Lượt xem của khách bị giới hạn

[Xuyên không] [Truyện Hoàn] Đôi nhạn quay về - Minh Nguyệt Đang

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
[Xuyên không] [Truyện Hoàn] Đôi nhạn quay về - Minh Nguyệt Đang

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,493
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 30: Gặp lại cố nhân (2)
Type: chuot tery

“Hôm qua, ta mới nhận được thư của Phong Nhạc, nó nhậm chức đủ ba năm, giờ sắp được hồi kinh. Tình Lam, con có cần chuẩn bị gì thì cứ nói với nhị tẩu nhé.”

“Tam ca, à không, tam thúc sắp về kinh ư?” Thanh Hề vô cùng phấn khởi, tuy tam gia Phong Nhạc là con của vợ lẽ nhưng quan hệ giữa nàng và y cũng không tồi.

Thái phu nhân gật đầu, mỉm cười, tuy không phải con đẻ nhưng từ nhỏ tam gia đã do một tay bà nuôi nấng, tình cảm mẹ con rất khăng khít.

Nhưng nhìn tam phu nhân Đỗ Tình Lam thì lại không thấy một tia vui mừng nào. Cô ta nói: “Có gì dùng nấy thôi, chẳng cần chuẩn bị gì đâu ạ. Thư phòng của tam gia vẫn luôn có người dọn dẹp, vẫn không khác gì so với lúc chàng đi,” tam phu nhân nói.

Thanh Hề thầm lấy làm lạ, còn thái phu nhân thì đã biết rõ nguyên do, nhưng bà sợ tính tiểu thư của Đỗ Tình Lam lại nổi lên, gây ra chuyện mất mặt nên không thể không nhắc nhở vài câu:

“Nghe nói lần này hồi kinh, Phong Nhạc sẽ dẫn theo người thiếp mới nạp, còn có một đứa con trai nữa, con tính để mẹ con họ ở đâu?”

Vừa nhắc đến người thiếp họ Hướng này, Đỗ Tình Lam đã trợn mắt bĩu môi, không nói lời nào.

Thái phu nhân thở dài một tiếng, nói: “Tình Lam, mẹ biết trong lòng con khó chịu nhưng ván đã đóng thuyền còn trách được ai? Nếu con không chịu đổi tính, người chịu thiệt thòi chỉ có con.”

Phải nói thái phu nhân là người mẹ chồng chu đáo nhất trên đời.

Nước mắt của Đỗ Tình Lam lã chã rơi xuống. Cùng là phụ nữ, cùng làm vợ, có ai không hiểu. “Trong nhà, từ Quốc công gia tới tứ đệ, có ai nạp thiếp ngoài chàng? Đúng là vô lương tâm! Con sinh con đẻ cái cho chàng, còn chàng thì đối xử với con thế nào?”

Tất cả những người ngồi trong phòng, chẳng có ai đứng về phía cô ta. Đợi một hồi chẳng thấy ai an ủi nửa lời, Đỗ Tình Lam đành phải nín khóc.

Thái phu nhân lườm Đỗ Tình Lam, nói: “Con đang trách ta đồng ý cho Phong Nhạc nạp thiếp chứ gì?”

“Con không dám.” Đỗ Tình Lam cũng biết mình sai, chỉ là nhất thời không kìm được oán hận.

Chuyện này cả nhà đều biết. Đỗ Tình Lam là con của Định Viễn Bá, từ nhỏ đã được nuông chiều, sau khi lấy Phong Nhạc, cô ta vẫn giữ tính tiểu thư ngang ngược, hai vợ chồng cãi nhau như cơm bữa. Phong Nhạc đi nhậm chức nơi xa lúc Mi Thư Nhi vẫn còn quấn tã, hai người lại vì chuyện này mà cãi nhau to, cũng chỉ bởi nơi Phong Nhạc sẽ đến ở mãi tận huyện Liên Hoa khỉ ho cò gáy. Đỗ Tình Lam khăng khăng không cho chồng đi nhưng Phong Nhạc lại không muốn cả đời này phải núp dưới cái bóng của Phong Lưu nên nhất quyết mươn đi. Đỗ Tình Lam một là thương Mi Thư Nhi còn quá nhỏ, hai là không muốn đến cái nơi chó ăn đá gà ăn sỏi đó, hi vọng Phong Nhạc có thể nghĩ lại. Ai ngờ Phong Nhạc đi mà cũng không có một lời tư biệt Đỗ Tình Lam, trong ba năm qua cũng không viết cho cô ta một bức thư nào.

Con trai một thân một mình ở bên ngoài, thái phu nhân sao có thể yên tâm, nghe nói y tìm được một cô gái hết lòng thương yêu mình, bà đã đồng ý cho y nạp cô ta làm thiếp.

Ba năm không gặp, tình nghĩa phu thê đã phai nhạt, bây giờ Phong Nhạc lại mang theo hai mẹ con nhà nọ cùng về phủ, chẳng trách Đỗ Tình Lam lại phản ứng như vậy.

Xong vụ của Đỗ Tình Lam, thái phu nhân mới bảo người hầu dọn bữa sáng. Theo quy định, ngoài Thanh Hề, ba người còn lại đều không ăn sáng cùng thái phu nhân mà sẽ về chỗ mình dùng bữa, chính vì thế chỉ có thái phu nhân và Thanh Hề ngồi vào bàn.

“Í, ở chỗ mẹ hết yến huyết rồi ư?” Vừa dứt lời, Thanh Hề liền ghé sang bát của thái phu nhân, rõ ràng trong đó là yến huyết, vậy mà trong bát của nàng lại là yến trắng. Đây là lần đầu tiên có chuyện này.

Thanh Hề ngước nhìn thái phu nhân, trong đôi mắt rưng rưng muốn khóc tràn ngập sự tủi thân, như có ý nói thái phu nhân không thương nàng. Thái phu nhân không chống đỡ nổi ánh mắt đó, liền đưa bát yến huyết của mình cho nàng, mắng yêu: “Đúng là đồ trẻ con, cho con phần của ta vậy.”

Nếu đổi là nàng dâu khác thì chắc chắn sẽ không dám nhận, nhưng da mặt Thanh Hề rất dày nên nàng vẫn hớn hở nhận bát yến huyết, không quên nịnh một câu: “Vẫn là mẹ thương con nhất.” Thực ra đổi chén khi ăn chính là một biểu hiện của tình cảm gia đình.

Nhưng hành động này lọt vào mắt nhị phu nhân thật chẳng khác gì cho cô ta một cái tát.

Thương Nhược Văn nhìn thấy cảnh này, run rẩy chực ngã, vội vã lấy cớ đi về.

“Chỗ chúng ta hết yến huyết rồi sao?” Thái phu nhân hỏi Hà Ngôn.

“Vẫn còn ạ, hôm qua, a hoàn của nhị phu nhân là Anh Đào đã đích thân mang đến hai lạng.” Đó là phần yến huyết hằng tháng của thái phu nhân.

Thái phu nhân quay lại nhìn nhị phu nhân.

Nhị phu nhân nói thẳng: “Là ý của con ạ. Chỉ có mẹ là hằng tháng được hai lạng yến huyết, chỗ các con dâu đều là mỗi tháng hai lạng yến trắng.” Theo lệ cũ thì mỗi tháng, các phòng đều được phân hai lạng yến huyết.

Nhị phu nhân không hề giấu diếm vì nghĩ mình làm như vậy chính là tiết kiệm và công bằng. “Con nghe đại phu nói công dụng của yến huyết và yến trắng không hơn kém nhau là mấy, mà yến trắng lại rẻ chỉ bằng một phần ba yến huyết, thế nên con đánh bạo đổi yến huyết thành yến trắng.”

Thái phu nhân day trán, hỏi: “Hân Thư Nhi năm nay tám tuổi rồi nhỉ?”

Nhị phu nhân không hiểu sao thái phu nhân lại đột nhiên nhắc đến chuyện này nhưng vẫn trả lời: “Vâng.”

“Đã đọc sách gì rồi, nữ công thế nào?”

“Dạ, đã học hết sách vỡ lòng rồi ạ, hiện tại đang học Tứ kinh, còn nữ công, con đã mời riêng một tú nương (*) dạy cho con bé, đến giờ đã tự thêu khăn tay được rồi ạ.” Nhắc đến con gái, nhị phu nhân có vẻ nhiều lời hơn.

(*) Người phụ nữ làm nghề thêu thùa.

“Ừ. Con gái nhà ta phải ngoan ngoãn, hiền thục. Khi nào Hân Thư Nhi xuất giá, ta sẽ cho con bé của hồi môn hậu hĩnh, các thím bác của nó cũng sẽ có quà.”

Thái phu nhân nói đến đây, mặt của nhị phu nhân thoắt cái liền đỏ lựng. Cô ta sao có thể không hiểu thâm ý của bà. Nhị phu nhân xuất thân nghèo khó, lúc vào phủ cũng chẳng có của hồi môn gì đáng kể, mà nhị gia chẳng qua cũng chỉ giữ một chức nhỏ ở bộ Binh, bổng lộc có hạn, hai người phải thắt chặt hầu bao mới tạm đủ sống qua ngày, từ sau khi nhị phu nhân tiếp quản việc nhà, cuộc sống đã dễ thở hơn trước nhiều. Nhưng nhị phu nhân cũng là người thật thà, nắm tiền của cả phủ trong tay nhưng cô ta không tơ hào dù chỉ một đồng, chính vì thế thái phu nhân mới cho cô ta quản lý việc nhà.

Nhưng sau một thời gian dài, nhị phu nhân lại lộ ra một khuyết điểm, đó là tính keo kiệt, cái gì có thể bớt được là cô ta bớt ngay. Việc này đã giúp quỹ phủ tiết kiệm được không ít, mà số họ hàng thân thích đến xin tiền cũng giảm đi nhiều.

Tiết kiệm cho cả phủ thực ra cũng là tiết kiệm cho mỗi nhà, vì khi các cháu dựng vợ gả chồng thì sẽ phải lấy tiền đó ra trang trải, do đó quỹ phủ càng lớn thì đương nhiên của hồi môn của Hân Thư Nhi cũng càng nhiều.

“Mẹ, con…” Nhị phu nhân có phần hốt hoảng, toan giải thích.

“Ta biết suy nghĩ của con, nhưng phủ quốc công có thể diện của phủ quốc công.” Nói thực lòng, có những lúc thái phu nhân không ưa nổi cái tính này của nhị phu nhân, vì tiếc tiền, cô ta có thể cắt giảm chi tiêu một cách triệt để. Kỳ thực cũng không thể trách được nhị phu nhân, chung quy cũng vì cô ta quá sợ cảnh nghèo túng.

“Hơn nữa, ta biết con công bằng, nhưng có những lúc không thể quá so đo. Nếu thực sự muốn tính toán, sao con không tính một năm Phong Lưu đưa vào quỹ bao nhiêu bạc?” Một lời đã rõ mười mươi, nguồn chi của quỹ phủ như nhau nhưng nguồn thu không phải nhà nào cũng thế cả.

Nhị phu nhân càng xấu hổ.

“Thanh Hề tuy nhỏ tuổi nhất nhưng suy cho cùng vẫn là phu nhân quốc công, tuy con là em dâu nhưng lại lớn hơn nó, sao không biết nhường nhịn nó một tí?” Lời này của thái phu nhân không hề có ý thiên vị Thanh Hề mà là muốn tốt cho nhị phu nhân.

Tuy nhị phu nhân có chút tật xấu nhưng không phải là người không biết đúng sai. Thái phu nhân muốn nhắc nhở cô ta rằng nữ chủ nhân đích thực của phủ Tề Quốc công vẫn là Thanh Hề.

Chỉ tiếc phàm là đàn bà con gái thì đều có tính ganh tị. Cùng phận con dâu mà thái phu nhân lại chỉ yêu thương, bênh vực Thanh Hề, những người khác đương nhiên là sẽ tị nạnh, dù không đến mức thù ghét nhưng so bì thì đương nhiên không tránh khỏi.

“Con biết rồi ạ.” Nhị phu nhân cúi đầu nói.

“Ừ. Thôi, về bảo Anh Đào mang hai lạng yến trắng tới đây. Từ nay về sau, cả phủ đều ăn yến trắng.” Thái phu nhân muốn giữ thể diện cho nhị phu nhân, cũng để duy trì quan hệ tốt đẹp giữa cô ta và Thanh Hề. Nhị phu nhân khỏi nói cũng biết là vô cùng cảm kích.

Về đến Lan Huân Viện, Thôi Xán thực sự không hiểu nổi, bèn mang thắc mắc ra hỏi Lâm Lang: “Ngươi nói xem nhị phu nhân bị làm sao vậy, tự dưng đi đắc tội với mọi người?”
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,493
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 31: Gặp lại cố nhân (3)
Type: chuot tery

Lâm Lang nhìn Thanh Hề đang ngồi luyện chữ cạnh cửa sổ rồi trừng mắt với Thôi Xán. Thôi Xán nhìn lại nó bằng ánh mắt vô tội. Ai cũng biết Lâm Lang muốn giữ thể diện cho nhị phu nhân trước mặt Thanh Hề nhưng trên dưới cả phủ, không có người hầu nào thích nhị phu nhân, ngầm gọi cô ta là “nữ thi nhân”.

Cái tên này cũng có nguồn gốc của nó. Tiền triều có một nhà thơ nổi tiếng tên là Vi Húy Trang, ki bo kiệt xỉ đến nỗi có thể nói là đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Trong nhà mà thiếu một miếng thịt thì ông ta nhất quyết phải tra cho bằng được là kẻ nào ăn vụng, con trai chết, ông ta cũng không nỡ thay cho nó một bộ áo mới trước khi hạ huyệt, nói là người chết rồi cần gì mặc đẹp.

Trong mắt của bọn người hầu kẻ hạ trong phủ, nhị phu nhân với Vi Húy Trang kia cũng một chín một mười, chính vì thế nên cô ta mới có biệt danh này.

Thanh Hề đương nhiên nghe thấy lời của Thôi Xán. Nàng đặt bút xuống, cười nói: “Nhưng phủ quốc công đúng là cần một người như nhị phu nhân quản lí.” Nếu ai cũng như nàng thì ngày phủ Tề Quốc công thu không đủ chi sẽ chẳng còn bao xa nữa.

Những lời này đến tai Phong Lưu, khiến hắn bất giác gật đầu tán thưởng.

Hôm nay, Thanh Hề lại thấp thỏm mang tập luyện chữ đến Tứ Tịnh Cư. Theo kinh nghiệm của lần trước, nàng phát hiện tuy Phong Lưu thanh tâm quả dục đã lâu nhưng không phải là hắn không có ham muốn. Có câu “vô dục tắc cương, hữu dục tắc cường”, chữ “cường” này mang hai nghĩa, có thể là “mạnh mẽ” cũng có thể là “cưỡng ép”; dù mang nghĩa nào thì cũng không phải là điều nang mong muốn.

Tuy vết thương đã lành nhưng Đào ma ma cũng dặn nàng rằng nếu không muốn gặp biến chứng thì nên kiêng gần gũi ít nhất một tháng. Tất nhiên bà ta không nói thẳng như thế nhưng Thanh Hề ít nhiều cũng hiểu được.

Phong Lưu đã trở về với dáng vẻ ông lớn đáng kính, nhìn thẳng vào bản luyện chữ của Thanh Hề, giảng giải bình luận, lời nào cũng hợp lí xác đáng. Thanh Hề cung kính thụ giáo.

Xem xong, Phong Lưu chỉ về phía cửa sổ hướng nam. Thanh Hề chỉ còn cách chậm chạp bước tới đó.

“Hình như nàng gầy đi, sắc mặt cũng không tốt.” Cách chiếc bàn nhỏ chân cong bằng gỗ đàn hương khảm vỏ ốc, Phong Lưu nhìn Thanh Hề, nói.

Thanh Hề không biết đáp lời thế nào, cũng may Phong Lưu cũng không thực sự muốn hỏi như thế. Hắn đặt một chiếc hộp lên mặt bàn, đẩy về phía nàng.

Thanh Hề nhìn hắn, thấy hắn khẽ gật đầu, nàng mới dám mở chiếc hộp ra. Trên lớp vải lót bằng nhung tím là những tổ yến huyết bày ngay ngắn. Không ngờ chuyện trong nhà nhanh như vậy đã bay đến Tứ Tịnh Cư.

“Hộp này là để nàng bồi bổ thân thể. Nhị đệ muội quản lí nhà cửa cũng không dễ dàng. Từ nay về sau, hằng tháng Cần Thư sẽ mang yến huyết đến cho nàng.”

Thanh Hề ngẩng đầu nhìn Phong Lưu, không ngờ hắn còn quan tâm đến cả những chuyện nhỏ nhặt thế này, nhất thời nàng cảm thấy trong lòng vô cùng ấm áp, đôi môi mấp máy định nói thì lại nghe thấy Phong Lưu tiếp lời: “Không có việc gì thì nàng về đi. Cầm hai cuốn Danh Cơ Thiếp và Vệ Thị Hòa Nam Thiếp về tập chép, lúc nào thấy viết đẹp rồi thì mang đến cho ta xem.”

