Lượt xem của khách bị giới hạn

[Huyền huyễn] Duyên Số Gặp Ma - Bounthanh Sirimoungkhoune

[Huyền huyễn] Duyên Số Gặp Ma - Bounthanh Sirimoungkhoune

mongtho

Sưu tầm
Tham gia
27/6/19
Bài viết
380
Điểm cảm xúc
285
Điểm
63
Chương 40: Ma đề
Một niềm tin và kiêng kỵ trên đất Lào, người Việt Nam mình có câu nói: "Có cúng có thiêng, có kiêng có lành", bao nhiêu chuyện kể rải rác khắp miền khắp nơi từ xưa đến giờ còn vấn vương trong đêm khi giấc ngủ không được an lành, ngồi dậy miệng lẩm bẩm gọi tên bạn xưa, như gọi mời những thời gian còn tuổi thơ trở về viếng thăm trong đêm mờ. Đã trôi qua 35 năm trời, một đêm tôi lang thang bước trong nhà rồi ngồi xuống với ly nước trà cô đơn một mình, xong tay cầm cái bút ghi trên tờ giấy một cốt chuyện kể tới xứ Lào. Với cái tuổi nghịch ngợm 14-15, tìm hiểu những chuyện không ra chuyện thời đó, người già kể chuyện ma gì là rủ nhau tìm, thử thách hay chọc ghẹo với ma cho kỳ được mới thôi.

Miền xưa quê cũ, một hôm ở một ngôi chùa làng bên cạnh chứ không có phải làng của tôi, có hai ông thầy sư cỡ 40 tuổi rời từ Vạn Tượng lên ở, thầy sư từ nơi đó gần đất Thái Lan hay sài tà thuật, coi bói, gọi ma gọi hồn hay xin số,... không giống ở Luang prabang nơi tôi ở, thầy sư không có quyền nghịch ngợm hay làm như vậy được, tin đồn càng ngày càng ầm ĩ, hai ông thầy sư mới dọn tới quá giỏi, nào là cho số, nào là gọi hồn gọi ma, nào là bấm tử vi coi bói. Tôi nói chuyện với một người bạn tên Pone (giờ nó sinh sống ở Mỹ và tôi sinh sống ở nước Úc), hai người nói chuyện nhau:

- Hôm nào mà hai ông gọi ma thì mình đi coi, Pone nói:

- Ông gọi luôn luôn ai cũng nói, con đường hoang nào có ma là ông đi xin số ở đó, đến con đường hoang bờ sông, gốc cây me đó ông cũng gọi ma lên. Anh bên nhà mình đi coi rồi nói cho mình nghe: “Tóc nó dài buông xoã với áo ngủ dài trắng lơ lửng trên cành cây, ai cũng đứng tim luôn đó. Khi đi gọi ma chỉ có một ông cũng đủ, thì ra hai ông cao tăng này giỏi thật đó.”

Tôi nói với Pone:

- Mình phải đi làm trong rạp cinema buổi tối, mày để ý coi hôm nào có chuyện gọi ma hay gọi hồn rồi hai đứa mình đi theo.

- Pone gật đầu.

Gần hai tuần sau, Pone chạy tới gọi tôi ở rạp cinema và nói:

- Đêm mai là ngày rằm 15, ông thầy sư dẫn 2-3 người người đến lò thiêu gọi ma lên xin số, bí mật đó, mình có đi không?

- Có phúc có phần mới được thấy ma, để mình báo cho rạp cinema biết là mai mình nghỉ, chiều mai tan học lại là thứ sáu nữa tha hồ thức khuya, thứ bảy nghỉ học rồi gặp nhau, mày đi xin ông sư đi, ngày mai hai đứa mình đi theo. Pone trả lời: “OK.”

6.30 giờ chiều tới rồi, tôi lững thững dạo bước đi đến nhà Pone lúc trời đã chập choạng tối, hai người chậm chậm bước vừa đi vừa trò chuyện đến chùa, trong chùa cũng vừa xong tụng niệm, ông cao tăng lớn hơn 80 tuổi đi qua hỏi:

- Hai con đến đây làm gì tối rồi? Tôi trả lời:

- Hai con đi theo ông sư kia tối nay đi gọi ma.

Ông cao tăng lườm tôi một cái rồi đi vào phòng của ông nghỉ ngơi. Tôi với Pone đi đến trước phòng ông sư nói:

- Có gì cho các con đem đi giúp không?

Ông sư nói:

- Có chứ, mấy đồ cúng làm bằng lá cây chuối, bông hoa lá, nhang nến và chờ thêm ba người tới nữa, xin số lần này cho ba người này mà, đó vừa nói tới đã đến.

Tôi với Pone quay lại giật mình, hai anh là hàng xóm của Pone, một bà chị bán chuối nướng mà béo nhất làng hơn 100 kg, tôi lẩm bẩm nói một mình:

- Ba cái mặt này là ma số, ma đề từ lúc nào vậy?

Pone giẫm chân tôi:

- Coi chừng người ta nghe đó!

Rồi 3 con ma đề với hai ông vua nghịch ngợm lững thững theo đít ông thầy sư đi ra lò thiêu, hơn một cây số đi bộ thì tới, hai cái lò thiêu bằng củi hay than giữa sân, một bên là nơi ngồi tụng niệm, bên kia là vườn chuối của người làng, một bên là cây cối rậm rạp để chôn người, một bên cuối cùng toàn là cây lớn sừng sững cây xoài, cây mít, cây đề, không mấy người dám đi qua lò thiêu ban đêm vì cây cối um tùm, ngó vòng quanh không có làng người hay ánh đèn nhà ai hết, tối mịt mù. Ông sư nói:

- Chuẩn bị mâm cúng cho xong rồi 12 giờ đêm chúng mình bắt đầu, giờ mới có 11 giờ đêm. Ánh trăng vàng đêm rằm khuya bao vây với cây cối xương người chết, lạnh giá hồn gợn tóc gáy nổi da gà, cái giỏ cần xé đựng than hay củi ngắn, cái úp cái ngửa ở gốc cây mít cây xoài hiện tượng như bóng người, ngó rồi không muốn quay lại ngó thêm nữa, tiếng dơi bay, tiếng chim cú kêu, tiếng gió đong đưa cành cây như xua đuổi cho ra khỏi nơi gợn tóc gáy này. Tôi với Pone càng khuya càng xích lại gần ông thầy sư, một lát ông nói:

- Tới 12 giờ rồi chúng mình bắt đầu.

Mâm cúng quay về đằng cây mít lớn, chứ không quay về đằng lò thiêu người, ông sư ngồi đằng trước và 5 người ngồi chắp tay lễ ở đằng sau, nhang nến được đốt cháy mờ mờ theo cảnh khuya, phập phồng theo cơn gió. Ông sư ngồi khoanh chân, miệng lẩm bẩm tụng nghe không rõ lời, 5 người đằng sau ông thầy sư thì ngó về nơi đen tối rậm rạp chôn người với lò thiêu, rồi chậm chậm xích lại gần nhau, thì bất thình lình ông sư ngừng tụng và nói lên:

- Sao mày đến chậm vậy? Cả tiếng tụng niệm? Mày muốn cho tao xử tội mày sao? Rồi nói tiếp:

- Ngó về đằng cây mít lớn, một bóng hình tóc buông xoã, bộ áo ngủ dài trắng, nửa rõ nửa mờ theo ánh trăng trà trộn bóng lá cây.

Cả 5 người ngó về đằng bóng đó, chắp tay lễ, xa nhau cỡ 50 thước. Tôi chờ nghe tiếp coi ông gọi nó đến trước nơi người ngồi hay làm thế nào? Tôi thấy lạ lùng, không nổi gai ốc hay da gà gì cả, tôi thì thầm vào tai Pone:

- Mày có thấy sợ hay nổi gai ốc gì không?

- Không, không thấy có gì hết, như mình đang ngồi ở trong nhà mình vậy, chờ coi tiếp.

Ông sư cất tiếng quát lên:

- Mày có biết là tao đã đến! Lần sau mày phải đến đón chờ tao nghe, lần này tao có người đi theo, để lại một chút lòng từ bi, mày xuất hiện chậm vậy tao xử tội mày là không được đi đầu thai luôn đó. Rồi nói mau, số kỳ tới này sổ con gì, nói mau, ở cây mít đó cũng được, không cần phải đến gần sẽ làm cho người đi theo khủng hoảng, rồi nói mau, nói lớn một chút ta nghe không rõ số gì, nói lại coi!

5 người im lặng nghe ông sư nói mà không nghe tiếng ma nói, anh hàng xóm của Pone nói:

- Chỉ có ông sư mới nghe tiếng ma, chứ sao chúng mình nghe được?

Thì đang trong lúc im lặng đó, đột ngột một cơn gió từ đâu không biết và kéo theo một tiếng rít nghe nhè nhẹ đi theo, ánh đèn cầy chỉ còn bám ở cái bấc một chút xanh lè mà không tắt, khi hết cơn gió mà ánh đèn cầy vẫn như vậy không có vàng trở lại, hình như tất cả mọi người nổi da gà, vì tôi thấy khi cơn gió và tiếng rít, tất cả mọi người quay ngang quay ngược ngó nhau cả ông sư nữa, im lặng vài phút, tiếng cười khích, khích, khích trôi theo một con chim cú mà to bằng cái lu nước đậu trên cây này một lát rồi rời sang cây kia, xong rồi từ từ biến mất vào nơi khuất ánh trăng vàng của đêm rằm. 5 người ngồi như mất cái bình tĩnh, quay trước quay sau vừa ngó, ông thầy sư ngồi đằng trước, tôi thấy càng nặng hơn nhiều, ông ngó trước ngó sau lia lịa, xong tất cả mọi tiếng im lặng, ánh đèn cầy trở về màu vàng như trước, cơn an tĩnh bất thình lình này như đang gọi cơn bão tố khác tới thăm thêm. Tiếng cười bắt đầu khích, khích, khích thêm một cơn gió mạnh hơn trước và cây đèn cầy vẫn xanh lè mà không tắt, ông sư ngồi xổm dậy ngó trước ngó sau theo tiếng cười bay tới gần cây mít và dịu xuống rồi im, chừng một phút nghe tiếng rầm, một chiếc giỏ cần xé đang úp ở đó bỗng tung lên trời hơn 10 thước và rớt xuống, cả 6 người ngó về đằng đó như hẹn nhau cùng một lúc, và ngồi im giống nhau. Khi giỏ cần xé tung lên dưới ánh trăng vàng ngó thấy tròn tròn đen đen ở đó, rồi tiếng cười bắt đầu, rồi cái bóng đen tròn đó bắt đầu đứng lên thành hình người xoã tóc và từ từ chân hẫng đất chừng một gang tay. Tiếng chân chạy rối tung, ông sư chạy trước nhất, thẳng cây xoài trèo lên ôm luôn cành xoài nhắm mắt run trên đó. Hai anh thẳng về bên kia cái lò thiêu, chạy hư cả hàng rào vườn, bao nhiêu cây chuối gãy, quá mệt ôm cây chuối khóc ở đó luôn. Ngày hôm sau Pone kể:

- Pone với chị béo đó thì chạy như bay về tới nhà và nói tiếp:

- Làm sao hơn 100 kg mà chạy lẹ hơn mình? Từ lò thiêu về tới nhà xa cả gần hai cây số mà không thế nào mà chạy kịp chị, cũng may trên đường không có con voi hay con cọp chạy qua mặt chị, nếu có thì tội nghiệp, chị đụng vào là dẹp chết luôn.

Còn tôi thì không chạy đi đâu được nữa vì đứng hình và tè ra quần luôn. Còn bóng ma chân hẫng đất thì từ từ bay chậm chậm tới lò thiêu và đứng trên đó với tiếng cười rùng rợn ngó qua ngó lại và ngó thẳng vào tôi cả gần 5 phút rồi mới đi vào bóng tối mất. Tôi chỉ nhớ là mặt tôi nó lạnh, da đầu tôi sần sùi như da con cóc và cũng không có sợi tóc nào nằm, nó đứng sững thẳng lên trời luôn, gần một tiếng đồng hồ mới có một chiếc xe ôtô từ làng bên kia đi ngang qua lò thiêu về thành phố, khi ánh đèn xe rọi vào mặt tôi thì tôi mới tỉnh lại, tôi cố chạy ra khỏi nơi lò thiêu cho tới con đường cái mới đi bộ về. Sáng mai, con ma giả mà ông thầy sư gọi đêm qua vẫn còn treo lủng lẳng ở cây mít, mà hai ông thầy sư dọa người kiếm tiền. Tôi nói:

- Pone! Đường bờ sông gốc cây me là đàn ông chết, chứ có phải đàn bà đâu mà có ở đó? Nhớ không khi chị béo nói là đi coi ông thầy sư gọi ma ở gốc cây me và hiện lên bóng ma là đàn bà treo lủng lẳng ở đó?

