[Tản văn] |Tùy bút| Tuyết lạc trần ai - Lạc Mỹ Xuyên Thu
- Tham gia
- 16/4/19
- Bài viết
- 377
- Điểm cảm xúc
- 545
- Điểm
- 93

Tuyết Lạc Trần Ai
Tác giả: Lạc Mỹ Xuyên Thu
Thể loại: Tùy bút
Tình trạng: Chưa hoàn thành
***
1. Sài Gòn, một đêm vô định.
Em lại chuyển nơi ở, lần này, những thứ âm thanh ru em vào giấc cũng chẳng còn. Ngôi đền cạnh đó vẫn cứ yên bình như vậy, tiếng hàng rong thi thoảng vẫn vang lên, đều đều, chậm rãi. Năm này, lần đầu trong đời, em ôm một nắm tuyết vào lòng, lạnh lẽo, buốt giá, và... đau.
Nếu em bảo rằng mình có thể sẽ chết đi ở tuổi hai mươi, chắc lắm người giận, và buồn lắm. Em không tin vào những điều tâm linh, nhưng sự vật trên đời muôn hình vạn trạng, em không biết, liệu rằng, sau bao trốn tránh và hoài nghi, lại biết đâu, kỳ tích sẽ xuất hiện trên đời. Nhỉ?
2. Mưa đầu mùa.
Em ghét những cơn mưa, không ít lần em đã nói về điều này, lại tuyệt nhiên, nó chẳng hề biến mất hay thay đổi một chút giữa cảm xúc buồn vui lẫn lộn của con người đối với nó. Ước gì, em cũng kiên định như mưa.
Người ta bảo em ngốc, mưa không phải chỉ mang đến nỗi buồn, đó là một sự biến chuyển kì ảo của thiên nhiên, một sự chuyển mình trong khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp. Và nếu chúng ta ở bất kì nơi đâu ngoài Việt Nam, sự biến chuyển này có thể sẽ rõ rệt hơn. Em không tán đồng, nhưng lại không nói lời phủ định. Bởi tự em biết, mình ghét mưa vì điều gì.
3. Nắng hạ lắm khi thật chậm rãi.
Em vẫn chờ những ngày thu sang, mùa thay lá, mùa nhớ nhung, và, để em có một cái cớ để buông xuôi cảm xúc chật vật và hoài niệm của mình. Em hay đổ thừa cảm xúc của mình là do thu, lại tuyệt nhiên, hạ đã giữ chân thành của em vào nắng, khi em chưa kịp đón thu về... thế nên, bao lần em trách thu đi vội, nhưng nắng hạ này, chẳng chút vấn vương thêm.
Tháng sáu đến rồi, và kí ức tháng năm lại qua thêm một mùa nhớ nữa. Thật nhớ những ngày còn diện áo dài trắng muốt, rong ruổi những con đường thanh xuân, lưu dấu rất nhiều vết tích, mà màu trắng tinh khôi ấy, vẫn như in dáng hình trọn vẹn.
Dưới sân trường, có hoa phượng đợi ngày nắng hạ sang.
4. Người xưa có một ngày xưa.
Em hay kể chuyện về đời người, bởi, họ thường xuất hiện trong mắt em với những góc nhìn đẹp đẽ, chân thật, và xúc cảm.
Em không phải là người biết nhẫn nại, nhưng, em lại có thể kiên nhẫn hàng giờ liền để lắng nghe các cụ già lải nhải về chuyện xưa, hiển nhiên, có thể vì thế mà họ thích tìm em kể lể. Người già mà, họ thích hoài niệm về những năm tháng cũ. Em chưa già, nhưng em giống họ, thế nên, em trở thành một người nghe chuyện người kể. Và rồi em lại kể chuyện về đời người.
Chẳng ít lần em nhắc về những người xưa, còn ngày xưa, lại đã mờ phai từ muôn ngàn kiếp ấy. Có vẻ em hay buồn, em hay tủi, và như thế em lại chẳng giống một người lang thang thực thụ, nếu là họ, chắc sẽ chẳng bao giờ buồn đau về chuyện cũ.