Hai cuốn thiếp này là tác phẩm nổi tiếng để đời của Vệ phu nhân. Vị Vệ phu nhân này viết chữ rất đẹp, Cổ kim thư bình đã nhận xét chữ của bà ấy như “mỹ nữ cắm hoa, nhảy múa trước gương”, rất thích hợp để cho các phu nhân tiểu thư khuê các luyện theo.

Lời nói của Phong Lưu như gáo nước lạnh dội thẳng vào lòng Thanh Hề, khiến sự cảm động vừa mới nảy mầm trong trái tim nàng phút chốc đông cứng.

Thanh Hề nào biết được tâm sự của Phong Lưu. Sau khi luống cuống khiến nàng bị thương, hắn muôn phần áy náy, phiền não, tự trách mình tu thân dưỡng tính không tới nơi tới chốn, thế rồi hạ quyết tâm chờ nàng đủ mười tám tuổi mới sống chung.

Trước thái độ hờ hững của Phong Lưu, tuy Thanh Hề có chút bực bội nhưng cũng coi như cởi được một gánh nặng trong lòng.

Về đến Lan Huân Viện, Thanh Hề sai Lâm Lang mang hộp huyết yến sang biếu thái phu nhân. Con dâu có thể thắt lưng buộc bụng nhưng tuyệt đối không thể để mẹ chồng nhìn ăn nhịn mặc được, nàng phải hiếu kính với bà.

Mới đi được nửa đường, Lâm Lang liền gặp Hà Ngôn.

“Hà Ngôn, cô đi đâu vậy?” Lâm Lang hỏi.

Hà Ngôn cười, đáp: “Thái phu nhân sai tôi mang đồ sang Lan Huân Viện.”

“Trùng hợp quá, phu nhân cũng sai tôi mang đồ đến biếu thái phu nhân.”

Hai con a hoàn chụm đầu vào nhau, nhìn hai chiếc hộp trong tay đối phương, mở ra xem, đều là yến huyết. Hai đứa không hẹn mà cùng cười, nói: “Thật là trùng hợp.”

Hà Ngôn lại nói: “Thái phu nhân nói phu nhân quen ăn yến huyết, mấy hôm nay sắc mặt người không tốt, nên tĩnh dưỡng cho tốt, bồi bổ khí huyết.” Sau đó, Hà Ngôn tỏ vẻ bí hiểm, thì thầm vào tai Lâm Lang: “Thái phu nhân tự bỏ tiền mua, tặng cho phu nhân để ăn khuya. Phần yến huyết buổi sáng ở chỗ thái phu nhân đã chuẩn bị đầy đủ rồi.”

Lâm Lang kéo tay Hà Ngôn, nói: “Đi cùng tôi đến thượng phòng đi. Ở chỗ phu nhân vẫn còn yến huyết, sao có thể để thái phu nhân tự bỏ tiền ra mua được.”

Hà Ngôn cũng là đứa tinh khôn, liền cùng Lâm Lang quay về chỗ thái phu nhân nịnh cho bà vui.

Thái phu nhân nghe nói Thanh Hề sai Lâm Lang mang biếu tổ yến thì vui mừng ra mặt, nói: “Tuy chẳng có gì to tát nhưng đáng quý ở tấm lòng.”

“Đúng thế đấy ạ. Người thương phu nhân, phu nhân cũng yêu quý người. Chúng con chưa thấy mẹ chồng nàng dâu nào lại hòa thuận thế.” Hà Ngôn cũng hùa vào lấy lòng.

Đây đúng là một chuyện tốt, nhưng đến tai nhà khác thì không hẳn như thế nữa. Tam phu nhân cậy mình có nhiều của hồi môn, thấy Thanh Hề có yến huyết, cũng tự bỏ tiền đưa cho nhị phu nhân, bù vào phần chênh lệch để được ăn yến huyết.

Còn về Thương Nhược Văn, khi biết tin này, cô ta chỉ ôm lấy Uyển Thư Nhi mà khóc. Uyển Thư Nhi chưa hiểu chuyện, thấy mẹ buồn thì cũng buồn theo. Bỗng Thương Nhược Văn hỏi: “Uyển Thư Nhi muốn có em trai không?”

Uyển Thư Nhi không biết em trai là gì, chỉ nghĩ có thứ mới đương nhiên là tốt, thế là gật đầu. Điều này càng khiến cho Thương Nhược Văn như đứt từng khúc ruột, đứa con trai khỏe mạnh chớp mắt đã không còn nữa, trong lòng oán hận mà không có chỗ nào để trút, đêm đêm mơ thấy ác mộng, không khỏi đau lòng. Thế mà thái phu nhân vẫn thương yêu mụ đàn bà kia, Thương Nhược Văn thực sự không cam lòng. Cứ cho là không trừng phạt thì cũng không thể để kẻ đó sống tốt như vậy được.

Thương Nhược Văn quay lại gọi Băng Cầm, sai mở hòm lấy tiền, mua yến huyết loại đắt nhất.

Đầu tháng Mười một, tam gia Phong Nhạc cuối cùng cũng vượt gió bụi về đến kinh thành, trước tiên là đến thỉnh an thái phu nhân, sau đó thắp hương cho liệt tổ liệt tông rồi lại quay về chỗ thái phu nhân, hai mẹ con hàn huyên tâm sự.

“Mẹ, đây là Tú Tinh. Mấy năm nay may mà có nàng ấy chăm sóc cho con.” Tú Tinh chính là người thiếp mà Phong Nhạc mới nạp.

Hướng Tú Tinh mày rậm mắt to, dung mạo xinh đẹp như hoa đào đón gió xuân, cử chỉ nho nhã đoan trang, rất biết lấy lòng người khác. Cô ta cung kính bước lên thỉnh an thái phu nhân.

Hà Ngôn đã chuẩn bị sẵn quà gặp mặt là một đôi vòng tay bằng vàng, vì dù sao cũng chỉ là phận lẽ mọn.

Phong Nhạc lại chỉ vào đứa bé trai chừng một tuổi đang được người hầu bế bên cạnh, nói: “Đây là Thụy Ca Nhi ạ.”

Người hầu bế Thụy Ca Nhi bước lên hành lễ, thái phu nhân cũng đùa Thụy Ca Nhi. Thằng bé không khóc vì lạ mặt, chỉ nhìn thái phu nhân và cười, khiến bà rất vui vẻ.

Hà Ngôn lấy ra một cái khóa trường mệnh bằng vàng gắn tám quả lục lạc nhỏ cũng bằng vàng.

Thanh Hề cũng tặng một cái khóa trường mệnh bằng vàng nhưng chỉ có bốn quả lục lạc.

Tam phu nhân mặt nhăn mày nhó đứng sau lưng thái phu nhân. Thụy Ca Nhi vừa nhìn thấy cô ta liền khóc. Hướng Tú Tinh thấy con khóc thì xót ruột nhưng lại không dám chạy đến dỗ, khiến cho người hầu bế Thụy Ca Nhi cứ cuống cả lên. Thái phu nhân thấy vậy liền bảo Phong Nhạc đưa thê thiếp về nghỉ.

Tối hôm đó, thái phu nhân tự bỏ tiền túi chuẩn bị tiệc rượu tẩy trần cho Phong Nhạc. Yến tiệc được bày ở Vân Huyên Đường, nam nữ ngồi cùng phòng, chỉ cách nhau một tấm bình phong tứ quý. Ngoài ra, còn mời hai ca nữ đến góp vui, vô cùng náo nhiệt, ăn uống chuyện trò đến tận canh ba mới tàn tiệc.

Vì mải vui mà ngày hôm sau, Thanh Hề thức dậy khá muộn, đầu giờ Thìn mới đến thỉnh an thái phu nhân. Vừa bước vào phòng, nàng đã nghe thấy tiếng khóc của tam phu nhân.

“Mẹ, mẹ phải làm chủ cho con. Tối hôm qua tàn tiệc, chàng nói là đã trễ, sợ ảnh hưởng đến giấc ngủ của bọn trẻ rồi quay người đi thẳng đến Tây Khoa Viện. Chẳng lẽ chàng không sợ ảnh hưởng đến Thụy Ca Nhi ư?” Đỗ Tình Lam lau nước mắt, nói. “Ba năm rồi, khó khăn lắm mới về nhà, vậy mà chàng lại đối xử với con như vậy. Nếu chỉ có vậy thì chẳng nói làm gì, sáng hôm nay, khi Hướng thị đến phòng con nghe quy tắc, mời quỳ một tí mà chàng đã phật lòng, nói Hướng thị đang mang thai, lại mắng con là hà khắc, ác độc, không bao dung cô ta, nói đi nói lại vẫn là ám chỉ con muốn hãm hại mẹ con cô ta, đã thế còn cho con một cái bạt tai nữa. Cơn giận này con không sao nuốt trôi được, rốt cuộc chàng có còn là tướng công của con nữa hay không?” Đỗ Tình Lam càng nói càng có vẻ thương tâm, ban đầu còn nghẹn ngào, sau thì không kìm được òa khóc nức nở.

“Phong Nhạc cũng thật là… Làm vợ chồng với nhau đã bao năm, sao lại không hiểu tính khí của con, mắng con là hà khắc, ác độc, lại còn đánh con nữa chứ!” Vì cái tát của Phong Nhạc mà thái phu nhân cũng nghiêng về phía Đỗ Tình Lam. Tuy cô ta thích đưa chuyện người nhưng tuyệt đối không phải là kẻ lòng dạ độc ác.

Đỗ Tình Lam nghe thấy câu này của mẹ chồng thì càng khóc to hơn, nói: “Mẹ, mẹ nhất định phải làm chủ cho con, cứ thế này thì con chết mất. Hay là mẹ bảo chàng bỏ con, lập Hướng thị làm chính thất đi cho rồi, dù sao thì chàng cũng chẳng ưa con.”

“Nói bậy nói bạ, sao có thể vì chuyện nhỏ nhặt này mà bỏ vợ bỏ chồng? Nếu bị chồng bỏ thật thì con còn mặt mũi nào về nhà mẹ đẻ không?” Thái phu nhân lườm Đỗ Tình Lam.

Đỗ Tình Lam biết mình đã lỡ lời, liền thôi bù lu bù loa, nói: “Nhưng… nhưng mà chàng cũng vô lương tâm lắm.”

“Hà Ngôn, đi mời Phong Nhạc đến đây.”

Thái phu nhân sai bảo Hà Ngôn rồi quay lại nói với Đỗ Tình Lam: “Phong Nhạc mới về nhà, sao con đã vội gây gỗ với nó? Đâu phải con không biết ba năm nay, nó luôn để bụng chuyện con không chịu theo nó đi nhậm chức nơi xa. Lần này nó về, con đã không biết đường mà lấy lòng nó, lại còn mặt nặng mày nhẹ tức giận, con làm thế chỉ có lợi cho Hướng thị.”

Đỗ Tình Lam vẫn cho rằng mình lấy Phong Nhạc là mất giá nên luôn lấn át chồng, làm gì có chuyện cúi đầu lấy lòng y, huống hồ lần này y về còn mang theo người đàn bà khác. Cô ta trầm ngâm một hồi, ngẩng đầu thấy Thanh Hề bước vào cửa, liền nói: “Mẹ, chỉ vì con thấy trong lòng khó chịu thôi, hay là mẹ hỏi Thanh Hề xem, nếu Quốc công gia nạp thiếp, liệu muội ấy có thể thoải mái không?”
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,493
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 32: Nhạn đưa thư
Type: chuot tery

Lời này vừa nói ra đã khiến thái phu nhân và Thanh Hề chết lặng, có ai không biết nàng là người có tính chiếm hữu lớn, từ nhỏ như cây kim đến lớn như căn nhà, chỉ cần là của nàng thì người khác đừng hòng chiếm được. Đỗ Tình Lam biết thái phu nhân yêu thương Thanh Hề nhất, đến bây giờ, đừng nói là nạp thiếp, ngay cả một nàng hầu Phong Lưu cũng không có, thế nên cô ta mới lấy câu này để chặn lời thái phu nhân.

Thái phu nhân và Thanh Hề nghĩ tới việc sau này phải nạp thiếp cho Phong Lưu, không hẹn mà cùng biến sắc mặt.

Đúng lúc này, Phong Nhạc tới, còn dẫn theo cả Hướng Tú Tinh.

Đỗ Tình Lam không ngờ y lại dám đưa cả Hướng Tú Tinh đến, lập tức nói: “Chàng dẫn cô ta tới làm gì?”

Hướng Tú Tinh có vẻ sợ hãi, lùi lại nửa bước, cúi đầu đứng sát vào Phong Nhạc, hành lễ.

“Nghe nói con vừa mới về đã thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ rồi.” Thái phu nhân nghiêm mặt nói.

Phong Nhạc cũng tự thấy hổ thẹn, nói: “Con cũng là nhất thời hồ đồ.”

“Đã biết là mình hồ đồ, còn không mau nhận lỗi với vợ?”

Phong Nhạc quay sang Đỗ Tình Lam, khom lưng chắp tay vái một vái, nói: “Mong phu nhân lượng thứ.”

Đỗ Tình Lam quay mặt đi không thèm nhìn Phong Nhạc, khiến y bị bẽ mặt.

“Thôi được rồi, con tát người ta một cái, bảo người ta tha thứ ngay sao được?” Thái phu nhân vẫn có phần thiên vị Đỗ Tình Lam, nói: “Chẳng gì thì con cũng là người đứng đầu một huyện, lại đã làm cha rồi, sao có thể giơ tay đánh vợ như thế được? Chuyện này mà đồn ra ngoài thì con với Tình Lam còn mặt mũi nữa không?”

Phong Nhạc ngượng ngùng đỏ mặt, nói: “Trăm sai nghìn sai đều là lỗi của con.”

“Biết sai rồi, con còn đưa Hướng thị tới làm gì?” Thái phu nhân cũng rất phản cảm với hành vi này của con trai.

“Con ra tay đánh vợ đương nhiên là có lỗi, chính vì thế con mới đưa Tú Tinh đến xin lỗi mẹ.”

“Lỗi gì với ta mà xin? Có xin thì đi mà xin vợ con kia kìa.”

“Vâng,” Dứt lời Phong Nhạc quay sang nói với Hướng thị: “Còn không mau dâng trà thỉnh tội với chị cả!”

Hướng Tú Tinh vội vàng bước lên.

“Ta không uống!” Đỗ Tình Lam giận dỗi nói.

Phong Nhạc hết cách, đành phải quay sang nói với thái phu nhân: “Sáng hôm nay, Tình Lam dù thế nào cũng không chịu uống trà mà Tú Tinh mời, cứ bắt nàng ấy quỳ mãi, Tú Tinh đang mang thai mà lại phải quỳ trên đất lạnh, con lo nàng ấy gặp chuyện nên mới kích động như vậy.”

Suy cho cùng thì cũng là người làm quan, chỉ mấy câu thôi mà đã vạch đủ tội lỗi của Đỗ Tình Lam.

Thái phu nhân nhìn Đỗ Tình Lam. Cô ta cắn chặt môi, hai mắt đỏ hoe, chỉ hận không giết được Hướng Tú Tinh.

“Tình Lam, lần này thì con sai rồi. Dù thế nào thì Hướng thị cũng là tiểu thiếp mà Phong Nhạc lấy về, lại có công sinh được Thụy Ca Nhi.” Thái phu nhân thầm than Đỗ Tình Lam thật ngốc nghếch, việc gì phải làm loạn lên vì ba cái chuyện đã rõ như ban ngày này chứ, chỉ tổ mếch lòng chồng.

Đỗ Tình Lam nhìn thái phu nhân với vẻ oan ức vô cùng.

“Giờ ta đứng ra làm chủ, để Hướng thị kính trà con. Từ nay về sau con là vợ cả, Hướng thị là vợ lẽ, cô ta phải dốc lòng hầu hạ con và Phong Nhạc.”

Nghe thấy vậy, Hướng thị vội vang quỳ xuống, Hà Ngôn nhanh tay rót trà bưng qua.

Lần này, Đỗ Tình Lam chỉ còn cách uống tách trà đó.

“Phong Nhạc, chuyện sáng nay là lỗi của vợ con, theo lí thì chuyện nhà của con, ta không tiện hỏi nhưng con vừa mới về nhà, xa lánh vợ con như thế, người khác cũng thấy khó coi.” Thái phu nhân kín đáo nhắc nhở.

Phong Nhạc không phải kẻ ngốc, đương nhiên hiểu ý của thái phu nhân. Tối hôm qua hắn đến chỗ của Hướng thị, một là vì vẫn để bụng chuyện năm xưa Đỗ Tình Lam không chịu theo mình đi nhậm chức; hai là vì trong chuyện vợ chồng, Đỗ Tình Lam là người cứng nhắc, khô khan, trong khi Hướng thị lại dịu dàng, khéo léo, nếu đem so sánh thì chắc chắn là Hướng thị đáng yêu hơn.

“Con biết rồi ạ.”