Đến bây giờ những đêm trằn trọc khó ngủ và nhớ lại lúc nào ma thật dọa ma giả là tôi cười lên khà khà khà...
 

mongtho

Sưu tầm
Tham gia
27/6/19
Bài viết
380
Điểm cảm xúc
285
Điểm
63
Chương 41: Mua chuối nướng
Bên đường vắng khuya, những cô em gái ngồi bán chuối nướng dưới cột đèn mờ mờ theo ánh sương mù của mùa đông, 100 thước cách xa thì chỉ ngó thấy cái đèn dầu trên bàn bán đó thôi. Một hôm trước thập niên 1980, tôi đi chơi nhạc cho trường đại học ở cuối thành phố Luang Prabang, mùa đông lạnh giá, ban nhạc chơi tới 12 giờ đêm dẹp dọn xong xuôi, cỡ 1 giờ sáng tôi lái xe honda đưa một người bạn chơi đàn về nhà, cũng gần nơi chơi nhạc thì bỗng nhiên xe chết máy vì bị ăn trộm xăng trong thời đó, hai người dắt xe về để ở nhà bạn. Bạn nói:

- Ngủ nhà mình đi mai hẵng về, từ cuối thành phố đến đầu thành phố đâu có phải gần, hơn 3 cây số, mà giờ đã quá nửa đêm, mình không dám đi một mình vì bên đường đầy là bóng ngôi chùa, ban đêm ma nhiều lắm đó. Tôi nói:

- Không mấy gì có cơ hội được đi bộ trên con đường vắng thênh thang phủ với sương mù trắng tinh, không có một chiếc xe nào qua lại, mình vừa đi vừa há miệng ăn hết sương trên đường luôn, bạn cười nói:

- Không sợ ma sao? Tôi nói:

- Gặp ma thì càng tốt, có bạn đi theo và trò chuyện chứ. Rồi tôi chào bạn về.

Trên con đường thẳng dài cả hơn một cây số vắng lặng, hơi thở mát lạnh đến trong phổi, sương phủ trắng xóa, chỉ mờ mờ ánh đèn đường nhỏ hơn cái đèn cầy thôi, ngó từng cây cột đèn như trong lòng vừa đi vừa đếm. Đi được một quãng đường rồi tới gần thành phố bận rộn với nhà cửa một bên đường và một bên là ngôi chùa này đến ngôi chùa khác, ngó thấy gợn hồn trong đêm, nhưng con đường cả thành phố đó vẫn dành lại cho tôi một mình như ở thiên đàng với mây khói, ngó không khác gì chuyện tề thiên đại thánh đang ở trong đám mây trời. Tôi vừa đi bộ vừa mỉm cười khi nghĩ là mình đang cưỡi đám mây trắng và bay ở trên thiên đàng với mấy cô tiên. Tất cả mọi chuyện đang nghĩ mỉm cười rồi bước chân cũng dừng luôn. Trước mắt xa hơn 100 thước thì ngó thấy ánh đèn dầu lấp lánh cỡ 3-4 cái cột đèn đằng trước, còn cái bụng đã quá nửa đêm thì đòi hỏi: “Nếu được mấy quả chuối nướng vừa cầm vừa ấm tay ấm cả cái bụng nữa, rồi ngồi trên đám mây trắng bay về nhà thì chắc vui biết bao”. Tôi bắt đầu dạo gót tiếp tục, vừa ngó cây cối nhà người mà đang tô bằng hạt sương trắng trẻo trong đêm, bốn cây cột đèn đã đi qua, tôi dừng bước và nói một mình: “Một cô em gái với một bóng cái đèn dầu mờ mờ đang ngồi nướng chuối bán ở đây mà”, tôi đứng ngó đi phía đằng trước thì trắng xóa không có ánh đèn bên vệ đường nào hết. Tôi đứng và ngó quay lại thì tôi đã đi qua cô bán chuối nướng với ánh đèn đó hơn bốn cây cột đèn từ lúc nào. Bên kia đường, nơi cô bán chuối là một ngôi chùa mờ mờ theo cảnh đêm đông lạnh, tôi quay bước trở về mua chuối nướng vừa đi vừa ngắm sương mù. Khi gần đến nơi cô bán chuối thì tôi ngẩng đầu lên tôi chẳng thấy cô bán chuối gì hết, mà tôi quay mặt lại ngó về đằng trước thì lần này thấy rõ hơn lần trước hình bóng người ngồi bán, trong lúc tôi quay mặt ngược về, như có gì kéo hai con mắt tôi về phía chùa bên kia đường: “Một hình bóng đen đen in trên bóng sương to và cao hơn cái nóc chùa, đôi mắt to hơn hai quả dừa đỏ ngầu luôn”, tôi quay về đằng cô bán chuối thì không còn có ở dưới cột đèn nữa. Đôi mắt tôi trợn trắng như mắt lợn luộc, lúc đó chắc to hơn mắt con ma đó, từ đầu ngón chân đến trên đầu tôi đầy là gai sầu riêng luôn, hình như từng sợi tóc của mình đã đứng thẳng lên trời từ lúc nào, cô bán chuối cũng chẳng có nữa, 3 chân 4 cẳng cho một hơi đứng ở trước nhà, thở he, he, he hơn con chó chạy mệt về, thế là:

- Hết cả sương mây trên trời?

- Hết cả chuối nướng hay ấm bụng?

- Hết cả tề thiên đại thánh đi trên mây?

- Hết cả nàng tiên hay nàng chuối?

- Hết cả gai ốc gai mít đầy thân luôn? Nếu gan bàn chân mà mọc được chắc cũng đầy là gai mít hay gai sầu riêng luôn.

Chỉ còn một cái là chạy lên giường đắp chăn chùm đầu, quên luôn cả cởi đôi giày nằm co đến sáng......


viết xong 3.50 chiều

13.05.2016
 

mongtho

Sưu tầm
Tham gia
27/6/19
Bài viết
380
Điểm cảm xúc
285
Điểm
63
Chương 42: Người bạn bên
Trong tuổi còn đi học, Luang prabang là một kinh đô và ngập phủ về chùa, tâm linh và thiên nhiên. Người ở nhà quê ăn học hết lớp 6 phải nối tiếp học trong thành phố, nếu không có bà con trong thành phố thì người ta hay xin ở chùa để đi học. Tôi có một người bạn tên SomLit, cùng chung lớp học, mỗi lần Lít về quê thăm nhà thì Lít đem trái cây đồ rừng về cho nếm, tánh nết hiền lành ngay thẳng theo tánh nết người nhà quê. Khi lớp 10 mùa hè đến, Lít nói:

- Mình về làm ruộng giúp ba mẹ, mình đem gạo nếp mới cho bạn ăn nó mới thơm, tôi nói:

- Đừng bận tâm, hãy về hết hè rồi quay lại bạn bè và lớp học chờ. Lít mỉm cười và vỗ vai tôi và nói:

- Ngươi giúp mình luôn luôn khi bệnh tật, ngươi cho tiền mình mua thuốc chữa bệnh, quần áo.. ngươi không có chê trách mình nhà quê nghèo, sao mình quên ngươi được, tuần tới mình về rồi.

Tôi gửi lời hỏi thăm ba mẹ và chị em Lít bình an, rồi cả hai bước vào lo học. Hết tuần đó hè đến, tôi vẫn đi làm tiếp ở rạp Cinéma và làm việc nhà. Sau tuần đó 2-3 ngày, trong một buổi tối cỡ trước 8 giờ phim sắp chiếu thì tôi chợt thấy bóng Lit ở trước rạp Cinema, tôi hỏi:

- Người chưa về quê sao? Coi phim không mình dẫn vô khỏi mua vé cho tốn tiền?

- Lit lặng lặng gật đầu chẳng nói năng gì và bước theo tôi, tôi hỏi:

- Muốn lên lầu 3 chỗ chiếu phim ngồi coi không? Hay ngồi chỗ khách mua vé?

- Lit mỉm cười rồi ngồi chỗ khách mua vé ở lầu 1.

Hai hôm vào ngày chủ nhật, Cinema chiếu buổi trưa 2 giờ, tôi lại thấy Lit nữa, tôi đứng chơi trước rạp với một người quen, tôi nói:

- Thôi trời quá nóng, mình qua bên kia đường ăn bát chè giải khát. Lit cũng đi mà chẳng nói năng gì, chủ tiệm đem 3 bát chè lên bàn, sau khi ngồi trò chuyện ngắm em gái đến coi phim và tôi đứng lên trả tiền, tôi hỏi:

- Lít, sao bát chè còn nguyên? Lời nói Lit nhè nhẹ:

- Ăn chút.

Trưa đó, Lit không có coi phim và tôi trở lên phòng chiếu phim.

Sáng hôm sau cỡ 10:30 giờ, tôi lái xe honda ra khỏi ngõ nhà lên đường, tôi lại thấy Lit đứng ở đó, tôi dừng xe hỏi:

- Có gì không Lít? Mình đang bận phải đi.

- Lít mỉm cười, lắc đầu nhẹ và tôi lái xe đi.

Chiều hôm đó, tôi chợt nghĩ hay là Lit không có tiền mướn đò về quê, trong lòng thấy ăn năn, tôi tắm rửa ăn cơm chiều sớm và lái xe đến chùa, tôi đậu xe lề đường và bước vào chùa thì gặp ông thầy sư đang ngồi cắt cỏ, tôi hỏi:

- Lít có ở chùa không ạ? Con đến thăm bạn.

Ông thầy sư vụt đứng sững lên và nói:

- Con không biết tin sao? Lit bị bệnh sốt rét rừng, nó về đến làng được một ngày thì nó đã chết rồi.

Tôi đứng thơ thẩn nghẹn lời vừa nhớ bạn, vừa sợ ma. Lúc đó, thân thể tôi nổi da gà và tôi cúi đầu chào ông thầy sư, từ giã về nhà nằm ngủ, không chiếu phim luôn đêm đó ....

Chuyện ngắn đến đấy đã kết, chúc bạn đọc vui vẻ.
 

mongtho

Sưu tầm
Tham gia
27/6/19
Bài viết
380
Điểm cảm xúc
285
Điểm
63
Chương 43: Người tình không ước
Hồi bên Lào, tôi có một người bạn thân nhiều tuổi hơn tôi mà gia đình ba mẹ khá giả mới đưa con đi xuống Viêntiane (Vạn Tượng) học. Anh là người vui tính và thích nói vui vẻ với các đàn em:

- Năm tới anh đi học ở Vạn Tượng với một đứa em.

- Anh có bà con ở đó à? - Tôi hỏi.

- Mướn nhà em ơi!

- Đừng quên gửi thư hay quên nhau nghe anh!

Hai anh em đó cười nói với tôi:

- Khỏi lo em!

Một thời gian mấy tháng trôi qua, tôi gặp ba mẹ hai anh em đó, tôi cúi đầu chào và hỏi thăm hai anh em ra sao, ba mẹ chép miệng và lắc đầu:

- Hai đứa con này nghịch ngợm quá, đi học mà gây chuyện ba mẹ lo và đang đi vào chùa cầu xin giúp nè.

Tôi nói:

- Xa ba mẹ chắc nghịch một chút đó thôi.

Bà mẹ của hai anh nói tiếp:

- Lúc nào nó về con hỏi nó, mẹ vội vào chùa con!

Tôi cúi đầu chào tạm biệt.

Trong một thời gian đằng đẳng trôi qua, đã tới mùa hè nữa rồi, tôi lại được gặp anh đó nữa tôi mới hỏi, nhưng tôi chưa kịp nói thì anh kéo tay tôi ngồi xuống chuyện trò một năm đã xa nhau:

- Mình ngồi ở bậc cầu thang chùa kia trò chuyện vui lâu ngày không được gặp nhau, tôi nói:

- Để tôi qua đường mua hai chai nước ngọt, rồi anh em mình kể nhau nghe.

Khi hai anh em xuống Vạn Tượng thì ba mẹ đã mướn nhà cho rồi, thì bỗng nhiên có một bà già đến nói: “Ở làng Salàđèng xa đây có 300 thước mà mướn một tháng có hai ngàn, ở đây hơn mười ngàn một tháng”, hai anh em quá mừng và đổi về ngôi nhà đó và hợp đồng mướn xong. Cầm chìa khóa mở cửa bước vào nhà, anh nói:

- Gian nhà như đã hoang lâu rồi, bụi bặm và màng nhện, hai anh em quét dọn và trên bàn anh thấy một nắm tóc đàn bà và móng tay đã cắt còn đó. Anh quên lãng niềm tin về tâm linh của Lào.

- Mừng được gian nhà quá rẻ để thừa tiền đi chơi gái - Anh nói.

Cái tánh nghịch ngợm của anh mới gây ra chuyện. Trong đêm đầu không có gì xảy ra, anh không được làm bàn thờ phật, anh khấn:

- Hai con ở đây ăn nhờ ở mướn có gì thì báo cho hay, bảo vệ các con, cái miệng nghịch ngợm:

- Cho con thấy nghe!

Đứa em nói:

- Vậy mà anh cũng nói ra, muốn thấy ma hay sao?

