Lượt xem của khách bị giới hạn

[Xuyên không] [Truyện Hoàn] Trở lại ba mươi năm trước - Bồng Lai Khách

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
[Xuyên không] [Truyện Hoàn] Trở lại ba mươi năm trước - Bồng Lai Khách

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,492
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
TRỞ LẠI BA MƯƠI NĂM TRƯỚC

Tro lai ba muoi nam truoc.jpg

Tác giả: Bồng Lai Khách
Thể loại: Xuyên không, ngôn tình
Nguồn: duongnga199615.wordpress.com
Tình trạng: Hoàn thành

Văn án:

An Na là một thiếu nữ được cưng chiều từ bé đến lớn Bố cô trước đây là bộ đội, sau này chuyển hướng làm kinh doanh, may sao cũng khá thành công. Mẹ cô lúc trẻ là một thiếu nữ văn nghệ, từng rất say mê tác phẩm kinh điển của tác giả Karenina, vì vậy mới quyết định sau này có con gái, bà sẽ đặt tên con như tựa đề tác phẩm đó vậy...

Lúc trước, ba mẹ An Na vốn có một cậu con trai, nhưng lại bất hạnh qua đời sớm, hai lão đến tuổi trung niên mới có được An Na. Cô không chỉ là con một mà còn là đứa con lúc tuổi hạc, không yêu chiều bảo bọc cô sao được!?

 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,492
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 01:
An Na họ An tên Na. Bố cô – ông An trước đây làm bộ đội, sau chuyển nghề sang làm kinh doanh buôn bán, cũng khá thành công. Mẹ cô – bà An lúc trẻ từng là nữ thanh niên văn nghệ, một thời ham mê tác phẩm kinh điển của Nga là An Na – Karenina, bà quyết định sau này nếu mình có con gái sẽ đặt lên là An Na. Lúc bà sinh An Na, ông An đã chuyển công việc khác rồi. Trước khi có An Na hai người có một cậu con trai, nhưng lại không may mất sớm, đến tuổi trung niên mới có An Na, cho nên coi An Na như hòn ngọc quý trên tay, cưng chiều cô hết mực. Từ nhỏ đến lớn An Na được sống trong bảo bọc và yêu chiều của bố mẹ, có một cuộc sống vô cùng đầy đủ.

Bà An lúc trẻ cũng là một mỹ nhân, An Na giống mẹ, da trắng mịn như tuyết, vóc dáng cao dáo, xinh đẹp, từ nhỏ đến lớn được hưởng một môi trường giáo dục hoàn mỹ. Cô được cho đi học múa ballet, học âm nhạc, học mỹ thuật, sau đó đi Pháp du học, một học viện nghệ thuật tại Paris, nói người theo đuổi cô xếp hàng đến tháp Eiffel cũng không hề khoa trương chút nào.

An Na năm nay hai mươi ba tuổi. Năm ngoái bởi vì vô tình xem một bộ phim phóng sự về tình trạng giáo dục tại tỉnh miền núi nghèo khó mà vô cùng xúc động, vì vậy đã tham gia chương trình dạy học tình nguyện trên đó. Bà An chỉ có một mình cô con gái cưng này nên sao mà đồng ý cho được, nhất là khi con gái còn phải đi chịu khổ nữa, thế nhưng vẫn không gì có thể lay chuyển được quyết tâm của An Na, cuối cùng bà vẫn phải đồng ý. Vì lo lắng cho con gái yêu, bà đích thân đưa An Na đến tận trường, còn tài trợ cho trường một khoản tiền lớn, dự tính con mình đi được mấy tháng, qua cơn kích động thì sẽ trở về mà thôi. Nhưng không ngờ An Na chẳng những rất gắn bó với công việc đó, mà năm nay vẫn còn muốn tiếp tục tham gia.

Tháng chín đã bắt đầu khai giảng, qua nửa tháng, An Na hẹn hò với mấy người bạn thân làm một chuyến nghỉ dưỡng ở biển. Tối hôm qua cô đã xắp xếp đồ đạc đâu vào đấy rồi, còn đi làm tóc, nhuộm tóc sang màu nâu hạt dẻ càng làm nổi bật làn da trắng mịn của mình, sau đó lại nổi hứng uốn cụp tóc, được tay thợ cắt tóc khen nức nở giống như búp bê Barbie, tiếp đó hôm nay…

Hôm nay đi ra sân bay, lái xe đưa cô đến cửa đại sảnh, cô xuống xe, vừa đẩy hành lý đi vào trong vừa cắm cúi nhắn tin cho bạn bè, không để ý bậc thang mà bước hụt một cái, ngã xuống đau điếng cả người. Đợi khi cơn choáng qua đi, lúc nhặt chiếc điện thoại di động lên cả người cô đều ngây dại.

Cô vẫn còn khụy ở trên bậc thang, nhưng không còn là bậc thang lót đá cẩm thạch ở cửa ra vào phòng chờ rất rộng tại sân bay nữa. Bầu trời tựa như chớp mắt biến thành trời đêm tối đen, trên đỉnh đầu là ánh sáng màu vàng mờ nhạt của mấy chiếc bóng đèn, bên dưới bậc thang là nền xi măng, bẩn thỉu, khắp nơi là xác giấy vụn, tay cô còn chạm phải một bãi đờm. Đối diện cô là cánh cửa kính kiểu quả tay nắm cổ lỗ sĩ, bên trái trên đó có dán “Đề phòng móc túi”, bên phải dán “Gửi lại hành lý”, còn vẽ đầu mũi tên chỉ hướng. Bên trong hình như là một gian sảnh lớn, có ánh đèn, xuyên qua lớp kính mờ tịt do bám bụi bẩn, mơ hồ có thể thấy bên trong đó có người, nhưng có vẻ như bởi quá muộn nên không có người nào qua lại.

An Na vô cùng bối rối, quên cả đau đớn, một hồi lâu mới bò dậy được, cũng chẳng quan tâm bậc thang bẩn thỉu mà ngồi bệt xuống ngơ ngác nhìn chung quanh.

Là một sân rộng. Ánh đèn chỉ chiếu sáng tới gần nơi này nhất, cho nên chung quanh đều tối đen.

Ánh mắt cô rơi vào tòa nhà cũ ở cuối quảng trường có ánh đèn nê ông màu đỏ chiếu rọi đến.

Nhờ ánh đèn nê ông cô thấy dòng chữ: “Trạm xe lửa thành phố C”.

An Na suýt nữa thì nhảy dựng lên, ra sức véo tay mình. Cô rõ ràng là kéo vali hành lý đi vào đại sảnh sân bay, rồi vấp ngã trong đó, thế nào mà chớp mắt một cái chung quanh đã biến thành như này rồi?

Cô ở đây, đồ đạc hành lý cũng ở đây, nhưng thời gian, không gian, toàn bộ đều thay đổi. Huống chi, cô biết rõ thành phố C này, đó là một tỉnh lị sản xuất nhiều than đá nhất của phía bắc tổ quốc.

Là một người phương nam chân chính, dù cô còn chưa có cơ hội đến thành phố C, nhưng cũng biết một thành phố thì có dáng vẻ như nào, dù chỉ là một thành thị nhỏ, nhà ga lại cũ, nhưng không thể đến mức nghèo nàn lạc hậu như này chứ!

An Na sau khi xác định mình không phải nằm mơ thì run rẩy nghĩ đến một khả năng, chính là cú vấp ngã kia đã khiến cô xuyên không một cách ngoạn mục rồi!

Cô ngồi trên bậc thang xi măng, sững sờ rất lâu, cho đến khi có cơn gió lạnh thổi đến làm cả người run rẩy thì mới giật nảy mình, giờ đang mùa thu, mà mình thì mặc áo cộc tay.

Cô ôm lấy cánh tay mình, trên đó đã nổi da gà, cô tự phấn chấn tinh thần, đứng lên, nhặt di động dưới đất lên, mở khóa vân tay, lại phát hiện tín hiệu chẳng có, xem thời gian trên đó vẫn hiện lên 11h30 sáng trước ngày cô bị ngã.

An Na cất di động đi, tay kéo cái vali hành lý, đẩy cửa kính ra, đi vào trong phòng đợi xe.

Đại sảnh rộng và vắng vẻ, nhưng ấm áp hơn so với bên ngoài rất nhiều, trên bức tường đối diện có một chiếc đồng hồ treo tường, thời gian là 1h30 sáng, trong này đặt hàng dãy ghế dài bằng gỗ sơn xanh.

Bởi vì quá muộn, người chờ xe cũng không nhiều, ước chừng chỉ hơn chục người. Có người cuộn mình nằm ngủ trên ghế dài, có người ngủ ngồi, cạnh đó là những túi đồ lớn nhỏ được buộc với nhau bằng dây thừng.

Phong cách ăn mặc của tất cả mọi người, bao gồm bầu không khí trong này nữa, khiến cho An Na nhớ đến bức ảnh chụp bố mẹ lúc còn trẻ được để trong tập album rất cũ trong nhà mình.

Cô đẩy cửa đi vào làm vài người ngồi trên ghế dài ngay cửa chú ý đến, họ biếng nhác quay đầu nhìn sang.

Một người phụ nữ mặc chiếc áo khoác màu lam cổ lật, quần ống loe khoảng ba mươi tuổi đánh giá An Na từ đầu đến chân một lượt, miệng khẽ nhếch lên. Người đàn ông đeo kính bên cạnh hẳn là chồng chị ta, vốn đang lim dim ngủ, nước dãi treo ở khóe miệng, bị tiếng đẩy cửa làm ảnh hưởng, mở mắt ra, ánh mắt rơi lên người An Na thì như bị định trụ, liên tục đi theo cô, quên cả lau nước dãi ở khóe miệng.

Người phụ nữ có vẻ tức giận, véo ông chồng mình một cái. Người đàn ông bị đau, vội vàng đẩy kính mắt, cúi gằm đầu xuống.

– Lẳng lơ!

Lúc An Na đi qua đã nghe được câu lẩm bẩm của chị ta từ phía sau.

Cô làm như không nghe thấy, đi đến một căn phòng ở trong góc giống như là phòng trực ban.

Cô muốn xác định xem, rốt cuộc hiện tại là lúc nào.

An Na đi đến gần cửa sổ trên đó có treo tấm biển “Học tập đồng chí Lôi Phong, hết mình phục vụ nhân dân”, qua cánh cửa thủy tinh, nhìn thấy có một người phụ nữ ngủ gục trên bàn, bên cạnh là phích nước nóng kiểu cũ. Trù trừ một giây, côc định gõ cửa hỏi, nhưng lại cảm thấy sờ sợ.

Lúc cô đang do dự, ánh mắt đột nhiên quét lên tờ lịch treo trên tường, sững sờ.

– Ngày 02 tháng 11 năm 198x.

Thời gian vô cùng rõ ràng.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,492
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 02:
Năm 198x

Dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng khi nhìn thấy mấy con số này, tim của An Na đập điên cuồng.

Vào năm này, cô căn bản vẫn chưa có mặt trên đời, bố mẹ cô vừa mới ba mươi tuổi, họ có một cậu con trai năm tuổi, tên là Tiểu Quang, chính là người anh chết sớm mà cô chỉ được nhìn thấy trong các bức ảnh và người bà mà cô vô cùng yêu thương vẫn còn sống.

Hơn nữa, nếu như đây là thời không mà cô đến, vậy thì hiện tại, người nhà của cô giờ hẳn đang sinh sống tại căn nhà lớn có hoa dâm bụt cùng với bức tường viện bám đầy cây thường xuân mà trước đó cô từng ở nằm ở phía nam thành phố S.

Cô trở về ba mươi năm trước, vậy thì cô biết rõ người nhà của mình, nhưng bố mẹ cô thì lại hoàn toàn không biết sự tồn tại của cô con gái của mình.

Đây là một tình huống quái dị mức nào?

An Na tâm trạng hỗn loạn, cứ đứng như trời trồng trước tấm cửa sổ của phòng trực ban, không nhúc nhích.

Người phụ nữ trực ở bên trong mơ màng mở mắt ra, thình lình trông thấy một người đứng ở bên ngoài cửa sổ, hai mắt nhìn chằm chằm tờ lịch trên bức tường đối diện thì giật mình kêu lên, khi phục hồi lại tinh thần tức giận lườm An Na một cái, lạnh lùng hỏi:

– Đồng chí kia, có chuyện gì không?

An Na định nói nhưng lại thôi, kéo vali hành lý quay người bỏ đi, tìm một vị trí trong góc, chậm rãi ngồi xuống.

Tháng mười một, trên người cô chỉ mặc chiếc áo cộc tay mỏng, nhưng sau lưng lại ướt đẫm mồ hôi.

Bố mẹ rất có khả năng vẫn sống trong thế giới này của cô, điều này làm cho cô thoáng thấy được an ủi, nhưng ngay sau đó cảm giác được an ủi này rất nhanh bị thực tế thay thế.

Vấn đề trực tiếp nhất chính là ngày mai cô phải làm gì đây?

Ý nghĩ đầu tiên của cô là đi thành phố S tìm bố mẹ. Nhưng sau khi tìm được rồi, cô sẽ giải thích như thế nào về sự tồn tại của mình? Cứ thế mà xuất hiện nói cho họ biết mình đến từ tương lai, họ có chấp nhận một cô gái tuổi không kém họ bao nhiêu đột nhiên xuất hiện nói là con của họ không?

Quả đúng là nằm mơ đi!

Nếu cô không đi tìm bố mẹ, vậy trong thời đại của ba mươi năm về trước, cô sẽ phải làm thế nào để sinh tồn đây? Thẻ căn cước không có, giờ cô là người không hộ khẩu, trong ví có mấy thẻ ngân hàng, trước khi đi ra sân bay mẹ cô sợ cô sơ ý làm mất thẻ, còn nhét vào trong ví cô một tập tiền nhà. Nhưng nếu giờ là ba mươi năm trước, những thứ đó giống như thẻ căn cước chưa từng xuất hiện, ngân hàng không thể nào hiểu, cũng không thể chấp nhận cho. Về phần tiền mặt thì càng không phải nói, giống như phải qua rất nhiều năm nữa, tờ tiền một trăm đồng giá trị lớn mới phát hành, tập tiền trong ví cô có lấy ra coi là tiền âm phủ để bán thì may ra mới có người mua.

Nhưng hiện thực trước mắt cô đang là kẻ không hộ khẩu, không một xu dính túi, dù quay về thành phố S tìm bố mẹ thì trước tiên cũng phải có tiền để mua được vé tàu và ăn uống ngủ nghỉ qua một khoảng thời gian.

Trong hành lý của cô chất rất nhiều thứ, riêng nội y đã tới bảy bộ, đủ kiểu dáng. Không chỉ thế, tất cả vật dụng đều dành cho kỳ nghỉ mát, như: áo tắm, kem chống nắng, đồ trang điểm, nước hoa, quần áo và đồ dùng hàng ngày, giày, mũ, kính…toàn đồ xa xỉ, giá cả xa xỉ, đến nơi này rồi thì lại chẳng khác gì đống rác rưởi cả.

Thôi được rồi, cô còn mang theo cả một hộp sô cô la nữa, chí ít còn có chút tác dụng, chính là lấp cái bụng đang đói meo của mình.

An Na vô cùng rầu rĩ.

Nếu biết thế, trước khi đi ra ngoài, cô nên mang theo cả vàng để trong két sắt đi cho rồi.