Thái phu nhân liền bảo Phong Nhạc đưa Hướng Tú Tinh về và giữ Đỗ Tình Lam lại, dặn dò cô ta đừng có bướng bỉnh với Phong Nhạc nữa, đàn ông ai chẳng thích nói ngọt. Cũng không biết Đỗ Tình Lam có chịu nghe hay không.

Chờ vợ chồng thê thiếp Phong Nhạc về hết rồi, thái phu nhân mới thở dài, trầm ngâm một hồi lâu.

Từ đầu tới cuối, Thanh Hề vẫn đứng bên cạnh thái phu nhân, trong lòng có chút giá lạnh. Tốt xấu gì cũng là vợ chồng ngần ấy năm, còn có cả Hiên Ca Nhi và Mi Thư Nhi, vậy mà hôm nay Phong Nhạc rõ ràng là đã ngả hết về phía Hướng thị. Tiếng là đến tạ tội nhưng rõ ràng là mách tội, còn buộc Đỗ Tình Lam phải nhận trà của Hướng thị nữa, lần này, Phong Nhạc đã toàn thắng trở về.

Từ ngày Phong Nhạc đưa Hướng Tú Tinh về phủ, nhà cửa chẳng hôm nào được yên, không chỉ chỗ của vợ chồng tam gia mà cả chỗ của thái phu nhân cũng vậy.

Thanh Hề sợ lạnh nhất trên đời, lại ham ngủ, đến mùa đông nàng liền không về Lan Huân Viện nữa mà cứ ở lì trong Bích Sa Trù của thái phu nhân. Nền nhà ở đây rất ấm, còn đặt hai chậu than hồng, ấm áp cứ như mùa xuân. Điều duy nhất khiến người ta bực bội chính là năm ngày ba bữa phải nghe Đỗ Tình Lam khóc lóc kể lể.

Vậy mà hôm nay, Đỗ Tình Lam lại không đến, chỉ có mình Mi Thư Nhi được vú nuôi đưa đến thỉnh an, nói là Đỗ Tình Lam bị ốm.

Mi Thư Nhi ngồi một mình trên ghế, đung đưa đôi chân nhỏ, hai hàng nước mắt không ngừng tuôn rơi.

“Mi Thư Nhi sao vậy, ai dám bắt nạt Mi Thư Nhi vậy? Để bá nương đi dạy cho kẻ đó một bài học nhé.” Thanh Hề ôm Mi Thư Nhi vào lòng, dỗ dành.

“Bá nương, người nói với cha là con không cấu đệ đệ đi.” Mi Thư Nhi sợ hãi ôm Thanh Hề, khóc nức nở.

Đệ đệ mà Mi Thư Nhi nói chính là Thụy Ca Nhi. Không hiểu nghĩ gì mà lôi cả trẻ con vào chuyện ân oán của người lớn như vậy.

“Có chuyện gì Mi Thư Nhi kể cho bá nương nghe được không?”

“Tối hôm qua, con đến chỗ di nương thăm Thụy Ca Nhi, về nhà chưa được bao lâu thì cha ôm Thụy Ca Nhi đến phòng của mẹ, chỉ vào vết đỏ trên mặt Thụy Ca Nhi và nói là do con cấu, sau đó mắng con lòng dạ độc ác y như mẹ, không cho con đến chơi với Thụy Ca Nhi nữa.” Mi Thư Nhi kéo tay áo Thanh Hề, nghẹn ngào nói. “Nhưng con không làm như vậy mà. Con thấy Thụy Ca Nhi dễ thương nên mới vuốt má mấy cái, con không cấu đệ đệ thật mà, con không biết sao mặt đệ đệ lại có vết đỏ như vậy.” Mi Thư Nhi khóc nức nở, có lẽ phần vì bị oan, phần vì sự lạnh nhạt của cha nó.

“Bá nương tin Mi Thư Nhi không làm như vậy.” Thanh Hề ôm Mi Thư Nhi, thơm vào má cháu rồi sai Lâm Lang đi lấy một dĩa điểm tâm mà Mi Thư Nhi thích nhất đến để dỗ dành. Mi Thư Nhi tuy đã nín khóc nhưng miệng thì vẫn mếu máo.

“Con không đến chỗ Thụy Ca Nhi nữa là được chứ gì, dù sao thì nhị ca cũng không cho con đi.” Mi Thư Nhi siết chặt hai bàn tay nhỏ nhắn, đúng là đã bị tổn thương nặng nề. Chỉ e là từ nay về sau, Mi Thư Nhi và đệ đệ sẽ ngày càng xa cách.

Thanh Hề cũng không biết phải khuyên nhủ Mi Thư Nhi thế nào. Rốt cuộc là có người bất cẩn gây họa, sợ bị mắng nên mới đổ oan cho Mi Thư Nhi hay là có kẻ cố tình hãm hại Mi Thư Nhi, không ai biết được.

“Bá nương sinh cho con một đệ đệ đi, sinh đệ đệ dễ thương hơn cả Thụy Ca Nhi nữa.” Mi Thư Nhi vừa ăn bánh vừa nhìn Thanh Hề đầy vẻ mong đợi.

Mi Thư Nhi không biết đã chọc vào nỗi đau sâu thẳm nhất trong lòng Thanh Hề. Nàng sững sờ cả người.

Thái phu nhân sửa soạn đi ra, đúng lúc nghe thấy lời của Mi Thư Nhi, cũng nhìn rõ biểu cảm của Thanh Hề.

“Có chuyện gì thế?” Bà đánh tiếng hỏi.

Thanh Hề định thần lại, bảo Lâm Lang dắt Mi Thư Nhi đi chơi rồi kể rõ sự tình cho thái phu nhân nghe. Thái phu nhân nhíu chặt hàng mày, tự nhủ con trai thiên vị vợ nhỏ, trút giận lên cả đầu con cái.

“Mẹ, phải làm thế nào bây giờ?”

“Chúng ta giúp được Đỗ Tình Lam một lúc, không giúp được cả đời, suy cho cùng thì đây vẫn là chuyện của vợ chồng nó.” Thái phu nhân thấy Thanh Hề có vẻ không tán đồng, lại nói tiếp: “Phong Nhạc thiên vị Hướng thị là do Đỗ Tình Lam quá ngang ngạnh, cố chấp, hơn nữa Tình Lam là vợ cả, định kiến luôn là vợ cả bắt nạt vợ bé, còn vợ bé thì không thể cãi lời vợ cả. Con nói xem nếu chúng ta tiếp tục giúp đỡ Tình Lam thì Phong Nhạc sẽ nghĩ thế nào?”

Thanh Hề nhanh chóng hiểu ra, đáp: “Tam ca sẽ nghĩ là mẹ con mình vào hùa với Tình Lam, cùng bắt nạt Hướng thị.”

“Đúng vậy. Như thế sẽ càng đẩy Phong Nhạc về phía Hướng thị. Thế nếu chúng ta không giúp Đỗ Tình Lam thì sao?”

Điều này quá rõ ràng, mọi người không giúp Đỗ Tình Lam, Phong Nhạc mới có thể nhận ra chỗ khó của cô ta.

“Con hiểu là tốt rồi. Huống hồ Tình Lam thực sự cần một bài học, nếu không chỉ e…”

Thanh Hề nhìn thái phu nhân với vẻ sùng bái, chẳng trách năm xưa cha chồng nàng không sủng ái tiểu thiếp nào, mà con cái do họ sinh ra cũng đều do một tay thái phu nhân nuôi dưỡng. Công sinh không bằng công dưỡng, thế nên nhị gia và tam gia đều kính trọng người mẹ cả này.

“Mẹ, nếu con cũng gặp phải chuyện như này, mẹ phải giúp con đấy.” Thanh Hề lắc cánh tay thái phu nhân, nói.

Thái phu nhân để mặc nàng làm nũng nhưng trong lòng thì rất buồn phiền, bà rất sợ Thanh Hề không giữ được lòng Phong Lưu. Nếu năm xưa bà không chiều chuộng nàng đến mức sinh hư, không coi ai ra gì thì cũng chẳng đến mức phải bắt Phong Lưu cưới nàng bằng được. Tuổi tác hai người cách biệt quá xa, lúc nào bà cũng lo vợ chồng nàng không hòa thuận. Chính vì vậy mà thái phu nhân luôn canh cánh trong lòng chuyện nạp thiếp cho Phong Lưu.

Cuối tháng Mười một, bỗng có thư từ phương Nam, là em gái của thái phu nhân gửi tới, nói sang năm Minh Ngọc Nhi sẽ ứng tuyển nữ quan trong cung, sợ qua Tết khởi hành sẽ không kịp nên quyết định đi từ trước Tết, mong thái phu nhân chiếu cố.

“Chị Ngọc Nhi sắp đến ư?” Thanh Hề có phần hào hứng, hỏi.

“Con thích nó đến à?” Thái phu nhân có vẻ ngạc nhiên vì trước kia nàng không hề thích người chị họ mọi mặt đều xuất sắc này. Nếu không phải vì nàng thì thái phu nhân đã thường xuyên mời Minh Ngọc Nhi lên kinh chơi, vì bà thực sự rất yêu quý cô cháu họ này.

“Đương nhiên ạ.” Thanh Hề cười, đáp. “Con sẽ bảo người hầu chuẩn bị, đợi chị Ngọc Nhi tới, con sẽ bảo chị ấy ở với con để còn có người tâm sự.”

“Thế cũng tốt.” Thái phu nhân xoa đầu Thanh Hề, nói. “Vậy con đi sắp xếp chuyện của chị họ đi, dạo này tinh thần ta không tốt lắm, muốn được nghỉ ngơi.”

Thanh Hề vội hỏi han tình hình sức khỏe của thái phu nhân, đến khi biết chắc là không có vấn đề gì thì mới yên tâm.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,493
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 33: Đồng bệnh tương lân
Type: Thảo Anh

Cuối năm, thời gian trôi nhanh như tên bắn, chớp mắt đã đến ngày Mười hai tháng Chạp, nha môn phong ấn, nhà nhà người người bận rộn sắm Tết.

“Hai mươi ba, tiễn ông Táo; Hai mươi tư, dọn nhà cửa; Hai mươi lăm, dán cửa sổ; Hai mươi sáu, hầm thịt lợn; Hai mươi bảy, cúng gà sống; Hai mươi tám, ủ bột mì; Hai mươi chín, treo câu đối; đêm Ba mươi, cả nhà quây quần ăn bánh bánh chẻo.” Bài đồng dao này đã miêu tả cảnh nhà nhà lo ăn Tết.

Cả nhà đang bận tối mắt tối mũi thì nhà Phong Nhạc lại có chuyện, nguyên nhân cũng chỉ vì một bát yến huyết mà ra.

Sau vụ của Mi Thư Nhi, Đỗ Tình Lam cũng coi như hiểu ra một chút đạo lí, không gây sự với Phong Nhạc nữa, hai bên sống yên ổn được một thời gian.

Một hôm, Phong Nhạc ăn sáng ở chỗ Đỗ Tĩnh Lam, không hiểu sao chượt nảy ra ý đi thăm Thuỵ Ca Nhi, tới nơi thì phát hiện mẹ con Hướng thị ăn uống rất kham khổ, chỉ có hai bát cháo trắng với mấy cái màn thầu, ngoài ra không có chút thịt nào cả. Nói khó nghe thì ngay cả người hầu trong phủ cũng được ăn ngon hơn mẹ con cô ta.

Lần này, Phong Nhạc nổi giận thực sự, nhớ đến món canh tổ yến mà Đỗ Tình Lam vừa mới ăn, chỉ một bát tổ yến bé tí ấy thôi quy ra tiền cũng đủ cho mẹ con Hướng thị ăn cả tháng. Phong Nhạc liền cấp tốc đi chất vấn Đỗ Tình Lam. Đỗ Tình Lam ung dung nói khẩu phần ăn mỗi tháng của mỗi người trong phủ đều được phân phối rõ ràng, Hướng thị chẳng qua chỉ là phận lẽ mọn, không thể vì cô ta mà phá lệ. Tức là cô ta muốn ăn thứ gì khác thì phải tự bỏ tiền túi ra mà sai nhà bếp mua về làm

“Cô tưởng ta là thằng ngốc sao? Ngày nào cô cũng ăn yến huyết, trong khi Hướng thị chỉ có màn thầu. Khi ta ở với nàng ấy, đâu phải ăn những thứ đó, rõ ràng là cô giờ trò sau lưng ta, muốn bức chết hai mẹ con Hướng thị. Đỗ Tình Lam, cô thực là độc ác!”

Phong Nhạc dã nói trúng tim đen cảu Đỗ Tình Lam, đúng alf cô ta đã làm thế. Cô ta dặn dò nhà bếp cắt xén đồ ăn của Hướng thi, mang thưởng cho người hầu làm bếp, đương nhiên là họ rất vui mừng nghe lời.

“Thiếp ăn tổ yến thì đã làm sao, đó đều là tổ yến thiếp dùng tiền hồi môn mua về, không tin thì chàng cứ đi hỏi, xem có đúng là thiếp tự bỏ tièn túi ra không. Nếu cô ta muốn ăn thì tự đi mà mua lấy.” Đỗ Tình Lam ỷ giàu ức hiếp Hướng thị xuất thân nghèo khó. Mấy hôm nay, cô ta đã sai người dò hỏi kĩ càng, biết Hướng thị xuất thân nghèo khổ, lấy Phong Nhạc cũng chẳng qua mẹ cô ta không có tiền nên phải bán con gái cho Phong Nhạc làm người hầu, lâu dần nảy sinh tình cảm.

“Cô thật là ức hiếp người quá đáng!” Tuy biết rõ Đồ Tình Lam cố ý làm khó Hướng thị nhưng Phong Nhạc lại không thể ruồng bỏ cô ta, thế là y đùng đùng tức giận bỏ đi, để lại Đỗ Tình Lam vừa đác ý vì thắng một trận.

Đáng tiếc là Đỗ Tình Lam đắc ý chẳng được bao lâu, vì quay đi quay lại đã thấy Hướng thị được ăn yến huyết. Chẳng hiểu Hướng thị lấy đâu ra tiền, hỏi ra mới biết là do Phong Nhạc lấy số tiền dành dụm bấy lâu nay bỏ vào.

Thế là Đỗ Tình Lam liền nổi ba máu sáu cơn. Chồng có tiền, không đưa cho vợ thì chớ, lại đưa cho đồ tiện nhân họ Hướng kia, để ả được ngồi ngang hàng với mình, Đỗ Tình Lam làm sao nuốt nổi cơn giận này, chỉ cảm thấy trời long đất lở.

Đỗ Tình Lam đến chỗ thái phu nhân làm ầm lên, nói Phong Nhạc sủng thiếp diệt thê, Hướng thị kia sắp cưỡi lên đầu lên cổ cô ta rồi, nàng dâu ngồi kiệu lớn tám người khiêng bước chân vào phủ như cô ta mà lại không bằng một con hầu thấp kém. Phong Nhạc chỉ trích Đỗ Tình Làm lá mặt lá trái, hà khắc ngược đãi Hướng Thị và Thuỵ Ca Nhi. Cứ như vậy chẳng ai nhường ai, Hướng thị thì chỉ biết quỳ một bên nước mắt vòng quanh, cầu xin Phong Nhạc đừng vì cô ta mà lạnh nhật tam phu nhân, dáng vẻ yếu đuối cam chịu lại càng khiến Phong Nhạc xót xa.

Thái phu nhân chứng kiến cảnh này, thầm trách Đỗ Tình Lam không làm nên trò trống gì, lại chán ghét Hướng thị giả vờ giả vịt, nhưng sợ nhất vẫn là Đỗ Tình Lam làm ầm lên, huỷ hoại danh tiếng của Phong Nhạc. Lần này y về kinh là có ý xin thăng chức.

Thái phu nhân đành mắng Phong Nhạc mấy câu, lại an ủi Đỗ Tình Lam: “Được rồi, được rồi, đều là lỗi của Phong Nhạc cả. Con bớt giận đi, ta đã thay con mắng nó rồi. Con cứ về nhà mẹ đẻ mấy hôm cho khuây khoả, ta sẽ dạy dỗ Hướng thị. Con cũng phải noi gương mẫu thân cho tốt.” Lời của thái phu nhân đã rất rõ ràng.

Nhà Định Viễn Bá đông người phức tạp, vậy mà phu nhân của ông ta vẫn có thể trấn áp được từ thấp đến cao, khiến cho một đàn tiểu thiếp phải nhất nhất nghe lời, thật có bản lĩnh. Chỉ biết là vì quá có bản lĩnh mà bà ta đã để cô con gái Đỗ Tình Lam lớn lên trong nhung lụa cưng chiều, chẳng học được nửa phần giỏi giang của mẹ.

Thanh Hề nhìn Đỗ Tình Lam đau lòng tuyệt vọng vì sự xuất hiện của Hướng thị mà lòng dần trở lên nặng chĩu.

