Lượt xem của khách bị giới hạn

[Đời sống - Sức khỏe] Có thể bạn chưa biết?

[Đời sống - Sức khỏe] Có thể bạn chưa biết?

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
14,891
Điểm cảm xúc
5,624
Điểm
113
20- Rau xanh nào có nhiều ký sinh trùng nhiều nhất
- Đứng đầu là Rau má và rau xà lách xoong: 100%

- Tiếp đến là ru Xà lách, rau muống, rau gia vị: 92.3%

- Các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim có trên tất cả các loại rau với tỷ lệ rất cao, nhiều nhất là trên xà lách xoong (100%), thấp nhất trên rau muống (46,1%). Ký sinh trùng amip, dạng bào nang, có trong hầu hết các loại rau, nhiều nhất là trên xà lách xoong và rau má với tỷ lệ 76,5%, trứng giun đũa chó trên 7 loại rau (chỉ trừ rau muống) với tỷ lệ trung bình 11,5%.

Ăn rau sống thế nào cho đúng?

- Khi bạn sơ chế những loại rau này, sau lần rửa thứ nhất, tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng vẫn còn tới 97%, sau lần rửa thứ hai còn 77,9% và sau lần rửa thứ ba còn 51,9%.

Để đảm bảo rau sạch cần nhặt sạch rồi rửa nhiều lần bằng nước sạch, tốt nhất là rửa trực tiếp từng lá dưới vòi nước chảy là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ trứng giun, vi khuẩn gây bệnh và dư lượng hoá chất trừ sâu vẫn còn bám trên rau. Nhiều người thường ngâm rau sống trong dung dịch thuốc tím hoặc nước muối loãng đều không đảm bảo vệ sinh. Vì theo các nghiên cứu, trong môi trường nước muối loãng, thuốc tím không có tác dụng gì với trứng giun và một số vi khuẩn gây bệnh, lượng hoá chất bảo vệ thực vật bám trên rau giảm đi không đáng kể nếu không rửa lại nhiều lần. Như vậy nên áp dụng cách rửa rau sống bằng nước sạch nhiều lần rồi vớt rau, vẩy ráo trước khi ăn.

Nhưng để đảm bảo sức khỏe, tốt nhất không nên ăn rau sống mà nên chần qua. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người bị viêm đại tràng, người bị đau dạ dày và người dễ bị cảm cúm không nên ăn rau sống

Bác sĩ Hồng Hạnh
Theo Sức khỏe Đời sống
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
14,891
Điểm cảm xúc
5,624
Điểm
113
21- Phụ nữ nên ăn uống những thực phẩm nào tránh các bệnh về u, tăng cường miễn dịch cơ thể
Theo tiến sĩ An khuyên, phụ nữ thường nên ăn nấm (các loại nấm) và uống trà xanh sẽ giảm bớt tiến trình tiến hóa của các u này nọ

Mặc khác, hỏi ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D, vitamin D có trong ánh nắng mặt trời nhưng hiện phụ nữ tránh hấp thụ ánh nắng dẫn đến nguy cơ thiếu vitamin D trầm trọng mà chất này là chất tiêu diệt tốt tế bào u tăng trưởng.

A- Nấm là một loại thực phẩm cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng và có hàm lượng calo thấp. Nấm giàu chất chống oxy hóa và chất xơ. Đặc biệt là một nguồn nhiều vitamin B, selen, kẽm và đồng - các chất quan trọng trong việc sản xuất năng lượng trong tế bào, cần thiết cho một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Nấm cũng giúp hỗ trợ giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe nhận thức. Vậy nấm có tác dụng gì đối với sức khỏe con người?

Nguồn cung cấp vitamin D và kẽm dồi dào
Nấm cung cấp lượng vitamin D dồi dào, một thành phần quan trọng đối với sức khỏe hệ miễn dịch và xương.
Nấm mỡ là một nguồn đặc biệt tuyệt vời của kẽm, một nguyên tố vi lượng thiết yếu. Kẽm là một chất dinh dưỡng quan trọng cho hệ thống miễn dịch và cũng cần thiết để đảm bảo sự phát triển tối ưu ở trẻ sơ sinh và trẻ em.

Hạ huyết áp
Nấm là nguồn giàu kali, một chất dinh dưỡng được biết đến với tác dụng giảm tác động tiêu cực mà natri có thể có đối với cơ thể. Kali cũng làm giảm căng thẳng trong mạch máu, có khả năng giúp giảm huyết áp.