Vàng, chỉ có vàng mới không phân biệt thời đại thôi.

Nghĩ tới vàng, đột nhiên An Na nhìn cổ tay của mình. Trên tay cô đang đeo chiếc đồng hồ thể thao Patek Philippe, được bố cô tặng vào ngày sinh nhật năm ngoái. Cô nhớ hình như giá của nó gần 20 vạn.

Đợi trời sáng hẳn rồi, cô sẽ tìm chỗ nào đó để bán thử xem có được không?

Đây là quà sinh nhật của bố tặng, không thể bán, nhưng trong tình cảnh bết bát nhất như này, ngay cả sáng mai ăn cái gì cũng là một vấn đề lớn đối với cô, thì bắt buộc phải bán nó đi thôi. Nếu cô may mắn xuyên trở về được, bố cô biết cô con gái cưng của mình đã dùng cách đó để sinh tồn, cũng nhất định sẽ tán thành mà thôi.

Phải có tiền mới là tốt nhất. Như nhìn thấy ánh rạng đông trong bóng đêm, An Na thoáng yên tâm trở lại, lúc này mới phát giác cả người lạnh buốt, nhớ ra trong hành lý có chiếc khăn choàng dùng để chống nắng, khi đang mở hành lý ra, chợt nghe “bịch” một tiếng ở ngay cạnh, cô ngẩng lên, thấy một cô gái chạc tuổi mình vẫn ngồi ở góc đối diện đột nhiên tuột xuống ghế, có vẻ như ngất đột ngột mà ngã xuống.

Cô gái đó mặt mày thanh tú, da trắng, để tóc dài ngang vai rất thịnh hành giống với mẹ cô lúc trẻ ở trong ảnh, không giống người địa phương này, bên cạnh không có hành lý gì, biểu cảm ngây dại, cũng không giống hành khách. Bởi vì vừa rồi An Na đang rối rắm phiền muộn, thấy cô gái đó một mình cũng không để ý đến cô ta. Giờ cô ta đột nhiên ngất xỉu trước mặt, An Na giật mình, vội chạy tới, ngồi xuống đỡ cô ta lên. Cô gái sắc mặt ảm đạm, mắt nhắm nghiền. An Na vỗ vỗ vào mặt cô ta, gọi to, một lát sau, cô gái chậm rãi mở mắt, ý thức khôi phục thì mới thở phào nhẹ nhõm.

Động tĩnh bên này khiến những người chờ trong phòng chờ ngay gần đó chú ý đến. Lúc cô gái kia tỉnh lại, chung quanh đã có mấy vòng người hóng chuyện rồi. Người phụ nữ trực ban cũng tới xem, xông đến trước mặt cô gái kia:

– Chịlà Lý Mai mà? Sao em còn chưa đi. Đã bảo là chị đi cơ mà? Đây là phòng chờ, không phải là nhà trọ đâu.

Chị ta nói thế, thấy mọi người nhìn mình thì giải thích:

– Tôi không quen biết cô ấy. Hôm trước cô ấy đến báo mình bị mất vé tàu. Tôi bảo cô ấy đi đồn công an để báo, báo án xong là xong, nhưng cô ấy lại không đi.

Ngoái lại chỉ vào cô gái tên Lý Mai:

– Này, ngày mai chị còn không đi, là tôi gọi bảo vệ đuổi đi đấy. Đây là phòng chờ, chị cứ rề rà ở đây sẽ gây ảnh hưởng đến chúng tôi, đúng thật là.

Nói xong bỏ đi về phòng trực ban.

Người chung quanh thấy hết chuyện hay để xem thì cũng giải tán hết.

– Bạn có sao không? – An Na hỏi.

Lý Mai ngước lên, yếu ớt lắc đầu:

– Mình…không sao…Vừa rồi cảm ơn bạn.

An Na nghĩ cô ta bị đói đến ngất đi, bèn lấy ra hộp sô cô la:

– Mình chỉ có cái này thôi, bạn lót dạ chút đi.

Lý Mai cầm lấy một cái, từ từ ăn hai miếng, nước mắt đột nhiên lăn xuống gò má. An Na lúng túng, lấy tập giấy ăn trong túi ra, đưa tới.

– Cám…cám ơn bạn…

Lý Mai cầm lấy lau nước mắt, rồi lại nhắm mắt lại tựa người vào ghế.

An Na rất đồng cảm với cô gái tên Lý Mai này, cũng đều là người gặp hoàn cảnh khó khăn giống nhau cả, nhưng lúc này bản thân cô chỉ là bồ tát bùn qua sông mà thôi. Thấy đối phương tâm tình đã ổn định trở lại, An Na bèn cất mấy miếng sô cô la trên tay đi, quấn chặt chiếc khăn choàng quanh người, nghĩ đến tiếp theo phải nhờ hết vào chiếc đồng hồ trên tay, lại sợ bị trộm như Lý Mai, nên căn bản không dám chợp mắt, gắng gượng chờ cho đến sáng.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,492
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 03:
Năm giờ rưỡi.

Phương bắc vào mùa đông, bên ngoài lúc này vẫn đen sì, không khác gì đang lúc nửa đêm. Đến sáu giờ sáng, người trong nhà ga dần dần nhiều hơn. Bắt đầu có nhân viên nhà ga mặc trang phục màu xanh thẫm đi làm việc. Từng tốp năm ba người ôm túi lớn túi nhỏ chạy đến, tiếng loa phóng thanh nhắc nhở số hiệu chuyến tàu hành khách vang lên nhiều lần.

Chưa được ăn, bụng càng đói, đây là một chân lý không thể bàn cãi. Về phần nguyên nhân, đại khái là phương diện tâm lý bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tóm lại, An Na hiện tại vô cùng vô cùng đói, đói đến mức ngực dán cả vào lưng rồi. Bởi vì hôm qua trước khi ra sân bay, thời gian gấp gáp nên cô chỉ kịp uống vài ngụm cà phê rồi đi ngay, và cho đến tận bây giờ.

Mấy miếng sô cô la còn lại đã bị cô ăn sạch sẽ rồi, nhìn sang Lý Mai, cô ta vẫn đang thu lu một góc, mấy miếng sô cô la mà đêm qua cô cho hình như vẫn chưa ăn hết.

Cũng không biết cô ta chống đỡ cơn đói như thế nào.

An Na có lòng quan tâm cô ta thì cũng ngại mở miệng. Cô ra sức nuốt nước miếng, quyết định mau chóng tìm chỗ nào đó bán chiếc đồng hồ đeo tay đi đã rồi tính sau.

Đợi khi trời bắt đầu sáng hẳn, cô kéo vali hành lý đến gần Lý Mai, gọi một câu. Lý Mai chậm rãi nâng mí mắt lên, thấy là An Na, khóe miệng cố nặn ra một nụ cười gượng gạo.

– Mình…Mình có việc cần phải ra ngoài, không tiện mang theo vali hành lý, nếu bạn không đi đâu thì có thể trông giúp mình được không? Mình sẽ trở lại ngay.

Ánh mắt Lý Mai rơi xuống vali hành lý của An Na, gật đầu.

Chiếc vali này của cô cũng là đồ hàng hiệu, nhưng giờ nó là đồ vướng víu, vừa không ăn được, lại không được việc gì, cứ giao cho Lý Mai giữ hộ một lúc vậy, An Na không chút lo lắng gì, nếu có bị mất, thì coi như đỡ một thứ vướng víu mà thôi.

An Na cảm ơn, kéo chiếc vali đến cạnh Lý Mai, lúc đi, do dự một chút lại quay lại hỏi:

– Lý Mai, bạn định đi đâu?

Lý Mai ngây ra một chút, yếu ớt đáp:

– Hồng Thạch Tỉnh…

Thành phố C này thì An Na biết rõ, nhưng Hồng Thạch Tỉnh thì cô chưa từng nghe đến bao giờ. Đoán chừng là một địa phương nhỏ bé nào đó, gật đầu.

– Mình cũng không nhờ không công đâu. Thế này đi, chờ mình trở lại, mình sẽ mua giúp bạn một tấm vé.

Lý Mai yên lặng nhìn An Na.

An Na cười với cô ta, quay người đi ra cửa chính.

Đứng bên lề đường rộng rãi ở bên ngoài, có một vài quán bán đồ ăn sáng mở cửa, An Na quấn chặt khăn choàng, chống cơn lạnh, đi qua quán bán gà quay, quán bán bánh, quán bánh bao, ngửi mùi thơm quyến rũ mà nuốt nước miếng liên tục, đi về hướng người đàn ông trung niên đang chào bán bánh bao với mình.

– Cô gái, nhìn cháu là biết không phải người địa phương rồi. Từ Thượng Hải đến à?

Người đàn ông trung niên nói chuyện mang đậm khẩu âm uốn lưỡi, đầu đội mũ trắng của người dân tộc thiểu số, mặc áo khoác trắng dính đầy dầu mỡ, nhiệt tình mời chào An Na.

– Bánh báo nhỏ nhân hành lá thịt dê nóng hổi mới ra lò đây. Thịt dê hành lá cắt nhỏ làm nhân rất ngon đây. Tám xu một chiếc, một mao tiền năm cái! Mua hai cái nếm thử đi, đảm bảo sẽ còn muốn ăn nữa.

An Na lại lần nữa nuốt nước miếng, cố chịu đựng mùi thơm lừng đang xộc vào mũi mình, cười nói:

– Chú ơi, ngại quá, cháu muốn hỏi quanh đây có chỗ nào bán đồng hồ đeo tay không ạ?

– Cháu muốn mua đồng hồ à?

– Không ạ. Cháu muốn bán…

Người đàn ông bán bánh bao nhân thịt dê chỉ chỉ tay:

– Cháu đi thẳng đến tòa nhà đằng kia, trong đó có bán đồng hồ đấy. Nhưng người ta chỉ bán, không mua đâu. Cháu muốn bán, thì tìm thợ đồng hồ ấy. Mà bên cạnh tòa nhà kia có một cái quán, cháu qua đó hỏi xem.

An Na cảm ơn định đi.

– Cháu gái à, cháu không muốn mua bánh báo nhân thịt dê à? – Ông ta không cam lòng gọi cô lại, – Bánh bao của chú rất nổi tiếng, mọi người rất hay mua của chú. Giờ còn sớm, bánh còn, chứ lát nữa cháu muốn ăn cũng không còn đâu.

An Na mặt mày ủ rũ:

– Dạ chú, nói thật với chú, ví tiền của cháu bị người ta trộm mất rồi, từ tối qua tới giờ cháu chưa ăn gì cả. Vừa rồi cháu hỏi chú chính là muốn bán đồ để lấy tiền đấy ạ.

Người đàn ông bán bánh bao ngậm miệng.

An Na cuối cùng cũng nhìn sang bánh bao được vén lên một nửa ở trong lồng hấp, lưu luyến rời ánh mắt đi. Đi vài bước, lại nghe tiếng gọi, ông chú bán bánh bao vẫy vẫy tay với cô.

– Lại đây, lại đây đi cháu. Chú cho cháu hai cái. Ăn đi, về Thượng Hải thì nhớ quảng cáo cho chú nhé. Chú họ Dương, là quán thứ ba ở cửa phía nam nhà ga, tiệm bánh bao thịt dê hành lá Dương Ký.

An Na nhìn ông ta cắt tờ báo thành bốn mảnh, gói cho mình hai cái bánh bao đưa tới thì mừng rỡ, vội vàng nhận lấy, cảm động rơi nước mắt nói:

– Cháu cám ơn chú Dương! Cám ơn chú Dương! Chờ cháu bán được đồng hồ có tiền rồi cháu sẽ trả chú tiền ạ.

– Ôi chà, thôi khỏi. Ra ngoài cũng không ai dễ dàng gì.

Ông chú bán bánh bao phất phất tay với cô.

An Na cám ơn lần nữa, đi được một đoạn cũng không quan tâm tới hình tượng nữa mà tìm một chỗ hơi vắng ngồi xuống, ăn bánh bao.

Chỉ cắn một miếng nhỏ, canh nóng bên trong bánh bao rỉ ra, thấm vào đầu lưỡi của An Na, vị giác trên đầu lưỡi trong nháy mắt giống như là nở hoa.

Hành lát xắt nhỏ cùng với thịt dê phương bắc thuần khiết được cuộn trong lớp bột mỳ tạo nên một hương vị mà cả đời này An Na chưa từng thấy ngon như thế.

Chiếc thứ nhất cô ăn ngấu ăn nghiến, chiếc thứ hai cô ăn từng miếng nhỏ để từ từ thưởng thức, ăn xong, cô liếm liếm dầu mỡ dính trên miệng, sức lực toàn thân mới trở về.

Cô dùng tờ báo lót bánh lau dầu mỡ trên ngón tay, vừa lúc bắt gặp một đoạn: “…Triển khai nghiêm túc hoạt động truy bắt tội phạm hình sự…”. Tiêu đề cũng không xem kỹ, thấy không có thùng rác bèn ném luôn vào một góc ven đường, đứng lên, tiếp tục đi về hướng mà ông chú bán bánh bao đã chỉ. Đi ước chừng bảy tám trăm mét, lại hỏi người đi đường, cuối cùng cũng thấy tòa nhà cũ cao ba tầng, có tấm biển gỗ “Tòa cao ốc Cung Tiêu đường Hòa Bình thành phố C.”

Hiện đang còn sớm, tòa cao ốc vẫn chưa mở cửa, An Na đi quanh tòa nhà vài vòng, cuối cùng cũng tìm được một cửa hàng rất nhỏ có tấm biển đã bị mờ nằm cuối cùng ở trong con hẻm. Cửa hàng khóa cửa, trên đó có hàng chữ “Cửa hàng đồng hồ ông Vu” viết bằng sơn.

An Na tìm một góc tránh gió ngồi xuống, nhìn người và xe đi qua lại trước mặt.

Đường xá bụi bẩn, trời càng ngày càng sáng, người đi làm đi học cũng nhiều hơn. Đi lại trên đường nhiều nhất chính là xe ca kiểu cổ, thỉnh thoảng lắm mới thấy có vài chiếc xe con mà An Na cũng không biết nhãn hiệu. Ngoài ra, chủ yếu là người đi đường đi xe đạp giá tam giác. Tất cả mọi người đều có đích đến của mình, cảnh tượng vội vã, thỉnh thoảng có một vài người chú ý đến An Na, không khỏi liên tiếp ngoái lại nhìn.

Trên đường mặc dù đôi lúc cũng chứng kiến một hai người phụ nữ đi giày cao gót tóc uốn xoăn kiểu “Đơn yến thức”, “Song yến thức” rất thịnh hành giống mẹ cô lúc còn trẻ, nhưng An Na biết rõ mình với họ rất khác nhau.

Giống như một con chim trĩ bị nhốt vào trong chuồng gà, khác nhau hoàn toàn.

Đợi có tiền rồi, chuyện đầu tiên cô muốn làm chính là mua áo khoác, nếu không, cô dù không bị lườm chết thì cũng bị lạnh chết.

Chín giờ, mặt trời đã lên cao, cửa Cung Tiêu đã mở ra, nhưng cửa hàng của ông Vu vẫn chưa mở.

An Na tiếp tục chờ. Cuối cùng, đợi đến mười giờ, mới nhìn thấy một ông lão gầy gò mặc trang phục kiểu Tôn Trung Sơn màu xanh đậm chầm chậm đi vào trong ngõ hẻm, mở cửa.