Thái phu nhân thấy dáng vẻ hồn vía trên mây, u sầu buồn bã của Thanh Hề, cũng không biết phải an ủi nàng thế nào. Nông nỗi này tuy là do Phong Cẩm gây ra cho Thanh Hề nhưng bản thân nàng cũng là người khởi xướng, thế nên thái phu nhân cũng đành bó tay.

Trong bữa cơm tối, Thanh Hề tấm tắc khen món măng hôm nay ninh rất thơm, muốn mang cho mỗi nhà một ít. Thái phu nhân đương nhiên không ngăn cản, Thanh Hề cũng bảo người mang một bát đến cho Hướng thị. Nếu các nhà đều có thì Tứ Tịnh Cư của phong lưu chắc chắn không thể thiếu phần.

Thanh Hề vừa mới dẫn Lâm Lang bê hộp thức ăn ra khỏi cửa, thái phu nhân và Viên ma ma đã nhìn nhau cười.

“Tôi phải nói lf phu nhân quốc công rất lanh lợi.” Viên ma ma ngồi xuống ghế, nói chuyện với thái phu nhân. Đây là đãi ngộ đặc biệt mà thái phu nhân dành cho bà ta, các ma ma bình thường nếu được ngồi nói chuyện với chủ nhân như vậy chắc phải vui mừng đến mấy hôm.

Thái phu nhân cười nhưng rất nhanh đã chuyển sang lo lắng, thở dài, nói: “Chỉ sựo Phong Lưu chẳng để tâm. Mấy hôm trước, ta thấy chúng cuối cùng đã chịu ngủ chung, đâu biết hoá ra chỉ là đoá phù dung sớm nở tối tàn. Ngươi nói xem Phong Lưu không có tình cảm với Thanh Hề hay là tại vết thương kia…”

“Tôi thấy Quốc công gia đối với phu nhân vẫn rất nặng tình, nếu không thì một người bận rộn như ngài ấy đã không bỏ thời gian dạy phu nhân viết chữ.”

Thái phu nhân nghe vậy thì cũng yên tâm phần nào. “Nhưng hễ thấy mặt Thanh Hề là nó lại lên giọng dạy dỗ, doạ con bé sợ đến nỗi nhác thấy bóng nó là trốn tiệt.”

“Đợi phu nhân lớn thêm vài tuổi nữa thì sẽ ổn. Bây giờ phu nhân vẫn chưa nhận ra Quốc công gia thực chất khẩu xà tâm Phật.” Viên ma ma chứng kiến Phong Lưu lớn lên từng ngày, đương nhiên là hiểu rõ hắn.

Lại nói hôm nay Thanh Hề đến Tứ Tịnh Cư thật là đúng lúc.

Mấy ngày trước, Phong Lưu bân tối mắt tối mũi, đến hôm nay mới được nhàn nhã, đang định ở nhà nghỉ ngơi. Nhưng đột nhiên được nhàn hạ lại khiến hắn có phần khó thích ứng kịp, bỗng cảm thấy thật nhàn chán, cô đơn.

Phong lưu chuẩn bị ghi thiếp mời khách, vốn định sai một thằng hầu nhỏ đi gọi Thính Tuyền, nhưng sau đó lại thôi, sửa soạn ra ngoài đi lại cho khuây khoả. Ra khỏi cổng viện, đến căn nhà nhỏ là nơi người hầu ngủ nghỉ ở phía tây, hắn thấy bên trong đèn đóm tối om, chỉ có một gian hắt ra ánh đèn leo lét. Hắn liền bước tới chỗ mái hiên, còn chưa lên tiếng thì đã nghe thấy bên trong vọng ra tiếng cười nói dâm đãng nghe giọng thì chính là của Thính Tuyền.

Nếu là trước kia thì chắc chắn hắn sẽ phạt Thính Tuyền, nhưng năm hết Tết đến, mấy ngày vừa rồi bọn đầy tớ cũng bận đến mức quay như chong chóng, hai ngày nay mới được nghỉ ngơi, thân là chủ nhân cũng không thể quá tuyệt tình.

Cũng không hiểu tại sao Phong Lưu lại dừng bước, im lặng đứng dưới mái hiên, nghe thấy bên trong có tiếng hai người ôm hôn nhau, lại nghe thấy Thính Tuyền nói: “Bảo bối, có nhớ ta không?”

Một lát sau có tiếng con gái cừoi thẹn thùng, nói: “Đáng ghét, nỡm ạ, anh sờ đi đâu thế.”

Rồi có tiếng loạt soạt cởi quần áo, không lâu sau thì nghe thấy tiếng giường cũ kêu kẽo kẹt.

Phong Lưu bối rối quay người đi về, đến Tứ Tịnh Cư, liền bảo Cần Thư hâm một bình rượu, tự rót tự uống, khó tránh khỏi từ chuyện vui của Thính Tuyền mà nghĩ ngợi vẩn vơ.

Cần Thư trông thấy Phong Lưu cô độc ngồi dưới ánh đèn, liền hỏi: “Quốc công gia chờ Hàn Sơn tiên sinh tới sao?” Hàn Sớn tiên sinh là môn khách của Phong Lưu, luôn được hắn coi trọng nhất, hai người nói chuyện rất hợp nhau. Hàn Sơn tiên sinh ở trong con ngõ nhỏ sau phủ, thỉnh thoảng đọc sách một mình, Phong Lưu lại mời ông ta đến uống rượu tán gẫu, cũng là một việc thú vị. Chính vì lẽ đó mà hôm nay Cần Thư mới hỏi như vậy.

Lúc này, Phong Lưu nào còn tâm trí đàm đạo với môn khách? Huống hồ hắn cũng biết mấy ngày trước, Hàn Sơn tiên sinh bận đến mức bù đầu bù cổ. Cuối năm là dịp gia đình sum họp, hắn không muốn làm phiền người ta, mà giờ cũng chẳng còn tâm trạng tán gẫu. “Đi hâm thêm một bình nữa,” hắn ra lệnh.

Cần Thư lui ra khỏi Giá Tuyết Trai, hâm rượu làm món nhắm, vừa bước ra khỏi bếp liền nhìn thấy chủ tớ Thanh Hề soi đèn đi tới, nó nhanh nhẹn chạy ra đón.

“Quốc công gia có nhà không?” Thanh Hề hỏi.

“Đang ở Giá Tuyết Trai ạ.” Cần Thư cầm đèn dẫn đường, đến hành lang, nó cất giọng thông báo: “Bẩm ngài, phu nhân tới ạ.”

Phong Lưu vừa vui mừng vừa bất ngờ, vụt đứng dậy, thấy người hầu đang vén rèm để Thanh Hề bước vào.

Thanh Hề nhìn thấy hắn liền cười tít mắt, nói: “Hôm nay nhà bếp làm món măng vừa mềm vừa thơm, thiếp mang một ít đến cho Đình Trực ca ca.” Có câu “đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại”, hôm nay Thanh Hề không chỉ chạy đến chỗ hắn mà còn cười rất ngọt ngào.

Phong Lưu đinh ra cửa đón nhưng nghĩ lại, không muốn để lộ bản thân mình vội vã,bèn quay đầu sai Cần Thư gọi người hầu mang hai lò than đến. Trước giờ hắn chẳng sợ lạnh nên ở Tứ Tịnh Cư không bao giờ cần lò sưởi, nhưng đối với người khác thì nơi này cực kỳ lạnh giá.

Lâm Lang đưa hộp thức ăn trong tay cho Cần Thư rồi quay lại định giúp Thanh Hề cởi áo khoác, không ngờ nàng lại né tránh, nói: “Lâm Lang, ngươi lui xuống trước đi, đi tìm Cần Thư mà trò chuyện.”
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,493
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 34: Quyến rũ
Type: Thảo Anh

Phong Lưu thấy cả người Thanh Hề được bọc trong chiếc áo lông hồ ly trắng viền lụa đỏ, đội mũ cùng màu, khuôn mặt nhỏ nhắn đỏ ửng cho thấy nàng đang rất lạnh. Mới chớm đông mà nàng đã như gấu ngủ đông, rất hiếm khi ra khỏi cửa, do đó không thể ngờ được hôm nay nàng lại đến Tứ Tịnh Cư.

“Đình Trực ca ca uống rượu một minhf ư?” Thanh Hề thấy trên bàn chỉ bày một ly rượu và vài món nhắm liền hỏi, hỏi xong không kìm đựơc hắt hơi một cái.

“Mặc ít áo quá phải không?” Phong Lưu tiến đến cởi áo khoác của Thanh Hề nhằm kiểm chứng suy đoán của mình.

Thanh Hề rét đến mức cả người như đông đá, không thể ngăn cản hành động của Phong Lưu, rốt cuộc thì cả hai người đều rét cóng. Gió lạnh thổi vào khiến Thanh Hề run lẩy bấy.

Phong Lưu lấy áo khoác bọc kín nàng lại rồi ôm vào phòng trong, nói: “Nàng đúng là đồ ngốc.”

Sự thực chứng minh Phong Lưu đoán không sai chút nào, Thanh Hề không phải là mặc ít mà là mặc cũng như không.

Dưới lớp áo khoác lông hồ ly chỉ có một tầng xiêm y mỏng manh, có thể nhìn rõ nội y bằng lụa trắng.

Thì ra Thanh Hề đã có tính toán từ trước. Đào ma ma nói kiểu mặc mà như không này càng khiến người ta phải mất hồn, cho dù là Liễu Hạ Huệ sống lại thì cũng không cưỡng nổi. Chỉ có điều Thanh Hề ở trong căn phòng ấm áp như mùa xuân quá lâu nên đã đánh giá thấp những cơn gió lạnh bên ngoài, cũng xem nhẹ cái lạnh ở Tứ Tịnh Cư.

Chưa kịp nói năng đưa đẩy gì, Thanh Hề đã bị Phong Lưu ném lên giường.

Chiếc chắc lạnh giá trên giường khiến Thanh Hề kêu lên một tiếng. Phong Lưu không chút thương hoa tiếc ngọc, cởi áo khoác trên người nàng, lấy chăn bọc nàng lại, ôm cặht vào lòng, hỏi: “Còn lạnh không?”

Lúc này, Cần Thư đã mang chậu than vào.

Phong Lưu dặn dò Cần Thư: “Ngươi sai người sưởi sàn, pha một cốc trà nóng, nấu thêm một bát canh gừng.”

Cần Thư nhanh chóng đi pha trà, Thanh Hề run cầm cập đưa tay nhận chén trà, đến lúc này mới thấy ấm hơn một chút.

Phong Lưu buông nàng ra, đứng dậy cởi quần áo.

Mục đích đến Tứ Tịnh Cư tuy chẳng trong sáng gì, nhưng khi nhìn thấy Phong Lưu cởi quần áo, Thanh Hề vẫn không kìm được ngại ngùng. Nhưng đến khi Phong Lưu cũng chui vào chăn thì nàng lại chẳng còn ngượng ngùng gì nữa, hắn đúng là một cái lò sưởi ấm áp.

Thanh Hề ôm lấy hông Phong Lưu như thăm dò, gác chân lên đùi hắn, vùi đầu vào hõm vai hắn rồi thở dài với vẻ dễ chịu.

Hai người cứ ôm nhau như vậy, Phong Lưu không ngừng vuốt ve nàng, từ lưng đến cánh tay, chân, cuôi cùng ôm trọn nàng trong đôi tay dày rộng. Thanh Hề tận hưởng sự ấm áp từ những cái vuốt ve ấy, cuối cùng thì giá lạnh cũng bị xua tan.

“Bẩm ngài, canh gừng nấu xong rồi ạ.” Tiếng nói của Cần Thư từ ngoài vọng vào.

Đợi Phong Lưu đưa tay ra khỏi màn, Cầm Thư mới dám bưng canh vào.

Phong Lưu khẽ lay Thanh Hề, đỡ nàng dậy, nói: “Uống canh gừng đi.”

Thanh Hề nhăn mặt, rõ ràng là hờn dỗi vì bị đánh thức khỏi giấc ngủ.

Phong Lưu vừa bực vừa buồn cười, nha đầu này đến đay rõ ràng là có ý đồ đen tối, vậy mà bây giờ lại lăn ra ngủ.

Thanh Hề đá chân vẻ bất mãn, không ngờ lai bị Phong Lưu kẹp chặt. Hắn nói: “Uống canh gừng mới không bị ốm” rồi nâng cằm nàng lên, đưa bát canh gừng đến tận miệng nàng.

“Khó uống lắm.” Thanh Hề bướng bỉnh mím chặt môi lại.

Nhưng chiêu này sao có thể làm khó được Phong Lưu. Khi Thanh Hề còn nhỏ cũng không chịu uống thuốc, vừa khóc vừa phá, hễ động vào người là nàng liền khóc, thái phu nhân thương nàng, không nỡ ép buộc, cũng chỉ có Phong Lưu mới trị được nàng.

Phong Lưu xoay người giữ chặt hai chân của Thanh Hề, không cho phép nàng cục cựa, một tay vòng ra sau giữ gáy rồi bóp mũi nàng, nói: “Được rồi, một hơi uống cạn thì sẽ không thấy khó uống nữa.”

Cách này cũng hay nhưng hai tay Thanh Hề thì vẫn còn tự do. “Thiếp không uống.” Nói rồi, nàng đẩy bát canh ra, nhìn chằm chằm vào Phong Lưu, dáng vẻ liều chết không uống. Thực ra nàng không hề có ý phản kháng hắn nên lực đẩy cũng không mạnh lắm, nếu không bát canh đã sớm đổ rồi. Nàng chỉ muốn hắn đổi cách cho uống thuốc khác, “thân mật” hơn căhnrg hạn.

Nhưng hai người rõ ràng là không cùng chung suy nghĩ. Phong Lưu đặt bát canh gừng xuống, dễ dàng xé được một mảnh lụa dài từ tấm ga giường, buộc hai tay Thanh Hề vào đầu giường.

Lần này thì đúng là canh mời không uống lại muốn canh phạt.

Thanh Hề cảm thấy Phong Lưu không lãng mạn chút nào, lại còn lạnh lùng một cách tàn nhẫn.

Còn Phong Lưu lại cảm thấy Thanh Hề quá mức bướng bỉnh, thà bị bệnh khiến người khác đau lòng còn hơn uống canh gừng, hắn chỉ muốn trừng phạt nàng một chút thôi. Còn về cách cho uống thuốc “thân mật” gì đó thì Phong Lưu hoàn toàn không nghĩ rằng nó thích hợp với người mà hắn oi như con gái.

Tuy rằng tình huống trước mắt cũng không khá hơn chút nào.

Hai tay Thanhh Hề bị cột chặt vào đầu giường, hai chân không ngừng dãy dụa, khiến bộ xiêm y có mà như không tuột xuống tận eo, nửa che nửa đậy bầu ngực tròn trịa, đôi má vì tức giận và giằng co mà đỏ ửng lên, đôi mắt vì ấm ức mà ngân ngấn nước.

Phong Lưu cúi xuống ngậm vành tai nàng, hỏi: “Nàng mặc thế này đến Tứ Tịnh Cư là có ý gì?”

Lời này như điểm trúng huyệt đạo của Thanh Hề, khiến cả người nàng trong nháy mắt như bị đông cứng, rất lâu sau mới ấp úng đáp: “Đào ma ma nói… vết thương của thiếp… khỏi rồi.”

Lời này triệt để khơi gợi những cơn sóng trong lòng Phong Lưu. Hắn nhìn từ đôi mắt long lanh của Thanh Hề xuống xương quai xanh, bầu ngực cho đến bụng nàng và những ngón chân trắng như ngọc, tất cả như được bao phủ bằng một lớp phấn hồng, quyến rũ vô cùng.

Mặc Thanh Hề ra sức cầu xin, khóc lóc, Phong Lưu cũng không cởi trói, chỉ ra sức dỗ dành nàng, để hắn được thoả nguyện, mặc sức chơi đùa.

Sau cơn mây mưa, Phong Lưu mới cởi trói cho Thanh Hề. Nếu hắn buộc chặt hơn thì cổ tay nàng chắc chắn đã bị cọ xát đến trầy xước chứ không chỉ có một vết hằn đỏ như thế này. Phong Lưu khẽ hôn lên vết đỏ rồi bôi thuốc cho nàng. Loại thuốc cao này cũng là hắn chu đáo xin sẵn từ chỗ Đào ma ma.

Thanh Hề thở dốc từng hồi, chính xác là không còn sức lực, nhưng như thế lại thêm phần quyến rũ.

Phong Lưu vốn ưa sạch sẽ, Cần Thư đã chuẩn bị sẵn nước nóng, hắn liền bế Thanh Hề đi tắm, thay quần áo mới cho nàng rồi hỏi: “Đói chưa?”

Nghe hắn nhắc vậy, Thanh Hề mới nhớ ra là bữa tối mình cũng chỉ ăn qua quýt mấy miếng, bây giờ đã đói mềm người rồi.

Phong Lưu lại gọi Cần Thư sai chuẩn bị bữa khuya. Hắn lấy chăn cuộn Thanh Hề lại rồi bế nàng lên giường sưởi. Không lâu sau, Cần Thư bưng món măng hầm mà Thanh Hề mang tới lên, ngoài ra còn có vài món nữa, lần lượt là cá xông khói, chân giò hầm trà xanh, hạnh nhân rang muối và gỏi tôm rau cần, cùng hai bộ bát đũa.