Đêm thứ hai, người anh nằm mơ thấy một cô em gái đang quét dọn và nói: “Cho tôi quét xong rồi hẵng nằm ngủ”. Anh chợt choàng giấc thấy lạnh cột sống, anh cố với tay bật đèn đầu giường thì anh thấy cái chổi và miếng khăn lau nền đang nằm ở giữa nhà, anh quá ngạc nhiên mà không nói, quay lại ngó đứa em mình thì đang nằm ngáy khò khò, anh dẹp cái chổi đó và miếng khăn vào góc rồi lên giường ngủ tiếp đến sáng. Người em dậy trước và hai anh em đi ghi tên vào trường học, ghé chợ mua thịt rau về nấu ăn chiều, người em nói:

- Hôm qua anh để quên cái chổi và khăn lau nền giữa nhà, sáng em phải dẹp nó đó.

Người anh mỉm cười nói vui theo tánh:

- Là ma để giữa nhà đó em!

Đến bữa cơm chiều, người anh đi lấy thêm một đĩa nhỏ và múc thức ăn mỗi thứ một chút bỏ lên đĩa riêng rồi nói:

- Đến ăn cơm bà xã cưng, hai anh em buồn nè!

Người em lườm người anh mà không nói, bắt đầu từ ngày mời và chia món ăn cho linh hồn là sự bắt đầu mà hai anh em phải vào chùa ở đúng 100 ngày mới xong, anh kể:

- Ở phòng tắm bỗng nhiên có mùi mỹ phẩm đàn bà, hai anh em nghĩ lẫn lộn nhau, ai cũng tưởng là ai mua về xài hay tập xài lúc xa cha mẹ, không ai hỏi ai. Mướn nhà mà lại có ti vi luôn, hai cái giường chung phòng, mở ti vi coi vì miền bắc không có ti vi. Bỗng nhiên hai anh em cùng nghe trong phòng tắm có tiếng người đang tắm cỡ 8:30 giờ đêm, cả hai đi mở cửa phòng tắm coi, cả hai người ngạc nhiên vì thấy nền phòng tắm ướt mà lại có mùi phụ nữ nữa, người em thấy lo sợ mà anh thì tỉnh bơ, người em nói:

- Chắc nhà này có ma anh!

- Ma làm gì được! - Người anh trả lời.

Vừa xong câu nói này thì máy quạt trên trần nhà bắt đầu mở và bỗng nhiên tivi bắt đầu tắt, người anh đứng lên tắt máy quạt và nói:

- Thôi mình ngủ mai còn đi học.

Lời nghịch ngợm của người anh đã giảm xuống, nửa đêm người em thấy lạnh, đêm đó chợt tỉnh giấc thì thấy máy quạt đang mở nữa và người em đứng sững khi ngó vào giường của anh mình đang ngủ nằm nghiêng mà có thêm một bóng phụ nữ ôm chặt lưng anh mình chen nhau trên một cái giường độc thân, người em bật đèn và la lớn đánh thức anh. Em kể lại câu chuyện cho anh nghe, anh nói:

- Em lạ chỗ ngủ thôi mà, sao có ma được? Ngủ đi em.

Giờ anh bắt đầu để ý mới hỏi người em:

- Em mua mỹ phẩm về xài à?

- Em nghĩ là anh xài.

Người anh im lặng, anh nói:

- Đêm nay có gì gọi anh nghe!

- Dạ.

Đêm tới sau 08:30 giờ thì không nghe tiếng người tắm nữa, hai anh em tắt đèn mở tivi coi. Bỗng đột nhiên người anh đứng sững dậy và kéo tay em mình nói:

- Không được rồi em, mình ra ngoài ngủ ở phòng khách đi, khi nãy có mùi mỹ phẩm đập vào mũi anh và cái nệm bên cạnh nó lúm xuống thành hình người. Anh nói:

- Có ma đó em!

- Sao không tin em từ đầu?

Xong hai anh em nhấc cái nệm ra ngủ ngoài phòng khách. Sáng dậy, người em đang ngủ chợt nghe tiếng anh mình la lớn rồi chợt tỉnh, đêm qua đã đem nệm ngủ ngoài cả hai người, mà sáng người anh lại thấy mình nằm trên cái giường cũ, ở trong phòng ngủ như cũ, giờ hai anh em nổi da gà da voi hay da ngỗng gì không biết. Người em đi học nói với bạn bè thì ai cũng quan tâm muốn thấy ma. Trong chiều hôm đó là chiều thứ sáu thì có hai đôi trai và gái đến viếng thăm bạn chung học. Cỡ 8 giờ đêm lúc đó, hai anh em mời bạn và rót nước, bốn người đó hỏi về chuyện ma, người anh đang bắt đầu kể, thì tivi trong phòng ngủ bắt đầu mở một mình, máy quạt cũng bắt đầu mở, cả sáu người ngó mặt nhau và im tiếng kể, bỗng nhiên cửa sổ mở tung và có tiếng gió quạt tới, bốn người bạn không tin về ma, im lặng và mặt tái mét, lúc đó không biết là da gà hay da gấu nổi lên. Đằng cửa sổ có một khuôn mặt từ phía dưới lên to đầy cửa sổ, xõa tóc phủ hai má, hai đôi mắt đỏ ngầu, miệng đỏ như máu và kít thành tiếng dài ngó về phía hai người bạn gái, mà không ngó về đằng con trai tí nào. Cả sáu người lui vào góc phòng, đôi mắt vẫn đuổi theo hai người bạn gái như ghen gả hận thù, hoàn cảnh đó kéo dài đến hơn nửa tiếng. Sáu người đã có hai người đái ra quần rồi, sau hình bóng ở cửa sổ thì cả sáu người chạy thẳng vào chùa, ông thầy sư già ngó ra và nói:

- Có một bóng ma con gái theo các con tới, đứng ở cổng chùa ngoài kia, có ai hứa hẹn duyên tình với cô hay nuôi cô ăn hàng ngày phải không? Các con không nên làm vậy nghe?

Ông thầy sư lấy sợi chỉ cột tay cho bốn người và bảo:

- Các con xong về được rồi, còn hai anh em này phải ở chùa đúng 100 ngày mới khỏi sự theo đuổi duyên tình với linh hồn ma.

Ba mẹ của hai anh em này ở miền bắc cũng phải đi vào chùa giúp mới thoát được nạn. Tôi nhớ lại lúc gặp ba mẹ anh lúc mấy tháng trước. Và từ đó anh không bao giờ ngồi nghe ai nói tới một câu ma nữa, cả đời mà vẫn còn nghịch ngợm nói ở chùa bòn tiền chơi gái được.
 

mongtho

Sưu tầm
Tham gia
27/6/19
Bài viết
380
Điểm cảm xúc
285
Điểm
63
Chương 44: Sao bằng nhau được
Trước thập niên 1980 quay về, Luang prabang tỉnh nhỏ, không có nhà báo hay tin tức gì cả, chỉ xôn xao qua miệng trên đường chợ búa, nơi xum họp người nhà quê hay thành phố qua từng ngày. Một cốt chuyện tâm linh đã lan truyền cả tuần mà không hết lời kể, khơi gợi cho người mà thích thú về chuyện ma hay cổ tích, đứng tai đứng hồn theo dõi câu chuyện và tìm hỏi. Đó là một câu chuyện ở nhà quê xa ngoài thành phố.

Có một gia đình êm ấm với ba đứa con ở miền Bắc của Lào với thiên nhiên sinh sống. Bà vợ bắt đầu mang thai đứa con thứ tư, ông chồng thì phải đi công tác đường xa, nhà với vườn cây trồng trọt cuối làng, khi ông chồng ra đi thì bà vợ đã có thai 3 tháng. Lúc chia ly đó, bà vợ bị chơn té sẩy thai máu ra quá nhiều và dân làng cũng hết mọi đường cấp cứu và đưa vào bệnh viện thành phố, nhưng số phận kiếp đời, tất cả quá muộn và cô đã chết. Người làng, bà con anh em thân thiết ai cũng đến chia buồn làm đám ma theo văn hóa của Lào cho gọn gàng, 3 đứa bé thì bà con đằng chị trông nom giùm, chờ ba của các cháu trở về rồi trao lại, gian nhà thì bỏ hoang vắng âm u với cây cỏ và cái lạnh lùng của người đã qua đời, để lại cho cả làng không ai muốn đi qua gian nhà đó. Cái nhớ nhau, cái lạnh lẽo, ngó nổi da gà với gian nhà hoang mà vẫn còn đủ đồ và quần áo tất cả, hơn hai tháng thì ông chồng quay về nhà, cỏ cây đã phủ nhà cả thước và người làng ai cũng rỏ nước mắt tội nghiệp kiếp đời. Anh khóc lóc và vào chùa tắm rửa trước khi về nhà. Hai ngày sau anh cắt cỏ, người làng cũng đến thăm và đem thức ăn cho và dẹp dọn nhà cửa chia buồn với anh. Sau vài hôm thì người đến thăm chia buồn cũng giảm xuống, còn một mình lủi thủi, rồi anh đi đón lấy 3 đứa con về nuôi. Một đứa 6 tuổi, một đứa 4 tuổi và một đứa 2 tuổi. Từ ngày anh đem con về mái nhà xưa sinh sống, từ đó thì bắt đầu có tiếng thì thầm thì thào ở trong làng:

Ban đêm nghe tiếng khóc và thấy bóng cô đi qua đi lại trong làng, nhiều người thấy đứng ở trước cửa nhà cô và nghe tiếng rên rỉ khóc lóc vòng quanh nhà.

Người làng hỏi anh:

- Từ ngày về anh có thấy chị hiện bóng gì không?

- Thoáng và có linh tính như cô ở gần bên cạnh thôi.

Như câu hỏi này đã làm cho người chồng để ý lại linh hồn người vợ mình đã qua đời, trong khi mỏi mệt về trồng trọt và nuôi 3 đứa con. Người trong làng càng ngày càng thấy chuyện hình bóng cô đó xuất hiện nhiều hơn trước. Một người làng hỏi anh:

- Mấy cháu thế nào?

- Tôi mới về phải lo vườn ruộng nhà cửa cỏ cây nhưng tôi thấy mấy đứa con quá ngoan ngoãn, để đâu ngồi đó và vui cười cả ngày luôn. Ban đêm cũng vậy, cả 3 đứa cười khíc khíc khíc và ngủ dễ lắm.

Anh cám ơn tất cả làng lo lắng và chia sẻ với nhau, người làng không ai nói chuyện thấy vợ anh hiện bóng ban đêm cho anh biết, chỉ thì thầm nhau hàng ngày.

Chuyện bắt đầu, sau khi bận rộn lo vườn ruộng cỏ cây gọn gàng, thì anh có thì giờ gần với 3 đứa con nhiều hơn, một hôm anh nói:

- Các con ngồi chơi trông nhau nghe, ba luộc khoai lang nhỏ trong nồi, ba đi cắt buồng chuối đang chín và lá chuối gửi người làng vào thành phố bán, tẹo nữa ba về thì vừa lúc khoai lang chín cha con mình cùng ăn nha. Mấy đứa con nói:

- Dạ và cả 3 đứa cười khúc khíc.

Cỡ nửa tiếng sau, anh về đem chuối với lá chuối gửi người làng vào thành phố bán, lúc có hai người già trong làng đi vườn về qua nhà anh thì đứng trò chuyện hỏi thăm nhau vài lời, anh vừa về tới, một trong người già nói:

- Sao để con cả 3 đứa ngồi ăn khoai luộc và chơi ở đất mà anh lại đi vào vườn? Coi chừng bọ cạp rắn rết cắn đó! 3 đứa ngoan ghê.

Nói xong, hai ông già đi vào làng. Anh đứng sững ngó 3 đứa con đang cười khíc khíc khíc, bâng khuâng cuống cuồng với lòng và lạnh hồn. Cốt chuyện bắt đầu:

- Trên sàn nhà cao, trước cầu thang xuống đã có làm bằng tre hàng rào không cho con nít té xuống sàn nhà, trong lòng anh cảm thấy thắc mắc:

- Ai là người ẵm 3 đứa con xuống chơi ở đất này hay là mình?

- Ai đã lấy khoai cho con ăn?

- Ai là người bóc vỏ khoai thành đống như vậy?

- Ai là người đem nồi khoai ra khỏi bếp?

- Và mấy đứa con từ lúc anh về chưa từng nghe tiếng khóc của con?

Bây giờ trong lòng thấy đột ngột, đứng thừ người, ngó mấy đứa con đang chơi. Anh bắt đầu để ý cuộc sống với 3 đứa con mà chỉ khúc khíc cười, như có người đang đùa giỡn với nhau. Anh bước lên cầu thang nhà, lúc này anh mới cảm nhận được một sự kinh ngạc đã xảy ra: quần áo, đồ đạc vật xài, từ ngày về anh không có được làm việc nhà đó mà nó gọn gàng sạch sẽ như có người lau chùi hàng ngày, y hệt lúc vợ anh còn sống, anh ngồi xuống nổi da gà, không biết tâm sự với ai. Đêm đó lo cho con 3 đứa ngủ, đứa 6 tuổi nằm giữa và hai đứa em nằm hai bên, anh đi làm vườn mệt nằm ngủ đến sáng. Khi sáng anh đứng một lúc lâu ngó 3 đứa con ngủ, 3 đứa xếp hàng theo thứ tự, đứa lớn, đứa thứ nhì và thứ ba, hồi trước anh không để ý, tại buồn chuyện vợ chết và đời sống như con gà trống nuôi con.