An Na lập tức đi theo vào, nói:

– Cháu chào ông ạ. Ông ơi cháu muốn hỏi, ông có mua đồng hồ đeo tay không ạ?

Ông lão chậm rãi quay người lại, hỏi:

– Đồng hồ loại gì?

An Na nghe thế phấn chấn tinh thần vội vã tháo chiếc đồng hồ trên cổ tay xuống, đưa tới.

– Patek Philippe. Hiệu mới nhất, bình thường không dễ mua, ông xem giá trị bao nhiêu ạ?

Ông lão nhìn chiếc đồng hồ, lại nhìn An Na chằm chằm.

– Hoa Kiều?

– Vâng ạ. – An Na thuận theo nói dối.

Ông lão cầm kính viễn thị lên, cầm lấy đồng hồ, dùng kính lúp nhìn một lúc lâu, mở nắp sau ra, tiếp tục nghiên cứu tim máy một lúc, cuối cùng ngẩng lên, chậm rãi nói:

– Một trăm.

Mặc dù An Na đã có chuẩn bị tâm lý, bán chiếc đồng hồ ở trong một thời đại này chắc hẳn không thể nào có cái giá vừa ý, nhưng giá mà ông cụ đưa ra thật là khiến cô mở rộng tầm mắt.

– Ông ơi, ông xem cẩn thận giúp cháu, đây là loại Patek Philippe chính tông ạ! Hãng Thụy Sĩ nhập khẩu! Làm sao có giá đó được ạ?

Ông cụ tháo mắt kính xuống:

– Cô bé, một trăm không ít đâu, là hai tháng lương đấy. Ông biết đây là chiếc đồng hồ loại tốt của cháu, biết hàng nên mới ra cái giá này. Ông nói cháu này, cháu cầm chiếc đồng hồ này ra ngoài, trong một trăm người thì khó tìm được người biết về nó. Ông khó mà bán được, như thế chẳng phải mua nó rồi lỗ à, cháu nói xem có đúng không? Nếu đồng hồ của cháu là loại Hoa Mai radar, thì ông có thể mua với giá sáu trăm. Vì sao? Vì sẽ có người chịu mua nó với giá cao. Ai cũng biết Hoa Mai radar là hàng ngoại cao cấp, có thể so sánh với loại Hải âu. Chiếc đồng hồ này của cháu, trước đây ông và ông nội của mình khi đến một cửa hàng đồng hồ Thượng Hải đã từng thấy, người bình thường căn bản không biết đến nó đâu. Cháu có muốn bán nó nữa không.

Ông cụ nói xong trả chiếc đồng hồ lại.

An Na trợn tròn mắt.

Chiếc đồng hồ đáng giá như thế, nếu nó đã không thể bán được, đối với cô mà nói giờ nó cũng chính là một khối sắt để xem thời gian mà thôi, mà biết đi đâu để bán nó nữa đây. Cô dùng hết khả năng uốn lưỡi bảy tấc, ông cụ cuối cùng cũng trả đến cái giá là hai trăm.

– Giá cao nhất rồi! Cháu không bán, ông cũng đành chịu thôi.

Ông cụ bày ra dáng vẻ hết cách.

An Na cắn răng, gật đầu đồng ý.

Ông cụ vui mừng, vén mấy lớp quần áo, lấy ra một chiếc túi vải rách buộc ở trên eo moi ra một xấp tiền nhân dân tệ, đếm từng tờ đủ hai mươi tờ đưa cho An Na.

An Na nhận tiền, trong lòng thì đang rỉ máu, nói:

– Ông ơi, ông giữ cho cháu, đừng bán đi ạ. Cháu bảo đảm, chờ cháu có tiền rồi, cháu sẽ trở lại để mua nó. Ông có thể tăng giá lên, cháu quyết không để ông bị thiệt đâu ạ.

Ông cụ cười híp mắt gật đầu, cất chiếc đồng hồ đi.

An Na chỉ để lại một tờ, một 19 tờ thì cuộn lại, xem xét chung quanh không có ai thì len lén nhét vào trong áo lót của mình, đảm bảo cẩn thận rồi mới vội vã rời khỏi.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,492
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 04:
Trong tòa nhà Cung Tiêu có bán quần áo, An Na đi dạo một vòng, nhìn ưng mấy cái áo mà lần đầu tiên trong đời không dám bỏ tiền ra mua. Quay ra trở về nhà ga, ở trước cổng ra vào rộng rãi có mấy người đang bán quần áo, dưới chân đặt túi đan dệt, trên cánh tay và vai treo y phục, thấy ai cũng nhiệt tình chào hàng. Cô qua đó, sau một lúc cò kè mặc cả, cuối cùng mua chiếc áo khoác đen mà giá rẻ hơn một nửa ở trong tòa nhà Cung Tiêu, khoác lên mình, lập tức có cảm giác như ốc sên có xác, vô cùng có cảm giác an toàn.

An Na nghĩ đến người đàn ông trung niên bán bánh bao nhân thịt dê, nhưng ông ta đã dọn quán. Thấy bên cạnh còn quán bán bánh quai chèo còn lại hai cái, cô qua mua rồi vội vã trở lại phòng chờ.

Lúc này trong phòng chờ rất đông người, đủ loại khẩu âm lẫn lộn, khắp nơi là thanh âm ong ong hỗn loạn. An Na ban đầu không nhìn thấy Lý Mai. Chỗ ngồi buổi sáng của cô đã bị một người đàn ông trung niên chiếm mất, tìm khắp nơi, cuối cùng phát hiện Lý Mai đang ngồi xổm ở một góc, bên cạnh là chiếc vali hành lý của An Na, sắc mặt tái nhợt như người chết.

An Na vội vã qua đó, đưa bánh quai chèo cho Lý Mai:

– Cũng chỉ có cái này thôi, bạn ăn chút đi, nếu không sẽ bị ngất nữa đấy. Đúng rồi, sáng nay bạn nói muốn đi đâu nhỉ? Hồng Thạch Tỉnh đúng không? Bạn chờ mình đi hỏi xem còn vé không nhé. Mà có vé xong bạn nên đi đi, chứ cứ ngồi ở đây ba ngày ba đêm cũng vô dụng thôi.

Nói xong định đi thì ống quần lại bị người ta kéo kéo, là Lý Mai đang chậm rãi đứng lên, lấy túi tiền thủ công bằng tay từ trong túi áo ra, mỉm cười nói:

– Còn chưa biết tên bạn nữa, nhưng cám ơn bạn. Bạn là người tốt. Mình muốn phiền bạn trông giúp mình cái ví này, chờ mình quay lại.

Nói xong, cũng không đợi An Na trả lời đã đặt chiếc ví bằng vải kia lên trên vali hành lý của An Na, quay người đi luôn, bước chân loạng choạng.

An Na nhìn túi tiền mà cô gái để lại, lại nhìn bóng lưng cô ta xuyên qua dòng người ra khỏi cánh cửa phòng chờ, trong lòng thấy có điểm là lạ. Chỉ là hai người bình thường gặp nhau, cô cũng không nên đuổi theo hỏi lung tung này kia. Nghe giọng điệu cô ta hình như là muốn đi đâu làm gì đó. Chờ thì chờ đi. Dù sao cô cũng không có nơi nào để đi cả.

Túi tiền bằng vải mà Lý Mai để lại rất căng, còn được cuốn chặt bằng dây thừng bên ngoài vài vòng. Nhéo nhéo, bên trong như là một cuốn giấy gì đó. An Na cũng không tìm hiểu nhiều, bỏ vào túi của chiếc áo khoác mới mua, đến chỗ cửa sổ phòng trực ban tối qua hỏi về giá vé.

Người phụ nữ tối qua đã không có ở đây, mà là một người đàn ông trung niên đeo kính, thái độ hòa nhã hơn nhiều.

Có xe lửa tốc hành đến thành phố S, vé ghế cứng là ba mươi ba tệ năm hào, giường nằm thì gấp đôi, đi mất khoảng năm mươi sáu tiếng đồng hồ, gần hai ngày một đêm.

Còn đi Hồng Thạch Tỉnh mà Lý Mai muốn đi thì không có tốc hành. Ông ta nói Hồng Thạch Tỉnh là một lâm trường, chỉ có bến xe, muốn đi phải đi xe lửa đến huyện La Bình trước, rồi từ huyện La Bình bắt xe đi đến đó.

Huyện La Bình cách nơi này không quá xa, giá vé là bốn tệ hai hào, buổi tối có chuyến xuất phát, sáng mai là đến nơi.

An Na cám ơn xong, quyết định chờ Lý Mai trở về rồi cùng nhau đi mua vé.

Ở trong phạm vi năng lực của mình, có thể giúp đỡ được người khác, An Na rất sẵn lòng.

An Na sợ mình đi lâu khi Lý Mai quay về sẽ không thấy mình, khi quay về bèn cứ chờ ở chỗ cũ, đợi một lúc, lại nghĩ tới bố mẹ.

Hiện tại cô đã có lộ phí, nhưng tiếp theo cô phải thật sự quay về thành phố S để tìm cha mẹ thời trẻ ư?

Trực giác nói cho cô biết điều này không thích hợp, nhưng bây giờ chỉ có thành phố S là nơi duy nhất cô có thể đi mà thôi. Có lẽ cô nên trở về, nghĩ cách sống gần bố mẹ, sau đó thì tính toán tiếp? Nhưng một vấn đề khác lại tới, đi thành phố S, ngoại trừ tiền mua vé tàu xe, với số tiền còn dư lại kia làm sao cô có thể tiếp tục duy trì cuộc sống đây. Là một người không hộ khẩu, cô làm sao ứng phó được với việc điều tra hộ khẩu, sự khó khăn của tìm việc làm trong xã hội để duy trì kế sinh nhai?

Trong loa thỉnh thoảng vọng ra thông báo trạm dừng của đoàn tàu đến, người chung quanh đi qua đi lại không ngớt. An Na nghĩ ngợi đến choáng váng đầu óc, ngây người cho đến khi bụng bắt đầu đói cồn cào, ngẩng lên nhìn đồng hồ treo tường mới phát giác Lý Mai hình như ra ngoài đã khá lâu rồi, cũng không biết cô ấy lúc nào mới quay trở lại.

Đúng lúc này, bên ngoài phòng chờ như đột ngột có chuyện gì đó xảy ra, có vài nhân viên công tác vội vã chạy về hướng tay phải, thần sắc căng thẳng, không ít hành khách đang đợi xe thấy thế cũng ào ào theo ra ngoài.

An Na không theo ra, cô giờ đang phiền lòng không có tâm trạng đi hóng chuyện, nhưng những hành khách gần đó sau khi đi hóng chuyện xong trở lại bắt đầu bàn tán xôn xao.

- …Một người phụ nữ muốn đi vệ sinh nhưng đẩy cửa mãi mà không được, bên trong như bị cái gì đó cản lại, khi bà ta đẩy mạnh được ra nhìn vào trong đã bị cảnh tượng làm cho hoảng sợ suýt ngất đấy.

Một người đàn ông đầy kích động hoa chân múa tay miêu tả lại, cứ như bản thân mình cũng có mặt ở trong đó.

– Mọi người đoán xem là gì? Một cô gái dựa vào sau cánh cửa, dùng dây giày bện lại một đầu buộc vào then cài cửa, một đầu thì buộc vào cổ, đã tự siết cổ mình đấy. Công an đã đến rồi, phong tỏa nhà vệ sinh rồi…

Tim An Na đập bộp một cái,, trong đầu xẹt qua một điềm báo xấu, cô kéo vali hành lý vội vã ra ngoài, chạy tới nhà vệ sinh của nhà ga.

Nhà vệ sinh đã bị công an phong tỏa, bên ngoài rất đông người vây xem, nhìn chằm chằm vào cánh cửa kia. Một người phụ nữ đứng ở cửa nhà vệ sinh, đang kể lại cảnh tượng kinh hãi vừa rồi cho công an.

An Na nhớ tới ví tiền mà Lý Mai trước khi đi đã đưa mình nhờ giữ hộ, bèn lấy ra, mở ra xem, cô giật mình phát hiện bên trong có rất nhiều tiền mặt được cuộn chặt lại, ngoài ra còn có một góc tờ báo giống như là bị xé ra gấp gáp, trên đó có vài dòng chữ.

An Na mở tờ báo, đập vào mắt là dòng chữ đầu tiên, tim lập tức nảy lên thình thịch. Đây là Lý Mai viết cho cô. Bản thân vốn muốn đi Hồng Thạch Tỉnh tìm nhà cô mình ở đó. Năm trăm đồng này là mẹ cô ta lúc chết đã để lại cho cô ta. Bởi vì cất ở trong người cho nên không bị lấy trộm cùng hành với hành lý. Cô ta không muốn sống, để lại cho An Na một trăm, bốn trăm còn lại nhờ An Na chuyển tận cho cho cô của mình. Cô của Lý Mai biết rõ cô ta đi xe lửa tới chỗ mình. Người cô đó tên là Lý Hồng.

Lòng bàn tay An Na ướt đẫm mồ hôi, hai mắt mở to nhìn đằng trước.

Vài người đang dùng cáng khiêng người chết ra ngoài. Người chết được phủ kín bằng một tấm vải bạt, không nhìn thấy mặt, nhưng lộ ra chân. Trên chân thiếu dây giày, đó chính là Lý Mai.

Công an hỏi xong người phụ nữ kia, lại hỏi người của nhà ga vài câu rồi đi. Những người vây quanh hóng chuyện cũng dần dần giải tán hết.

An Na ngồi trên bậc thang mà hôm qua mình ngã đầu óc mờ mịt, chân tay lạnh buốt.

Giờ cô rốt cuộc đã hiểu vì sao trông Lý Mai lại có vẻ khác lạ đến như thế.

Lý Mai có năm trăm đồng trong người, không phải là không có tiền, như vậy việc tự tử của cô ta không thể bởi do bị mất hành lý được.

Nhất định là có nguyên nhân khác.

Tại sao cô ấy trên đường đi đến nhà họ hàng thì lại nảy sinh ý niệm tự tử trong đầu, dựa vào đâu lại tin tưởng một người mới gặp như An Na sẽ không nuốt toàn bộ năm trăm đồng nay, những thắc mắc này giờ đã không thể nào biết được nữa.

An Na bóp chặt ví tiền nóng bỏng kia trong tay, ngồi rất lâu, tinh thần dần ổn định, đi đến chỗ nhân viên nhà ga, hỏi thăm sự kiện tự sát trong nhà vệ sinh trong trạm xe.

Người công an đang ghi chép nhìn An Na:

– Chị quen biết người chết à?

– Không biết…không quen ạ…nhưng ở trong phòng chờ có nói chuyện với nhau, biết cô ấy tên Lý Mai…

Người công an nhíu nhíu mày:

– Nhân viên quản lý trạm xe nhận ra cô ta, nói cô ta vài ngày trước đã có vẻ kỳ lạ rồi. Tự sát, bác sĩ nói không cứu được nữa, đã đưa đến nhà tang lễ rồi. Vài ngày nữa không có ai đến nhận thì sẽ xử lý thi thể vô danh.

An Na cẩn trọng nói:

– Đồng chí công an, tôi dù không biết vì sao cô ấy tự sát, nhưng cũng coi như biết cô ấy, phí tổn ở nhà tang lễ là bao nhiêu cứ nói với tôi, tôi sẽ giúp cô ấy xử lý hậu sự ạ. Tôi có nghe cô ấy nhắc đến người cô của mình, xong việc tôi sẽ đi thông báo cho người cô kia. Đồng chí xem có được không ạ?