Tăng cường hệ miễn dịch
Tác dụng chống viêm của nấm đã được chứng minh là cải thiện đáng kể hiệu quả của hệ thống miễn dịch. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nấm giúp kích thích các vi mô trong hệ thống miễn dịch, tăng cường khả năng đánh bại các dị vật và khiến bạn ít mắc các bệnh nghiêm trọng hơn.

Chú ý: Chế biến nấm đúng cách
Chế biến nấm thật chín
Khi chế biến nấm, cần đảm bảo đun sôi nấm trong khoảng thời gian tầm 10 phút tùy loại. Việc này để đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn và không có gì gây hại cho cơ thể.
Không vệ sinh, sơ chế nấm quá kỹ
Đa phần nấm là loài chỉ có thể sinh trưởng được trong môi trường sạch. Vì vậy khi sơ chế, không nên rửa quá kỹ sẽ làm nấm mất dần đi những dưỡng chất vốn có. Nấm cũng là loại thực phẩm siêu hút nước, nếu rửa nhiều sẽ làm nấm ngấm nhiều nước hơn và lúc này nấm sẽ bị nhạt khi chế biến, dẫn tới mất độ ngọt tự nhiên và mất ngon.
Không chế biến mộc nhĩ tươi
Mộc nhĩ tươi sẽ có lượng chất Morpholine, rất nhạy cảm với ánh sáng. Nó sẽ trở thành một loại độc tố nguy hiểm khi bạn dùng mộc nhĩ tươi và tiếp xúc nơi có ánh sáng cao như ngoài trời. Cần lưu ý, chỉ dùng mộc nhĩ khô trong chế biến thực phẩm.

B- Một số công dụng của vitamin D đó là:
  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều loại bệnh tật:
  • Vitamin D có tác dụng phòng ngừa rủi ro mắc phải bệnh cảm cúm, nhất là ở lứa tuổi trẻ nhỏ và thanh thiếu niên;
  • Vitamin D nếu được bổ sung hợp lý còn giúp bảo vệ hệ thống tim mạch, hạn chế tình trạng xơ vữa mạch máu;
  • Phụ nữ giai đoạn mãn kinh và người cao tuổi khi được bổ sung vitamin D sẽ giúp ngăn ngừa được các dấu hiệu loãng xương, giúp xương trở nên chắc khỏe hơn, tránh tình trạng xương đau nhức, gãy rụng;
  • Vitamin D còn có khả năng hạn chế rủi ro mắc phải bệnh đa xơ cứng hoặc cải thiện triệu chứng của bệnh lý này. Đây là một loại bệnh khiến hệ miễn dịch của cơ thể tấn công làm tổn thương hệ thần kinh trung ương;
  • Vitamin D hỗ trợ giảm thiểu khả năng mắc phải một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt. Nếu kết hợp đúng cách vitamin D và canxi sẽ có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc phải ung thư;
  • Nhờ cơ chế kích thích sự hấp thu phốt phát và canxi hiệu quả từ ruột, vitamin D sẽ giúp bạn giảm bớt sự thèm ăn, từ đó bạn sẽ ăn ít đi và lượng calo được nạp vào cơ thể cũng được cắt giảm, góp phần kiểm soát tốt trạng thái cân nặng.
Thiếu hụt vitamin D có thể gây ra những triệu chứng gì?
Khi cơ thể không được cung cấp vitamin D một cách đầy đủ sẽ gây ra những dấu hiệu như sau:
  • Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, không có sức để làm việc;
  • Thường xuyên có cảm giác đau nhức vùng cơ xương, hoặc dễ bị yếu cơ. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là hay cảm thấy mỏi khi đi bộ xa hoặc leo cầu thang;
  • Chỉ gặp các chấn thương nhẹ cũng dễ bị gãy xương.
Ánh nắng mặt trời là nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể. Tình trạng thiếu hụt vitamin D thường gặp ở những người thuộc các đối tượng sau:
  • Người sống tại các thành phố đông đúc nơi có nhiều tòa nhà cao tầng che khuất ánh sáng mặt trời, kết hợp với đó là công việc bận rộn phải làm việc trong phòng kín cả ngày, hạn chế việc tiếp xúc với ánh sáng;
  • Người có làn da ngăm, tối màu tập trung nhiều lượng sắc tố melanin. Đây là yếu làm cản trở sự hấp thụ vitamin D từ ánh nắng;
  • Sử dụng kem chống nắng hay quần áo, vật dụng tránh nắng khác cũng khiến làn da ít được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.
Những thực phẩm giàu vitamin D bạn nên bổ sung hàng ngày
Bên cạnh ánh nắng mặt trời, chúng ta cũng có thể bổ sung vitamin D thông qua các loại thực phẩm như:
  • Một số loại cá: cá mòi, cá hồi, cá ngừ, cá kiếm, dầu gan cá tuyết;
  • Ngũ cốc;
  • Sữa và các chế phẩm từ sữa, bao gồm: sữa tươi, sữa chua, phô mai,...;
  • Tôm;
  • Trứng;
  • Gan bò.
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
14,891
Điểm cảm xúc
5,624
Điểm
113
22- Mật ong
Mật ong dùng đúng cách (khi có bệnh hẵng dùng), tốt cho sức khỏe
Mật ong dùng không đúng cách (trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không được dùng; Người lớn không có bệnh cần dùng, dùng thường xuyên), gây ngộ độc (trẻ nhỏ) gây béo phì hoặc những bệnh lý tương ứng (vì trong mật ong tỉ lệ đường chiếm hơn 90%)
1. Những điều cần biết về mật ong
Mật ong là một chất lỏng ngọt ngào được tạo ra bởi những con ong sử dụng mật hoa từ hoa, có khoảng 320 loại mật ong khác nhau về màu sắc, mùi và hương vị.

Mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường, cũng như hỗn hợp các axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Nó thường được sử dụng như một chất làm ngọt trong thực phẩm cũng như sử dụng như một loại thuốc.

Mật ong có thể bị nhiễm vi trùng từ thực vật, ong và bụi trong quá trình sản xuất, thu thập và chế biến. May mắn thay, với những đặc tính sẵn có của mật ong đã ngăn chặn được vi trùng này còn sống hoặc sinh sản.

Tuy nhiên, một số vi khuẩn sinh sản bằng bào tử, chẳng hạn như loại gây ngộ độc, có thể vẫn sinh sôi và phát triển. Điều này giải thích tại sao mật ong có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh.

Mật ong được sử dụng để trị ho, tiểu đường, nồng độ cholesterol cao, hen suyễn và sốt. Nó cũng được sử dụng để chữa tiêu chảy, loét miệng trong quá trình điều trị ung thư và loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Mật ong cũng cung cấp một nguồn năng lượng dồi dào trong khi tập thể dục hoặc ở những người bị suy dinh dưỡng. Uống mật ong pha loãng giúp giảm đau và chữa lành vết thương sau khi cắt amidan.

2. Công dụng của mật ong
Với những đặc tính ưu việt, mật ong có rất nhiều công dụng trong sản xuất và thực phẩm. Trong thực phẩm, mật ong được sử dụng như một chất làm ngọt tự nhiên. Trong sản xuất, mật ong được sử dụng làm hương liệu và dưỡng ẩm trong xà phòng và mỹ phẩm. Một số công dụng phổ biến của mật ong như:

Trị Ho: Các loại mật ong khuynh diệp, mật ong labiatae có thể hoạt động như một thuốc giảm ho đáng tin cậy cho một số người bị nhiễm trùng đường hô hấp trên và ho ban đêm cấp tính. Uống một lượng nhỏ mật ong khi đi ngủ có tác dụng giảm số lần ho ở trẻ từ 2 tuổi trở lên. Ngoài ra, uống nước có chứa một lượng nhỏ mật ong làm giảm tần suất ho ở người lớn bị ho kéo dài sau khi họ bị bệnh.

Loét chân do tiểu đường: Hầu hết các nghiên cứu cho thấy rằng áp dụng băng có chứa mật ong cho loét chân tiểu đường dường như làm giảm thời gian chữa lành và ngăn ngừa sự cần thiết phải dùng kháng sinh. Nhưng không phải tất cả các nghiên cứu đều đồng ý.

Giảm khô mắt: Sử dụng thuốc nhỏ mắt mật ong hoặc gel mắt đặc biệt vào mắt (Optimel Manuka cộng với thuốc nhỏ mắt hoặc Gel mắt kháng khuẩn Optimel) giúp làm cho mắt đỡ khô hơn. Những sản phẩm này có thể được sử dụng cùng với điều trị khô mắt thường xuyên như giọt dầu bôi trơn và khăn ấm trên mắt.

Loét miệng do bức xạ hoặc điều trị hóa học (viêm niêm mạc): Đối với những bệnh nhân cần xạ trị, loét miệng là một trong những triệu chứng thường gặp. Uống mật ong trước và sau các buổi xạ trị giúp làm giảm nguy cơ phát triển loét miệng. Ngoài ra, bôi mật ong lên vết loét miệng hoặc uống mật ong cũng có tác dụng giúp chữa lành vết loét miệng do hóa trị.