Sáng hôm đó, khoai lang chưa được rửa, mà đã rửa sạch sẽ ở trong nồi chờ nấu thôi, nhiều chuyện làm anh nổi da gà, anh buồn mới đi vào làng trò chuyện cho đỡ buồn thì ai ở trong làng cũng an ủi: "Chắc là anh buồn nhớ vợ, có khi quên những gì mà mình đã làm không có gì đâu, anh đừng nghĩ nhiều mà vất bỏ 3 đứa con còn nhỏ đó". Anh mỉm cười, được một chút êm ấm đi về làm cơm nước và tắm rửa cho con.

Đêm nay, anh lo cho con ngủ và đặt đứa con lớn vào giữa hai em nó và giăng mùng, anh vào mùng rồi ngủ, đến sáng anh dậy nấu xôi sớm, khi xong nồi xôi, anh bước vào đánh thức các con dậy, anh đứng ngó vào trong cái mùng thì thấy 3 đứa con ngủ xếp hàng 1-2-3 chứ không phải đứa con lớn nằm ở giữa, anh thơ thẩn không biết nói sao, anh nghĩ có khi mình làm rồi mình quên. Hôm nay là hôm rằm, anh với 3 đứa con đưa cơm vào chùa. Ông thầy sư nói vài câu mà anh không để ý tới lời nói đó, ông nói:

- Yêu nhau thì âm dương vẫn yêu, đi đâu thì âm dương vẫn đi.

Đêm đó về, cũng như ngày thường tắm rửa, lo cho con ăn rồi đem con đi ngủ, đứa lớn vẫn để ở giữa hai em thường xuyên, hôm nay anh mệt mỏi muốn bệnh, để đầu xuống gối ngủ luôn. Sau hai tiếng đồng hồ, anh chợt choàng cơn ngủ, khi nghe tiếng người nói lẩm bẩm thở than, trà trộn với tiếng mấy đứa con đang cười khúc khít nửa đêm, anh lim dim ngủ cố nghe tiếng văng vẳng trong đêm chen với bóng trăng rọi vào cửa sổ. Anh nghe tiếng thì thào:

- Chân ngắn không đều không được.

Một chốc lại nghe tiếng:

- Đầu không bằng nhau cũng không được, cộng vào tiếng khúc khít các con cười.

Anh cố gượng mở mắt lên để ngó vào cái mùng của các con. Anh muốn đứng tim, thân thể lạnh giá, da cóc da gà gì, anh nằm đứng hình luôn ngó bà vợ ở trong mùng các con. Bà vợ đang đo chân các con và kéo xuống cho nó bằng nhau, xong bà vợ lại lên phía đầu các con, thấy đầu ngủ không bằng nhau, thì bà vợ lại kéo đầu con lên cho bằng nhau, sau rồi lại xuống phía chân kéo xuống cho bằng nhau. 3 đứa cao thấp không bằng nhau, cứ như vậy cả đêm.

Ông chồng đứng hình một lúc, quá sợ khi thấy tận mắt, hò hét ầm ĩ và bỏ chạy, quên vén mùng mang cả nửa cái mùng như bay đến chùa. Dân làng nghe tiếng anh khủng hoảng mới mở cửa chạy theo đến chùa, an ủi nhau đến sáng. Người làng và thầy sư đến tụng kinh gian nhà đó. Xong trạm thời gian ngắn, anh rời khỏi làng đó về sống với làng bà con của anh ở miền tây của thành phố.

Truyện nghe kể qua chợ búa thì đến đây cũng đã hết, xin hẹn các bạn lại chuyện sau.
 

mongtho

Sưu tầm
Tham gia
27/6/19
Bài viết
380
Điểm cảm xúc
285
Điểm
63
Chương 45: Tiếng khóc trong đêm
Theo tiếng gió đêm mùa thu với tiếng gọi nhè nhẹ vọng như theo sau cơn gió từng cơn qua đêm trong gần một tuần đằng đẳng, từ đằng trước chùa xa hơn 100 thước bay về phía sau lọt qua khe cây cối um tùm, tiếng than thở, tiếng nức nở như bám chặt vào những cây cành lọt vào tai nhè nhẹ nghe trong đêm. Khi rạp cinema tan buổi tối cũng gần 11 giờ đêm, tôi về đường tắt theo ngõ hẻm đằng sau rạp thì thấy 5-6 người ngồi chơi với đống lửa, tôi ngồi xuống chơi vui với bạn ăn khoai nướng kể chuyện tíu vui, mấy người bạn nói:

- Mày mới đến thử để ý coi có nghe tiếng gì không? Chúng tao như nghe tiếng người khóc trôi lại từ phía trước chùa.

Người thì nghe, người thì không, 3-4 lần hỏi nhau:

- Có ai nghe tiếng gì không?

Tôi ngồi im lặng một chút thì có tiếng thật, tôi nói:

- Có tiếng như tiếng đàn bà hay là tiếng gió thổi lá cây đằng sau hai ngôi chùa ngập phủ cây cối, nếu muốn biết chẳng gì khó thì dạo bước với nhau hết mọi người đi vòng quanh hai ngôi chùa thì biết ngay mà.

Có 7 người với nhau, khi nghe nói dạo bước vòng quanh chùa thì bốn đứa có bệnh buồn ngủ khẩn cấp chạy luôn về ngủ, còn lại ba người thôi, đứng ngó mặt nhau và nói:

- Muốn biết tiếng khóc đó hay là đi về ngủ?

Xong rồi cả 3 đi tìm hiểu tiếng khóc đó tiếp gần 12 giờ đêm. Cả ba người không ai có đèn pin, cộng vào cái nghịch ngợm nửa đêm còn đi lùng tìm kiếm ma. Ba người lang thang qua bóng cây tối um tùm từ đằng sau chùa ra đến đằng trước, vừa đi vừa ngó vừa tìm ngôi chùa thứ nhất (chùa Aham) cho đến đằng trước thì đột ngột dừng lại như có tiếng rên rỉ ở phía sau chùa. Cả ba người quay lại chậm chậm từng bước ngó khắp nơi cũng chẳng thấy gì cả. Cả 3 mới dạo bước lên chùa Visoun, nơi mà tụng niệm xác chết nhiều nhất ở thành phố Luang Prabang. Khi ngó ra trước chùa thì không có một ánh đèn nào, nếu có đám ma thì phía đằng trước chùa phải có ánh đèn hay ngó thấy bóng người. Khi đi từ bên cạnh chùa ra đằng trước, cả 3 người ngó lên cái lan can thì cả 3 đều đứng hình: Nhờ ánh đèn đường xa xa rọi qua sân chùa rộng rãi có một chút ánh sáng rọi tới lan can chùa, một xác người nằm với cái mền phủ cả trên mặt, mờ mờ hai cái chân thò ra thôi. Lan can có 3 bậc cầu thang, chúng tôi bước lên gần hai cái chân đó cỡ hai thước, miệng lẩm bẩm:

- Chúc cho linh hồn đi tới nơi bình an trên suối vàng.

Rồi đứng im một lát khi không còn nghe tiếng khóc gì cả. Chúng tôi bước nhè nhẹ xuống bậc cầu thang chùa và đi thẳng ra phía trước vòng quanh cái tháp lớn vừa trò chuyện:

- Tại sao đem xác để ở chùa mà không có một người thân nhân hay quen biết đến canh gác, chia buồn hay là thông báo cho chùa biết luôn? Nếu báo thì chùa phải mở đèn chứ?

Sân đằng trước chùa cũng cả 100 thước, chúng tôi ba người nói:

- Đi vòng quanh cái tháp đằng trước rồi hẵng quay trở về.

Tiếng khóc hay nức nở gì cũng im lặng trong lúc này. Khi chúng tôi đi vòng quanh rồi trở về, khi đến gần cái lan can chùa mới thấy là xác đó đã biến mất, cả ba người ngó nhau đứng hình nổi da gà lạnh tóc gáy, rồi tiếp theo tiếng khóc nhè nhẹ ở phía cái tháp lớn mà chúng tôi vừa đi vòng quanh về, tôi hỏi:

- Chúng mình làm thế nào?

Một người bạn trả lời:

- Thử đi thêm một lần nữa coi ma thế nào?

Rồi cả 3 đều đi, nhưng không giống lần trước vì lần này là nắm tay nhau cả ba người và theo nhau thành hàng chứ không có đi ngang nhau trò chuyện. Cả ba người lần này chậm chạp từng bước vòng quanh cái tháp đó rồi quay về lan can chùa. Ba người đứng im, lúc đầu thì nổi gai ốc, tiếp theo là gai mít rồi đến gai sầu riêng đầy người, từ bàn chân lên tới đầu luôn, 3 cái đầu tóc tai đứng thẳng lên trời. Tôi cũng không biết câu nào để diễn tả hoàn cảnh trong lúc đó. Theo ánh đèn đường soi vào thì xác chết vẫn nằm ở đó, 3 bàn tay nắm nhau chặt như muốn gãy luôn, nín thở cả ba người bước lên bậc cầu thang thứ nhất, xa cái xác chết cỡ 3 thước thôi: “Ông bà ông vải, ông nội ông ngoại, ông trời ông phật ơi, cái xác đó bỗng nhiên ngồi bật dậy, mái tóc bù xù theo ánh đèn mờ mờ”. Rồi cả ba người không có được hẹn nhau trước mà thoát ra một tiếng cùng nhau: "Ma...!!!", cả 3 không phải là đứng hình mà tung cả hình chạy lấy mạng luôn, không cần biết đường nào thẳng đâu chạy đó, hơn nửa tiếng đồng hồ thì tôi về ngồi thở hì hà hì hộc ở trước nhà. Gần nửa tiếng sau thì ông bạn cạnh nhà mới về tới, nó không cần ngó ai hết thì mở cửa nhà nhảy vào trong rồi đóng cửa đánh rầm. Tôi ngồi gần một tiếng mà tóc tai vẫn đứng hỏi trời. Từ chùa về đến nhà tôi mà đi bộ thì chưa tới 5 phút thôi, trong đêm đó mà chạy như bay 3 chân 8 cẳng vậy, không biết lạc lên thiên đàng hay xuống địa ngục nào, nghĩa địa nào mà cả tiếng đồng hồ mới tới nhà.

Ngày mai 11 giờ sáng, 3 ông thần, ông thánh chạy đêm qua mới thức dậy nổi, tóc tai còn đứng sừng sững, tiếng nói còn run run, 3 ông không được hẹn nhau mà ngồi trước nhà cùng một lúc ngó nhau. Người già cả trong làng nói:

- Các con đi mua bông hoa vào chùa cho ông thầy sư gọi hồn gọi vía lại đi, để lâu hay qua ngày là không tốt đó.

Cả ba người lên chùa kể lại câu chuyện cho ông thầy sư nghe. Ông gọi hồn gọi vía lại rồi lấy chỉ cột tay cột vào cổ cho, ông ngó mặt 3 ông thần chạy rồi cười lên khà khà khà, xong ông nói tiếp:

- Các con đi theo ông ra đằng trước chùa!

Khi ra tới lan can chùa thì thấy: Một người nằm ở đó là một bà điên, cả Luang Prabang ai cũng biết, bà hay ở nhà xác trong bệnh viện, tên bà là Thỳ, không mấy gì thấy bà lang thang ở đường mà chưa bao giờ thấy bà đến chùa, chứ đâu phải xác chết gì cả. 3 đứa đứng ngó bà điên đó đang nằm ngáy khò khò khò, không biết bà lên cơn điên cơn khùng hay cơn lòng lợn gì mà làm cho cả 3 đứa tí nữa không nhớ cả tên họ của mình. Ông thầy cao tăng ngó 3 đứa chúng tôi, ông vỗ đầu và cười…

Viết xong 9.30 đêm 14.05.2016
 

mongtho

Sưu tầm
Tham gia
27/6/19
Bài viết
380
Điểm cảm xúc
285
Điểm
63
Chương 46: Tiếng nghèo
Một gia đình có hai vợ chồng với một đứa con gái 13 tuổi rất đẹp gái, hiền lành và lương thiện. Một ngôi nhà nhỏ bé ở cuối làng gần bờ sông, ngày lễ hay ngày rằm chưa bao giờ quên dạy con gái đến cúng bái lễ chùa. Một gia đình nghèo mà quá lương thiện thì ông thầy sư cũng quá hâm mộ thương mến, xong những cuộc lễ bái thì ông vẫn gửi quà bánh về cho cô bé này. Trong làng thì cũng không tránh nổi đôi mắt khinh bỉ với cuộc sống nghèo khổ, họ trồng rau trồng hoa theo men bờ sông để sinh sống, không có ruộng nương giống người ta. Đời chẳng may thì ba của cô khụy xuống bệnh nặng, còn hai mẹ con lo lắng thuốc thang cho ba cũng không khỏi được, đi mượn tiền người trong làng cũng không có ai cho, chỉ được thêm nỗi buồn vì nhà nghèo, chỉ có một nơi là chùa thôi hai mẹ con tới được, ông thầy sư giúp tiền và kiếm thuốc cho, ông ngồi ngó hai mẹ với giọt nước mắt và nói:

- Số đã định, ngày mai con đừng quá buồn và đừng quá vui nghe, nhớ lời dạy nghe con.