Cả bàn thức ăn đầy đủ săc, hương, vị, khiến người ta không cầm lòng được. Tinh thần của Thanh Hề cũng nhờ vậy mà khá hơn một chút.

Rót một ly rượu hoa hồng, Phong Lưu mớm cho Thanh Hề một ngụm. Rượu ngọt mà thơm, măng mềm mọng nước. Phong Lưu lại bón cho Thanh Hề một thìa, hai người vui vẻ ăn hết chỗ thức ăn, sau đó Phong Lưu lại ăn thêm một bát cháo vịt mới đủ no.

Trong suốt bữa ăn, Thanh Hề chẳng cần phải động đến một ngón tay và cũng ngầm tha thứ cho kiểu bón thuốc “thô bạo” lúc nãy của Phong Lưu. Giờ nàng còn chịu ngồi trong lòng hắn, để hắn tiếp tục “làm bậy”.

Ăn no ngủ ngon, tỉnh dậy thì trời đã sáng bảnh.

Sáng sớm là thời điểm âm suy dương thịnh, tối qua Phong Lưu mới hưởng thụ có một lần, một là vì thương xót Thanh Hề, sợ lại làm nàng bị thương; hai là cũng muốn để dành đến sáng ngày hôm sau. Vậy là hắn lại không kìm được cùng Thanh Hề ân ái một phen, đến khi xong thì đã trễ giờ thỉnh an.

Thanh Hề vội vã sửa soạn đi thỉnh an thái phu nhân, Phong Lưu nhàn rỗi tất nhiên cũng phải đi. Hai người cùng đi, Thanh Hề lại cúi đầu lầm bầm oán trách: “Không chịu làm nhanh một chút.”

Phong Lưu thính tai nghe thấy, nói: “Nhanh lại sợ nàng kêu đau.” Nói đi nói lại cũng vì hắn thương Thanh Hề nên mới nhẹ nhàng hết sức, nếu không thì liệu nàng còn có thể đi phăm phăm thế này không.

Mặt Thanh Hề đỏ như gấc chín, không dám ho he gì nữa, mãi đến khi bước vào phòng thái phu nhân rồi nàng mới nũi nịu nói: “Mẹ, con ngủ quên mất.”
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,493
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 35: Người thầy tốt
Type: Thảo Anh

“Không sao, hồi còn trẻ ta cũng hay ngủ dậy muộn.” Thái phu nhân không để bụng, quay sang bảo Hà Ngôn, Hà Ngữ dọn cơm sáng rồi lại nói với Phong Lưu: “Hôm nay con cũng ăn ở đây luôn chứ?”

Phong Lưu gật đầu.

Trên bàn ăn, thái phu nhân lại kể chuyện hồi bé Phong Lưu có tật ngủ nướng, gọi thế nào cũng không chịu dậy, có một lần, lão Quốc công bực quá, giữa ngày đông tháng giá kiền giội một chậu nước lạnh lên người hắn, có như vậy mới sửa được cái tật ưa ngủ nướng của hắn.

Thanh Hề nghe chuyện mà cười rũ rượi, bọn người hầu đứng bên cạnh cũng không nhịn được đưa tay lên che miệng cười. Hình tượng oai phong chói lọi của Phong Lưu bị đổ vỡ không ít, hoá ra hắn cũng chỉ là một người bình thường. Phong Lưu thất mẹ vui vẻ thì cũng không nói gì.

Thanh Hề đảo mắt, thì thầm vào tai thái phu nhân: “Hồii nhỏ Đình Trực ca ca có tè dầm không ạ?”

Thái phu nhân cười, gật dầu, thế rồi mẹ chồng nàng dâu lại nhìn nhau cười ngặt nghẽo.

Tràng cừoi này khiến Phong Lưu cảm thấy có chút không ổn, liền hỏi: “Mẹ và Thanh Hề nói xấu gì con thế?”

Thanh Hề vội lắc đầu với thái phu nhân.

Chuyện hổi nhỏ chỉ nói đến đây rồi thôi.

Ba người vui vẻ ăn sáng. Tâm trạng thái ohu nhân rất tốt, bà ăn nhiều hơn mọi ngày nửa bát cơm, khiến Thanh Hề cảm thấy rất vui.

Ăn xong, Thanh Hề ở lại chơi bài cùng thái phu nhân, hai người chơi còn lại là Viên ma ma và Hà Ngữ, Hà Ngôn thi thay thái phu nhân xem bài, tính điểm.

Hôm nay, số Thanh Hề rất son, đại sát tứ phương. Đang chơi vui vẻ thì ngừoi hầu ở Tứ Tinh Cư là Bảo Châu đến, nói Phong Lưu cho mời Thanh Hề.

“Quốc công gia có nói tìm ta vì việc gì không?” Thanh Hề luyến tiếc vận may, hỏi.

“Chị Cần Thư dặn nô tì đi mời phu nhân, không nói là vì việc gì.” Bảo Châu trả lời rành mạch.

Thấy Thanh Hề có ý dùng dằng, thái phu nhân liền lên tiếng: “Nếu đã tìm con ắt là có việc, nhân lúc tiền của ta vẫn chưa chạy hết vào túi con, con mau đi đi, không thấy mặt Hà Ngữ tái mét cả rồi kia à?”

Thanh Hề cười ngượng ngùng, nói: “Vâng, mẹ đã nói thế thì con sẽ bỏ hết số tiền thắng bài hôm nay ra khao mọi người, bảo nhà bếp làm một bàn tiệc nhỏ, mửo một vò rượu ngon, mời hai con hát..” Vừa nói nàng vừa nhìn số tiền mới thắng được, mắt sáng như sao.

Dáng vẻ thèm muốn của nàng khiến thái phu nhân không nhịn được cười. “Đúng là chuyện tốt. Được, nhờ phúc của phu nhân các người, chúng ta ăn tiệc một bữa.”

Đùa đủ rồi, Lâm Lang hầu hạ Thanh Hề mặc áo rét, đội mũ. Nghe nói trời đã đổ tuyết, thái phu nhân liền dặn người hầu hầu hạ cho tốt, chớ để đường trơn khiến Thanh Hề bị ngã, sau đó lại nói với nàng: “Bữa trưa nay con ăn ở Tứ Tịnh Cư đi, con vốn sợ lạnh, trời lại đang có tuyết, đừng đi lại nhiều, buổi tối cũng nghỉ ở đó đi.”

Có thể là người nói vô tình người nghe hữu ý, cũng có thể là hai bên đều có tâm, Thanh Hề nghe xong lời của thái phu nhân thì xấu hổ đỏ bừng mặt.

Một đoàn người kéo nhau đến Tứ Tịnh Cư. Thanh Hề bước vào thư phòng, cảm thấy khác hẳn so với ngày hôm qua. Hôm nay, sàn nhà rất ấm áp, trong phòng còn có hai lò than, tuy là than không mùi nhưng Phong Lưu vẫn sai người xông hương, loại hương hoa mai mà Thanh Hề thích nhất.

Hương này được điều chế từ cam tùng, linh lăng, gỗ đàn hương, hồi hương, đinh hương và long não theo sự cao quý, cho thấy hắn là con nhà danh gia vọng tộc, cộng thêm khí chất lạnh lùng, khiến người ta nhìn thấy phải tâm thần chao đảo.

Thanh Hề lặng lẽ cởi áo khoác, lộ ra bộ xiêm y màu vàng nhạt, đang định cởi giầy ngồi đối diện với Phong Lưu thì lại bị hắn kéo tay, thành ra ngồi lên lòng hắn. Nhưng vì tư thế này vừa ấm áp lại có chỗ dựa thoải mái nên Thanh Hề cũng không phản đối.

Phong Lưu giở sổ sách ra, kiên nhẫn tỉ mỉ dạy Thanh Hề thế nào là thu, thế nào là chi, cách phát hiện sổ sách có bị sai lệch gian dối hay không. Thanh Hề vốn không đủ kiên nhẫn với mấy loại sổ sách chi chít số má nhưng nhờ có Phong Lưu tỉ mỉ chỉ bảo mà dần dà nàng cũng hiểu, không lâu sau đã có thể tự xem sổ sách.

“Nếu nàng muốn hiểu rõ tất cả thì phải có hiểu biết cơ bản về các cửa hàng của mình. ví dụ cửa hàng gạo này, nàng phải biết giá gạo hiện giờ như thế nào, còn phải biết gạo nhập về từ nguồn nào. Tình hình nguồn gạo mấy năm nay ra sao, chỗ khác thu hoạch thế nào. Có như vậy nàng mới biết được chưởng quầy có gian dối hay không. Đừng thấy sổ sách mấy năm trước ghi rõ rành mạch mà chủ quan, người có chút ít kinh nghiệm chỉ cần nhìn sơ qua là phát hiện có lỗi.”

Thanh Hề không hiểu, chỉ biết tròn mắt bối rối nhìn Phong Lưu.

Phong Lưu lại lấy một cuốn sổ khác ra, chính là sổ sách mấy năm trước của một cửa hàng hồi môn của Thanh Hề, xem ra hắn đã chuẩn bị sẵn rồi.

Phong Lưu chỉ vào một khoản chi mua gạo, nói: “Nàng xem giá gạo ở đây, viết là hai lượng ba một thạch (1) gạo, nhưng nàng cần biết rằng bình thường một thạch gạo thì chỉ có giá hai lượng thôi, chưa hết, năm đó cửa hàng nhập gạo từ Vũ Thành, Vũ Thành bội thu, giá gạo sao có thể tăng lên hai lượng ba một thạch được? Chỉ có kẻ ngốc như nàng mới không nhìn ra sự khuất tất.”

1. Đơn vị đo lường cũ. 1 thạch = 10 đấu = 100 lít.

Thanh Hề ngẩn ngơ nhìn sổ sách. Phong Lưu sai Cần Thư dọn cơm trưa, quay lại nhìn thấy bộ dạng ngây ngốc của Thang Hề thì biết nàng vẫn chưa hết bàng hoàng.

Bữa trưa là một bát canh, bốn món mặn và bốn món rau. Lâm Lang hầu hạ Thanh Hề rửa tay rồi đứng bên cạnh chuẩn bị gắp thức ăn cho nàng, không ngờ Phong Lưu lại bảo nó lui xuống.

Thanh Hề là động vật ăn thịt điển hình, cầm đũa chỉ chăm chăm gắp thịt dê. Đang ăn thì thấy Phong Lưu gắp cho nàng rau cải.

Thanh Hề giả bộ không nhìn thấy rau cải, tiếp tục tấn công đĩa thịt dê. Sáng sớm đã phải mệt nhọc, sau đó lại xem sổ sách một lúc lâu, nàng đói đến mức da bụng dính chặt vào da lưng rồi. Chỉ tiếc là đũa của nàng chưa đụng được tới đĩa thịt dê thì đã bị đũa của Phong Lưu cản lại.

“Sao nàng không ăn rau? Thịt cũng phải ăn mà rau cũng phải ăn. Chẳng trách tì vị của nàng không khoẻ, ta thấy đều tại thói quen ăn uống không tốt mà ra.”

Thanh Hề mắng thầm trong bụng. Ngài nào đã nếm thử những tháng ngày không có thịt. Nhớ lại kiếp trước gặp nạn, nhìn thấy con chuột cũng ứa nước miếng, thế nên khi sống lại đướng nhiên nàng phải yêu thịt hơn rau rồi.

Nghĩ rồi, Thanh Hề hậm hực rai nhau cải.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,493
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 36: Chiều chuộng
Type: um-um

Phong Lưu nhàn nhã nói: “ mùa đông, ăn lẩu là hợp nhất, mà đã nói đến lẩu thì vẫn là Đức Bảo Cư ở phía tây kinh thành ngon nhất. Nước dùng được nấu theo công thức gia truyền, vừa đậm vừa thơm, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là thịt dê của nhà họ. Một con dê chỉ chọn được một, hai cân thịt để nấu, nạc mỡ vừa đủ, tay nghề dao thớt vô cùng cao siêu, thái miếng thịt dê mỏng như tờ giấy, nhúng vào nước dùng một cái là chín ngay. Nước chấm đi kèm cũng đặc biệt không kém, cho thêm ớt vùng Xuyên Thục, ăn vào vừa ấm bụng vừa kích thích vị giác.”

Món lẩu đó đương nhiên Thanh Hề chưa từng được ăn, chỉ có đám đàn ông hành tấu bên ngoài mới có cơ hội nếm thử mĩ vị đó. Nàng chỉ nghe thôi đã ứa nước miếng. Nhưng vô duyên vô cớ sao Phong Lưu lại nhắc đến chủ đề này? Thanh Hề ngẩng đầu lên nhìn hắn chằm chằm.

“Bữa cơm này, nếu nàng chịu ăn năm gắp rau, ăn xong xem sổ sách, nếu có thể tìm ra ba chỗ sai lệch thì ta sẽ dẫn nàng đến Đức Bảo Cư ăn lẩu dê.”

Thanh Hề vui mừng đến phát điên, nhìn Phong Lưu với vẻ khó tin. Hắn nói là muốn dẫn nàng ra ngoài phủ đi ăn nhà hàng ư, Đây rõ ràng không phải là việc mà một Quốc Công Gia lạnh lùng và nghiêm khắc có thể làm.

“ Thật ư Đình trực ca ca?“ Thanh Hề vui đến phát khóc, hỏi.

“ Đừng vội mừng.” Phong Lưu không ngần ngại giội cho Thanh Hề một gáo nước lạnh.

Thế nhưng câu nói này không thể dập tắt tâm trạng vui mừng phấn khởi của Thanh Hề. Nàng dứt khoát bỏ qua đĩa thịt dê, ăn đủ năm gắp rau cải.

“No nhanh thế sao?” Phong Lưu ấn vào bụng Thanh Hề, vẫn thấy mềm, rõ ràng là vẫn chưa no.

“Thiếp để dành bụng để tối nay ăn món ngon mà.” Thanh Hề nũng nịu nói rồi vội vã bảo Lâm Lang dâng trà súc miệng, chỉ sợ Phong Lưu ép nàng ăn thêm.

Cả buổi chiều Thanh Hề miệt mài cặm cụi xem sổ sách. Chúng chẳng kém gì đọc Tây Sương Ký(*), im lặng đến nỗi Phong Lưu phải ngạc nhiên.

(*)Tây sương ký (truyện ký mái tây) còn có tên đầy đủ là Thôi Oanh Oanh đãi nguyệt Tây sương ký (Truyện về Thôi Oanh Oanh chờ trăng dưới mái tây), là vở tạp kịch của Vương Thực Phủ, sáng tác vào thời Nguyên, miêu tả cuộc tình duyên vượt qua môn đăng hộ đối và lễ nghi phong kiến của Thôi Oanh Oanh và chàng thư sinh Trương Quân Thuỵ.

Đến khi mặt trời ngả về hướng tây, Thanh Hề ôm đống sổ sách đến trước mặt Phong Lưu, hướng hỏi nói: “Thiếp tìm ra rồi, đừng trực ca ca.” Đừng nói ba chỗ, có là ba mươi chỗ sai nàng cũng tìm ra được, có điều không nên tỏ ra quá xuất sắc, nếu không sau này sẽ khó gặp được vận may như hôm nay, thế nên Thanh Hề giấu tài.

Phong Lưu nhướng mày, ra hiệu bảo nàng tiếp tục.

Thanh Hề chỉ ra hai chỗ sai, phân tích đâu ra đấy, đến chỗ thứ ba lại càng khiến Phong Lưu phải kinh ngạc vì khả năng học một biết mười của nàng, Nghĩ bụng trước đây đúng là đã đánh giá thấp nàng rồi.

“Đình trực ca ca xem chỗ này đi, cửa hàng tơ lụa bán vải dệt Tùng Giang mà đề giá ba xu một thước.” (*)

(*)1 thước = 1,3 mét

“Ồ, thế thì có gì không đúng?” Phong Lưu dù biết nhưng vẫn hỏi.

“Tất nhiên là không đúng rồi, thậm chí còn là một lỗi sai rất lớn.” Thanh Hề từng bị gả vào nhà nghèo, từng đau đầu vì cơm áo gạo tiền, sao có thể không biết giá của vải dệt Tùng Giang. Nhưng sự thật này tuyệt đối không thể hé lời, vì ở kiếp này, nàng vẫn là một người nhà giàu bố thí cho kẻ nghèo. Nàng thường dùng vải vải dệt Tùng Giang để lau tay, dùng một lần rồi bỏ nên không thể biết giá trị của nó.

“Tuy thiếp không biết vải dệt Tùng Giang bao nhiêu tiền một thước nhưng ngày trước, lúc may quần áo cho Tuấn ca Nhi, nghe nói a hoàn nhà đó đã xin lĩnh loại vải này để may tất. Tạ tỉ tỉ biết chuyện, liền nổi trận lôi đình, mắng cho con a hoàn một trận té tát, chỉ thiếu điều đuổi đi. Nếu chỉ có ba xu một thước thì thiếp nghĩ Tạ tỉ tỉ tuyệt đối không keo kiệt đến nỗi nổi giận đâu.