Làm lành vết thương: Sử dụng các chế phẩm mật ong trực tiếp vào vết thương hoặc sử dụng băng có chứa mật ong giúp cải thiện sự vết thương đáng kể như: vết thương sau phẫu thuật, loét chân mãn tính, áp xe, bỏng, trầy xước, nơi lấy da để ghép. Mật ong còn có tác dụng giảm mùi hôi và mủ, giúp làm sạch vết thương, giảm nhiễm trùng, giảm đau và giảm thời gian lành vết thương. Mật ong thường an toàn ở người lớn và trẻ lớn hơn 1 tuổi. Nó có thể hữu ích trong việc điều trị bỏng, ho và có thể các tình trạng khác.

Bệnh tim mạch: Chất chống oxy hóa trong mật ong có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cải thiện tình trạng các bệnh thần kinh: Các nghiên cứu cho thấy mật ong có thể mang lại lợi ích chống trầm cảm, chống co giật và chống lo âu. Đồng thời, mật ong còn giúp ngăn ngừa rối loạn trí nhớ.

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn: Trong phòng thí nghiệm, mật ong đã được chứng minh là cản trở sự phát triển của các mầm bệnh truyền qua thực phẩm như E. coli và salmonella, và để chống lại một số vi khuẩn, bao gồm Staphylococcus aureus và Pseudomonas aeruginosa. Mật ong càng sẫm màu thì khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa càng tốt.

3. Hướng dẫn sử dụng mật ong đúng cách
Mật ong chỉ an toàn cho người lớn và trẻ từ một tuổi trở lên. Tuyệt đối không cho trẻ em dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh sử dụng mật ong vì có thể gây ra một tình trạng đường tiêu hóa hiếm gặp nhưng nghiêm trọng (ngộ độc ở trẻ sơ sinh) do tiếp xúc với bào tử Clostridium botulinum. Các bào tử của vi khuẩn ngộ độc được tìm thấy trong bụi và đất có thể xâm nhập vào mật ong, mà trẻ sơ sinh lại không có một hệ thống miễn dịch phát triển để chống lại nhiễm trùng. Bên cạnh đó, vi khuẩn từ bào tử có thể phát triển và nhân lên trong ruột của em bé, tạo ra độc tố nguy hiểm

Nhưng cha mẹ có thể cho trẻ ăn ngũ cốc có chứa mật ong, vì đây là sản phẩm đã được nấu chín.

Một số người nhạy cảm hoặc dị ứng với các thành phần cụ thể trong mật ong, đặc biệt là phấn ong cũng không nên sử dụng mật ong. Dị ứng phấn hoa ong có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng với cơ thể và đôi khi gây tử vong. Các dấu hiệu và triệu chứng của phản ứng bao gồm: khò khè và các triệu chứng hen suyễn khác, chóng mặt, buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, ngất xỉu, nhịp tim không đều,...

Loại mật ong Rhododendrons có chứa độc tố có thể gây ra các vấn đề về tim, huyết áp thấp và đau ngực.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: hoàn toàn có thể sử dụng được các sản phẩm đến từ mật ong, tuy nhiên, không nên sử dụng quá nhiều.

Ở bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế sử dụng một lượng lớn mật ong vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Ngay cả khi mật ong là tự nhiên, nó cũng không tốt hơn đường trắng hoặc nâu thông thường đối với người ăn kiêng hoặc người mắc bệnh tiểu đường. Trên thực tế, một muỗng mật ong có nhiều carbohydrate và calo hơn so với đường trắng hoặc đường nâu.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org và Webmd.com
 

trucxinh0505

Xóm nhỏ phố núi
Thành viên BQT
Administrator
Chuyển ngữ
Tác giả
Tham gia
14/4/19
Bài viết
14,891
Điểm cảm xúc
5,624
Điểm
113
23- Trẻ nhỏ nghe nhạc tốt hay không tốt
Theo nghiên cứu, các nhà khoa học chứng minh cho trẻ sơ sinh nghe nhạc kích thích não bộ, tăng cường trí nhớ và ngôn ngữ.
Cho trẻ nghe nhạc như thế nào đúng cách?
- Sẽ tốt cho trẻ: Nghe nhạc nhẹ, nhạc không lời, giai điệu du dương giúp cơ thể bé thoải mái, thư giãn.
- Sẽ không tốt cho trẻ: Nghe nhạc mạnh, như nhạc rock chẳng hạn, tầng số kích thích quá lớn, sẽ phá hủ, tê liệt não bộ của bé, nhất là trẻ dưới 3 tuổi.
Vì thế, các bậc phụ huynh nên chọn nhạc nhẹ không lời là tốt nhất nhé!.
 
Top