Người công an liếc nhìn cô:

– Rất trượng nghĩa! Được, tôi giúp chị liên lạc với nhà tang lễ.



Ba ngày sau, An Na mua một tấm vé xe lửa, đi huyện La Bình. Chiều hôm sau thì đến nơi, lại ra bến xe, bắt xe đi Hồng Thạch Tỉnh.

Sự việc gặp gỡ Lý Mai đã làm thay đổi hành trình của cô.

Cô quyết định đi tìm người cô của Lý Mai trước, giao lại năm trăm đồng mà Lý Mai đã tin tưởng gửi gắp mình. Xong rồi mới quay lại thành phố S, nghĩ cách để sống ở đó.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,492
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 05:
Từ huyện La Bình đi cơ bản toàn là đường đá xỉ than. Trước kia trong này chủ yếu là cây cối rậm rạp. Về sau bởi vì khai thác quá độ, rất nhiều lâm trường đã bị hoang phế. Hai bên đường đi cây cối thưa thớt, thỉnh thoảng mới thấy dân bản xứ dắt dê từ ven đường đi qua.

Ngồi trên xe hai đến ba tiếng, lúc chạng vạng, An Na mới đến bến xe Hồng Thạch Tỉnh.

Hồng Thạch Tỉnh ban đầu vì khai thác lâm nghiệp mà hình thành thôn trấn. Bến xe cực kỳ đơn sơ, hai cái lều lớn, một loạt nhà mái bằng cũ xây bằng đá đỏ, bên ngoài có một con đường đất thẳng hướng tới thị trấn. Cách mấy chục mét, có nhánh đường sắt kéo dài. Lúc An Na đi ra, vừa vặn một chiếc xe lửa chở đầy than đá kéo theo dải khói đen sì sình sịch chạy qua người cô, mặt đất chấn động rung lên, có một chút than đá còn rơi xuống.

Vài đứa trẻ tan học đi ngang qua chờ xe lửa đi qua lập tức lao đến tranh nhau nhặt cục than đá rơi xuống đường kia.

An Na nhìn xe lửa biến mất trong tầm mắt, quay người đi về hướng thôn trấn.

Lý Mai có lẽ bởi vì tâm tình hỗn loạn mà khi viết vài dòng cho cô chỉ nói cô của mình ở đây chứ không viết địa chỉ gì cả.

Đây dù không phải là một nơi rộng lớn gì, nhưng cô chưa quen cuộc sống nơi đây, trong khoảng thời gian ngắn muốn dựa vào một cái tên người rất bình thường để tìm thì chỉ sợ rất khó khăn. Nhưng việc này đã đặt lên người cô, cô không thể không đi chuyến này.

Đã đến đây rồi, cô đành phải đi hỏi thăm từng nhà trong trấn, đánh cuộc với nhân phẩm của chính mình mà thôi.

Con đường đất nhìn không dài, nhưng khi đi thì lại thấy rất lâu. An Na kéo vali hành lý, tránh những bãi phân dê trên đường, cuối cùng đã đến lối vào khu trấn có bức vẽ tuyên truyền rất lớn trên bức tường “Phấn đấu thực hiện bốn mục tiêu hiện đại hóa”.

Lúc này sắc trời đã tối, dưới bức vẽ tuyên truyền thỉnh thoảng có tốp năm tốp ba công nhân mặc trang phục lao động đi qua, ào ào quay sang nhìn An Na.

An Na gọi mấy người đi đường lại, hỏi thăm “Lý Hồng”, quả nhiên tất cả đều lắc đầu.

Phương bắc vào mùa đông trời tối nhanh hơn nhiều so với tưởng tượng của An Na. Chẳng bao lâu, đèn đường bắt đầu sáng lên. An Na đứng trước cung văn hóa công nhân, cảm thấy lạnh buốt, bèn quyết định tìm chỗ nghỉ trước. Cô hỏi người đi đường biết gần đây có nhà khách Cục Lâm vụ gì đó, vội vã qua đó tìm. Lúc tìm được thì trời đã tối hẳn, một phòng nghỉ qua đêm giá năm đồng. Nữ nhân viên phục vụ đề nghị xem thư giới thiệu. An Na nói mình đến tìm người, không có thư giới thiệu, tiện thể hỏi thăm về Lý Hồng. Nhân viên phục vụ nói không biết. An Na vốn đang thấp thỏm sợ người ta không cho mình nghỉ lại, vậy thì đêm nay chắc phải ngủ ngoài đường rồi. May mắn nhân viên phục vụ cũng không gặng hỏi thêm, nhận tiền rồi dẫn cô đến phòng nghỉ, mở cửa, nói “có nước nóng ở phòng bên cạnh, tự đi lấy”, rồi quay đi.

Căn phòng hết sức đơn sơ. Một chiếc đèn điện, nhất chiếc giường sắt, một cái bàn, trên bàn có đặt một khay trà loang lổ men tráng cùng với hai ly thủy tinh, cộng thêm một cái chậu rửa mặt cũ, một phích nước nóng.

Ngồi xe lửa một đêm, lại nửa ngày ngồi trên xe khách, An Na đã vô cùng mệt, không còn hơi sức kén chọn gì nữa, ăn hết nửa cái bánh mì cứng đơ mua ở trên đường, cầm chậu cùng phích nước nóng đi đến phòng tắm bên cạnh pha nước, quay trở về rửa ráy xong khóa cửa, cũng không cởi quần áo, vừa nằm xuống đã ngủ một mạch. Cô mơ thấy mình và bạn thân đang thưởng thức bữa tiệc hải sản tôm hùm trong nhà hàng bốn mùa trên biển, chợt có những tiếng gõ cửa liên tiếp làm cho bừng tỉnh, cô bật dậy, tim đập nhanh, không dám trả lời.

– Mở cửa! Công an kiểm tra phòng!

Bên ngoài có giọng nói vọng vào.

An Na càng thêm căng thẳng. Cũng không biết số của mình sao lại “tốt” đến thế, vừa đến đã bị công an kiểm tra phòng rồi, nhưng lại không dám không ra mở, đành phải bật điện, mặc áo khoác, sau khi mở hé cửa, thấy đúng là công an thì mở ra.

Ngoài cửa là hai người công an trẻ tuổi, thần sắc nghiêm túc, đứng đằng sau là nữ nhân viên phục vụ kia, nói với công an:

– Đồng chí công an, chính là cô ta. Tôi đề nghị thư giới thiệu, cô ta nói không có. Cô ta nói đến để tìm một người tên là Lý Hồng. Tôi hỏi Lý Hồng kia làm gì ở đâu, cô ta cũng không biết. Hỏi cô ta có quan hệ gì với Lý Hồng, cô ta nói không biết. Đây chính là nói dối đúng không? Tôi thấy cô ta không giống người lương thiện. Gần đây trong vùng không phải đang tăng cường truy bắt tội phạm à, tôi sợ chỗ của tôi chứa chấp phần tử phạm tội, cho nên mới báo các anh. Các anh nhớ điều tra cô ta rõ ràng nhé.

An Na suýt chút nữa thì hộc máu. Sớm biết như này cô thà rằng ngủ ngoài đường còn hơn.

Hai người công an không đi vào.

– Xuất trình sổ hộ khẩu.

Hiện tại chế độ thẻ căn cước mới có, còn chưa thông dụng, người công an mặt chữ điền hỏi cô sổ hộ khẩu. Lúc anh ta hỏi, người công an mặt tròn cầm bút ghi chép trên cuốn sổ.

An Na ngập ngừng nói:

– …Vì đi gấp, nên quên…

– Tên gì?

Người công an mặt tròn ánh mắt rơi lên mái tóc xoăn màu nâu rối tung và chiếc quần bò của cô, hỏi.

– An Na.

– Hỏi tên thật của chị ấy, chị trả lời tên nước ngoài cho tôi làm gì? Làm như tôi chưa từng đọc Anna Karenina ấy. – Người công an mặt tròn khó chịu, gõ bút lên quyển sổ.

– Đồng chí công an, tên tôi là An Na…

– Giỏi nhỉ, còn cứng miệng à! – Anh ta đập bút.

– Tôi thật sự tên là An Na, họ An tên Na. – An Na khóc không ra nước mắt, vội vàng giải thích.

– Ở đâu, làm gì? – Người mặt chữ điền hỏi.

- …Thành phố S…Đến tìm người thân…

Bản thân An Na cũng không dám chắc chắn câu trả lời của mình.

Người mặt chữ điền nhìn vali hành lý mà An Na đặt ở góc tường:

– Tháng trước trong huyện xảy ra một vụ án giết người, căn cứ theo nhân chứng thì trong đó có nữ đồng bọn. Bây giờ chúng tôi nghi ngờ chị, mau mang đồ đạc, cùng chúng tôi đi tiếp nhận điều tra!



Tháng trước, phòng tài vụ Công ty rượu thuốc lá Huyện La Bình bị một nhóm côn đồ bịt mặt dùng súng cướp một khoản tiền lớn lên tới năm nghìn tệ, trong nhóm có một nữ chịu trách nhiệm trông chừng. Sự ảnh hưởng này rất xấu, trong huyện cực kỳ coi trọng, muốn nhân viên từng khu phối hợp hành động để sớm phá án.

An Na bị dẫn ra ngoài, thời gian trên đồng hồ treo tường đổ chuông vừa đúng lúc rạng sáng.

An Na không biết tại sao mình lại xui xẻo đến thế, vừa đến đây đã gặp chuyện rồi.

Rất rõ ràng, cô giờ bị coi như là kẻ hiềm nghi mà bị bắt giữ rồi.

Ra đến đồn công an, cô bị hai người công an kia lệnh ngồi xổm xuống ở góc tường trong phòng chẳng khác gì phòng tra tấn. Vali hành lý đã bị lấy đi, bên cạnh không có người nào. Đang lúc thấp thỏm, có tiếng bước chân vọng đến, cửa được mở ra, vài người bước vào.

Ngoài hai người công an dẫn cô đến, người mặt chữ điền tên La Thành, người mặt tròn tên Cừu Cao Hạ, còn thêm một người lớn tuổi hơn chút, tầm hai mươi bốn hai mươi lăm tuổi. Như là đang ngủ ngon bị đánh thức dậy, người đó trong mắt có tia máu, mặc chiếc quần cảnh sát giống La Thành, Cừu Cao Hạ, mùa đông, trên người chỉ mặc chiếc áo sơ mi trắng, vừa bước vào đã quét mắt lên người An Na tóc tai bù xù đang ngồi xổm ở góc tường, ngồi xuống ghế dựa, hai chân đặt lên mặt bàn, nhận bản ghi chép mà La Thành đưa tới, liếc một cái đã ném xuống bàn.

– Trong vali có cái gì? – Anh ta hỏi.

Trên trần nhà có hai bóng đèn huỳnh quang, ánh sáng trắng chói mắt, chiếu lên gương mặt An Na không chút huyết sắc.

An Na cụp mắt xuống, nhìn chằm chằm vào bệ xí xi măng đầy nước tiểu ở nền nhà, yếu ớt trả lời:

– Quần áo…giầy…đồ trang điểm…Toàn bộ đều là đồ dùng cá nhân…

– Đội trưởng, toàn bộ đồ đạc ở nhà khách đã lấy tới, ở phòng bên ạ.

Cừu Cao Hạ đi ra xách vali hành lý của An Na đến.

Người trẻ tuổi nhìn vali:

– Mở ra!

An Na thật sự không muốn mở vali, bên trong ngoại trừ đồ dùng cá nhân ra còn có tiền mặt, hộ chiếu và di động mà cô chưa kịp xử lý. Dù đã được đặt trong ngăn kép, nhưng nếu bị lấy ra thì càng phiền phức hơn.

Thấy An Na chần chừ, người trẻ tuổi kia lộ vẻ mất kiên nhẫn, kéo ngăn kéo ra, lấy một con dao găm, như là muốn cậy chiếc vali, An Na đành phải đi tới, trong ánh mắt soi mói của ba người kia bấm mật mã mở vali ra.

Toàn bộ đồ dùng đều bị hai người công an kia lấy ra, còn người trẻ tuổi thì đứng cạnh quan sát.

Hai cái mũ che nắng, mấy đôi giày, năm sáu bộ y phục, vài chiếc khăn lụa, đồ trang điểm, nước hoa, băng vệ sinh, tất chân. Hai người công an mắt càng lúc càng mở to, khi cầm ra một bộ bikini, thần sắc của hai người đã không còn được tự nhiên như trước nữa, đều nhìn chằm chằm vào chiếc nịt ngực và chiếc quần tam giác ren màu đen đầy gợi cảm, do dự nhìn sang người trẻ tuổi:

– Đội trưởng…

Người trẻ tuổi liếc một cái, chân đang đặt trên bàn rơi xuống đập trên nắp vali đóng sập lại, nhìn An Na, thấy cô vẫn cúi gằm xuống đứng ở đó thì khẽ cong ngón tay dài gõ gõ xuống mặt bàn.

– Chị thật sự không phải đồng bọn của chúng?

– Không phải ạ, tôi thề!

An Na mở to mắt ra sức lắc đầu, bờ vai xinh đẹp trắng mịn của cô ẩn hiện dưới mái tóc xoăn, khiến ánh mắt hai người công an kia như bị định trụ.

Người trẻ tuổi liếc nhìn thấy, khẽ nhíu chân mày:

– Trong ghi chép không thấy hỏi quê quán của chị. Quê quán chị ở đâu? Đơn vị công tác hoặc là địa chỉ gia đình là gì, để tôi liên lạc, xác định là đúng thì chúng tôi sẽ thả cô đi.

- …Đội trưởng…Vừa rồi cảnh sát Cừu nói không sai, An Na chỉ là tên tiếng Anh của tôi. Tôi tên là Lý Mai, Lý Hồng là cô của tôi…Mẹ tôi vừa mới qua đời, tôi đến tìm cô mình…

Ba người công an đều sững ra. Người họ Cừu phản ứng kịp, nói:

– Cái chị này làm gì thế hả? Lúc ở nhà nghỉ tôi hỏi chị tên gì, chị bảo tên An Na còn gì, sao giờ lại thành Lý Mai rồi. Tôi cho chị biết, chị ngụy biện cũng vô dụng thôi.

– Đồng chí công an, tôi tên là Lý Mai…Chỉ vì tôi không thích cái tên này, nên bao lâu này vẫn thường dùng cái tên An Na. Tôi nói thật đó. Lý Hồng thật sự là cô của tôi. Mẹ tôi qua đời, tôi bèn đi tìm cô mình. Lúc nhỏ tôi từng đến đây rồi, nhưng sau một thời gian dài không tới với lại còn từng bị ốm nặng nên có một số việc không nhớ rõ nữa, ngay cả cô ở đâu cũng không còn nhớ…Mong các anh giúp tôi với ạ, tìm được cô tôi thì hỏi, sẽ biết là tôi không nói dối.

Người công an họ Cừu và họ La không lên tiếng, nhìn sang người trẻ tuổi.

Người trẻ tuổi nhìn An Na. An Na cũng nhìn lại anh ta, ánh mắt vô tội đáng thương như con cừu non.

Một lát sau, anh ta đứng lên, nói với hai đồng nghiệp:

– Ngày mai đi tìm Lý Hồng.