5. Những năm tháng can cường.
Có những ngày, em dành trọn cả ngày để nghe những bản nhạc cũ kĩ. Thế nào là cũ? Nếu nó là một bản nhạc tuyệt hảo, thì chẳng bao giờ cũ kĩ với thời gian. Có phải chăng là do lòng người đã cũ, hoặc đã đổi thay, nên nhạc lòng, cũng âm vang những điệu buồn tàn tích.
Em thích nghe nhạc cổ điển, mà thôi, em chẳng sống đủ lâu để nói về nhạc vàng của họ, em chỉ như một vị khách còn non trẻ, nghe kể về chuyện của người già. Nghe thôi, hiểu thôi, nhưng chẳng bao giờ thấu được buồn vui thật sự của họ.
Lần em nghe nhạc phổ của Phạm Duy, nói thế nào nhỉ, rằng em đã khóc trước "Bà mẹ Do Linh". Nói em yếu lòng cũng được, và thực chất, em đã ám ảnh mình một thời gian rất dài vì bài hát ấy.
Lại nói về nhạc Trịnh, em thích nghe cô Thu Phương hát. Dù lắm khi có ai đó nhận định, rằng giọng ca ấy được ví như người tình của nhạc Trịnh, rằng ta chỉ nghe nhạc theo dư luận. Còn đối với em, đơn giản vì cảm xúc sâu lắng trong lời ca, tiếng hát ấy đã nhuộm sẵn vào lòng em một vết, không đẹp, nhưng cũng chẳng xấu xí, tối tăm. Đủ để em chẳng cất lòng mình vào lời ca của ai khác nữa.
Có ai nghe nhạc lòng em vang lên không? Chắc chắn là không. Vì nó chẳng qua chỉ là những tạp âm lẫn lộn, nào xứng để đánh giá nó như một giai điệu thực thụ... cơ mà, em vẫn nghe ra một âm vang từ cõi lòng, và tuyệt nhiên, em sẽ không nói nhiều về nó.
Tác giả: Lạc Mỹ Xuyên Thu
Thể loại: Tùy bút
Tình trạng: Chưa hoàn thành
***
1. Sài Gòn, một đêm vô định.
Em lại chuyển nơi ở, lần này, những thứ âm thanh ru em vào giấc cũng chẳng còn. Ngôi đền cạnh đó vẫn cứ yên bình như vậy, tiếng hàng rong thi thoảng vẫn vang lên, đều đều, chậm rãi. Năm này, lần đầu trong đời, em ôm một nắm tuyết vào lòng, lạnh lẽo, buốt giá, và... đau.
Nếu em bảo rằng mình có thể sẽ chết đi ở tuổi hai mươi, chắc lắm người giận, và buồn lắm. Em không tin vào những điều tâm linh, nhưng sự vật trên đời muôn hình vạn trạng, em không biết, liệu rằng, sau bao trốn tránh và hoài nghi, lại biết đâu, kỳ tích sẽ xuất hiện trên đời. Nhỉ?
2. Mưa đầu mùa.
Em ghét những cơn mưa, không ít lần em đã nói về điều này, lại tuyệt nhiên, nó chẳng hề biến mất hay thay đổi một chút giữa cảm xúc buồn vui lẫn lộn của con người đối với nó. Ước gì, em cũng kiên định như mưa.
Người ta bảo em ngốc, mưa không phải chỉ mang đến nỗi buồn, đó là một sự biến chuyển kì ảo của thiên nhiên, một sự chuyển mình trong khoảnh khắc giao mùa tuyệt đẹp. Và nếu chúng ta ở bất kì nơi đâu ngoài Việt Nam, sự biến chuyển này có thể sẽ rõ rệt hơn. Em không tán đồng, nhưng lại không nói lời phủ định. Bởi tự em biết, mình ghét mưa vì điều gì.
