những bạn quá pro T không nói, vì họ quá giỏi, khi ở trường đã được các công ty nước ngoài để ý mời họ về đầu quân.
  • Những bạn có nhiệt huyết, học khá giỏi, có mục tiêu rõ cho công việc tương lai. Ra trường bạn sẽ nộp đơn vào các công ty nước ngoài đảm bảo công việc như ý nhưng… là người mới, bạn chưa kinh nghiệm rồi sẽ có kinh nghiệm, để được trọng dụng đề bạt, mới vào bạn chỉ làm những công việc nhỏ bé như những anh công nhân, đừng nản, sau một tháng trải qua khảo sát, chủ quản sẽ xem biểu hiện của bạn lúc này được hay không được đấy.
  • Nhiều người cho rằng học trung cấp chỉ là phổ cập việc làm cao cấp, được đào tạo chuyên ngành một chút hơn những bạn phổ cập lớp 12. Đừng nghĩ vậy lầm bạn nhé, nhìn chung, đại đa số nước ta hiện nay những bạn theo học mô hình này lại có công việc ổn định hơn những bạn cầm trong tay tấm bằng đại học hẳn hoi, rất rất nhiều trường hợp tốt nghiệp mà thất nghiệp hay làm việc đều không đúng chuyên ngành.
  • Đa số công ty VN, phần lớn mô hình kinh doanh vừa và nhỏ, họ không tuyển nhiều nhân viên nhưng yêu cầu không cao cũng không thấp. Là nhân viên kỹ thuật ít nhất hiểu biết và lành nghề, là nhân viên thao tác chắc chắn có kinh nghiệm một năm, là nhân viên kế toán bạn phải đủ kinh nghiệm vững chắc để ôm toàn bộ báo cáo công ty họ.
  • Chưa có kinh nghiệm, bạn nên đầu quân vào những công ty Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan… Lương không cao nhưng kinh nghiệm phong phú nhé.
  • Việc làm nào được xã hội công nhận đều là có ích, tuy công việc bạn làm không đúng chuyên ngành nhưng bạn hiểu việc mình làm, cần làm gì, nhiệt huyết sẽ trở lại cùng bạn, rồi bạn sẽ thành công thôi.
  • Du học:
Hiện nay nước ta ba mẹ đặt cao hy vọng vào con cái mình, muốn cho con những điều tốt nhất đó là du học mở rộng kiến thức và nhiều bạn bản thân muốn du học nước ngoài.

Ngoài những ngôi trường nổi tiếng, hiện nay nhiều bậc phụ huynh và bạn trẻ lựa chọn du học qua Úc và Nhật Bản nhiều nhất.


  • Ba mẹ đủ tài chính bạn thoải mái du học trường bạn muốn.
  • Ba mẹ không đủ tài chính, bạn có hai lựa chọn: Nhận học bổng du học hoặc đăng ký diện vừa học vừa làm.
Du học tại Úc, hằng tháng bạn tốn tầm năm mươi triệu là đủ phí học tập cùng sinh hoạt.

Du học tại Nhật mình không rõ, bữa nghe nói quên mất rồi nhưng xứ sở hoa Anh Đào này có một loại hình đặc biệt cho du học sinh, bạn đăng ký diện vừa học vừa làm, như vậy có thể du học ở xứ bạn và học phí không khiến bạn phải suy nghĩ.

Nhìn chung, những bạn hiếu học mang trong lòng nhiệt huyết lớn lao, chỉ có học bổng thôi mà người ấy vẫn sống, học tập tốt nơi xứ người.

Một ví dụ thực tế nhé!

Bạn A rất muốn ra nước ngoài du học, ba mẹ bạn ấy lo cho con học xong lớp mười hai là đến cực hạn không thể lo nỗi nữa. Bạn ấy ráng dành học bổng du học sang Pháp, năm đầu ba mẹ thương con, cố gắng gửi phí sinh hoạt sang miễn cưỡng bạn ấy vượt qua, năm hai bạn ấy hòa nhập tốt môi trường học tập nước bạn, với tinh thần nhiệt huyết có thừa, bạn ấy phát hiện sinh ý kiếm lộ phí một là làm thêm ngoài giờ hai là tự tính kế sinh nhai. Bạn ấy thành công, bằng những món ăn vặt quê hương, bạn ấy chế biến bán cho đồng hương, bạn bè quen biết, thu nhập trừ chi phí, đủ phí sinh hoạt còn có dư nữa đấy…

Du học ở Úc, được biết nhà trường thu phí gọn mỗi tháng nên bạn chắc chắn đủ tài chính hãy bước đi, môi trường nơi đây được rất nhiều phản hồi tích cực về du học, bạn yên tâm.