– Vâng, đội trưởng đi ạ. Thật ngại quá, nhà khách Cục Lâm vụ báo án, bọn em cho rằng cô gái này có vấn đề nên mới gọi anh đến. – Người họ La sợ sệt trình bày.

Người trẻ tuổi chỉ cười cười.

– Đội trưởng, thế cô gái này thì làm sao đây ạ? – Người họ Cừu hỏi.

Người trẻ tuổi liếc An Na.

– Cho cô ta chiếc áo khoác trước đã. Trước khi chưa tìm được Lý Hồng cứ nhốt cô ta ở đây.

Nói xong thì bỏ đi.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,492
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 06:
Người công an họ La và họ Cừu cũng đi ra ngoài. Một lát sau, người họ Cừu cầm một chiếc áo khoác quân phục màu xanh đi vào ném lên bàn, mắt nhìn An Na, sau đó đi ra ngoài. Tiếng khóa cửa lách cách, tiếng ổ khóa xoay ngược vào trong, bốn phía yên tĩnh trở lại.

An Na đứng đơ ra tại chỗ một lúc lâu, cuối cùng ngồi xuống, cất lại từng món đồ bị ném ra ngoài vào trong vali hành lý, sau đó cầm chiếc áo khoác quân phục kia khoác lên người, nằm cuộn tròn trên bàn, nhắm mắt lại.

Giờ cảm giác duy nhất của cô chính là may mắn.

Cảm tạ bộ nội y ren màu đen, nếu không, đợi đến khi họ lấy ra được mấy thứ khủng khiếp kia, cô nghĩ ngay cả gian phòng nhỏ này cô cũng khó mà được ở.

Vừa rồi lúc người trẻ tuổi kia bảo cô báo quê quán và địa chỉ gia đình để tìm hiểu, An Na cũng biết mình đã hết cách rồi, kế sách tạm thời duy nhất chính là giả mạo Lý Mai mà thôi.

Dựa theo ý tứ trong di thư mà Lý Mai để lại, hình như cô ta từ lúc còn nhỏ đã không gặp cô của mình rồi.

May mắn thời đại thông tin nhân khẩu còn chưa liên kết trên mạng internet, khiến cho cô có thể chui vào được chỗ trống này.

Hy vọng duy nhất của cô là tìm được Lý Hồng, sau khi hai người gặp nhau, cô có thể giả mạo thành cháu gái của Lý Hồng.



Thời tiết ban đêm rất lạnh, dù đã có chiếc áo khoác quân phục nhưng An Na vẫn thấy rất lạnh, cộng thêm tâm sự trùng trùng mà không ngủ được.

Lúc trời sắp sáng, cô mới lơ mơ ngủ, nhưng chưa được chốc lát, bên ngoài lại có tiếng mở cửa và tiếng ho khan, hẳn là người của đồn công an tới làm việc. An Na không dám ngủ tiếp, ra ngồi ở ghế, trong lòng thiết lập lại cảnh tượng lúc mình và Lý Hồng gặp nhau, và các loại ứng phó khi gặp phải những vấn đề bất ngờ ngoài ý muốn xảy ra.

Lúc hơn tám giờ, người công an họ Cừu đến, mang cho cô một bát cháo loãng và hai chiếc bánh mỳ.

An Na muốn đi vệ sinh, bởi nhịn đã lâu, nói với anh ta. Người họ Cừu cũng không gây khó dễ, gọi một nữ công an trẻ tuổi tên Lưu Hồng Mai dẫn An Na đi.

Lưu Hồng Mai rất xinh đẹp, thái độ lãnh đạm. An Na đi vệ sinh xong trở lại, thấy bên cạnh có vòi nước thì xin được rửa mặt mũi chân tay.

– Sao lại lắm chuyện thế không biết!

Lưu Hồng Mai lẩm bẩm, khó chịu dừng lại.

An Na cảm ơn rối rít, bước qua vặn mở vòi nước.

Đầu tháng mười, vòi nước chưa bị đến mức bị đông kết, nhưng dòng nước thì lạnh buốt đến tận xương. An Na rửa tay, lại vốc nước rửa mặt, lúc đứng lên để gạt nước trên mặt thì trông thấy chiếc xe việt dã cũ biển 212 màu xanh lá cây nhìn bề ngoài như đã mấy tháng chưa rửa từ cánh cổng lớn của đồn công an lái vào, người công an trẻ tuổi tối hôm qua mở chiếc cửa xe long sòng sọc ra, bước xuống.

Lưu Hồng Mai vừa thấy anh ta thì lập tức dừng bước, khẽ quay đầu soi mình vào cánh cửa thủy tinh, nở nụ cười rất tươi ra đón, nói:

– Đội trưởng Lục, sao sáng sớm đã đến rồi ạ? Ăn sáng chưa? Em có mang theo hộp sủi cảo thịt heo cải trắng tối qua vừa làm…

– Được, – Lục Trung Quân đóng rầm cửa xe một cái làm chiếc xe rung lên, – Mang ra đây. Đám Tiểu La, Tiểu Cao thích ăn lắm. Lần sau nhớ mang tỏi tương cay nữa nhé.

Lưu Hồng Mai đơ ra, có vẻ không vui, nhưng gật đầu ngay sau đó:

– Được ạ. Chờ lát em mang qua cho họ.

– Cám ơn. – Lục Trung Quân cười, quay sang thấy An Na đứng đó, nụ cười biến mất, – Sao chị lại ra đây?

– Em dẫn cô ấy đi nhà vệ sinh ạ. – Lưu Hồng Mai nói.



Phượng hoàng rụng lông không bằng gà.

Thật khó để diễn tả câu này, nhưng dùng để hình dung An Na lúc này thì đúng là vô cùng thích hợp.

An Na thấy Lục Trung Quân nhìn mình chằm chằm, tròng mắt đen bóng, lộ ra ý tứ hàm xúc mà khiến cô không thể nắm bắt được thì lập tức căng thẳng, miệng khẽ mở ra, ngơ ngác nhìn anh.

Lục Trung Quân thu ánh mắt lại, nói với Lưu Hồng Mai:

– Em quản lý hộ tịch đúng không? Em điều tra tất cả người tên Lý Hồng trên ba mươi tuổi ở trong thôn này nhé. Cô gái này nói tìm cô của mình.

– Chỉ dựa vào một cái tên? – Lưu Hồng Mai nói, – Thế chẳng khác nào đội trưởng bảo em mò kim đáy biển ạ?

An Na nghe giọng điệu của cô ta, cảm giác như đang làm nũng, vì vậy quay mặt đi.

Lục Trung Quân nói:

– Nếu không được thì tôi đi nhờ chị Vương vậy.

– Ôi không đâu ạ, để em đi. – Lưu Hồng Mai kêu lên, – Chị Vương đang bận việc khác ạ.

Lục Trung Quân cảm ơn cô ta. Lưu Hồng Mai cười:

– Đó là việc của em mà, anh còn khách sáo làm gì.

Lục Trung Quân gật đầu, đi về phòng làm việc.



Hiệu suất làm việc của đồn công an này rất cao, đến buổi chiều, đã tìm được Lý Hồng, cô của Lý Mai ở phố Tân Hoa Nam rồi. Vừa nghe nói cháu gái Lý Mai của mình bị nhốt ở đồn công an thì hấp tấp chạy tới ngay.

An Na chờ ở gian phòng nhỏ kia, thấp thỏm sợ hãi giống như phạm nhân trên tòa án chờ đợi tuyên án, nghe bên ngoài có tiếng bước chân gấp gáp, lại có giọng của người phụ nữ trung tuổi vọng tới:

-…Đồng chí, tôi đã nói với đồng chí rồi, đứa cháu gái này của tôi số khổ lắm…Mẹ nó năm đó là sinh viên từ Thượng Hải đến, sau khi đến đây thì gả cho em trai của tôi. Nhưng em trai của tôi với chồng tôi đều đoản mệnh giống nhau, mười mấy năm trước gặp tai nạn, cả hai cùng mất. Mẹ nó sau đó dẫn theo nó về Thượng Hải, loáng cái đã mười năm rồi. Năm đó lúc nó đi mới khoảng mười tuổi, tóc hoe hoe vàng, gầy gò. Mẹ nó thì sức khỏe vốn rất yếu, mấy tháng trước lại chết rồi, nó không nơi nương tựa, tôi mới bảo nó đến chỗ tôi…Đoán chừng là hai ngày nữa là sẽ đến, tôi vẫn luôn chờ nó. Đồng chí công an, sao nó lại bị bắt ạ…

Tiếng nói của người phụ nữ kia càng lúc càng rõ ràng.

An Na dựng lỗ tai lên nghe, đợi khi tiếng chìa khóa tra vào ổ vang lên lách cách thì đứng thẳng người lên.

Cửa mở ra, trước cửa xuất hiện một người phụ nữ hơn bốn mươi tuổi, tóc ngắn, trên cổ quấn một chiếc khăn lụa màu sặc sỡ, trông thấy An Na thì hơi sững người.

An Na gọi to một tiếng:

– Cô ơi!

Rồi nhào đến.

Lý Hồng đỡ lấy An Na, còn chưa kịp mở miệng, An Na đã ôm chặt lấy, úp mặt vào vai bà khóc nức nở thành tiếng.

An Na vốn chỉ diễn trò, nhưng khi mới bắt đầu khóc, nghĩ đến tình trạng thảm hại của mình thì từ khóc giả thành khóc thật, đến cuối cùng nước mắt nước mũi tuôn ra ào ạt, làm cho chiếc khăn quàng cổ của Lý Hồng ướt nhẹp.

Lý Hồng vừa rồi trông thấy An Na, thấy cô khác hẳn với đứa cháu gái gầy nhỏ trong ấn tượng của mình, thật sự là không nhận ra. Trong cái khoảnh khắc bị An Na ôm chặt lấy khóc nức nở, nghĩ cháu gái mình mẹ nó vốn là thành phần trí thức cao cấp, cháu nó lại sống ở thành phố Thượng Hải mười năm, biến đổi thành một cô gái xinh đẹp như này cũng là điều bình thường. Lại nghe An Na luôn miệng gọi cô ơi cô ơi thì trong lòng đau xót, viền mắt cũng đỏ lên. Chờ An Na đã bớt khóc lóc mới gỡ tay An Na ra, lau lau mắt, đưa cho An Na chiếc khăn tay, nói:

– Mai Mai, đừng đau lòng nữa. Đến đây là tốt rồi. Điều kiện của cô dù kém, nhưng vẫn là nhà của cháu. Sau này cháu cứ yên tâm ở lại với cô.

An Na thấy Lý Hồng chấp nhận mình, tảng đá lớn đè nặng ở trong lòng cuối cùng cũng không còn nữa, lặng lẽ đưa mắt lén nhìn người họ Lục kia, thấy anh ta cùng với mấy người đồng nghiệp khác đứng ở cửa, vì vậy nhận lấy chiếc khăn, xoay người đi lau nước mắt nước mũi, sau đó quay lại nghẹn ngào gật đầu nói:

– Cám ơn cô ạ. Mẹ cháu trước khi đi có để lại cho cháu năm trăm đồng, bảo cháu đến chỗ cô. Cháu có mang theo ạ.

Lý Hồng kêu lên, nói với Lục Trung Quân:

– Đội trưởng Lục, các anh bắt lầm người rồi. Nó là cháu gái Lý Mai của tôi. Ôi con bé đáng thương, theo cô về nhà thôi.

Lục Trung Quân nhìn An Na khóc đến hai mắt sưng húp, nghĩ hẳn là đúng rồi. Người công an họ Cừu mặt tròn kia giành cầm vali hành lý của An Na lên, nói:

– Để cháu đưa hai người ra ngoài.

Lý Hồng vội nói:

– Ối, sao dám làm phiền đến đồng chí được ạ. Để cô để cô.

– Không sao đâu. Để cháu đưa đi, tối qua đã làm cháu gái của cô sợ một trận, coi như cháu đền bù.

Nói xong, anh ta cầm lấy vali chạy ra ngoài.

Lý Hồng nói với Lục Trung Quân:

– Đồng chí, đã làm phiền đồng chí rồi. Chúng tôi đi nhé.

Nói xong kéo tay An Na cười híp mắt dẫn cô ra khỏi phòng thẩm vấn.

An Na đi sát Lý Hồng, ra đến cửa chính, đến khi không còn cảm giác được ánh mắt chằm chằm của người họ Lục kia thì mới thở phào nhẹ nhõm.

Người công an họ Cừu chờ ở chỗ đó, đưa hai người ra khỏi cổng chính khá xa rồi mới nói với Lý Hồng:

– Cô Lý, cháu tên Cừu Cao Hạ, cô cứ gọi cháu là Tiểu Cừu là được. Về sau hai người có việc cứ tìm cháu ạ.

Cô Lý Hồng vội nói:

– Ôi chà, thật ngại quá. Cám ơn cháu Tiểu Cừu. Vậy cô không khách sáo nữa nhé! Nhà cô ở phố Tân Hoa Nam, có mở quầy bán đồ lặt vặt. Chỗ cô có thuốc lá Nghênh Xuân chính cống, tốn rất nhiều sức mới lấy được mối đầu vào của Công ty thuốc lá trong huyện. Sau này mong được cháu quan tâm một chút.

Cừu Cao Hạ nhìn An Na một cái, gật đầu, rồi mới đi quay trở về.

Chờ Cừu Cao Hạ đi rồi, cô Lý Hồng kéo vali giúp An Na, xem xét cô tỉ mỉ, nói:

– Mai Mai à, vừa rồi cô suýt nữa thì không nhận ra cháu đấy. Cháu thay đổi nhiều quá. Cô nhớ lúc trước cháu gầy gò ốm yếu, giờ xinh đẹp như búp bê rồi.

An Na giật mình, vội nói sang chuyện khác, dĩ nhiên là chuyện năm trăm đồng.

– Cô ơi, về nhà cháu đưa tiền cho cô nhé.

Cô Lý Hồng nghe nói đến khoản tiền năm trăm đồng thì lập tức quên cả suy xét tướng mạo của An Na, nói:

– Vậy sao được, mẹ cháu để lại cho cháu, cô dù có khó khăn cũng không dùng đâu.

– Cô ơi, cô cứ nhận đi ạ. – An Na hết sức chân thành, – Nếu cháu đã ở nhà cô sau này tiền ăn tiền ở cũng sẽ tốn. Nói tới, một mình cháu giữ khoản tiền lớn như này cũng vô ích, nhỡ để mất thì không hay.

Cô Lý Hồng gần đây muốn mở rộng quán bán đồ vặt nhưng nhập hàng thiếu tiền, cháu gái vừa vặn có năm trăm đồng, lại cứ nhất quyết giao cho mình…Nghĩ một chút, cô Lý Hồng vỗ vỗ tay An Na:

– Cũng được. Vậy coi như cô mượn của cháu. Cháu yên tâm, chờ cháu kết hôn rồi, cô sẽ trả lại đủ cho cháu.

An Na gật đầu.

Cô Lý Hồng giải quyết được vấn đề tài chính khó khăn thì tâm tình thoải mái hơn, thân thiết kể chuyện trong nhà cho An Na nghe. An Na chăm chú lắng nghe, lại nhớ đến người họ Lục trong đồn công an kia thì lại chột dạ, không kìm nén được quay sang hỏi cô Lý Hồng.