“Xem ra Thanh Hề nhà ta cũng rất thông minh.” Phong Lưu khen ngợi một câu hiếm hoi.

“Quá khen, quá khen.” Thanh Hề ngước đôi mắt long lanh nhìn Phong Lưu đầy vẻ mong chờ.

“Được, ta đố nàng một câu nữa, nếu nàng đoán ra vì sao chưởng quầy tơ lụa phải bán tống bán tháo vải Tùng Giang thì tháng hai tới, khi chùa Bảo Quốc mở hội, ta sẽ dẫn nàng đi chơi.”

Khoảnh khắc này, Thanh Hề cảm thấy Phong Lưu quả thực lợi hại, nói câu nào là trúng chỗ hiểm của nàng câu ấy. Nàng ao ước được đi chơi hội ở chùa bảo Quốc từ rất lâu rồi.

“Còn tối nay thì sao?” Thanh Hề cắn môi, hỏi.

“Ta đã nuốt lời bao giờ chưa?” Phong Lưu hỏi lại.

Thanh Hề vui đến mức nhào đến ôm Phong Lưu, thơm một cái lên má hắn, ngay sau đó được chứng kiến vẻ sững sờ hiếm hoi trên mặt hắn.

“Ra ngoài chơi cũng được nhưng không được về muộn quá, chắc chắn mẹ sẽ đợi cửa nàng”

Thanh Hề cảm kích Thái phu nhân không để đâu cho hết. “ Không đâu, trước khi đi mẹ đã bảo tối nay thiếp ở lại đây.”

Phong Lưu xoa mũi, không nói gì nữa, chỉ cười nhìn Thanh Hề, nhìn đến nỗi khiến nàng ngượng ngùng xấu hổ.

Cuối cùng, Thanh Hề Đóng giả làm gã sai vặt đi cùng Phong Lưu ra ngoài. Dù sao nàng cũng 17 tuổi rồi, không thể che giấu được những đường cong nữ tính trên cơ thể, thế nên chỉ có thể đóng giả làm chân sai vặt. Thời đại này nghiêm cấm quan viên tìm đến kĩ viện, nhất là ở kinh thành, dưới chân thiên tử, nhưng có thể tìm con hát để mua vui. Chính vì thế con em quý tộc quan lại khi ra ngoài, có ai theo một thư đồng hay sai vặt cải trang nam giới? Mà như vậy thì Thanh Hề cũng tránh khỏi bị chú ý.

Mặt tiền của Đức Bảo Cư không lớn lắm, chỉ có hai tầng, khách khứa ngồi kín, đèn đuốc sáng trưng, ồn ào náo nhiệt. Trừ ngày Tết, Thanh Hề cũng chưa thấy Phủ Quốc công náo nhiệt như thế này bao giờ.

Tiểu nhị vừa nhìn thấy quản sự Quách An đi bên cạnh Phong Lưu liền vồn vã nghênh đón, nói: “A, Quách gia đến rồi, mời vào, mời vào. Hôm nay mới có hàng tươi từ thảo nguyên phương Bắc, đang định báo cho ngài thì ngài đã đến rồi. Mời các vị khách quý vào trong.”

Tiểu nhị không phải là không muốn nịnh hót Phong Lưu, Chỉ có điều vị khách quý mặt lạnh như tiền này tuy đã đến mấy lần nhưng không hề ưa nịnh, sau mấy lần đụng phải băng, tiểu nhị đương nhiên đã rút kinh nghiệm. được quản sự của Phủ Quốc công đi theo hầu hạ liệu có được mấy người?

“Còn phòng riêng không?” Quách An hỏi.

“Còn ạ, khách quý đến, dù không còn cũng phải kiếm cho ra phòng riêng chứ.” Tiểu nhị hết lời lấy lòng.

Chốc lát đã bố trí xong một phòng riêng trên tầng hai, Thanh Hề còn nghe thấy trưởng quầy xin lỗi mấy người khách vì hủy phòng của họ. Phòng riêng này vừa khéo lại trông ra vườn hoa nhỏ phía sau Đức Bảo Cư, phong cảnh khá đẹp. Quách An sai tiểu nhị đặt một tấm bình phong lớn ở giữa phòng, mỗi bên đặt một bộ bàn ghế.

Quách An còn dặn riêng tiểu nhị, hôm nay không tiếp bất cứ ai, khách đến xin gặp cũng từ chối. món lẩu của Đức Bảo Cư nức tiếng Kinh Thành, rất nhiều quan lại, quý tộc mặc thường phục đến chỗ này, lần nào cũng bắt gặp người quen, rỗi rãi có thể tiếp đón, không rỗi rãi thì phải từ chối.

Tiểu nhị vâng vâng dạ dạ, không lâu sau đã bưng lên hai nồi lẩu bốc khói nghi ngút cùng một bàn đầy thức ăn, còn có cả rượu Ngọc Đường Xuân mà Phong Lưu hay uống. Tuy hắn tới không thường xuyên nhưng sở thích của quý nhân, tiểu nhị tuyệt đối không dám quên. Chẳng trách Đức Bảo Cư nổi tiếng toàn thành.

“Hâm thêm một bình Bách Hoa Mật mang lên đây.” Phong Lưu lên tiếng.

Tiểu nhị tuy băn khoăn nhưng vẫn vâng dạ. Rượu Ngọc Đường Xuân khá nặng, là thức uống mà khách nam chuộng nhất vào mùa đông, còn Bách Hoa Mật thì vừa nhẹ vừa ngọt, chỉ có khách nữ mới thích. nhưng đây vẫn chưa phải là điều kỳ lạ nhất, điều làm tiểu nhị thấy khó hiểu nhất là một đoàn bốn người mà lại chia ra ngồi hai bàn, Vị khách mặt lạnh kia một mình một bàn, bên cạnh là thằng hầu mặt hoa da phấn, chuyện này có vẻ quái dị. Ăn lẩu là phải đông vui, dù có mang nặng tư tưởng phân biệt giai cấp đến mấy thì cũng không cần thiết phải một mình một nồi như vậy, tiểu nhị cảm thấy thật khó hiểu.

Nhưng những chuyện đó không đến lượt tiểu nhị quan tâm, gã cũng mặc kệ, hâm rượu rồi bưng lên.

Rượu và thức ăn đã dọn xong, Thanh Hề mới ngồi xuống bên trái Phong Lưu, nhìn nồi lẩu bốc khói nghi ngút và những miếng thịt dê mỏng như tờ giấy, Chỉ hận không kìm được nước miếng.

Trườc mặt Phong Lưu, Thanh Hề cũng chẳng cần giữ kẽ, nhúng một miếng thịt dê vào nồi, quả nhiên béo mà không ngấy, tươi mà không tanh, vừa thơm vừa mềm như tan trong miệng, nước chấm có hương vị tuyệt vời, khiến người ta ăn không biết chán.

No nê rồi, Thanh Hề lại nhăn mặt.

“Sao thế, đau bụng à?” Phong Lưu có chút lo lắng.

Thanh Hề nũng nịu nhìn Phong Lưu, nói: “Không phải, chỉ là vừa nghĩ đến việc sau này không được ăn lẩu dê của Đức Bảo Cư nữa là thiếp đau đến đứt ruột đứt gan.”

“Được voi còn đòi tiên.” Phong Lưu trừng mắt lườm Thanh Hề, sao hắn có thể không nhận ra tâm tư nhỏ bé của nàng.

Thực ra Phong Lưu cũng ít nhiều ân hận vì đã dẫn Thanh Hề ra ngoài ăn lẩu dê, cũng không hiểu nhất thời hồ đồ thế nào mà lại hứa với nàng. Việc làm không hề giống với tác phong thường ngày này của Phong Lưu khiến Quách An và Thính Tuyền vô cùng kinh ngạc. Bị kẻ dưới nhìn bằng ánh mắt kì cục, hắn cảm thấy rất khó chịu.

Bây giờ nhìn thấy Thanh Hề ăn ngon miệng, đến cả rau xanh cũng vì có nước lẩu thơm ngon mà ăn thêm mấy đũa, trong lòng Phong Lưu cũng thấy được an ủi đôi phần, nào biết nàng lại tham lam đến thế.

Nhìn bộ mặt nhăn nhó của nàng, Phong Lưu thấy rất tức cười, cũng không nỡ mắng nàng, chỉ dịu dàng nói: “Kinh thành hội tụ món ngon nam bắc, còn rất nhiều nhà hàng khác có đồ ngon hơn Đức Bảo Cư.” Thực ra hắn còn định nói thêm “lẽ nào ta phải dẫn nàng đi hết một lượt”, nhưng chưa kịp nói đã bị Thanh Hề cướp lời.

“Thật sao? Sau này Đình Trực ca ca phải thường xuyên dẫn thiếp đi ăn món ngon đấy.” Sự chờm ong trong ánh mắt nàng còn sáng hơn cả sao trời.

Dứt lời, nàng gắp một miếng thịt dê, nhúng vào nồi lẩu rồi chấm nước chấm, đặt vào bát của Phong Lưu nhằm lấy lòng hắn.

Phong Lưu tự nhủ: Vừa rồi nàng ăn say sưa, sao không nhớ đến gắp cho ta một miếng? Nhưng làm thế thật thì lại hóa ra so đo với trẻ con.

“Đình Trực ca ca?” Trải qua hai kiếp, Thanh Hề đã học được tuyệt chiêu làm nũng. Nàng ghé sát vào người Phong Lưu, nở một nụ cười ngọt ngào, nhìn hắn.

Phong Lưu cảm nhận bầu ngực căng đầy của nàng gần như dán chặt vào cánh tay mình thì tâm lý dao động, không cách nào mở miệng từ chối được.

Thanh Hề biết tính Phong Lưu lạnh lùng nghiêm khắc, không thể ép hắn quá đà, chỉ cần hắn không từ chối là được rồi. Để sau này vẫn được ra ngoài, nàng hết sức kềm chế không yêu cầu Phong Lưu đưa đi dạo phố đêm, tỏ ra vô cùng ngoan ngoãn.

Khi hai người về đến Tứ Tịnh Cư thì đã là canh hai. Phong Lưu đến thư phòng. Dưới sự thúc ép của Lâm Lang, Thanh Hề đành phải uống một bát canh hỗ trợ tiêu hóa, ngồi trên giường, tay cầm sách mà hồn phách để cả vào nồi lẩu dê thơm ngon khó cưỡng của Đức Bảo Cư.

Sau đó, Phong Lưu về phòng. Thanh Hề ra sức hầu hạ hắn, khiến hắn nhìn thấy bộ dạng giảo hoạt tiểu nhân của nàng mà buồn cười, thế nhưng trong lòng thì thoải mái không ít. Một bên gắng sức không bằng hai bên phối hợp, Phong Lưu nhớ đến cảm giác kích thích khi gần gũi Thanh Hề, tâm tư lại xao động.

Thân hình Thanh Hề quả thực rất đẹp, da dẻ trắng hồng như tuyết, mịn màng như lụa, ngực nở eo thon, da thịt mềm mại, khiến người ta vừa chạm vào đã muốn ôm. Phong Lưu hôn lên lưng Thanh Hề, không bỏ sót tấc da thịt nào, sau đó đè nàng xuống, ân ái một hồi.

Chuyện hôm sau khỏi nói cũng biết, Thanh Hề lại đi thỉnh an muộn.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,493
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 37: Tình chị em
Type: um-um

Sáng sớm, Viên ma mã đã nói với thái phu nhân:”Nghe nói tối qua Quốc công gia đưa phu nhân ra khỏi phủ.”

Thoạt nghe, thái phu nhân cũng hết sức kinh ngạc, nói: “Đợi lát nữa Thanh Hề tới ta sẽ hỏi xem sao.”

Ân sáng xong, Phong Lưu trở về Từ Tịnh Cư, Thanh Hề không kìm được kể cho thái phu nhân mọi chuyện. Đây cũng là lý do vì sao thái phu nhân yêu quy nàng, nàng không giấu bà điều gì cả.

“Mẹ, tối qua Quốc công gia đưa con đi ăn lẩu dê ở Đức Bảo Cư đấy. Trời ơi, lẩu dê ở đó ngon tuyệt vời, con ăn no căng cả bụng. Vốn cũng muốn mang một ít về cho mẹ, kết quả Quốc công gia nói thịt dê phải ăn lúc còn tươi mới ngon, để qua đêm sẽ mất hết vị nên con lại thôi. Hay là hôm nào mẹ con mình cùng đi ăn nhé.” Thanh Hề hồi tưởng lại món lẩu dê mà ứa nước miếng.

“Đức Bảo Cư vẫn còn ở đó à?” Thái phu nhân có phần ngạc nhiên hỏi.

Nghe thái phu nhân hỏi như vậy, Thanh Hề cũng thấy kì lạ. “Mẹ từng đến Đức Bảo Cư rồi sao?”

Thái phu nhân mỉm cười, nhớ lại những năm tháng ngọt ngào đã qua của mình. “Hồi ta còn trẻ, đang mang thai Phong Lưu, ốm nghén chẳng ăn uống gì được khiến cha chồng con cuống hết cả lên. Thế là ông ấy liền lén đưa ta ra khỏi phủ, đi ăn một lượt các món ngon trong kinh thành, có thế thì Phong Lưu sinh ra mới khỏe khoắn bụ bẫm như thế chứ.”

“Cha yêu mẹ thật đấy!” Thanh Hề nói với vẻ ngưỡng mộ.

Thái phu nhân hồi tưởng lại chuyện cũ, trong lòng tự nhiên thấy phấn khởi, nói: “Xem ra, Phong Lưu giống cha.”

Nhắc tới đồ ăn, hai mẹ con như được gãi đúng chỗ ngứa. Thái phu nhân kể cho Thanh Hề nghe về một loại đặc sản kinh thành, nào là vịt bát bảo của Thiên Bảo Trai, vi cá phỉ thúy của Linh Lung Các, bánh bao Ngọc Long của Vương Bao Tử…

Đến hôm giao thừa, thái phu nhân lại đặc biệt gọi một bán thức ăn từ quán Giang Nam Xuân về phủ để cho các con dâu thưởng thức.

Đúng lúc đó, Đỗ Tình Lam cũng quay về từ n hà mẹ đẻ. Làm phận dâu con của phủ quốc công, lễ giao thừa cũng nên ăn ở nhà chồng mới là phải đạo, chỉ có điều cô ta không muốn, cuối cùng vẫn là phu nhân Định Viễn Bá bảo cô ta trở về.

Nhưng lễ giao thừa năm nay thật buồn chán. Đỗ Tình Lam ôm một bụng tức mà không có chỗ trút nên bày hết lên mặt, nói chuyện với mọi người mà câu nào câu nấy như có gai nhọn. Thấy tam phu nhân mặt nặng mày nhẹ như vậy, nào ai còn tâm trạng vui vẻ đón Tết.

Chỉ khi đám trẻ con đến thì không khí mới bớt phần căng thẳng. Thái phu nhân bế Uyển Thư Nhi, vừa ôm vừa hôn, lấy thức ăn ra dỗ cháu. Uyển Thư Nhi ngọng líu ngọng lô, chọc thái phu nhân cười rũ rượi.

Thanh Hề nhìn Uyển Thư Nhi bằng ánh mắt thèm muốn, tự nhủ không biết nếu mình có thể sinh con thì trông đứa bé sẽ như thế nào, phải chăng còn đáng yêu, hoạt bát hơn cả Uyển Thư Nhi. Nhất định thái phu nhân cũng sẽ nâng niu con của nàng như báu vật.

Dáng vẻ thất thần ngắm Uyển Thư Nhi của Thanh Hề lọt vào mắt Phong Lưu. Hắn nghĩ bụng, tháng Chín sang năm là Thanh Hề tròn mười tám tuổi rồi.

Năm nay, ngoài phủ Tề Quốc công, trong một nhà trọ ở tận Tế Nam xa xôi cũng có một lễ giao thừa ảm đạm.

Ngoài cửa sổ, hoa tuyết bay bay, đóng thành băng trên khung cửa. Trong phòng, cháu gái của thái phu nhân phủ Tề Quốc công, cũng là chị họ của Thanh Hề - Minh Ngọc Nhi – đang nằm trên giường, ho rũ tượi. A hoàn Khả Nhân mặt mày lo lắng đứng bên cạnh hầu ha.5

“Tiểu thư, bệnh của cô đã đỡ hơn rồi, sao uống thuốc của tay thầy lang đó xong lại không thấy hiệu quả nhỉ? Đã dặn tiểu nhị mang thêm một chậu than mà giục năm lần bảy lượt vẫn chưa thấy đâu.” Khả Nhân căm phẫn mắng gã tiểu nhị có mắt không tròng, coi thường người khác.