Nhật Bản, rất nhiều điều khiến bạn cần học học đó Tinh thần học tập và làm việc. Chính phủ Nhật tạo điều kiện cho du học sinh vừa học vừa làm, một động thái tốt được đông đảo du học sinh nước ta lựa chọn. Ở đây, mức sống họ rất cao nhưng người VN sống tốt mà còn dư phí sinh hoạt, do đâu? Bật mí của mấy bạn ấy là: Cắt tóc mắc – Tự mua kéo cắt tại nhà; Vá xe mắc – Tự mua phụ tùng vá xe, nhiều bạn nữa rất giỏi, tự vá luôn đấy nhá; Rau xanh mắc – Nhờ gia đình sấy rau từ VN gửi qua; Thịt, cá mắc – Nghỉ ăn; Thịt gà, lòng gà rẻ - món chính để lựa chọn (do người Nhật ăn gà chỉ dùng cặp đùi còn lại bỏ hết); Máy tính, đồ dùng điện tử, đồ dùng sinh hoạt… - Ra phố ve chai lượm về, còn sử dụng được khá tốt… Nhờ tính cần cù, tiết kiệm này bạn sẽ có dư, ngược lại tiền bạn làm ra chẳng đủ dùng.

Những bạn bè T quen biết, không thấy họ thích du học sang Trung Quốc, một số là xuất khẩu lao động sang đó thôi, vài năm rồi về. Phần lớn họ thích học tiếng Trung, làm việc cho công ty TQ đặt tại VN tiền lương cao hơn chút, địa vị cao hơn chút.

T thích môi trường làm việc của họ, khi làm việc là chuyên tâm làm, yêu cầu công việc nhanh, gọn, ngăn nắp… Một điều khác nữa, họ có tinh thần dân tộc rất cao, rất đoàn kết, mỗi tháng các ông chủ mỗi KCN đều họp mặt một lần. Họ họp không phải để vui chơi, điểm chính là giao lưu, trao đổi kinh nghiệm quản lý… cho nên họ lớn mạnh là vậy. Mình chắt lọc những cái hay của nước bạn, áp dụng thực hiện, tương lại mình có thể tiến gần khoản cách với nước bạn không nhỉ?
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
13,670
Điểm cảm xúc
5,161
Điểm
113
#4. Bạn là nhân viên mới?

Khi ở ghế nhà trường bạn học qua lý thuyết nhưng chưa được thực hành thực tiễn.

Ra trường, khó khăn của nhiều bạn là tìm việc đúng ngành, đúng sở trường.

Thực tế cho thấy hầu hết 2/3 bạn học một đường mà ra trường làm việc một nẻo, nghĩa là làm công việc không đúng chuyên môn của mình -> bạn hãy bình tĩnh, cứ xem thử sức một chút, vừa làm việc vừa học hỏi, rồi bạn sẽ nhận ra hướng đi đúng đắn của bản thân.

Bạn cảm thấy thật áp lực vì chưa quen thuộc công việc, không biết nên làm cái nào trước, cái nào sau, bị động chạy theo công việc -> Bình tĩnh, chưa quen thuộc bạn nên có một cuốn sổ nhỏ ghi chú lại những việc mình cần phải làm, sau đó sắp xếp nó, giải quyết nó theo trình tự cấp thiết nhất, dần dà quen thuộc mọi việc trở nên dễ dàng hơn.

Bạn nên lắng nghe nhiều hơn ra vẻ ta biết cái này, ta biết cái kia bởi người cũ sẽ phản cảm với bạn, trừ khi bạn nói được và làm việc tốt hơn họ.

Trong môi trường cộng đồng, bạn cần có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, đặc biệt nơi góc làm việc của bạn, luôn luôn sạch sẽ, ngăn nắp.

Đối với làm việc văn phòng, góc làm việc ngăn nắp, rõ ràng, mạch lạc, từ khâu lưu trữ máy tính đến giấy tờ, khi sếp yêu cầu bạn luôn luôn cung cấp kịp thời.

Bạn làm tốt những điều trên là phần nào yên tâm rồi nhé!
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top