Cô Lý Hồng thấy An Na hỏi là người công an họ Lục, nói:

– Tối hôm qua chính cậu ta bắt cháu à? Cậu ta tên là Lục Trung Quân. Cô cũng là nghe người ta nói thôi, cậu ta hình như có chút lai lịch, trước kia ở nước ngoài học học viện hàng không gì đó, còn là đội trưởng đội phi hành nữa, cô cũng không rõ mấy, về sau bị phạm lỗi nên bị điều chuyển đến đây. Cũng mới đến vào năm ngoái thôi.

An Na “à” lên.

Lý Hồng đã buôn chuyện là không thể ngừng được, nhìn ngó bốn phía, thấy không có ai thì ghé sát lại hạ thấp giọng nói:

– Cũng nghe nói cậu ta vi phạm kỷ luật. Có vẻ cậu ta có vấn đề nghiêm trọng trong đạo đức lối sống…Chà chà, tóm lại là chẳng phải chuyện hay ho gì. Mà sao cháu vừa đến đã đụng phải cậu ta rồi thế. May mà không có chuyện gì. Loại người này, chúng ta chớ chọc vào mà né cho nhanh, đúng không?

An Na gật đầu.

– Cô Lý, đây là Mai Mai à?

Đại khái là sắp đến nơi, trên đường bắt đầu có người liên tục chào hỏi cô Lý Hồng, còn nhìn chăm chú vào An Na.

– Đúng vậy, mới từ Thượng Hải đến. – Cô Lý Hồng trả lời to.

– Ôi đúng là thay đổi nhiều quá, xinh quá. Đúng là cô gái thành phố có khác, khác hẳn với chúng ta.

– Mai Mai, cô là mẹ của Quách Vân. Trước đây lúc cháu và mẹ đi, Tiểu Vân nhà cô còn đến trả cháu cuốn vở và cục tẩy nữa, cháu còn nhớ không?

Đủ loại hỏi thăm thân thiết. An Na chỉ cười cười, cùng cô Lý Hồng chào hỏi mọi người, cuối cùng dừng trước gian nhà gần kề bên cột điện.

Lý Hồng đẩy cửa dẫn An Na đi vào, thân mật trách:

– Vào đi cháu. Cô nói cháu đúng là trí nhớ kém. Mới đi có gần chục năm mà lúc về đã không nhớ nhà ở chỗ nào rồi, còn bị người ta bắt ra đồn công an nữa chứ.

Lại gọi với vào trong:

– Tiểu Ny, cô của cháu ở Thượng Hải tới rồi, mau ra chào đi.

Một cánh cửa rèm được vén lên, một cô bé sáu bảy tuổi chạy ào ra, thấy An Na thì ngượng ngịu đứng ở cửa, không chịu chạy tới.

– Mau gọi cô đi. – Lý Hồng quay sang nói với An Na: – Chị cháu sống đi huyện, vì quá bận, cô thì lại không có việc gì, nên trông Tiểu Ny luôn.

An Na mỉm cười, gọi Tiểu Ny. Cô bé dùng giọng nhỏ như muỗi kêu đáp lại cô rồi vén rèm chạy ù vào trong.

– Đi, vào nhà đi. Đói rồi phải không. Quán bán hàng lẻ của cô tối không mở, lát cháu ăn sủi cảo cô mới làm nhé.

Cô Lý Hồng dẫn An Na vào nhà.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,492
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 07:
Căn nhà của cô Lý Hồng là loại nhà mái bằng phổ biến của phương bắc, giữa bên trái có ba gian, hai bên trái phải là phòng ngủ, bên trong có giường, giữa nhà là chỗ ăn cơm hoặc là phòng khách, đằng trước có một cái sân nhỏ, có một hầm mùa đông dùng để cất giữ rau dưa, ở góc dùng bùn trát thành tường, làm thành phòng nhỏ để nấu cơm và tắm rửa, bên cạnh lại khoét một cái cửa sổ quay ra ngoài đường, chính là chỗ mở quầy bán đồ lặt vặt.

Vừa rồi lúc đến, An Na hỏi bóng nói gió và lắng nghe chủ yếu là để biết rõ tình hình gia đình cô của Lý Mai.

Chú của Lý Mai và bố của Lý Mai trước đây đều là công nhân viên chức lâm trường, mười mấy năm trước ở lâm trường phát sinh vụ tai nạn, hai người bất hạnh cùng đồng thời gặp nạn. Chồng và em trai mất, cô của Lý Mai ngày nào cũng đến Cục Lâm Vụ khóc lóc, lãnh đạo trong Cục bèn sắp xếp con gái lớn Trần Lệ của cô Lý Hồng mới mười sáu tuổi vào trong xưởng dệt của huyện làm công nhân, còn phê chuẩn cho Lý Hồng mở quầy hàng bán đồ lặt vặt, lúc đó Lý Hồng mới thôi.

Trần Lệ nhiều năm trước đã xuất giá, giờ vẫn đi làm ở xưởng dệt trong huyện. Chồng họ Tống, không có công việc chính thức, làm thợ xây, chỗ nào gọi thì đến làm. Con gái Tống Tiểu Ny thì ở với cô Lý Hồng.

Con trai của cô Lý Hồng là Trần Xuân Lôi năm nay mười bảy tuổi, học cấp ba tại trường trung học La Yên, sang năm là tốt nghiệp, bình thường học nội trú, cuối tuần mới về nhà.

– Mai Mai, đây là phòng trước đây của chị cháu, cô biết cháu sắp tới nên dọn dẹp cho cháu rồi. Chờ sấy giường cho ấm xong, sau này cháu cứ ngủ lại đây. Xuân Lôi thì một tuần về một lần thôi, để em nó ngủ trong phòng giữa là được. Cháu xem đi, có được không?

Lý Hồng dẫn An Na vào trong căn phòng bên trái, bỏ vali xuống.

Căn phòng này không lớn, nhưng được dọn dẹp ngăn nắp. Trên tường dán bức ảnh Mộc Quế Anh đại chiến Kim Ngột Thuật, một chiếc giường kê sát tường, được trải tấm ga giường in hoa lớn kiểu dân quốc cũ, chăn màn gấp chỉnh tề, đặt trên chiếc gối thêu hoa màu hồng phấn hình uyên ương hí thủy.

– Được ạ, cám ơn cô.

An Na cảm ơn.

– Cháu đó, sao mà cứ nói cảm ơn cái gì. Cô là người thân của cháu, không phải khách sáo đâu. Cháu nghỉ ngơi chút đi, cô đi nấu sủi cảo cho cháu.

Cô Lý Hồng vui vẻ ra ngoài.

An Na sắp xếp đồ đạc ở hành lý ra một chút, vì ngại ăn không nên cũng ra ngoài giúp một tay.

Cô Lý Hồng đang băm thịt heo hành tây, nhân bánh để bên cạnh, thuần thục cán, rồi xắt ra thành từng miếng mì vắt nhỏ rất đều chằn chặn, cầm cán bột cán mỏng da sủi cải, cuối cùng thì cuộn lại. Tiểu Ny cũng ngồi trên ghế cuốn bánh.

An Na rửa tay cũng bắt đầu cuốn bánh, nhưng cô làm không được đẹp, đặt lên bàn so sánh với chiếc bánh đã làm trước đó thì kém rất xa, thấy Tiểu Ny nhìn chằm chằm vào chiếc của mình mỉm cười, An Na cũng cười ngượng ngùng.

– Tiểu Ny, cười gì thế! – Cô Lý Hồng vội vàng nói đỡ giúp An Na, – Cô của cháu là chuyên sinh đấy, là nhân tài đấy!

Nói xong, hỏi An Na, – Mai Mai, năm ngoái mẹ cháu gửi thư, nói cháu dạy học hợp đồng ở trường tiểu học, chưa chính thức phải không?

An Na không rõ chuyện trước kia của Lý Mai, chỉ ậm ừ đáp lại.

Lý Hồng cũng không để ý, lại nhắc đến việc sang năm thằng con Trần Xuân Lôi thi tốt nghiệp.

- …Cô ngày ngày sốt ruột, mong em của cháu có thể thi được lên đại học, rồi sau này đi làm. Nó có công việc tốt, thì cô không còn phải lo lắng gì nhiều nữa. Em cháu cũng rất chịu khó, thành tích cũng được, kết quả đều đứng thứ ba trong lớp đấy. Nhưng mà số cũng xui, năm ngoài nhà nước quy định thi tốt nghiệp trung học phải thi cả tiếng Anh nữa. Nhiều môn thi như thế, mà tiếng Anh của em cháu kém lắm. Giờ lại thi, chắc chắn trượt rồi. Ôi, cô thật là chán. Sợ đến lúc đó điểm tiếng Anh làm các môn khác bị ảnh hưởng. Cháu nói xem nhà nước nghĩ gì mà bắt người Trung Quốc chúng ta phải thi môn ngoại ngữ chứ?

An Na nói:

– Cô à, cháu cũng biết chút tiếng Anh, lúc nào Xuân Lôi về có gì không hiểu thì cứ hỏi cháu ạ.

Lý Hồng mừng rỡ,

– Thật sao? Thế thì tốt quá rồi. Mai Mai, cháu có thể giúp em cháu học tiếng Anh, vậy chính là giúp cô rồi.

An Na mỉm cười gật đầu:

– Cháu sẽ gắng sức ạ.

Cô Lý Hồng hết sức phấn khởi, trò chuyện thêm một lúc đã cuốn xong toàn bộ sủi cảo trên bàn, lò than tổ ong đã đốt xong, mở vung nồi lên, thả sủi cảo vào trong nước sôi, chỉ một lát, những chiếc sủi cảo trắng mập đã nổi lên. Cô Lý Hồng múc cho An Na một bát to, thêm tương ớt và tương vừng, lại lấy ra một bát củ tỏi ướp ở trong vạc, đặt lên khay, ba người bắt đầu ăn.

An Na vốn không thích ăn tỏi, nhưng tay nghề của Lý Mai rất giỏi, vừa thử ăn một củ, bất ngờ thấy mùi vị rất ngon.

– Mai Mai, cô biết cháu giống mẹ không ăn được tương ớt, đây là tương vừng mà mấy hôm trước cô đã làm, cháu chấm ăn thử xem.

– Vâng ạ.

An Na lên tiếng.

Ăn sủi cảo xong, An Na bắt đầu thích không khích trong nhà cô Lý Hồng, không hiểu sao khi đến đây rồi, bao nhiêu tâm tình buồn bực lo âu ở trong lòng đã bị tan biến đi không ít.

Ăn xong, An Na giúp cô Lý Hồng dọn dẹp rồi trở về phòng của mình, trong ánh mắt tò mò của Tiểu Ny mở vali hành lý ra. Một lát sau, cô Lý Hồng cũng vào, khi nhìn thấy từng món đồ thì đều tặc lưỡi, đặc biệt vô cùng yêu thích những khăn lụa tơ tằm Hermes màu sắc tươi tắn. An Na thấy thế, lại nhớ buổi chiều mình ôm lấy cô khóc lóc làm bẩn chiếc khăn quàng cổ của cô, bèn nói:

– Cô ơi, cháu tặng cô chiếc khăn ạ.

Cô Lý Hồng vội vàng lắc đầu.

– Thế sao được, nhìn nó làm bằng tơ thật, chắc cháu mua đắt lắm đúng không. Mà màu sắc lại rất tươi nữa, tuổi của cô không hợp lắm đâu.

An Na mỉm cười:

– Không đắt ạ. Với lại mùa đông màu sắc y phục đã tối, phối chiếc khăn màu sáng rất hợp. Để cháu quàng giúp cô.

Nói xong giúp cô Lý Hồng quàng khăn thắt một nơ con bướm rất đẹp.

Cô Lý Hồng không từ chối, sung sướng đi soi gương, thích mãi không thôi:

– Cháu đấy, xem cháu biến cô thành gì này.

Bên ngoài trời tối hẳn, rất lạnh, nhưng trong phòng rất ấm áp, tiếng cười không ngừng. An Na đã vượt qua buổi tối đầu tiên trong nhà người cô của Lý Mai rồi.



Giả mạo Lý Mai chỉ là tạm thời, trong lòng An Na cũng hiểu rất rõ, mình không thể nào trở thành Lý Mai để sống mãi ở đây được. Nhưng bây giờ vừa mới về nhà cô của Lý Mai, không thể nào đi ngay lập tức, bèn quyết định ở lại một thời gian rồi tính sau.

An Na cũng không thích ăn không của người ta, Tiểu Ny đi nhà trẻ ở Cục Lâm vụ, cách nhà khá xa, cô Lý Hồng ngày nào cũng phải đưa đón, còn phải trông quầy hàng, rất bận rộn, cô bèn giúp cô Lý Hồng trông cửa hàng.

Trong nhà cô Lý Hồng có thêm cháu gái từ phương nam tới, tin tức này rất nhanh đã lan truyền khắp xóm, cứ vài ngày lại có người đến quầy hàng để trò chuyện với cô Lý Hồng. Thấy An Na xinh đẹp, nói năng ngọt ngào, lịch sự thì có rất nhiều người bắt đầu nhiệt tình muốn giới thiệu đối tượng cho An Na làm An Na chỉ biết dở khóc dở cười.

Mà kể từ khi An Na đến, quầy hàng của cô Lý Hồng cũng khởi sắc lên rất nhiều so với trước kia, điều này cũng đúng. Không ít công nhân viên chức lâm trường, nhất là thanh niên trẻ tuổi chưa có đối tượng, sau khi tan làm thà đi đường xa cũng muốn đến quầy hàng của cô Lý Hồng mua thuốc lá Bạch Phù Dung. Cho nên thời gian này Lý Hồng đã bán hết số Bạch Phù Dung của ba tháng trước, mà những đồ vặt khác cũng bán hết rất nhanh, khiến cô Lý Hồng rất phấn khởi.

Khách quen buổi tối chuyên cần nhất chính là anh công an mặt tròn Cừu Cao Hạ, cơ hồ ngày nào cũng đến mua một gói thuốc lá, hơn nữa còn là loại Nghênh Xuân.

Mấy ngày đầu thì không sao, nhưng mấy ngày sau, An Na thấy anh ta liên tục đến mua, trời tối cũng đi xe đạp đến thì tốt bụng nhắc nhở anh ta chớ hút thuốc lá nhiều sẽ có hại cho sức khỏe.

Cừu Cao Hạ không dám đối mặt với An Na, ấp úng nói:

– Chẳng phải ngày đó cô Lý bảo anh phải chiếu cố cô ấy làm ăn à…Anh mua thuốc lá giúp bố anh…

Trong số những người nghiện thuốc lá thì nghiện nhiều nhất là người già. An Na đã chứng kiến không ít người già hút thuốc rồi. Thấy anh ta nói thế thì chỉ cười, nhận tiền rồi đưa anh ta một bao.

Cừu Cao Hạ nhận lấy, quay xe đạp vội vàng đạp đi.

– Này, còn nợ anh một bao nhé.

Anh ta vừa trả tiền cho hai bao. An Na nói với theo lưng anh ta.

– Nhớ đấy, lần sau đến lấy.

Cừu Cao Hạ ra sức đạp xe, chớp mắt đã không thấy bóng dáng đâu nữa.

An Na lắc đầu, ghi vào sổ: “Anh công an họ Cừu, nợ một bao.”