Bé gái tên Vone với mẹ chắp tay lễ và trả lời: “Dạ.”

Không lâu 2-3 ngày tới thì ba của cô đã chết, trong làng lớn như vậy cũng chẳng ai thăm viếng hay chia buồn, hai mẹ con không có cả tiền mua cây đóng hòm phải quấn bằng cái chiếu rách. Ông thầy cao tăng gọi hết sư và chú tiểu đi kiếm củi để thiêu táng cho xong, một gia đình nghèo mà không bao giờ quên bỏ xôi mỗi sáng. Sau tụng niệm thiêu táng rồi, xương cốt thì ông đem vào chùa, hai mẹ con ôm nhau với giọt nước mắt, cả làng cũng chẳng ai quan tâm đến. Từ hồi ba cô mất đi, bà mẹ trôi vào cảnh buồn sầu khi bệnh khi khỏe, bé gái một mình lo lắng vườn rau, sáng đem rau đi bán rồi mua gạo về một mình, mỗi ngày cô xuống vườn tưới nước rau, cô hay ngồi một mình than thở khóc lóc, cô để lại một chút rau để cúng chùa hàng ngày, cái lòng tốt đẹp đó đã ở trong lòng từ hồi con nhỏ mà ba mẹ để lại cho.

Chiều tối khi xong việc làm vườn, cô tắm rửa ăn cơm chiều, xong rồi cô hay xuống bờ sông ngồi khóc nhớ ba, than thở tới cái nghèo khổ, cái cô đơn mà không cho mẹ nhìn thấy, hàng chiều như vậy. Với một chiều buông chập choạng tối, cô đang ngồi thơ thẩn ở vườn, ngó xuống dòng sông nước chảy, nước mắt đọng bờ mi, vừa khấn van cho cái nghèo khổ trôi theo dòng sông thì bỗng nhiên có một chàng trai cỡ 14 tuổi chạc tuổi của cô đi theo bờ sông tới, rồi ngừng và hỏi cô:

- Cô làm sao mà ngồi một mình đầy hai dòng nước mắt vậy? Tôi tên Đi, trời tối rồi mà, tôi ngồi chơi với cô có được không? Cuộc đời tôi cũng đầy nỗi đau khổ từ bé, chưa biết cái vui cái đẹp là cái gì.

Hai người ngồi tâm sự với nhau đối với tuổi tác còn ngây thơ, một lát cô bé nói:

- Nếu ngày mai anh đi qua thì đến sớm một chút, hôm nay tối quá em phải về trông lấy mẹ vì mẹ đang bệnh kẻo mẹ lo.

Vone kể lại chuyện gặp gỡ cậu bạn somĐi cho mẹ nghe, mẹ mỉm cười vỗ đầu con gái mình và nói:

- Con có bạn chia buồn thì mẹ cũng mừng chứ, từ ngày con đẻ ra đến bây giờ con đâu có bạn vì gia đình mình nghèo khổ, bà con anh em thấy ba mẹ đi qua thì người ta đã đóng cửa nhà, sợ ba mẹ xin giúp hay nhờ vả, con cái người ta cũng đâu cho tới gần và quen biết với con đâu, ba mới dạy dỗ con cho con biết vào chùa cúng bái biết thương người.

Chiều khi khuất ánh tà dương, cô xuống vườn thì thấy Đi đã ngồi chờ và đưa cho Vone một bó cây rồi nói:

- Về nấu cho mẹ uống thì mẹ em sẽ khỏi bệnh đó, nhưng phải hứa với tôi một chuyện: “Cấm không được nói cho mẹ nghe là tôi cho thuốc!”

Vone gật đầu và quá mừng cầm lấy bó cây để vào lòng và hỏi:

- Nhà anh trong làng này ở chỗ nào? Em sanh đẻ ở đây mà không biết mặt người làng mấy đâu, không ai chơi với em vì gia đình ba mẹ quá nghèo, không có tiền mua quần áo cho em đi học nữa, em chỉ biết trồng trọt theo ba mẹ rối đến chùa thôi.

- Tôi không phải là người làng này, tôi ở làng trên kia. Làng đó lớn lắm, hơn làng em cả chục lần.

- Hôm nào dẫn em đi thăm anh nghe! Mấy năm trước em từng đi một lần với ba và mẹ.

Đi nói tiếp:

- Tôi đi bộ lang thang cả mấy tiếng mới tới đây, rồi tôi cũng chẳng có bạn bè gì cả, đời sống của tôi còn tang thương hơn cô cả 100 lần, theo với tiếng thở dài.

- Anh kể cho em nghe đi, có khi anh nói ra rồi anh được vui, còn hoàn cảnh em thì đã kể cho anh nghe hết rồi, nếu không được nói cho anh nghe thì em cũng ngồi một mình than thở và khóc thôi, khi ở trong nhà với mẹ thì càng thấy tủi thân hơn nữa.

- Khi nào em vui vẻ một chút, anh cũng vậy rồi anh kể chuyện đời sống anh cho em nghe, như hôm nay phải hứa với anh một chuyện, đến mẹ em cũng không có cho biết được không?

Vone gật đầu hứa. Đi nói tiếp và chỉ tay:

- Mấy hôm trước tôi đi qua vườn cô, trời nắng đất nó nấc, ngó xuống thì tôi thấy có gì như vàng một chút, cô đào lấy đi, nó cũng giúp cho mẹ với cô đỡ khổ một chút đó, tôi lấy đất lấp lại ở đó.

Nói xong, Đi đứng dậy và chào Vone, đi về mờ mờ vào đêm tối.

Vone lấy cái cuốc nhỏ đào bằng một gang tay, Vone đứng hình một lát chạy lên gọi mẹ, vừa run run nói vì quá mừng, hai mẹ con chậm chậm dìu nhau xuống vườn một lát đứng hình ngó và hai mẹ con cầm lên: “Một cái còng tay bằng vàng và một sợi dây chuyền vàng to lớn sài trong khôi phục năm mới”, mẹ nói:

- Sao con hên vậy? Và bó cây gì đó?

- Cây thuốc chữa bệnh mỏi mệt và chóng mặt của mẹ đó.

Bà mẹ ngó con gái mình mỉm cười và nói:

- Kìa! Vết nhổ còn ngó thấy đó con! Nếu cây này thành thuốc thì vườn mình quá nhiều, mai nấu uống con.

Hai mẹ con dìu nhau về nhà, Vone đi rửa bó cây đó và nấu cho mẹ uống ngay luôn, rồi sau khi mẹ uống thuốc thì hai mẹ con vui mừng cùng giấc ngủ.

Sáng dậy thì sức khỏe của mẹ thấy khỏe hẳn luôn, hai mẹ con cầm ra một cái còng tay (10 bath) là 4 cây vàng, chiếc dây chuyền (10 bath) cũng 4 cây vàng, trên đời gia đình chưa từng thấy hay có đến một chỉ vàng, bà mẹ cắt ra một khúc nhỏ đem đi bán, mua bông hoa trái vào chùa trước hết, rồi mới mướn người lợp lại cái nóc nhà nhỏ 5 thước vuông vì mưa dột đã lâu, trong làng xôn xao vừa lườm vừa thì thào thì thầm: “Nghèo tả mùng tơi còn có vàng bán.” Bà mẹ thấy khỏe mới nhớ lấy cây cỏ đó làm thuốc để bán và giúp người. Bà mẹ ngó đứa con gái mỉm cười khi thấy con gái mình vui lên một chút và nói:

- Cám ơn Đi cho mẹ với nghe nếu nó ghé qua, trong lòng bà nghĩ con nít với nhau.

Nói xong, bà vào nhà nằm nghỉ ngơi ngó lên nóc nhà bằng tranh lợp mới.

Vone ngồi chờ từ sớm hay mọi ngày, nhưng vẫn chẳng thấy Đi, mãi cho tới mặt trời khuất đầu núi, rồi mới thấy bóng Đi đến, Vone ngó thấy, chạy tới kéo tay Đi ngồi xuống và cám ơn, xong rồi nói:

- Có lên thăm mẹ em một chút không?

- Đừng quấy rầy người lớn, tôi đi qua ghé chơi một chút thôi mà. Dạo trước tôi đi qua làng cô tới làng dưới kia, khi đi về thì tôi nghe tiếng than thở nghèo khổ nức nở và sự chết chóc của ba cô trôi theo nước sông vọng vào tai tôi hàng ngày, nhiều chiều hoang tiếng tiếng than nghèo khổ của cô ngược dòng sông lên tới nhà tôi ở làng trên đó, cô biết không?

Vone vừa cười vừa nói:

- Em ngồi đây than nghèo khổ mà tiếng đó trôi xa đến hơn chục cây số vậy sao?

Đi gật đầu và Vone cũng cười lên khà khà khà như hai người đang chọc ghẹo nhau. Đi im lặng một lát rồi hỏi:

- Vone ơi, vàng bạc đó hai mẹ con đủ xài không?

- Mẹ chỉ có cắt bằng đầu ngón tay út cũng đủ tiền sửa nóc nhà tranh mới, mua gạo để bỏ xôi cho chùa hàng sáng vẫn còn thừa.

Đi thoát tiếng nói:

- Bỏ xôi cho chùa?

- Dạ, Vone hỏi tiếp:

- Anh Đi, anh biết trong vườn em có vàng ở đó, sao anh không lấy mà lại gọi em lấy?

Đi mỉm cười nhẹ rồi nói:

- Anh có quá nhiều rồi, em cần không? Vậy anh cho em hết có lấy không? Anh cũng chẳng có sài tới nó, để cho em sài rồi hàng ngày em đi cúng chùa cho anh. Vone hỏi:

- Anh có đi chùa không?

- Hồi trước anh hay đi chùa với ba mẹ, lâu rồi không được đi nữa, em còn may mắn hơn anh, em còn mẹ và anh chẳng còn ai, nhớ có gì thiếu thốn nói anh nghe, em cứ đến đây gọi tên anh 3 lần rồi em muốn nói gì em nói rồi anh sẽ nghe, thôi tối rồi mẹ em lo đó mai gặp lại nhau.

Nói xong, Đi lủi thủi theo men sông vào trong bóng tối mất dạng. Vone quay mặt đi về thì đúng lúc mẹ của cô đang đi xuống vườn gọi:

- Con biết tối rồi không? Coi muỗi hay rắn rết đó con, đừng để mẹ lo.

Hai mẹ con nắm tay nhau về nhà. Một chiều gió mát, Đi đến sớm chút, Vone nói:

- Anh Đi, kể cho em nghe coi chuyện ba mẹ và nhà anh thế nào? Mỗi chiều anh đi bộ quá xa đến ngồi chơi với em.

- Cũng được, nhưng em không có quyền kể cho ai nghe nhé cả mẹ em luôn, hứa với anh thì anh mới kể được!

Vone gật đầu, em chờ nghe lâu rồi. Đi kể:

- Một gian nhà mà rộng lớn nhất ở đầu làng kia, đó là ngôi nhà của anh, ba mẹ là người buôn bán và có ruộng đất rất nhiều cho người ta thuê mướn, trong nhà có hai chị em thôi, ba mẹ sanh đẻ chết mất 3 người, chị tôi hơn tôi 10 tuổi có gia đình rồi, anh rể thì cờ bạc rượu chè xa hoa và nóng nảy, vừa làm biếng, trong nhà có chuyện lục đục luôn luôn, khi say rượu về thì lúc nào cũng đánh đập chị tôi nhưng lúc đó tôi còn nhỏ, lúc chị tôi lập gia đình thì tôi có 8 tuổi, chị tôi 18 tuổi. Thắm thoát đã 6 năm qua, cốt chuyện bắt đầu khi chị tôi lập gia đình gần hai năm, anh rể thì ở chung nhà. Một hôm, trong bữa cơm chiều ba mẹ nói:

- Ba mẹ có hai đứa con, ba mẹ cũng già hơn 60 tuổi rồi, đứa con út thì còn nhỏ chưa đầy 10 tuổi, một đứa thì có gia đình rồi, nếu ba mẹ có gì thì chia cho con út hai phần, con là con gái mà có gia đình thì con lấy một phần, hôm nào ba mẹ rảnh thì sẽ làm thành cái di chúc và báo cho trưởng làng biết, hai con khi ba mẹ chết thì trông lấy nhau.