Lần này Minh Ngọc Nhi đến kinh thành để ra giêng xin ứng tuyển chức nữ quan trong cung. Năm đó, vì ông nội của cô ta đã chọn nhầm mặt gửi nhầm vàng trong cuộc đua kế thừa vương vị nên sau khi đăng cơ, Hoàng đế đã kiếm cớ miễn chức, tịch biên gia sản của nhà cô ta. Nhà họ Minh ngã một cú không gượng dậy nổi, dựa vào mấy mảnh ruộng cằn để sống qua ngày, không còn cảnh ăn sung mặc sướng của quá khứ nữa.

Lần này lên kinh, khó khăn lắm mới gom góp đủ lộ phí, Minh Ngọc Nhi đi cung một ông chú họ. Ông chú đó tuy là bậc trưởng bối nhưng suy cho cùng vẫn cách một thế hệ nên không thể săn sóc cho cô ta một cách chu đáo. Đến Tế Nam, vì gió tuyết đường xa mà Minh Ngọc Nhi bị nhiễm phong hàn, ốm liệt giường, không thể không dừng lại chữa bệnh. Hiện giờ cô ta đang ở trong khu nhà ngang của quán trọ Duyệt Lia.

“Sang năm mới rồi, tiểu nhị đương nhiên chẳng còn tâm trí đâu mà làm việc, ngươi lấy cái áo khoác đắp thêm cho ta là được rồi.” Minh Ngọc Nhi sai bảo người hầu, nhìn thấy khuôn mặt hốc hác, tiều tụy của Khả Nhân thì xót ruột, nói: “Khả Nhân, mấy ngày nay vất vả cho ngươi rồi. Sang năm mới mà còn phải chịu khổ cùng ta”

“Tiểu thư nói gì lạ vậy? Hậu hạ tiểu thư là việc Khả Nhân phải làm mà. Đợi đến khi tới được phủ Tể Quốc công thì tốt rồi. Nghe nói thái phu nhân là người vô cùng hiền hậu, cũng rất yêu quý tiểu thư.” Khả Nhân an ủi chủ.

Minh Ngọc Nhi chẳng nói chẳng rằng, chỉ mỉm cười. Cô ta biết rõ tính tình của dì mình, tuy hiền hậu thật đấy nhưng người mà bà yêu thương nhất chính là cô em họ Thanh Hề. Chỉ có điều từ trước tới nay, Thanh Hề chẳng ưa gì cô ta, nàng nghĩ rằng cô ta cướp mất tình yêu thương của thái phu nhân, chính vì thế mà cuối cùng, thái phu nhân bất đắc dĩ phải trả cô ta về lại Giang Nam, tuy rằng mỗi năm đều có lễ lạc gửi đến tận nhà nhưng tuyệt nhiên không một lần mời cô ta lên kinh. Minh Ngọc Nhi sao có thể không đoán ra nguyên nhân.

“tiểu thư, tuyết rơi ngàng càng lớn, đều tại Khả Nhân vô vụng, khiến tiểu thư chẳng có được một cái Tết vừa ý.” Khả Nhân xót chủ, nói.

Minh Ngọc Nhi không trách, ngược lại còn an ủi Khả Nhân một hồi. Đúng lúc này, hai người nghe thấy tiếng gõ cửa.

“Để nô tì đi xem là ai.” Khả Nhân vừa đắp lại chăn cho Minh Ngọc Nhi vừa nói.

Không lâu sau, Minh Ngọc Nhi nghe thấy tiếng chân đạp trên nền tuyết bước tới, không phải là tiếng bước chân của Khả Nhân.

“Tiểu thư, cô mau nhìn xem là ai tới này.” Khả Nhân nói với giọng vui mừng.

Minh Ngọc Nhi mở to mắt nhìn người vừa đến, là một cô gái chừng mười bảy, mười tám tuổi, xinh xắn dễ thương, trông rất quen mặt nhưng không nhờ nổi đã gặp ở đâu. “Cô là…”

“Nô tì là Thôi Xán, xin thỉnh an biểu tiểu thư.”

“Thôi Xán!” Minh Ngọc Nhi nháy mắt đã nhớ ra. “Cô là Thôi Xán ở chỗ dì ta.” Năm mười tuổi, Minh Ngọc Nhi có đến phủ Tề Quốc công ở một thời gian. Cô ta còn nhớ năm đó, Thôi Xán mới chỉ là một a hoàn sai vặt ở chỗ thái phu nhân.

“Trí nhớ của biểu tiểu thư tốt thật đấy. Hiện giờ nô tì đang hầu hạ ở chỗ phu nhân quốc công.” Thôi Xán nói.

Minh Ngọc Nhi vừa nghe thấy Thôi Xán nói là hầu cận ở chỗ Thanh Hề thì lặng người, nhưng rất nhanh đã dịnh thần lại, nói: “Gió tuyết thế này, lại đúng dịp Tết nhất, sao cô lại tới đây?”

Minh Ngọc Nhi một mặt sai Khả Nhân lấy ghế cho Thôi Xán ngồi, một mặt gắng gượng ngồi dậy. Thôi Xán nhanh chân chạy đến đỡ, chỉnh lại gối tựa cho cô ta, sau đó không ngần ngại ngồi xuống đuôi giường.

“Mấy ngày trước, phủ quốc công đã nhận được thư của biểu tiểu thư. Thái phu nhân và phu nhân đều rất vui mừng, mong ngóng tiểu thư đến từng ngày. Phu nhân nóng ruột, thấy Tết năm nay có tuyết lớn, trời âm u, sợ biểu tiểu thư đi đường không được săn sóc kỹ càng, liền bảo Bạch quản sự dẫn nô tì đi đón cô. Nơ tì và Bạch quản sự sợ không gặp được biểu tiểu thư nên qua trạm nào cũng dừng lại hỏi thăm. Hôm qua đến Tế Nam, bọn nô tì đi hỏi từng nhà trọ một, vừa may hỏi ra nơi biểu tiểu thư đang ở.” Tc nhanh mồm nhanh miệng, chỉ bằng vài câu đã kể rõ sự tình.

“Thế Bạch quản sự đâu?” Minh Ngọc Nhi thấy chỉ có một mình Thôi Xán đến, liền hỏi.

“Nô tì và Bạch quản sự chia nhau đi hỏi thăm, xem ra nô tì đã gặp may, tìm thấy biểu tiểu thư trước. Nô tì đã bảo tiểu nhị đến quán trọ Long Thành hỏi xem Bạch quản sự đã về chưa, đồng thời nhờ tiểu nhị đưa thư.” Dứt lời, Thôi Xán đứng dậy, nói tiếp: “Biểu tiểu thư, nhà trọ này chật hẹp quá, đáng lẽ phải mời cô đến quán trọ Long Thàn nhưng nô tì thấy hiện giờ cô đang không được khỏe, chỉ e đi đứng không tiện, thế nên mới bảo tiểu nhị đi mời Bạch quản sự đến.”

Minh Ngọc Nhi thầm nhủ Thôi Xán quả là có con mắt tinh tường, làm việc cẩn thận, chu đáo; không hổ là a hoàn hầu cận bên cạnh thái phu nhân, giờ lại được ban cho Thanh Hề. Cô ta khiêm nhường nói: “Làm phiền tỉ tỉ rồi.”

“Không dám. Biểu tiểu thư cứ gọi nô tì là Thôi Xán cũng được.” Nói xong, Thôi Xán cáo từ.

Khả Nhân tiễn Thôi Xán ra cổng rồi quay về nói với chủ nhân: “Xem ra suốt đường đi, tiểu thư đã lo hão rồi. Phu nhân quốc công thực chu đáo.”

Minh Ngọc Nhi cũng cho rằng mình đã quá nhạy cảm, suy cho cùng thì Thanh Hề cũng đã trưởng thành, đã làm một người vợ rồi.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,493
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 38: Tấm lòng hiếu thảo (1)
Type: um-um


Hồi lâu sau, Thôi Xán dẫn theo hai người hầu lớn tuổi, bốn a hoàn trẻ, cùng vài thằng hầu, hộ vệ đến quán trọ, lại sai chưởng quầy đổi phòng, sắp xếp chỗ ở cho cả đoàn. Không lâu sau, lò sưởi đã được mang đến chỗ Minh Ngọc Nhi, ngoài ra còn có nước nóng, không để cô ta phải chịu cảnh tủi cực nữa.

Bạch quản sự nhận được thư cũng tới thỉnh an Minh Ngọc Nhi, nhưng là đàn ông không tiện ở lâu trong phòng nữ giới nên ngồi chưa ấm chỗ, ông ta đã ra ngoài thu xếp công việc.

Sở dĩ Thanh Hề giao việc này cho Thôi Xán, một là vì Minh Ngọc Nhi đã từng gặp nó, hai là vì Thôi Xán rất lanh lợi thông minh. Quả nhiên, khu phòng trọ xập xệ, cũ nát được Thôi Xán cho người dọn dẹp một thoáng đã trở nên sạch sẽ, tinh tươm. Thôi Xán còn bảo a hoàn cắt vài bức hoa giấy đơn giản để dán lên cửa sổ và chụp đèn lồng, biến gian phòng lạnh lẽo trở nên ấm áp, tràn ngập không khí năm mới.

Lát sau, cơm canh được đưa tới, hai người hầu già bận luôn chân luôn tay, mượn nhà bếp làm bánh chẻo. Bạch quản sự còn đến Khánh Phong Lầu nổi tiếng Tế Nam đặt hai bàn tiệc, mỗi bàn giá tám lượng bạc. Đó là số tiền thưởng Tết mà phu nhân quốc công đưa cho ông ta trước khi lên đường.

Mỗi bàn giá tám lượng bạc cũng đã là ghê gớm, sơn hào hải vị, vi cá, bào ngư, tổ yến đều có. Tám món rau, tám món nguội, mười sáu món nóng, tám đĩa bánh ngọt,, ngoài ra còn có tám loại hoa quả tráng miệng, bày đầy một phòng, không còn thấy dấu vết của bão tuyết lạnh lẽo bên ngoài nữa.

Minh Ngọc Nhi tuy đang bệnh nhưng trước cảnh tượng náo nhiệt này, cũng phấn chấn lên đôi chút, ăn được một bát tổ yến hấp đường phèn và hai miếng bánh xốp.

Ăn cơm tất niên xong, Bạch quản sự sai người hầu mang pháo hoa ra sân bắn, cảnh tượng vừa đẹp mắt vừa náo nhiệt. Ăn Tết bên ngoài phủ, không cần quá giữ lễ nghĩa, đám người hầu hò reo vui vẻ khiến lòng người ấm áp dễ chịu.

Tiệc tàn, Thôi Xán và Khả Nhân cùng hầu hạ Minh Ngọc Nhi đi ngủ.

Hôm sau, Thôi Xán thưa với Minh Ngọc Nhi:”Hôm qua nô tì đã nỏi Bạch quản sự, ông ấy nói biểu tiểu thư không khỏe, chưa tiện đi lại, trước tiên hãy ở lại Tết Nam, mời thầy thuốc đến chữa khỏi bệnh cho cô đã rồi hẵng lên đường, không việc gì phải vội cả. nô tì thiết nghĩ, ngày mai nên sai một hộ về về trước báo tin cho thái phu nhân và phu nhân.”

“Nhờ có ngươi thu xếp thỏa đáng.” Minh Ngọc Nhi sao có thể không đồng ý.

Có thể do tâm trạng thay đổi, Minh Ngọc Nhi không cần lo lắng đến thái độ của Thanh Hề nữa nên bệnh tình thuyên giảm rất nhanh, mười ngày sau đã có thể ngồi dậy. Đúng lúc này, Thanh Hề cũng gửi thư đến.

Đọc thư xong, Minh Ngọc Nhi thấy lòng nhẹ nhõm hơn rất nhiều, sắc mặt vui mừng không thể che giấu.

“Tiểu thư, phu nhân quốc công viết gì trong thư vậy?” Khả Nhân tò mò hỏi.

“Phu nhân quốc công bảo ta cứ yên tâm dưỡng bệnh cho tốt. Cô ấy đã dò hỏi kỹ càng rồi, đầu tháng tư năm nay mới đến kì tuyển nữ quan, nói chúng ta không cần sốt ruột, cô ấy đã cử một người họ hàng của Quốc công gia, cô ấy đã viết thư nhờ họ hàng mời một thầy thuốc nổi tiếng đến chữa bệnh cho ta rồi.”

Ngoài ra, Thanh Hề còn gửi cho cô ta một chiếc xe ngựa, nàng sợ cô ta ngồi xe cũ đi đường xa sẽ lại mắc bệnh.

Quả nhiên, ngay buổi chiều hôm đó, người họ hàng của Tề Quốc công đã dẫn một vị phu nhân đến nhà trọ của Minh Ngọc Nhi. Vị phu nhân này có thân phận không hề nhỏ, chính là vợ của Tuần phủ Sơn Đông. Vì Minh Ngọc Nhi là biểu tiểu thư của phủ Tề Quốc công, Tuần phủ Sơn Đông không tiện ra mặt săn sóc nên mới bảo vợ mình đi thay. Tuần phủ phu nhân dẫn theo một thầy thuốc, cùng Minh Ngọc Nhi chuyện trò một lát rồi mới đi.

Đến khi Minh Ngọc Nhi đến được kinh thành thì đã sang tháng hai.

Tạm thời gác lại chuyện đó, giờ nói đến chuyện của phủ Tề Quốc công.

Sau mùng ba Tết, khách khứa đến thăm hỏi chúc Tết không ngớt. Hôm đó, một người bạn đồng liêu khi tam gia Phong Nhạc nhậm chức tri huyện ở xa cũng đến kinh thành. Phủ Tề Quốc công nhà cao cửa rộng, không thể tùy tiện tìm đến nên người đó chỉ để lại một tấm thiệp mừng và ít quà quê.

Quà là một giỏ quýt, đề rõ là gửi cho tam phu nhân.

Người hầu nhận quà liền mang sọt quýt thẳng đền chỗ Đỗ Tình Lam. Đỗ Tình Lam không khỏi thắc mắc sao lại có một giỏ quýt được gửi từ nơi xa lắc xa lơ đến, liền hỏi: “Là ai mang đến?”

“Người đó không nói gì, chỉ gửi lời chào đến các phu nhân trong phủ, còn nói vì phu nhân thích ăn quýt nên mang tặng một giỏ.”

Mặt Đỗ Tình Lam thoáng chốc sa sầm, cô ta có bao giờ thích ăn quýt, người thích thứ quả chua loét này ngoài Hướng thị thì còn có thể là ai? Người tặng quà nói là gửi cho tam phu nhân, chứng tỏ khi nhậm chức ở ngoài, Phong Nhạc đã nói với mọi người rằng Hướng thị là phu nhân của y, khiến tất cả người ngoài đều không biết y còn có một người vợ chính thất là cô ta.

Thế này thì còn ra thể thống gì nữa, chuyện liên quan đến danh phận này, Đỗ Tình Lam không thể nào bỏ qua được.

“Mẹ, con chịu đựng hết nổi rồi. Đã rước một con hồ ly tinh về nhà thì chớ, hắn còn nói với người ta rằng ả kia là phu nhân của mình. Hắn coi con là cái gì chứ? Bây giờ đồng liêu của hắn lên kinh, gọi Hướng thị là phu nhân, còn con thì là gì? Bao năm nay, con vất vả sinh con đẻ cái, không có công lao cũng có khổ lao, hắn đối xử với con như thế này khác nào coi con như chết rồi?”

Đỗ Tình Lam đã hoàn toàn không còn dáng vẻ của một phu nhân cao quý nữa, tóc tai bù xù la hét inh ỏi, nói rằng nếu Phong Nhạc không bỏ Hướng thị thì cô ta sẽ bỏ chồng. Dứt lời, cô ta quay ngoắt đầu đi về nhà mẹ đẻ.

Chuyện này khiến thái phu nhân giận đến choáng váng mặt mày, nằm liệt giường hai ngày liền.

Có kể bao nhiêu chuyện cười cũng không thể chọc cho thái phu nhân vui, Thanh Hề lo lắng đến nỗi hai đêm mất ngủ. Thuốc của thái phu nhân đều do một tay nàng thử độ ấm, rồi tự tay bón cho bà uống hết mới yên tâm. Thái phu nhân không uống thuốc, nàng dỗ dành đủ kiểu, mới có hai ngày mà nàng đã mệt lả cả người.

Cuối cùng, thái phu nhân thấy áy náy trong lòng nên mới chịu uống thuốc ăn cơm. Đến lúc này, Thanh Hề mới có thể thở phào nhẹ nhõm. Ngay lập tức, nàng bị thái phu nhân đuổi đi ngủ.

Đến giờ cơm tối, thái phu nhân nhìn trái ngó phải một hồi, không thấy bóng dáng Thanh Hề đâu, liền sai người đi gọi nàng dậy ăn cơm. Người hầu nói nàng không có ở trong phòng, thái phu nhân lại sai người đến Lan Huân Viện tìm, vẫn không thấy. Thái phu nhân lo cuống cả lên, sai người lật tung cả phủ lên tìm một lượt, ngay cả hoa viên cũng không bỏ sót, vậy mà vẫn chẳng thấy người đâu. Thế này thì có khác gì tuyết lạnh thêm sương, thái phu nhân về già tính khí có phần trẻ con, chỉ nói không có Thanh Hề thì không sống nổi. Vợ chồng Phong Nhạc đã đủ làm bà đau đầu rồi, giờ lại đến Thanh Hề mất tích.