Vài ngày sau, con trai của cô Lý Hồng là Trần Xuân Lôi về nhà. Trần Xuân Lôi tính cách ôn hòa, gặp An Na thì gọi chị rất lễ phép. Cô Lý Hồng nói An Na giỏi tiếng Anh, bảo cậu không hiểu gì thì hỏi An Na. Trần Xuân Lôi vâng dạ.

Buổi tối, An Na phụ đạo Trần Xuân Lôi tiếng Anh, Tiểu Ny ngồi bên vẽ tranh. Cô Lý Hồng thì trông quán.

Tiếng Anh cấp ba của thời kỳ này rất đơn giản, nhưng nền tảng của Trần Xuân Lôi rất kém. Đoán chừng trước kia tiếng Anh chưa được xếp vào môn học phải thi tốt nghiệp trung học, nên cậu ta cũng không chú tâm học mấy.

Lúc An Na phụ đạo Trần Xuân Lôi, cô Lý Hồng vén rèm lên, cầm sổ ghi chép đến.

– Mai Mai, nợ cậu Cừu này một bao à, nghĩa là sao cháu?

Lý Hồng vốn không biết chữ, nhưng dầu gì cũng mở quầy hàng nhiều năm, cũng nhận biết được một số mặt chữ hay dùng trong sổ.

Từ sau hôm An Na nhắc anh ta hạn chế hút thuốc thì hai ngày nay không thấy anh ta đến nữa.

An Na nói:

– Lần trước anh ấy đến mua thuốc, mua hai bao, cháu đưa cho anh ấy được một bao thì anh ấy đã chạy đi rồi, nên cháu ghi vào để kẻo quên mất.

Lý Hồng bật cười, đi ra ngoài.

Hơn mười giờ, Trần Xuân Lôi cùng Tiểu Ny đi ngủ. An Na rửa mặt xong cũng lên giường chuẩn bị ngủ, thấy cô ý Hồng đi vào thì vội vàng ngồi dậy.

Lý Hồng ngồi bên mép giường, cười nói:

– Mai Mai à, cô thấy cậu Cừu kia hình như là có ý với cháu đấy. Cậu ta công việc tốt, tính cũng tốt, bố mẹ đều là công nhân viên. Hay là cô làm mai cho hai đứa nhé?

An Na sợ hết hồn, vội vàng lắc đầu.

– Cô ơi, chớ ạ.

– Rất tốt mà! – Cô Lý Hồng khuyên. – Không phải cô gấp gáp muốn gả cháu đi, mà là cháu cũng hơn hai mươi rồi, có người thích hợp thì chớ để lỡ.

– Cô ơi, cháu biết cô có ý tốt, nhưng mẹ cháu vừa qua đời, cháu giờ chưa có tâm tư này ạ.

Lý Hồng gật đầu: – Ừ nhỉ, thế mà cô không nghĩ ra. Vậy đi, chuyện này tính sau vậy. – Lại cười hơ hớ, – Mai Mai, thật ra cô còn một chuyện vui muốn nói với cháu. Cháu là thành phần trí thức, không thể nào cứ trông hàng cho cô được. Hôm nay cô đi nhờ vả người ta xem trường tiểu học trong thị trấn có thể sắp xếp cháu làm giáo viên được không. Quầy hàng cô có thể trông được, cháu đi dạy tốt hơn so với trông hàng cho cô, đúng không?

An Na sững sờ.

Cô Lý Hồng cho rằng cô mừng rỡ, cười nói:

– Cũng chưa hẳn đã nhờ được, cứ chờ hồi âm đã. Cháu cũng đừng quá trông mong. Cô định đợi có kết quả rồi mới báo cho cháu, nhưng lại không nhịn được. Muộn rồi, cháu đi ngủ đi. Cô cũng đi ngủ đây.

Cô Lý Hồng vén góc chăn cho An Na, sờ sờ giường thấy ấm áp thì hài lòng ra ngoài.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,492
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 08:
Việc học của Trần Xuân Lôi rất vất vả. Mỗi thứ bảy về nhà, An Na đều phụ đạo cậu tiếng Anh, chiều hôm sau cậu lại quay về trường. Qua cuối tuần, sang thứ hai, thấy cô Lý Hồng bận rộn, An Na chủ động đề nghị đưa Tiểu Ny đi nhà trẻ, cô Lý Hồng đồng ý ngay.

Mùa đông nơi đây lạnh và khô, chỉ một cơn gió cũng thổi tung than đá và cát trên đường, không cẩn thận thôi là chui hết vào mắt và miệng. An Na học theo mọi người, trước khi ra ngoài thì giúp Tiểu Ny mặc ấm xong, mình thì dùng chiếc khăn bịt kín mặt chỉ lộ ra đôi mắt, vừa giữ cho ấm, lại thông khí cát, mặc thêm chiếc áo bông hoa lúc mẹ của Lý Mai còn trẻ để lại trong đáy hòm, dưới thì mặc quần bông dầy, đi ra ngoài hoàn toàn không khác với dân bản xứ.

Nhà trẻ Cục Lâm Vụ cách nhà của Lý Hồng chừng hai ba cây số. Sau khi An Na đưa Tiểu Ny đến nhà trẻ xong quay về, lúc đi qua cây cầu xi măng trên chỗ nước cạn, đột nhiên đầu cầu xông ra một con chó lớn màu vàng.

Dân bản xứ thích nuôi chó trông nhà, cơ bản không có thói quen xích lại, cho nên trong phố ngõ lớn ngõ nhỏ đều có chó.

An Na trước đây từng bị chó cắn, khi đó ở bắp chân còn hiện rõ vết răng, máu chảy ra rất nhiều, từ đó đã để lại một bóng ma tâm lý trong lòng cô, cho dù lớn lên khi nhìn thấy chó cảnh cô cũng không dám đến gần. Huống chi trước mặt đột nhiên xuất nhiên một con chó to, trong lòng cô hốt hoảng, chân bước chậm lại, muốn đợi con chó đi qua thì mình mới đi tiếp.

Nhưng ai ngờ con chó như là ngửi được mùi sợ hãi trên người cô đối với mình, nó không chạy qua cầu nữa mà chạy thẳng tới phía cô, cuối cùng đứng cách cô tầm khoảng bảy tám bước, nhe răng, mắt gườm gườm nhìn cô.

Tim An Na đập mạnh, muốn quay đầu chạy, nhưng biết nếu mình cử động một cái là con chó chết tiệt này sẽ đuổi theo mình, mình hai chân căn bản không chạy nhanh bằng bốn chân, nên cứ đứng yên tại chỗ, căng thẳng nhìn chung quanh xem có ai đi ngang qua để giúp không. Nhưng hiện tại đang là giờ đi học đi làm, công thêm bên ngoài quá lạnh, hôm nay bão cát lại lớn, trên đường rất vắng, không có người nào.

– Gừ….gừ….

Con chó gầm gừ trong cổ họng đầy uy hiếp, móng chân cào ào.

An Na sợ đến hồn phi phách tán, chợt thấy đầu cầu đối diện có chiếc xe jeep màu xanh lá cây quen quen, cũng bất chấp mọi thứ, cô ra sức kêu cứu.

Cừu Cao Hạ đi nhờ xe của Lục Trung Quân đến đồn công an, chợt nghe có người kêu cứu, giọng nói kia, anh ta quá nhạy cảm, quay đầu sang nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn thấy đúng là An Na đang bị một con chó vàng to chặn ở trên cầu bên kia thì lập tức sốt ruột.

– Đội trưởng Lục, dừng xe!

Lục Trung Quân phanh kít xe lại, thấy Cừu Cao Hạ đẩy cửa xe ra, chạy nhanh đến chỗ cô gái kia.



Cừu Cao Hạ chạy tới, đuổi con chó đi, đến trước mặt An Na, ân cần hỏi:

– Lý Mai, em có sao không?

An Na rốt cuộc thở phào nhẹ nhõm, kéo khăng quàng cổ che mặt xuống, cảm kích nói:

– Cảm ơn anh Cừu. Vừa rồi em bị con chó chặn đường.

Cừu Cao Hạ nói:

– Em sợ nó à? Chó đều thế đấy, biết em sợ nó, nó bèn bắt nạt em luôn. Lần sau thấy chó, em cứ mặc kệ nó, nó sẽ không làm gì em đâu. Nếu không, em cứ lấy đá dọa nó, nó sẽ bỏ chạy ngay.

– Vâng vâng, em nhớ rồi. May nhờ có anh, cảm ơn anh.

An Na lại lần nữa cảm ơn.

– Em định đi đâu thế? – Cừu Cao Hạ giật giật tóc, – Lên xe bọn anh đi, anh nhường chỗ cho đội trưởng đưa em đi.

An Na nhìn Lục Trung Quân đang đầy vẻ mất kiên nhẫn trong xe, vội lắc đầu:

– Không cần đâu ạ, các anh còn có việc cứ đi đi, em về nhà thôi ạ.

Cừu Cao Hạ vẫn nhiệt tình mời cô lên xe, nói hai ngày này gió rất lớn, đi đường không an toàn. Ngày hôm qua đã có người đến đồn công an gây loạn rồi, họ đang đi trên đường thì bị mái nhà bay xuống làm vỡ chiếc ti vi, ầm ĩ rất lâu mới đi.

An Na mỉm cười:

– Không cần đâu ạ. Em sẽ cẩn thận. Đúng rồi, quầy hàng nhà em còn nợ anh tiền, vừa hay em có mang theo, em trả anh này…

– Pim pim…

Tiếng còi xe vang lên.

Cừu Cao Hạ nghe thấy tiếng thúc giục đằng sau vội chạy về, vừa chạy vừa hô:

– Không cần không cần, cứ để chỗ em đi, lần tới anh đến mua tiếp…Lý Mai, anh đi trước, em cẩn thận đấy.

Nói xong nhanh chóng lên xe.

Lục Trung Quân đạp ga, chiếc xe lao ra ngoài.

– Đội trưởng Lục, vừa rồi đã để anh đợi lâu.

Cừu Cao Hạ ngồi xuống bên lái phụ lập tức giải thích, – Cô ấy sợ chó, bị con chó cản không dám đi. Em đi giúp cô ấy, tiện thể nói vài câu thôi.

Lục Trung Quân mắt nhìn thẳng, khóe miệng giật giật.

– Tiểu Cừu, cậu dạo này hào phóng nhỉ, bản thân không hút thuốc lá lại đi mua thuốc, còn phát khắp nơi, tất cả là vì cô ta à?

– Nào có, là em lấy trong nhà đi đấy ạ.

– Đồ ngu ngốc. Ông Cừu chỉ hút Bạch Phù Dung, cậu lấy ở đâu thuốc lá Nghênh Xuân để mang đi phân phát hả?

Cừu Cao Hạ lộ vẻ lúng túng.

– Cậu ấy, cái thói xấu không chừa, lần sau ông bô nhà cậu muốn đánh gãy chân cậu thì đừng có chạy tới tìm anh đây nhờ cầu xin giúp nhé.

– Đội trưởng…- Cừu Cao Hạ do dự, ấp a ấp úng nói, – Nói thật với anh, em chưa từng thấy ai xinh đẹp như cô ấy cả. Gương mặt kia, bộ ngực kia…

Anh ta nuốt nước miếng ực một cái, – …Anh thấy em với cô ấy có khả năng không?

– Với ai? – Lục Trung Quân liếc anh ta.

– Lý Mai ấy.

Lục Trung Quân phanh kít xe lại, Cừu Cao Hạ bị bất ngờ cả người đổ về phía trước, trán đụng vào kính chắn gió bịch một cái đau điếng, anh ta kêu lên ôm lấy trán quay mặt sang.

– Đội trưởng, sao anh lại phanh xe đột ngột thế?

Lục Trung Quân lôi tập báo cũ đặt lung tung ở bên cạnh đập vào gáy anh ta.

– Đội trưởng, sao anh lại đánh em? – Cừu Cao Hạ uất ức la ầm lên.

– Còn không biết à, cô ta vừa mới đến có mấy ngày đã hút cả linh hồn nhỏ bé của cậu rồi có biết không? – Lục Trung Quân nửa cười nửa không nhìn anh ta, – Cậu đi làm được một năm chưa hả? Không nghĩ tới nâng cao trình độ nghiệp vụ, mà cứ mải lo cua gái làm gì?

Cừu Cao Hạ lầm bầm:

– …Trong lâm trường những người độc thân có ai mà không ngày nào tới chỗ cô ấy đâu, em sợ đến chậm, cô ấy sẽ bị người khác giành mất…

– Được rồi được rồi, – Lục Trung Quân một lần nữa khởi động xe chạy đi, – Cậu còn trẻ, lại mới đi làm, nên tập trung vào công việc, chớ có cứ nghĩ đến chuyện trai gái không đâu. Sau này tránh xa phụ nữ ra. Nếu để anh đây biết cậu vẫn đến chỗ cô ta, anh sẽ ném cậu trở về Nhị Sở đấy!

Nhị Sở cách nơi này năm mươi cây số, rất hẻo lánh. Trong đó chỉ có hai ba người thường trú. Lúc trước Cừu Cao Hạ chính là từ chỗ đó được điều về. Vừa nghe thế, Cừu Cao Hạ lập tức ỉu xìu.

Lục Trung Quân đi một đoạn liếc sang anh ta, giọng hòa hoãn hơn:

– Cô gái này không hề đơn giản đâu. Cậu không tán được đâu. Cậu đừng tốn thời gian vào cô ta nữa, tiết kiệm tiền mua thuốc lá để cưới vợ đi. Anh đây chỉ muốn tốt cho cậu thôi. Mẹ nó cứ làm như cả đời chưa thấy phụ nữ, vừa thấy một cái là hồn như mất ấy.

– Sao anh biết em không tán được cô ấy chứ? – Cừu Cao Hạ không cam lòng.

– Trực giác. – Lục Trung Quân thản nhiên nói.

Cừu Cao Hạ thở dài. Một lát sau, ghé sát lại hỏi:

– Đội trưởng, em nghe nói trước kia anh lái máy bay à? Siêu thế, sao giờ lại đến một nơi chim không thèm đến này ạ? Lúc nào có thể dạy em lái máy bay được không?

– Biến đi! – Lục Trung Quân bật cười, lộ ra hàm răng trắng đều, – Cậu mà không thông qua trong một tháng này thì đừng có đòi gì khác.



An Na trở về nhà, cô Lý Hồng đang ở trong quầy hàng, trông thấy An Na, vội vàng vẫy tay gọi cô.

– Cô muốn cháu giúp trông tiệm ạ? Cháu thay quần áo xong ra ngay ạ.

An Na đi qua nói.

– Không phải. Mai Mai, cháu biết đánh đàn hát hò không? – Cô Lý Hồng hỏi.

– Có biết một chút ạ, sao thế cô? – An Na thấy lạ, nhưng vẫn đáp.

– Ôi thế thì tốt quá!- Cô Lý Hồng mặt mày rạng rỡ, – Là chuyện đi làm ở trường tiểu học mà cô từng nói với cháu rồi ấy. Người kia đã trả lời rồi, nói trong trường không thiếu giáo viên, chỉ có một giáo viên dạy nhạc mới sinh con, đang tìm người dạy thay, hỏi cháu xem có làm được không. Nếu được, thì cháu đi thử xem. Thật là tốt quá, cháu mau ra trường thử xem đi, tìm Hiệu trưởng Lý nhé.

An Na sững sờ, không ngờ nhanh như thế đã có tin tức rồi.