Anh rể nói lên trước:

- Ba mẹ không cần phải chia gì đâu, em út còn nhỏ thì hai vợ chồng chúng con trông coi làm ăn tiếp, phải không em?

Anh rể quay sang nói với chị.

Thấy con rể nói vậy thì ba mẹ im lặng một lát quay ra nói chuyện đi buôn, không nói về của cải nữa. Mấy ngày sau, ba mẹ gọi anh rể và nói:

- Ba mẹ như bệnh mệt quá, hai con lái xe tải đi chở hàng về giao cho cửa tiệm, chuyến này hai con tập buôn bán đi, thuyền lớn cặp bến sông rồi người ta chờ xe các con chở hàng đó, các con phải sài thời gian 2-3 ngày đó.

Hai vợ chồng trả lời:

- Dạ, mai chúng con lên đường!

Khi chị và anh rể không có nhà, ba mẹ gọi tôi đi theo ra vườn nhỏ sau nhà dưới giàn cây nhót, tôi thấy đất đang đào và thấy từng bọc từng bọc bằng vải một đống và một cái chum, khi ba để cái chum xuống lỗ đó thì mẹ nói:

- Đi, con mở cho hết mọi bọc đó và đổ xuống cái chum đầy là vàng bạc xong rồi lấp đất lại, ba mẹ nói:

- Cứ gần 10 năm thì chôn xuống một chum như vậy, ba mẹ chỉ cho biết rõ nơi nào đã chôn xuống. Ba mẹ cấm tôi nói với chị, vì anh rể gần hai năm chẳng bao giờ giúp ba mẹ buôn bán và cũng chẳng kiếm được một đồng nào giúp gia đình, chỉ có rượu chè trai gái và gây chuyện.

Một tuần sau khi hai anh chị đi buôn về, vẻ mặt chị thấy không vui, tôi nghe ba mẹ hỏi:

- Hai con đến đây ba mẹ hỏi, sau khi các con về đã mấy ngày rồi cũng chẳng nói gì cho ba mẹ nghe. Buôn bán tiền bạc lỗ lời ra sao?

Anh rể nói:

- Để con tính sau con báo ba mẹ!

Ba mẹ lắc đầu rồi đứng lên dạo bước chiều trong làng.

Khi đó, tôi nghe hai anh chị trong phòng cãi lộn nhau, tiền buôn bán ở đâu thì thua đá gà ở đó và anh rể nói:

- Ba mẹ em giàu sang đến mức không ai sánh bằng, tiền bằng đó có gì mà phải cãi nhau, tiêu mỗi ngày bằng đó cả đời còn không hết, kiếm tiền quá nhiều thì cũng tiêu cho thoải mái mới đáng đời người chứ, còn hơn là chia của cải hai phần cho thằng em của cô, chưa tới 10 tuổi biết tiền bạc là cái gì, nếu nó ở với gia đình chị được bát cơm là đủ rồi, em nói với ba mẹ nghe nếu không anh đánh cho bây giờ.

Anh rể bạt tay vào mặt chị 2-3 cái, chị khóc một lúc, tôi thấy thương chị và quá sợ hãi, khi ba mẹ về chị ra rửa mặt, ba nói:

- Thôi đi con, tiền có một chút đừng cãi nhau, đừng buồn, hết thì kiếm mới.

Anh rể trong phòng bước ra nói:

- Ba nói đúng, tiền bằng đó hết thì thôi, cằn nhằn với con ai chịu nổi.

Đêm về, trong phòng ngủ của chị toàn là tiếng thì thào cãi lộn nhau. Tôi chỉ biết đứng xa xa ngó chị, không dám đền gần luôn.

Một ngày có khách đến viếng thăm vì sắp tết Lào, người ta tặng thịt heo rừng cho, ba mẹ thích nhất là thịt thú rừng thì trong nhà mới làm thức ăn, lần này thấy lạ khi thấy ông anh rể đem rượu ra uống trước mặt ba mẹ trong bữa cơm chiều, nét mặt của bà chị như người mất hồn, lúc đó tôi nghĩ là chị bệnh, nhưng không phải khi sáng ra tôi mới hiểu, đó là ngày mà tôi buồn và bơ vơ nhất trên đời dù tôi có ít tuổi, Vone hỏi:

- Tại sao vậy anh? Đi nói tiếp:

- Sáng hôm đó là hôm mà ba mẹ tôi ngủ không thức dậy nữa, ba mẹ đã chết, trong nồi canh có nấm độc, cả nhà ăn không sao, chỉ có ba mẹ thôi, ngó chị mình thì quá buồn, còn anh rể thì thấy vui vẻ nói chuyện làm đám ma cho gấp, bát canh tôi với chị và anh rể ăn đó được múc ra trước rồi mới bỏ nấm độc cho ba mẹ ăn khi chập choạng tối, sau đám ma thì tôi mới biết. Cả cái làng lớn ai cũng chia buồn, khi xong đám ma trong nhà chỉ còn có 3 người, mỗi ngày tôi phải ăn cơm nguội có khi phải nhịn đói, rồi một đêm tôi nghe mà tôi không dám ngủ trên nhà luôn, khi chị tôi đi chợ chiều mua rau, thì tôi nghe tiếng anh rể lẩm bẩm:

- Ba mẹ nó chết rồi, mà tiền bạc của cải để đâu mà lục lậy cả nhà chỉ có một chút tiền và chút vàng thôi, hay là thằng út biết chỗ.

Tôi nghe rồi cuống cuồng không biết đi đâu, tôi chạy xuống cầu thang và chạy trốn ở sau vườn, dưới bụi nhót, tôi tưởng anh không thấy, nào ngờ anh thấy và chạy thẳng xuống nơi tôi núp, điều tra tôi một lúc lâu tôi không trả lời và tôi ở đó luôn. Ngày hôm sau, chị tôi hỏi hết hàng xóm và gọi tôi quanh nhà nhưng tôi ra không được, rồi anh rể khi kiếm tiền không thấy đập đánh chị. Hai ngày sau anh rể với chị phải đi giao hàng đường xa thì phải đi qua núi rừng, hai người cãi lộn nhau trên xe, anh rể nói:

- Thằng em út cô tôi để nó ở cây nhót đó!

Như hết mức chịu đựng của một người đàn bà quay ra đánh lộn nhau, trong khi xe đang chạy trên núi bà vợ choàng vào tay lái thì chiếc xe tải nhào xuống hố sâu và đã chết cả hai. Còn mình tôi và tôi vẫn ở dưới bụi nhót, gian nhà to lớn đã bỏ hoang bốn năm rồi.

Nói tới đây, hai dòng nước mắt ướt tràn trên má của Đi và trên hai má của Vone cũng giống nhau, hai người khóc ôm lấy nhau, Đi nói:

- Thôi tôi về đã kẻo mẹ em lo, mai mốt mình còn gặp nhau nữa.

Đi đứng lên và đi về. Vone ngồi thơ thẩn một lát cho khô giọt nước mắt rồi đứng lên về nhà.

Ngày hôm sau chiều, hai mẹ con mua vải cà sa cúng chùa, ông thầy sư ngó thấy Vone mỉm cười và nói:

- Hơn chục năm nay từ hồi con mới biết đi, ông thấy con theo ba mẹ và bây giờ một mình con đến chùa cúng thì con là người có phúc đó, lòng con là người lương thiện, ngày sau sẽ có người nhờ vả con đưa người ta đến chùa ở đó, làm phúc cho đời, ngày mai con giàu sang đó. Sáng dậy, ông thấy con quỳ bỏ xôi cho sư hàng ngày từ bé đến giờ, người trong làng không có ai làm được giống con đâu.

Mẹ Vone nói:

- Từ bé đến giờ nó hay ngồi một mình và từ khi ba nó chết nó hay xuống vườn gần bờ sông ngồi một mình.

Ông thầy sư nói:

- Đúng rồi, đó là lòng lương thiện và an tĩnh.

Vone chắp tay lễ, trong lòng thì khấn cho anh Đi được bình an vô sự, rồi hai mẹ con chậm bước về nhà, Vone ăn một nắm xôi rồi đi xuống vườn bờ sông ngồi, chiều nay Đi đã ngồi chờ một lúc lâu rồi, khi Vone tới Đi hỏi:

- Em đi chùa về sao?

- Dạ, em có khấn cho anh được bình an đó.

Đi cám ơn và mỉm cười. Vone hỏi:

- Nhà anh to nhất làng phải không?

Đi đứng dậy và ngó về phía nhà của Vone và nói:

- Nhà em bằng một phần ba của cái bếp nhà anh, em muốn được không? Anh cho em đó!

- Thật không anh? Nếu anh cho em rồi anh ở đâu?

- Anh ở dưới bụi nhót mà, đã nói cho Vone nghe từ hôm qua rồi, em quên sao? Anh cũng muốn vào chùa mà không biết ai đem anh vào, vậy ngày mai em xuống đây em đem theo một cái bút và một cuốn sổ hay mấy tờ giấy ghi được không?

Vone trợn mắt và nói:

- Em không được đi học, ba mẹ quá xá nghèo, sao em biết ghi anh?

- Không phải ghi chép gì cả, chỉ vẽ lấy và đừng nói cho mẹ em hay lúc này nghe. Vẽ nhà anh cả đất vườn sau nhà, có hàng rào cao hai thước vòng quanh nhà mà, anh chỉ cho em vẽ ngày mai.

Nói xong Đi chào đi về, Vone hỏi:

- Sao hôm nay anh về sớm vậy?

Đi mỉm cười và lẹ bước vào bóng tối mất. Vone chưa được đứng dậy thì bà mẹ đang đi xuống hỏi:

- Con ngồi chơi ngó sông một mình vậy sao? - Dạ.

Hai mẹ con ngồi ngắm sông một lát rồi đứng lên về nhà, mẹ hỏi:

- Cậu bé tên SomĐi không tới sao?

- Nhiều khi anh ghé chút rồi anh về.

- Vậy à?

Hai mẹ con lên nhà nghỉ ngơi tối.

Chiều mai, hai mẹ con tưới nước rau xong lên nhà tắm rửa rồi ăn cơm chiều, mẹ hỏi:

- Vone con đang kiếm gì?

- Dạ, con kiếm cái bút với cuốn sổ, không biết nhà mình có không?

- Con muốn đi học sao?

- Dạ không mẹ, con vẽ chơi thôi mà.

- Làm sao nhà mình có cuốn sổ con?

- Không có sổ thì lấy tờ giấy này cũng được.

Mẹ ngó Vone mỉm cười nhè nhẹ. Giờ chiều tới Vone đi xuống vườn ngồi một lát rồi Đi bước tới, Vone nói:

- Cái bút với hai tờ giấy nè, nhà em không có cuốn sổ nào hết.

Đi mỉm cười chỉ tay lên tờ giấy rồi nói:

- Anh không có quyền vẽ gì lên tờ giấy đó hết, rồi anh chỉ cho em vẽ nghe:

- Em chấm xuống đây rồi kéo dài đến đây là trước nhà. Đi chỉ ngón tay lên giấy cho Vone kẻ một đường dài theo.

- Đây là chiều sâu cả hơn 100 thước đó em!

- Đây là nhà và đằng sau là vườn dài lắm em!

Vone kẻ theo ngón tay của Đi chỉ:

- Đây là cây nhót, đằng phía mặt trời mọc hai bước là anh ở đó. Phía mặt trời lặn hai bước là cái chum tiền bạc, em vẽ tròn tròn đi em! Đi chấm ngón tay cho Vone vẽ tròn tròn, bếp ngoài vườn dưới ba cục đá ông táo đó, em vẽ tròn tròn đi, dưới cây dừa và dưới cột nhà đằng trước nữa, em vẽ tròn tròn đi là xong, ở đó có 5 cái chum lớn. Còn sau cái tủ quần áo có thêm một hộp nữa, cái em bán rồi cúng vào chùa nghe, anh thích bộ quần áo màu này, ở trong tủ quần áo còn thêm một bộ, em nhớ cúng đi cho anh nghe, nhớ nghe, đừng quên nghe!

Hai người vẽ xong, Đi nói:

- Cất tờ giấy này cho kỹ nghe! Đừng để ai thấy nghe!

Dù có ai mà thấy thì chắc người ta cũng không biết gì được, vì hai người không biết chữ cả hai mà vẽ trên một tờ giấy, chỉ thấy nét gạch thẳng dài thành hình vuông thôi, với cái tròn tròn thôi. Đi cầm tờ giấy chắp tay lẩm bẩm gì một lát rồi đưa tờ giấy đó cho Vone, hai người ngó mặt nhau rồi cười. Vone gấp tờ giấy rồi đút vào trong áo rồi nói:

- Anh Đi, hai đứa chúng mình đi vào chùa ngày mai được không? Ông thầy sư thương em lắm, ông từng nói với em ngày mai em sẽ giàu sang phú qúy.

- Ông thầy sư nói đúng, nhưng anh vào chùa ngày mai với em không được, em phải là người đi lấy anh vào chùa mới được.