Việc này kinh động đến cả bốn người con trai. Ngoại trừ Phong Nhạc đang phải sám hối trước bài vị tổ tông, ba người còn lại đều chạy đến chỗ thái phu nhân. Viên ma ma cũng sốt ruột chẳng kém, bà ta hiểu rõ nhất đối với thái phu nhân, Thanh Hề quan trọng tới mức nào.

Lúc lão Quốc công mới qua đời, thái phu nhân đau lòng đòi sống đòi chết, mấy người con trai cũng không níu kéo nỗi mẹ, nếu không vì nhìn thấy Thanh Hề trong ngày giỗ đầu của chị gái mình là phu nhân An Định Hầu thì chỉ e thái phu nhân đã không sống nổi đến hôm nay.

Thanh Hề lúc ấy rất đáng thương, sớm mồ côi mẹ, cha lấy vợ mới, không có ai chăm sóc. Thanh Hề như một con bứp bê bị bỏ rơi ngồi một mình trên giường, người hầu mải chơi chẳng đoái hoài gì đến nàng. Thái phu nhân nhìn cháu gái mà như đứt từng khúc ruột.

Thái phu nhân liền bế Thanh Hề về phủ Tề Quốc công. Nàng hay ốm đau bệnh tật, không ít lần khiến bà phải lo lắng, nhờ vậy mà nguôi ngoai nỗi đau mất chồng, cũng xóa bỏ ý nghĩ quyên sinh.

Càng lớn Thanh Hề càng xinh xắn đáng yêu, thái phu nhân nâng niu nàng như báu vật, trẻ con ngây thơ thành thực dễ được người lớn thương yêu. Mỗi dịp năm mới, phủ An Định Hầu đón Thanh Hề về nhà mấy hôm là thái phu nhân bực bội trong lòng. Bà nói như bị ai đó móc mất trái tim, ăn không ngon ngủ không yên, đến ngày mùng ba Tết mà không thấy Thanh Hề về, bả sẽ tự mình đến phủ An Định Hầu đón, bế nàng trong này rồi mới thấy yên tâm.

Tâm can bảo bối bỗng dưng mất tích, thái phu nhân lại đang có bệnh, bảo sao bà không nóng ruột.

Không lâu sau, bỗng nghe bên ngoài có tiếng reo: “Tìm thấy rồi, tìm thấy rồi, tìm thấy phu nhân quốc công rồi.”
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,493
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 39: Tấm lòng hiếu thảo (2)
Type: thienyet98

Viên ma ma thầm khấn: “A Di Đà Phật, Phật Tổ phù hộ” rồi vội vã chạy đến chỗ thái phu nhân, nói: “Tìm thấy phu nhân quốc công rồi, tìm thấy rồi.”

“Mau bảo nó vào đây.” Thái phu nhân mở to mắt, nói.

Thanh Hề bị một đám người vây quanh, bước vào phòng, nhìn thấy Phong Lưu, Phong Dương và Phong Cẩm đều có mặt thì biết mình đã gây ra họa lớn. Nàng thực sự không ngờ thái phu nhân lại chuyện bé xé ra to như vậy, nàng lớn bằng ngần này rồi, chẳng lẽ có thể tự dưng bốc hơi sao?

“Mẹ.” Thanh Hề vừa vào phòng đã chạy tới trước giường thái phu nhân, nói: “Mẹ, đều tại Thanh Hề không tốt, khiến cho mẹ phải lo lắng. Con vẫn luôn ở đây, không đi đâu cả.”

Thái phu nhân không hề trách mắng Thanh Hề, bà nắm chặt tay nàng không nỡ rời, nói: “Con muốn ta chết sao?”

“Mẹ…” Thanh Hề òa khóc vì thương thái phu nhân.

“Thôi, được rồi, đừng khóc nữa. Mẹ, mẹ nhìn xem chẳng phải Thanh Hề vẫn bình yên vô sự đấy sao?” Phong Lưu thấy hai mẹ con khóc muốn chết đi sống lại, liền lên tiếng.

Thái phu nhân dần dần trấn tĩnh lại, cũng biết mình chuyện bé xé ra to, chỉ tại mấy ngày nay bà luôn bực bội, chán nản vì đến cả chuyện sủng thiếp diệt thê Phong Nhạc cũng làm ra được. Thân mang bệnh, trái tim cáng mong manh, bà chỉ muốn nhìn thấy người mà mình yêu quý, vậy mà Thanh Hề trước giờ vẫn luôn ở bên lại bỗng dưng mất tích, hỏi sao bà không lo lắng cho được.

“Ấy, mặt con bị sao thế?” Thái phu nhân nhìn chằm chằm vào mặt Thanh Hề, hỏi.

Nghe thái phu nhân nói như vậy, mọi người mới đồng loạt nhìn vào mặt Thanh Hề, trên má trái của nàng hằn rõ hai vết ngón tay xanh tím, trông cứ như bị ai đó nhéo vậy.

“Chuyện này là thế nào? Kẻ nào đánh con?” Thái phu nhân khỏi bệnh trong nháy mắt, trở lại là một người mẹ hết lòng che chở con cái.

Thanh Hề bối rối che mặt, nói: “Chuyện vặt ấy mà mẹ.”

Kể ra thì đúng chỉ là chuyện vặt vãnh, quay lại sáng sớm nay, lúc thái phu nhân bảo Thanh Hề đi ngủ.

Hỏi thăm biết thái phu nhân ăn không ngon miệng, Thanh Hề sao có thể ngủ được, nằm chưa ấm chỗ, nàng đã bật dậy, nghĩ bụng phải mang đến một niềm vui bất ngờ cho bà. Nàng lén lục tủ áo của Lâm Lang, tìm một bộ quần áo của a hoàn mặc vào, sao đó rón rén chuồn ra cửa sau đến nhà bếp.

Người trực bếp là Tôn ma ma hôm qua vừa mới cãi nhau một trận nảy lửa với chồng của mình. Chả là lão chồng chết dẫm lấy hết tiền mồ hôi nước mắt của bà ta đi trêu hoa ghẹo nguyệt, khiến Tôn ma ma ôm một bụng tức, vừa nhìn thấy có a hoàn mới đến, xinh đẹp như hồ ly tinh, liền trút hết lửa giận lên đầu người đó.

Thanh Hề mặc quần áo người hầu đến nhà bếp, cả đường đi không có ai nhận ra. Chưa kể người hầu bếp cũng ít khi tiếp xúc với chủ, chỉ trông mặt mà bắt hình dong nên tất nhiên không thể nhận ra nàng.

“Ngươi từ đâu đến?” Tôn ma ma gầm lên với Thanh Hề.

“Tôi là a hoàn ở Lan Huân Viện. Chủ nhân ăn không ngon miệng nên tôi muốn đến làm cho người ít món điểm tâm.” Vì Thanh Hề trước giờ luôn ăn ở chỗ thái phu nhân nên Lan Huân Viện không có nhà bếp riêng.

Vừa dứt lời, Thanh Hề liền nghe thấy Tôn ma ma lớn tiếng nói: “Ồ, cô nương Lâm Lang, Thôi Xán của Lan Huân Viện ta đều biết cả, không tới lượt loại tép riu như ngươi đi nịnh nọt chủ nhân. Phủ ta có quy định, không phận sự không được nịnh bợ chủ nhân, ta thấy ngươi chẳng khác gì hồ ly tinh, có phải muốn quyến rũ Quốc công gia để trèo lên giường của ngài không hả?” Tôn ma ma ra sức nhéo má Thanh Hề một cái, nói tiếp: “Cứ nằm mơ đi, cũng không biết nhìn lại bản thân mình, ngữ ngươi ấy à, đến xách dép cho phu nhân quốc công còn không xứng!”

Thanh Hề bị Tôn ma ma véo má, hét toáng lên.

Nghe thấy tiếng hét, quản sự nhà bếp là Lưu ma ma vội vàng chạy đến, vừa nhìn thấy Thanh Hề, bà ta liền vỗ vào đùi, kêu: “Hỏng bét rồi!” Lưu ma ma chạy tới kéo tay Tôn ma ma ra, nói: “Tôn ma ma, ngươi mau buông tay ra!”

Sau đó Lưu ma ma quỳ xuống trước mặt Thanh Hề, khóc nói: “Ôi chao, phu nhân của tôi, phu nhân của tôi…”

Đến lúc này, những người có mặt trong bếp mới sực nhận ra người mới đến không phải ai khác chính là phu nhân quốc công.

Tôn ma ma cũng biết mình đã gây họa, lập tức quỳ xuống, luôn tay vả vào miệng mình, vừa cấu vừa véo, khiến cả khuôn mặt trầy xước tả tơi.

Thanh Hề sực tỉnh từ cơn đau, nhìn thấy cảnh tượng đó thì không khỏi mềm lòng, nói: “Thôi, được rồi, dừng lại đi, từ nay về sau ngươi không được bắt nạt a hoàn như thế nữa. Lưu ma ma, bà phải quản lí mụ ta cho tử tế, sao lại để một mụ la sát ở trong phủ như thế được.”

Dàn xếp xong xuôi, Thanh Hề cấm người hầu bếp tiết lộ chuyện này ra ngoài, sau đó mặc kệ má còn đau nhức, nàng bảo Lưu ma ma dạy mình gói bánh chẻo.

Thái phu nhân rất thích ăn bánh chẻo.

Chỉ có điều gói bánh chẻo rất tốn công, trước tiên phải làm nhân, sau đó nhào bột, cán vỏ bánh. Thanh Hề sức yếu không nhào bột được, cuối cùng phải sai người to khỏe là Tôn ma ma làm, coi như lấy công chuộc tội. Làm xong, Thanh Hề nhào thêm hai cái, coi như bản thân đã cố gắng.

Nhân bánh là do Thanh Hề tự tay lựa chọn, củ sen trộn với củ mã thầy, vừa giòn vừa thanh mát, chắc chắn thái phu nhân sẽ thích.

Đến khâu gói bánh, sau khi làm hỏng hai, ba chục cái, cuối cùng Thanh Hề cũng gói được một đĩa bánh chẻo đạt yêu cầu, luộc xong không bị vỡ.

Chính vì vậy mà Thanh Hề mất tích một lúc lâu.

Nàng chẳng còn thời gian mà để ý đến vết thương trên mặt, bận rộn một hồi quên cả đau, đến lúc thái phu nhân hỏi, nàng mới sực nhớ ra.

Thái phu nhân truy hỏi mấy câu, bảo bối bà ngậm trong miệng còn sợ tan giờ lại bị thương, tất nhiên bà phải hỏi cho ra lẽ. Phong Lưu ngồi một bên, tuy không nói gì nhưng cũng muốn biết rõ ngọn nguồn. Thanh Hề chỉ còn cách kể lại qua loa, niềm vui bất ngờ biến thành nỗi lo bất ngờ.

Thái phu nhân không nhắc đến Tôn ma ma, nhưng vừa nghe Thanh Hề nói là tự tay làm bánh chẻo cho mình, bà liền mừng rớt nước mắt, ôm lấy nàng, luôn miệng gọi: “Con ngoan, con ngoan của mẹ.”

Một phen lo lắng hãi hùng cuối cùng cũng qua đi, cả nhà đều thở phào nhẹ nhõm, lục tục kéo nhau về. Người hầu dọn cơm, thái phu nhân bảo Phong Lưu ở lại cùng ăn. Có lẽ vì lo lắng nên giờ thấy đói, cũng có thể vì bị tấm lòng hiếu thảo của Thanh Hề làm cảm động mà thái phu nhân ăn liền một mạch mười cái bánh chẻo, còn sai người cất phần còn lại đi, sáng mai hấp lại ăn.

“Con bé này, sao chẳng nói chẳng rằng đã chạy xuống bếp làm bánh chẻo, động dao động thớt, nhỡ bị thương thì làm thế nào. Từ nay về sau không cho phép con xuống bếp nữa.” Thái phu nhân trách mắng Thanh Hề.

“Vâng, cũng vì mấy ngày nay thấy mẹ không thiết ăn uống, con mới muốn mang đến một niềm vui bất ngờ cho mẹ, đâu ngờ lại khiến mẹ lo lắng như vậy.” Thanh Hề áy náy nói.

Thái phu nhân vuốt má Thanh Hề, bảo: “Cũng may không rách da chảy máu, nếu không ta sẽ đánh chết mụ la sát họ Tôn kia.”

Nhờ chuyện này mà thái phu nhân cũng nguôi ngoai buồn bực đối với chuyện của Phong Nhạc, bệnh cũng khỏi được bảy, tám phần. Chắc hẳn cũng vì mấy năm nay Thanh Hề luôn gây họa mà sức chịu đựng của thái phu nhân càng được tôi luyện đến mức dẻo dai.

Tối hôm đó, thái phu nhân giữ Thanh Hề lại ngủ cùng mình, hai hôm sau mới thả cho về. Kết quả, nàng bị Phong Lưu tóm được, mắng cho một trận nên thân.

Ngày mồng Tám Tết, Trưởng Công chúa Hòa Huệ bày tiệc ở phủ, thái phu nhân không thể từ chối, đành dẫn Thanh Hề và Hân Thư Nhi, Mi Thư Nhi đi dự tiệc. Uyển Thư Nhi còn nhỏ, lại hay ốm đau giống mẹ nên lần này không phải đi.

Khách đến dự tiệc không phải hoàng thân quốc thích thì cũng là danh gia vọng tộc, đều là con cái thế gia trăm năm hưng thịnh, thi thư cựu tộc, nếu so sánh, ngay cả đến phủ Tề Quốc công cũng không thể coi là nổi trội hơn người.

Thanh Hề theo thái phu nhân, tuy ngôn hành cẩn thận, không mắc lỗi gì nhưng cũng không thể coi là tiến bộ. Dù năm ngoái nàng đã học lại lễ nghi, quy tắc nhưng cũng chỉ đạt tiêu chuẩn, vẫn thiếu phần duyên dáng, đoan trang.

Chẳng nói đâu xa, chỉ lấy con gái của Quận chúa Phúc Gia, con dâu Trung Cần Hầu ra cũng đủ khiến Thanh Hề tâm phục khẩu phục.

Thực ra Hoa nhị thiếu phu nhân cũng không hẳn là xinh đẹp, xiêm y trang sức cũng không hẳn là lộng lẫy, nhưng bù lại, khí chất và dáng vẻ của cô ta rất nho nhã, ung dung, về mặt này thì Thanh Hề không bì được. Chưa hết, mỗi lần cô ta quay đầu lại mỉm cười, đều khiến mọi người bất ngờ vì trên đời này lại có một người con gái dễ thương, quyến rũ nhường vậy, đừng nói đàn ông, ngay cả Thanh Hề trông thấy cũng phải mê mẩn.

Nhưng cũng may là thái phu nhân không chê trách Thanh Hề điều gì. Nếu đặt lên bàn cân thì tuy Thanh Hề xinh đẹp hơn người nhưng phong thái lại không bằng những cô nương xuất thân thư hương danh giá kia.

Ngược lại, Hân Thư Nhi mới chín tuổi lại vô cùng nổi bật. Vì xuất thân thấp kém nên nhị phu nhân đặc biệt coi trọng việc giáo dục Hân Thư Nhi, mời không ít thầy giáo nổi tiếng kinh thành về dạy cho cô bé, để Hân Thư Nhi từ khi còn nhỏ đã xuất sắc hơn người, bất kể dung mạo, khí chất hay là phong thái đều vượt trội so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Ngay cả đến Trưởng Công chúa Hòa Huệ cũng phải nhìn Hân Thư Nhi bằng con mắt khác, mấy lần nói bóng gió rằng muốn cưới Hân Thư Nhi cho con trai mình, nhưng thái phu nhân không tiếp lời.

Hôm nay, phu nhân Định Viễn Bá không tới nhưng dâu trưởng và dâu thứ thì đều tới. Thanh Hề vốn tưởng họ sẽ hỏi tội mẹ con nàng, không ngờ khi nhìn thấy nàng và thái phu nhân, họ lại cười tươi vui vẻ, luôn miệng nói Đỗ Tình Lam không hiểu chuyện, mong thái phu nhân đừng trách tội cô ta.

Thanh Hề thầm thắc mắc nhưng rất nhanh đã hiểu ra một điều, con gái lấy chồng như bát nước đổ đi. Đỗ Tình Lam cứ ngỡ mình vẫn như xưa, là viên ngọc trong tay cha mẹ, là người em gái được anh trai và chị dâu thương yêu, nhưng thực ra thì không phải. Nghĩ đến đây, Thanh Hề không khỏi nhớ đến thái độ của người nhà khi nàng bị đưa đến chùa Từ Ân, bất giác thấy đồng cảm với Đỗ Tình Lam.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top