– Đúng rồi, cô cũng không ngờ nhanh như thế đã có tin tức rồi, thật là may. – Cô Lý Hồng đầy phấn khởi, – Cháu mau thay quần áo đi đến trường đi. Nếu được, cô sẽ đi cám ơn người ta. Nhanh đi đi, chớ để hiệu trưởng chờ.

Nói xong đẩy An Na vào phòng.

Cô Lý Hồng có ý tốt, An Na cũng không muốn phụ lòng bà, vào phòng cởi chiếc quần bông dầy ra, thay y phục, tết tóc dài thành bím sau lưng, soi gương, vén rèm đi ra ngoài.

– Mai Mai, trường học ở trên đường đi nhà trẻ của Tiểu Ny, cổng sắt lớn ấy. Rất dễ tìm, có muốn cô đi cùng không?

Cô Lý Hồng không yên tâm, thấy cô đi ra, gọi giật lại.

– Không cần cô ạ, cháu biết chỗ đó rồi, tự cháu đi là được.

An Na đáp, đi ra cổng.



Ngôi trường được xây dựng vào mấy chục năm trước, bên tường rào trồng một hàng cây, bên trong tổng cộng có bảy tám dãy phòng, ngoại trừ một dãy để làm việc, còn lại là lớp học. Mỗi cấp có bốn lớp, còn có một sân trường nhỏ.

An Na tới trường học, đi vào cổng sắt lớn, đang đúng thời gian tan học. Trên sân trường rất đông học sinh đang chơi trò nhảy dây hoặc nhảy cát hoặc đang chạy, cô hỏi một học sinh phòng làm việc của hiệu trưởng, sau đó được nhiệt tình dẫn đến chỗ phòng hiệu trưởng.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,492
Điểm cảm xúc
1,412
Điểm
113
Chương 09:
An Na đẩy cửa ra, thấy trong phòng làm việc có hai cái bàn lớn đặt cạnh nhau, trên bàn xếp đầy tài liệu và sách vở bài tập. Bởi đang đúng giờ tan học, bên trong phòng có vài giáo viên, có người đang uống nước, có người đang soạn bài.

An Na khẽ gõ cửa.

– Xin cho hỏi, có hiệu trưởng Lý trong này không ạ?

Một người phụ nữ khoảng trên năm mươi tuổi ngẩng lên.

– Là tôi. Cháu là…

An Na vội cúi chào:

– Chào hiệu trưởng Lý, cháu là Lý Mai cháu gái của cô Lý Hồng ạ…

– A, là cháu à, vào đi…

An Na vâng dạ đi vào.

Hiệu trưởng Lý là phó hiệu trưởng, đeo kính lên, đánh giá An Na một lượt.

– Nghe nói cháu đã tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp?

– Vâng ạ…

– Có mang theo bằng tốt nghiệp không?

– …Dạ, lúc đi cháu quá gấp mà quên mang…

– Trước đây dạy học chưa?

– Rồi ạ. – An Na đích xác đã từng đi dạy, là giáo viên ngữ văn và Anh văn.

– Biết đánh đàn không?

– Biết ạ.

Hiệu trưởng Lý ra hiệu An Na theo mình đến phòng làm việc bên cạnh, bảo cô ngồi xuống trước cây đàn piano đặt ở góc, đàn một bản.

Piano là loại đàn cũ đòi hỏi phải liên tục đạp chân, nhưng đối với An Na thì không thành vấn đề. Cô ngồi xuống hỏi:

– Hiệu trưởng muốn cháu đàn bài gì ạ?

– Tùy cháu. – Hiệu trưởng Lý nói. Lúc nói thế, ánh mắt lóe sáng sau cặp kính.

An Na nhớ đến tấm hoành phi nhìn thấy lúc tới nhà ga, vì vậy đàn bài “Học tập theo tấm gương Lôi Phong, lại đàn tiếp bài “Cháu nhặt được một phân tiền bên đường”.

Hiệu trưởng Lý rất hài lòng, cùng An Na quay trở lại phòng làm việc, ôn hòa nói:

– Rất tốt. Đây có bản kê khai cháu về điền vào, ngày mai sẽ có thông báo cho cháu. Ở trường này cấp 4 mới bắt đầu học âm nhạc, cháu dạy âm nhạc cho cấp bốn đến cấp sáu nhé. Tiền lương dạy thay mỗi tháng 32 đồng, cuối tháng còn phát thêm năm cân than.

Vậy là đã qua sát hạch rồi ư, An Na vừa mừng vừa lo, vội vàng vâng dạ.

Hiệu trưởng Lý đẩy cặp kính, mỉm cười:

– Tiểu Lý, tôi rất tin tưởng cháu mới đồng ý để cháu dạy thay ở khóa này. Chớ xem thường sự nung đúc tình cảm sâu đậm của bọn trẻ với âm nhạc. Có biết vì sao cô giáo lúc trước lại bị từ chối không? Là lên lớp lại dạy cho bọn chúng nghe thể loại hoàng – sắc của Đặng Lệ Quân. Đây là vấn đề tư duy cá nhân rất lớn đấy.

An Na ngây ra một chút, cẩn thận hỏi:

– Hiệu trưởng, cháu tưởng giáo viên kia nghỉ là vì sắp sinh con ạ…

– Là mang thai, nhưng tôi không cần cô ta đi dạy nữa. – Hiệu trưởng Lý gõ bút vào mặt bàn, – Loại ca khúc tầm thường này khiến cho nam nữ thanh niên nước ta tinh thần yếu đuối ủy mị, mà cô ta cũng chỉ là một nạn nhân. Tôi nhất quyết không cho phép cô ta tiếp tục ảnh hưởng đến các em học sinh được. Chỗ tôi có một quyển sách, cháu lấy về xem kỹ, tiếp thu sự khuyên bảo của tôi, để tránh giẫm phải vết xe đổ.

Nói xong đưa quyển sách cho An Na.

An Na nhận lấy, vừa thấy tên sách thì mắt trợn tròn. Tên sách là “Làm thế nào phân biệt được ca khúc hoàng – sắc”, nhà xuất bản âm nhạc nhân dân xuất bản từ mấy năm trước, tác giả đều là nhạc sĩ nhất đại, còn có vài người cực kỳ nổi danh mà cô cũng biết. Mở ra xem lướt qua, phát hiện bài hát đầu tiên được dùng làm tài liệu để phản bác chính là Hồi ức màu hồng, những trang sau có có rất nhiều ca khúc Cảng đài mà cô biết.

– Tôi cũng biết, có nhiều nơi đã bắt đầu bị bầu không khí xấu này ảnh hưởng rất nặng nề, tôi không cần biết, tôi chỉ biết trường học của chúng ta thì cần phải quản lý chặt. Cháu thấy đúng không?

– Vâng vâng…

– Làm tấm gương sáng cho người khác, không thể bôi son màu lông họa mi, không được mặc trang phục kỳ dị, ví dụ như quần jean, hay quần ống loe gì đó. Nhảy cái khác thì được nhưng không được đi nhảy disco. Loại văn hóa tao nhã không thể đánh đồng với loại thô tục kia được. Có làm được không?

– Được ạ…

Hiệu trưởng Lý rất hài lòng với thái độ của An Na, gật đầu, gọi người dẫn An Na đi điền bản kê khai, việc phỏng vấn coi như đã xong.

……

An Na cầm quyển “Làm thế nào phân biệt được ca khúc hoàng – sắc” về nhà, đầu óc vẫn choáng váng, chưa thích ứng được việc mình đã có một công việc ở thời đại này.

Lý Hồng vẫn đang sốt ruột đợi tin, thấy An Na trở về lập tức hỏi tình hình, biết đã được chấp nhận, ngày mai đi làm luôn thì vô cùng phấn khởi, hớn hở nói:

– Cô đã nói cháu được mà. Một tháng hơn 30 đồng, so với giáo viên chính thức thì ít hơn nhiều, nhưng vẫn tốt hơn là không có việc làm, ăn mặc tiết kiệm một chút, một năm là có thể tiết kiệm đươc 108 đồng rồi.

An Na gật đầu.

Lý Hồng tâm trạng rất vui, buổi tối làm thêm hai món ngon. Cơm nước xong, Tiểu Ny không chịu ngồi yên mà chạy sang nhà hàng xóm họ Trương để chiếm chỗ ngồi xem ti vi.

Trong tivi đang chiếu phim Bến Thượng Hải rất nổi tiếng, đang đến đoạn Ngọc diện tiểu sinh Phát ca cùng với Triệu Nhã Chi yêu trong đau khổ khiến cả nước phát cuồng. Bài hát Bến Thượng Hải mà An Na vô cùng quen thuộc đang rất thịnh hành, ngay cả đứa trẻ mấy tuổi cũng đều hát đến thuộc làu làu. Tiểu Ny tối nào ăn cơm xong cũng đều đến nhà hàng xóm để xem tivi.

Lý Hồng cũng rất mê Hứa Văn Cường, là fan trung thành của Phát ca, chỉ khổ nỗi phải lo trông cửa hàng nên không thể đi xem được. Thấy An Na không đi xem, mấy tối nay khi sắp đến giờ phim thì đều nhờ An Na giúp trông cửa hàng, mình thì tranh thủ đi xem phim.

Tối nay cũng thế, Tiểu Ny đi trước, lúc đến giờ phim, Lý Hồng sốt ruột bảo An Na trông hàng giúp, sau đó vội vàng chạy qua nhà hàng xóm.

Giờ bán hàng cao điểm của buổi tối đã qua, cộng thêm thời tiết lạnh, nên cũng không có người nào đến mua hàng. An Na ngồi dưới ánh đèn chân không mờ mờ, vừa sưởi ấm vừa lật xem quyển Làm thế nào phân biệt ca khúc hoàng – sắc để giết thời gian, bỗng nghe có giọng nói quen quen:

– Cho bao thuốc, Bạch Phù Dung!

An Na ngẩng đầu lên, bất ngờ khi thấy Lục Trung Quân đứng ở ngoài quầy hàng, nhìn mình, như đang chờ lấy bao thuốc. An Na giật mình kịp phản ứng, vội vàng rút một bao thuốc đưa cho anh, nhận ba đồng.

Lục Trung Quân cầm bao thuốc xé ra rút ra một điếu, lại xin cô tí lửa.

An Na lại vội vàng lấy bao diêm ra quẹt lên cho anh.

Lục Trung Quân ghé sát lại châm thuốc, ánh lửa từ que diêm soi rõ gương mặt tuấn tú của anh.

An Na phát hiện người đàn ông này cũng rất đẹp trai.

Lục Trung Quân châm thuốc xong rít một hơi, ánh mắt lia xuống quyển sách mà cô tiện tay đặt trên mặt quầy. An Na lấy vội quyển sách cất xuống dưới.

Lục Trung Quân liếc cô một cái, bỏ về.

An Na đoán anh đi ngang qua nên tiện đường mua bao thuốc, nhìn bóng anh biến xuất sau bóng tối ở đầu ngõ, chiếc đồng hồ đặt bên cạnh cũng chỉ vào chín giờ, chuẩn bị đóng cửa nhưng lại bất ngờ thấy cô Lý Hồng dắt Tiểu Ny về.

Tiểu Ny mắt đỏ hồng, sắc mặt cô Lý Hồng cũng đen thui.

– Sao thế ạ? Phim còn chưa mà? – An Na hỏi.

– Tức lắm. – Lý Hồng la lên, – Là tivi thôi mà, cô cũng sẽ đi mua một cái, làm như cô không mua nổi ấy.

Thời đại này ti vi cũng đã thông dụng, nhưng ở Hồng Thạch Tỉnh, nhiều nhà có tivi lại không nhiều. Vợ chồng hàng xóm họ Trương là công nhân viên, điều kiện cũng khá, nên có cái tivi trắng đen, gần đây lại có bộ phim truyền hình hot, nên tối nào cũng chật kín người.

An Na hỏi rõ ngọn ngành, Lý Hồng than thở một lúc mới hiểu. Thì ra đám trẻ con của nhà họ Trương bắt nạt Tiểu Ny, không cho Tiểu Ny xem ké. Người lớn dù không công khai có tranh chấp gì với cô Lý Hồng, nhưng mấy năm trước bởi vì xảy ra một số chuyện xung đột, sự việc đã được giải quyết, hiện tại dù không thể hiện rõ là không cho hai người đến nhà mình xem nhờ ti vi, nhưng thái độ không muốn rất rõ ràng. Lý Hồng tức giận, kéo Tiểu Ny về bằng được.

– Sau này không thèm đi xem nữa, nghe không. – Cô Lý Hồng khuyên Tiểu Ny.

Tiểu Ny mắt đỏ hoe.

– Ôi, không sao không sao. – An Na vội ôm lấy cô bé, – Cô nói này, cô xem bộ phim này rồi. Trình Trình được gả cho A Lực, Hứa Văn Cường cưới người khác, cuối cùng bị quan – thương liên kết bắn chết.

– Hu hu…

Vừa nghe được cái kết cục kia, Tiểu Ny khóc òa lên…

Cô Lý Hồng nói:

– Sao lại thế được, Mai Mai, cháu bị nhầm không? Đây mà là kết cục à? Hai người đó xứng đôi như thế cơ mà, cô vẫn mong họ kết hôn với nhau đấy.

An Na bất chợt ý thức được mình đã vô tình trở thành một spoiler rồi, vội vã nói thêm:

– Cháu đoán bừa thôi.

Lý Hồng thở phào, bảo An Na đóng quầy, đóng cổng, dẫn Tiểu Ny về phòng tắm rửa đi ngủ.

Sáng sớm hôm sau, Tiểu Ny đã nôn nóng chờ bà ngoại mình đi mua tivi. Cô Lý Hồng do dự một hồi, cuối cùng vẫn tiếc tiền, nói chờ sang năm tích cóp được tiền thì hẵng mua. Tiểu Ny thất vọng, nhưng nó là đứa bé ngoan ngoãn, buổi sáng An Na đi làm tiện đường đưa cô bé đi nhà trẻ, nó không chút than vãn nào. An Na tội nghiệp cô bé vô cùng, chỉ hận mình không có tiền, nếu có, cô sẽ lập tức đi mua một cái ngay, cũng chỉ có mấy trăm đồng mà thôi.

Trước khi đến thời đại này, An Na chưa từng ý thức được tiền lại quan trọng đối với mình như thế. Nhưng bây giờ, chỉ có vài ngày ngắn ngủi, cô đã cảm nhận được một đồng tiền thôi cũng quan trọng đến mức nào rồi.

Bất kể sau này cô có dự định gì, là ở lại nơi này hay quay về thành phố S, cũng phải nghĩ cách kiếm được thật nhiều tiền.

….

An Na bắt đầu công cuộc làm cô giáo dạy nhạc trường tiểu học rồi.

Toàn trường chỉ có một giáo viên nhạc, cấp 4 đến cấp 6 tổng cộng có mười hai lớp, từ thứ hai đến thứ 7 đều học, mỗi lớp đều có tiết âm nhạc, chia đều mỗi ngày thì cũng chỉ có hai ba tiết mà thôi, cũng rất thoải mái. Nội dung lên lớp cũng rất đơn giản. Có bài học của giáo viên nhạc trước đó, An Na dựa theo sách âm nhạc mà dạy những bản nhạc trong sách đó, không vượt qua ngoài khuôn khổ. Mà chủ yếu dạy là đánh đàn, ca hát, dạy nhạc số mà thôi.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top