Nói xong Đi đứng lên và nói:

- Dạo này anh không được khỏe mấy, anh về nghe và cấm không được cho ai coi tờ giấy mà hai người chúng minh vẽ đó, em có thể nói với mẹ em bảo là anh bệnh không đến thường xuyên như trước được.

Vone ngồi ngó cho đến khi Đi đã khuất mắc rồi buồn buồn đứng đi về và nói với mẹ. Bà mẹ nói:

- Sao không nói cho mẹ biết để mẹ xuống hỏi thăm nó? Người có ơn nghĩa với gia đình mình, mẹ khỏi bệnh và có tiền dư dả một chút cũng nó, vậy thì mai mình đến chùa rồi mẹ con mình đi đến làng đó kiếm để khỏi hổ thẹn với lòng và biết ơn người.

- Anh mới nói với con hôm nay là anh không được khỏe mấy và con cũng quên hỏi anh bệnh gì?

Sáng sớm, Vone chạy xuống hái mấy quả cam bỏ vào cái rổ nhỏ. Khi mẹ nấu xôi sáng xong, hai mẹ con đi chùa trước, khi đến chùa thì ông cao tăng ngó thấy hai mẹ con và nói với Vone:

- Giúp người thì giúp cho đến nơi đến chốn nghe con? Nó muốn vào chùa, nó nói với ông nhiều lần rồi, ba mẹ của nó ở trong chùa từ lâu còn mình nó thôi, nó không cho ai mang nó vào chùa hết, chỉ có mình con thôi đó, rồi hai mẹ con đi đi, có gì không thuận lợi thì về nói với ông và ông sẽ giúp.

Hai mẹ con nghĩ là SomĐi hay đến chùa chơi nên ông cao tăng mới biết chuyện này.

Hai mẹ con chào rồi đi ra bến xe, gần một tiếng thì xe mới tới làng trên, một làng quá rộng rãi, Vone vừa đi vừa ngó ngơ ngác, hai mẹ con cũng không ai biết tên ba mẹ của SomĐi, chỉ biết hỏi đường đi cho tới đầu làng, khi tới đó, hai mẹ con ngó vòng quanh ngơ ngác đầy là tiệm bán hàng, người ngồi chơi ở trước tiệm, Vone đang đứng kiếm tìm đó bỗng đột ngột như có tiếng Đi gọi vọng vào tai Vone: “Trước mặt em đó!” Vone nổi da gà, ngó thẳng về đằng trước và gọi mẹ.

Một gian nhà to lớn xa hàng rào phía đàng trước với cổng cỡ 30 thước, ngó theo cửa vào bằng song sắt thì thấy cây cỏ phủ ngập đường vào nhà và sét đã bám cổng đã lâu, Vone đến trước cổng ngó vào bên cạnh ra đằng sau thì thấy bụi cây nhót ở xa xa, cô nói với mẹ:

- Đó là gian nhà của anh SomĐi!

Mẹ bàng hoàng nói:

- Nhà bỏ hoang đã lâu năm như vậy rồi SomĐi ở thế nào, chắc không phải đâu con? Con coi cho kỹ cái cổng vào đã sét và không ai mở đã lâu.

- Phải đó mẹ, anh nói với con nhà bỏ hoang đã 4 năm rồi, anh ở trong đó một mình mà.

- Thôi, mình đi cho tới cuối làng rồi hẵng ngược về thử coi, có khi ở đằng trước kia cũng có.

Rồi hai mẹ con dạo bước chậm chậm ngó trước ngó sau cho đến hết nhà người, rồi dừng bước quay lại, chỉ có một gian nhà này lớn nhất và bỏ hoang thôi.

Bà mẹ nói:

- Gần trưa rồi, mình ghé ăn tô bún bên cạnh nhà rồi hẵng hỏi người ta, có tiệm bán bún bên cạnh ngôi nhà đó.

Hai mẹ con chưa được ngồi thì cô bán bún hỏi trước:

- Lần đầu tiên đến đây phải không? Hay hai mẹ con kiếm nhà ai đó? Nói tôi nghe nếu tôi biết tôi chỉ đường cho.

Vone trả lời:

- Dạ lần đầu tiên, cháu ở làng kia tới đây.

Hai mẹ con mua hai tô bún rồi ngồi xuống vừa ăn vừa chuyện trò với hai vợ chồng cô bán bún.

- Hai mẹ con tôi lần đầu tiên đến đây kiếm một đứa trẻ cỡ 13-14 tuổi, nhà ở đầu làng và tên là SomĐi, nghe nói nó không được khỏe, muốn đến thăm nó, nó quen với con gái tôi, xin hai vợ chồng cô chỉ giùm.

Hai vợ chồng cô bán bún ngó mặt nhau một lát và lắc đầu nói:

- Cuối làng ở khu này không có đứa bé nào tên đó đâu hay là ở khu khác, có gấp không? Nếu không gấp thì hai vợ chồng tôi hỏi người trong khu này coi ai biết rồi tôi nhắn cho hai mẹ con hay.

Vone vừa ăn vừa ngó vào gian nhà hoang bên cạnh một mình.

Mẹ hỏi:

- Vone, con cố ý nghĩ lại những lời nói của SomĐi từng lời một mà nói với con thử coi, có khi gia đình cô bán bún giúp mình được, con nghĩ coi.

Vone nói:

- Nhà anh ở đầu làng to lớn nhất làng đã bỏ hoang hơn 4 năm rồi, từ khi ba mẹ và chị với anh rể chết đến bây giờ cũng chưa có ai ở, anh hỏi con có lấy không anh cho con đó, anh hay mặc cái áo thun màu vàng và cái quần sà lỏn màu tím.

Hai vợ chồng cô bán bún ngó nhau hết máu trên mặt tại chỗ, quay mặt ngó thẳng vào ngôi nhà hoang bên cạnh nhà mình mà cả làng hay đồn đãi nhau với hình bóng của đứa bé mặc áo thun màu vàng và cái quần ngắn màu tím xuất hiện những đêm hôm rằm rồi đứng ở lan can nhà đằng trước với tiếng nức nở khóc nhè nhẹ luôn luôn.

Anh chị bán bún nói:

- Gian nhà hoang này có một đứa con út chưa tới 10 tuổi thì đã bị mất tích hơn 4 năm rồi, cậu hay qua đây ngồi chơi khi chiều tới, ít nói. Cả làng lùng kiếm hơn 4 tháng trời mà không thấy nên ai cũng nghĩ là cậu đã chết rồi, cho tới bây giờ cũng không ai thấy hay gặp cậu nữa, cái áo thun màu vàng với cái quần ngắn màu tím mà cậu hay mặc đó người làng ai cũng in và nhớ tới cậu.

Vone nói:

- Anh còn chưa chết đâu? Hôm qua anh còn đến ngồi chơi với cháu ở vườn mà, cháu biết anh ở đâu nữa mà, anh vẫn ở trong đó một mình và đang bệnh nữa. Hai mẹ con tôi mới đến đây lo cho anh, anh bệnh mà ở một mình lỡ có gì xảy ra ai trông nom anh.

Hai anh chị bán bún thoát tiếng:

- Nếu như vậy thật thì để tôi báo về trưởng làng và mai tất cả mọi người hẵng mở cổng vào chứ không có ai dám vào gian nhà to lớn, cây cỏ ngập mấy năm âm u như vậy và cái chết chóc của người trong nhà mà không có lý do, không tới một tháng mà chết hết cả nhà.

Anh chị nói tiếp và chắp tay lễ:

- Cầu cho SomĐi còn sống sót như cô bé gái làng xa nói, cầu trời giúp nó cho còn sống.

Hai mẹ con quá vui mừng, trả tiền bún rồi chào về và mong sáng mai gặp lại nhau. Chị bán bún nói với chồng:

- Anh nghĩ sao?

- Đứa bé 12-13 tuổi làm sao biết nói dối được, anh chỉ cầu cho hai mẹ con gặp SomĐi và được lo cho nó, nó nói với con bé đó nó đang bệnh.

Một tiếng sau, tin đồn khắp làng là: “Đã kiếm được SomĐi rồi sau hơn 4 năm mất tích, nó còn sống”. Ai cũng hồi hộp mong ngày mai đến sớm hơn mọi ngày, người làng mà đã từng được cái giúp đỡ của gia đình này, ai cũng mong muốn và chắp tay cầu khấn chuyện ngày mai đến.

Hai mẹ con về đến làng, trên đường về nhà qua cổng chùa thì thấy ông cao tăng, hai mẹ con ngồi xuống chắp tay lễ, ông nói:

- Khi nãy SomĐi đến chùa xin cho ông đi theo các con ngày mai.

Vone bàng hoàng hỏi:

- Anh Đi đến chùa gặp ông?

Ông cao tăng ngó Vone mỉm cười, gật đầu rồi nói:

- Sáng mai đến ghé ông rồi chúng mình đi, tội nghiệp nó!

Sáng mai tới, trước nhà bán bún có cả hơn 20 người vừa ông trưởng làng đang đứng trò chuyện và ngóng chờ, một bóng ông cao tăng với hai mẹ con đang đi tới trước mắt người, một cái ghế với ly nước mời ông rồi hết mọi người ngồi xuống đất chắp tay lễ.

Ông nói:

- Hôm qua SomĐi nó cũng đến gặp tôi và xin tôi đi theo cô bé Vone này và chỉ có Vone mới biết là nó ở đâu vì hai đứa trò chuyện nhau hàng ngày.

Tất cả mọi người ai cũng đưa hết cái quan tâm về đằng bé Vone, gần 30 người đứng ở trước cái cổng vào nhà, mọi người cắt ổ khóa vào thì thấy cỏ ngập đến ngực, hàng xóm ở gần chạy về lấy con dao dài để phát cỏ đi theo. Vone nói:

- Phát cỏ đường đi đằng cây nhót đi, anh ở dưới bụi nhót đằng mặt trời mọc hai bước đó!

Tất cả ai cũng nghĩ là Đi còn sống, khi cả chục người phát cỏ tới bụi nhót rậm rạp đó, ai cũng đứng ngơ ngẩn, ông cao tăng đứng chắp tay tụng niệm và nói:

- Đào lên đi, nó ở đó, đào lên cho Vone đem nó vào chùa ở với ba mẹ nó!

Vone với mẹ ôm lấy nhau thoát tiếng khóc bất thình lình tại chỗ và hỏi:

- Vậy anh Đi mà ngồi chơi với con hàng ngày là ma à?

Ông thầy cao tăng trả lời:

- Đúng vậy, nó là ma chứ không phải là người đâu con!

Một lát sau, một cái lu cỡ hơn nửa thước được đào lên, mảnh áo thun màu vàng và mảnh quần màu tím để lại cho thấy rõ, xong rồi đến bộ xương như bị cắt từng khúc từng khúc rồi bỏ vào cái lu rồi chôn xuống, tất cả mọi người ngó bộ xương với giọt nước mắt tội nghiệp đứa bé chưa tới 10 tuổi. Ông cao tăng ngồi và nói:

- Hàng xóm cho xin thau nước để cho Vone rửa sạch xương của Đi, vì nó không cho ai đụng hay đem nó vào chùa, chỉ có hai mẹ con Vone thôi.

Hai mẹ con vừa khóc nức nở vừa lau chùi bộ xương cho đến xong. Vone đứng lên và nói:

- Còn thêm một bộ áo vàng quần tím nữa, bây giờ đang ở trong tủ phòng của anh, dẫn con lên lấy!

Tất cả mọi người ngó nhau ngơ ngác một lát rồi bước lên cầu thang nhà và đẩy cửa vào, tất cả đồ đạc trong nhà vẫn như thường, âm u bụi bặm trôi theo thời gian thôi, Vone như đã biết nên mới đi thẳng vào phòng ngủ của Đi, cái tủ quần áo to lớn ở sát vách, Vone mở cửa tủ và lấy một bộ quần áo, xong rồi nói:

- Các chú các bác giúp cháu đẩy cái tủ này ra, phía sau có tiền bạc mà anh rể lùng kiếm trong tủ.

Tất cả rỏ nước mắt và lạnh hồn ngạc nhiên khi thấy sau cái tủ quần áo có một hộp vàng bạc thật, bà mẹ ngó đứa con gái mình đứng hình từng trạm từng trạm không biết nói gì cả.

Vone nói tiếp:

- Đổ hộp đó ra cho thấy hết mọi người, rồi giao cho hàng xóm với ông trưởng làng bán cho hết, xong đem tiền đó chia đôi cúng vào hai chùa, chùa làng ở đây với chùa của làng tôi đang ở, còn xương cốt thì hai mẹ con tôi với ông cao tăng sẽ đến làng này chung với hàng xóm và ông trưởng làng làm theo phong tục đem xương cốt vào chùa cho anh được toại nguyện ở chung với ba mẹ anh.

Ai cũng nước mắt chảy tội nghiệp và lại thấy hai mẹ con tay cầm một hộp vàng đếm với nhau rồi đưa cho hàng xóm đem đi bán. Ai cũng thấy rõ câu chuyện của hai đứa bé ngây thơ và trong sạch này.