3. Nắng hạ lắm khi thật chậm rãi.
Em vẫn chờ những ngày thu sang, mùa thay lá, mùa nhớ nhung, và, để em có một cái cớ để buông xuôi cảm xúc chật vật và hoài niệm của mình. Em hay đổ thừa cảm xúc của mình là do thu, lại tuyệt nhiên, hạ đã giữ chân thành của em vào nắng, khi em chưa kịp đón thu về... thế nên, bao lần em trách thu đi vội, nhưng nắng hạ này, chẳng chút vấn vương thêm.
Tháng sáu đến rồi, và kí ức tháng năm lại qua thêm một mùa nhớ nữa. Thật nhớ những ngày còn diện áo dài trắng muốt, rong ruổi những con đường thanh xuân, lưu dấu rất nhiều vết tích, mà màu trắng tinh khôi ấy, vẫn như in dáng hình trọn vẹn.
Dưới sân trường, có hoa phượng đợi ngày nắng hạ sang.
4. Người xưa có một ngày xưa.
Em hay kể chuyện về đời người, bởi, họ thường xuất hiện trong mắt em với những góc nhìn đẹp đẽ, chân thật, và xúc cảm.
Em không phải là người biết nhẫn nại, nhưng, em lại có thể kiên nhẫn hàng giờ liền để lắng nghe các cụ già lải nhải về chuyện xưa, hiển nhiên, có thể vì thế mà họ thích tìm em kể lể. Người già mà, họ thích hoài niệm về những năm tháng cũ. Em chưa già, nhưng em giống họ, thế nên, em trở thành một người nghe chuyện người kể. Và rồi em lại kể chuyện về đời người.
Chẳng ít lần em nhắc về những người xưa, còn ngày xưa, lại đã mờ phai từ muôn ngàn kiếp ấy. Có vẻ em hay buồn, em hay tủi, và như thế em lại chẳng giống một người lang thang thực thụ, nếu là họ, chắc sẽ chẳng bao giờ buồn đau về chuyện cũ.
5. Những năm tháng can cường.
Có những ngày, em dành trọn cả ngày để nghe những bản nhạc cũ kĩ. Thế nào là cũ? Nếu nó là một bản nhạc tuyệt hảo, thì chẳng bao giờ cũ kĩ với thời gian. Có phải chăng là do lòng người đã cũ, hoặc đã đổi thay, nên nhạc lòng, cũng âm vang những điệu buồn tàn tích.
Em thích nghe nhạc cổ điển, mà thôi, em chẳng sống đủ lâu để nói về nhạc vàng của họ, em chỉ như một vị khách còn non trẻ, nghe kể về chuyện của người già. Nghe thôi, hiểu thôi, nhưng chẳng bao giờ thấu được buồn vui thật sự của họ.
Lần em nghe nhạc phổ của Phạm Duy, nói thế nào nhỉ, rằng em đã khóc trước "Bà mẹ Do Linh". Nói em yếu lòng cũng được, và thực chất, em đã ám ảnh mình một thời gian rất dài vì bài hát ấy.
Lại nói về nhạc Trịnh, em thích nghe cô Thu Phương hát. Dù lắm khi có ai đó nhận định, rằng giọng ca ấy được ví như người tình của nhạc Trịnh, rằng ta chỉ nghe nhạc theo dư luận. Còn đối với em, đơn giản vì cảm xúc sâu lắng trong lời ca, tiếng hát ấy đã nhuộm sẵn vào lòng em một vết, không đẹp, nhưng cũng chẳng xấu xí, tối tăm. Đủ để em chẳng cất lòng mình vào lời ca của ai khác nữa.
Có ai nghe nhạc lòng em vang lên không? Chắc chắn là không. Vì nó chẳng qua chỉ là những tạp âm lẫn lộn, nào xứng để đánh giá nó như một giai điệu thực thụ... cơ mà, em vẫn nghe ra một âm vang từ cõi lòng, và tuyệt nhiên, em sẽ không nói nhiều về nó.