Ông trưởng làng nói:

- Từ giờ đi chắc không có ai thấy bóng SomĐi phảng phất ở trước nhà mà ai về khuya trong làng cũng thấy trong hơn 4 năm nay.

Ông hỏi hai mẹ con:

- Vậy thì ngày rằm sắp tới đây còn 4 ngày nữa, xin mời ông cao tăng và hai mẹ con đến dâng đồ cúng và xương cốt vào chùa, có gì thắc mắc không?

Hai mẹ con với ông cao tăng không có gì thắc mắc, chỉ khóc thôi, ông trưởng làng quay về hỏi người làng:

- Với gian nhà hoang rùng rợn này có nên trao cho Vone hai mẹ con không? Khi chúng mình thấy lòng tốt đẹp của bé gái và cái ước vọng của linh hồn người nhà này.

Ông cao tăng nói:

- Đúng đó, vì SomĐi đến gặp tôi nhiều lần rồi, hôm nay tôi đến theo lời xin của SomĐi chứ đâu phải hai mẹ con này mời tôi đâu.

Người làng nói:

- Cô bé biết là có vàng sau tủ quần áo mà không lấy lại đem cho chúng mình đi bán cúng chùa thì con gì nói nữa, cô còn bé chưa đến đây bao giờ mà rõ cả nơi xương cốt nữa.

Tất cả mọi người vui vẻ trao gian nhà cho hai mẹ con, ông trưởng làng nói:

- Còn giấy tờ thì tôi lo cho hai mẹ con.

Anh chị bán bún nói:

- Cái gian nhà hoang này ban đêm tôi còn không dám ngó, một ngày mai đã có chủ có ánh đèn đêm sẽ vui biết bao.

Rồi tất cả từ giã về nhà, mong ngày gặp nhau hôm rằm tới.

Hôm rằm tới: Sân chùa cả mấy trăm người, mọi người biết chuyện cậu bé mất tích trên 4 năm trời đã bị người anh rể ám hại đến chết, rồi một chiếc xe taxi đậu trước cổng chùa, một ông cao tăng và hai mẹ con đến, ông cao tăng đi trước, hai mẹ con theo sau với cả ngàn con mắt ngó vào đứa bé gái với đôi mắt hâm mộ, ông trưởng làng chạy ra đón mời vào trong chùa, rồi bắt đầu vào phong tục đem xương cốt vào chùa cho đến xong, hai mẹ con ngồi lễ nơi để cốt xương ba mẹ và chị của SomĐi, chúc cho họ được bình an trên suối vàng. Với đồng tiền cúng vào chùa quá to lớn chưa từng có ai cúng, ai cũng ngó bé Vone với tấm lòng quý thương. Trước dân làng, ông trưởng làng đứng lên báo cho tất cả trong chùa biết là: một nửa tiền đang giao cho ông thầy mà đến cùng với hai mẹ con để cúng về ngôi chùa làng kia, khi về hai mẹ con với ông thầy sư đứng trước cửa gian nhà ngó một lúc lâu rồi lên xe về làng, khi đến làng thì ông thầy sư báo cho làng biết:

- Tuần tới chùa có chuyện cúng bái lớn, xin người làng đến giúp việc và mời cả làng đến cúng bái.

Khi đến ngày đó người đông đủ ngập cả chùa, ai cũng chờ coi gia đình nào cúng mà làm lễ bái lớn vậy, một lát sau ông thầy sư bước ra trước mặt mọi người và nói:

- Hôm nay là đám cúng của hai mẹ con Vone và cúng cho một đứa cháu đã chết được hơn 4 năm rồi tên là SomĐi và cúng tiền sửa sang chùa, có thể xây được cả ngôi chùa mới và rất tiếc thay cho hai mẹ con Vone sắp sửa dọn lên làng trên ở trong tuần tới, cầu chúc hai mẹ con ngàn năm bình an.

Người ngập sân chùa đứng hình khi nghe hai mẹ con nghèo này mà có khả năng cúng chùa đến mức đó, ai cũng không dám ngó thẳng mặt hai mẹ con này vì cả làng khinh bỉ đã lâu, đến ba của Vone chết còn không có một người hàng xóm đến chia buồn, chỉ có ông thầy sư với chú tiểu thôi.

Gian nhà mà từng ngập với cỏ cây, hai mẹ con mướn người cắt xong, bây giờ đã sạch sẽ gọn gàng, tuần sau hai mẹ con dọn lên làng trên ở với gian nhà rộng rãi và hàng xóm tốt đẹp, Vone mỗi lần ăn cơm nó hay gọi anh Đi đến ăn với nó. Vone đưa tờ giấy mà vẽ với SomĐi và nói với mẹ:

- Cái tròn tròn này mẹ biết là gì không? Mai con với mẹ đào lên một cái tròn tròn thì mẹ biết ngay là gì và mẹ cũng không có khổ như trước nữa đâu.

Vone ôm choàng lấy mẹ...

Viết xong 07.00 chiều 06.05.2016
 

mongtho

Sưu tầm
Tham gia
27/6/19
Bài viết
380
Điểm cảm xúc
285
Điểm
63
Chương 47: Tình ma kiếp người
Truyện đời bao nhiêu vui buồn sầu vắng thương yêu xót xa nhau có khi còn qua kiếp này và kiếp sau, nhiều cốt chuyện cổ tích dân gian để lại từng vùng từng nơi tới ngày hôm nay. Trước năm 1979, trong một gia đình có đôi vợ chồng với một đứa con 2 tuổi ở miền bắc của Lào, xa thành phố luang prabang 3 km với lời kể lại trạm thời gian. Một cốt chuyện xảy ra với lời hẹn ước câu thề nhắc nhủ qua kiếp đời vẫn còn lưu luyến đến kiếp sau, gần hai năm cô mới kể lại câu chuyện cho biết:

Tôi có một người bạn gái học chung lớp ở làng đó, nhiều khi trong ngày nghỉ học, tôi đi qua hay ghé thăm uống nước dừa non, lần này tôi thấy ở chùa làng cô bạn đông người buổi trưa, tôi hỏi: “Đâu phải ngày rằm? Sao người nhiều dữ vậy?”

Cô bạn ngồi xuống kể lại câu chuyện xẩy ra lang thang trong làng đã lâu mà bây giờ mới biết. Tôi nghe chuyện lạ lưu luyến với ma quái thì hai cái tai tôi nó tươi cười và đứng thẳng lên trời chờ nghe luôn vì nó không có cho tôi đi đâu nữa, phải ngồi nghe cho hết chuyện rồi hẵng đi tiếp.

Có một cô chồng đã chết hơn hai năm rồi, khi chồng cô bệnh chết thì đứa bé chỉ có được mấy tháng tuổi, cô vẫn sinh sống với đứa con đến hơn 2 tuổi, cô là một người xinh đẹp thiên nhiên, hiền lành ít nói, ngó cô là một người đàn bà rất đảm đang trong làng, mấy người già trong làng ai cũng khuyên cô lập gia đình đi vì tội nghiệp bé nhỏ mới có 2 tuổi thôi, một ngày mai đến cũng phải lo dạy dỗ cho con được ăn học đầy đủ, một mình cô sao lo được đây, cô chỉ mỉm cười và cúi đầu cám ơn thôi. Trong thời gian chồng cô chết gần hai năm đó thì có bao nhiêu chuyện đồn đãi, sợ sệt, ma quái và nhiều người trong làng khi ngày rằm hay ban đêm không ai đi qua mà dám ngó vào căn nhà cô nữa, tin đồn đãi càng ngày càng lan rộng ra khắp làng vì đã có nhiều người đến tán cô, nhưng đến canh khuya và lúc đi về thì ai cũng mang theo cái sợ sệt mà ông chồng đã chết đó để lại cho từng người đến tán cô trong đêm, không mấy ai dám đến tán cô lần thứ hai nữa. Theo lời kể của những người đến tán cô sau khi gần một năm mà chồng cô đã chết đó:

- Có một người trong làng vợ chết mấy năm rồi đến chơi, cô ngồi quay lưng vào cửa nhà trong nơi đứa con đang ngủ, còn anh đến chơi thì ngó thấy cả trong nhà khi chiếc đèn dầu thắp cháy, truyền thống của người ở quê Lào ngồi chơi ở lan can chứ không được vào trong nhà. Hai người ngồi trò chuyện đến hơn 10 giờ đêm, cũng là khuya rồi đối với thôn quê mà sáng phải dậy nấu xôi, đi làm ruộng nương từ sớm ngày, với cái im lặng của đêm quê bỗng nhiên đứa bé trong nhà cười lên khúc khíc, khúc khíc như có người đang đùa giỡn với nó, cô quay mặt ngó vào trong nhà và mỉm cười thì chợt bỗng nhiên có cơn gió từ đâu đột ngột thổi tới phù một nhát như người quạt mạnh hay thổi mạnh, chiếc đèn dầu tắt ngay luôn, tối đen như mực. Cô loay hoay tìm và đứng dậy vào trong nhà lấy bao quẹt, khi cô trở ra thì anh chàng đến chơi đã biến mất, cô dẹp dọn mấy ly nước tiếp khách rồi vào nhà đóng cửa ngủ tiếp với đứa bé. Trong khi cái đèn dầu tắt thì ngoài trời không một cơn gió nào cả, thì ở cửa vào trong nhà có một bóng hình của chồng cô đứng sừng sững ngó chằm chằm vẻ giận dữ và chỉ tay vào mặt người đến chơi, cái khủng hoảng bất thình lình đó làm cho anh chạy mất dạng trước khi cô tìm cái bao quẹt ra thắp đèn dầu. Ngày hôm sau thì nghe tiếng thì thầm thì thào về ma chồng cô rồi.

- Người đàn ông thứ 2 đến tán cô thì cũng gần ngày rằm 15, ánh trăng soi sáng sân nhà và cây cối xung quanh. Hai người nói chuyện vui vẻ với cái đèn dầu và ly nước ở trước mặt, phong hình nên thơ với ánh trăng sáng bên ngoài. Cỡ hơn 10 đêm nữa rồi, anh mở miệng hỏi: “Từ khi anh chết một năm nay, cô có giấc mơ hay thấy hình dáng anh về thăm cô hay không?” Cô không kịp trả lời, vừa dứt câu hỏi thì đột ngột một cơn gió từ đâu ào ào ào rồi dừng tại chỗ nhưng cái đèn dầu không tắt, xanh lè ở bấc đèn một chút thôi, dù hết gió nhưng cái đèn vẫn không sáng lên, cơn lạnh lùng với da vịt da ngỗng bắt đầu nổi lên. Hai cái mặt người cũng xanh như bấc đèn làm cho cơn sợ ma tăng lên thêm nữa, tiếp theo là tiếng bước chân người đi ở gầm nhà rồi nghe rõ từng bước vòng quanh nhà ở dưới đất. Cô vẫn ngồi yên tĩnh như không có gì xẩy ra, còn anh đến chơi ngó trước ngó sau, rồi anh vươn mình lên ngó từ lan can nhà xuống đất theo tiếng bước chân đi đó. Ồ! Một tiếng và bay xuống cầu thang nhà về luôn quên cả đôi dép lào ở đó, vì thấy chồng cô đang đứng ngẩng mặt ngó lên tái xanh như ánh đèn dầu ở trên nhà, có vẻ ghen dữ tợn, rồi sáng mai cô mới đem đôi dép lào trao lại cho anh mà đến chơi đêm hôm qua.

- Người thứ 3 đến chơi cũng như thường xuyên của người trong làng, sau ruộng nương cơm chiều rồi mới tới. Trời tối xuôi về đêm rồi, hai người trò chuyện vui, anh này thì về sớm chưa tới 10 giờ đêm vì anh có một đứa con gái mà vợ bệnh chết đã 5 năm rồi, anh đến chơi với cô vài 3 lần thì cũng không có chuyện gì xẩy ra cả, anh cũng thường xuyên về sớm như vậy. Chuyện bắt đầu từ đêm nay vì anh có ý muốn lập gia đình chung với cô, anh ngồi chơi chần chờ cũng hơn 10 giờ đêm. Xong anh mở miệng nói ra: “Xin đôi mình chung sống làm vợ chồng bên nhau”, lời nói vừa dứt lời thì chiếc ly nước uống như người đá thẳng về phiá cầu thang bay xuống đất, tiếp với tiếng gõ cái nền nhà bằng gỗ, nhưng tiếng gõ từ phiá dưới gầm nhà gõ lên cùng với tiếng bước như người bực bội dậm châm liên tục. Anh khủng hoảng đứng lên chạy xuống cầu thang nhà không kịp chào cô đi về, với tiếng hét lên khủng hoảng: Ma ma ma a a a! Khi xuống cầu thang mà chạm trán với bóng ma chồng cô đang đứng ở dưới đất. Anh đến chơi quá sợ sệt khủng hoảng và chạy thẳng vào chùa từ trong đêm, chắc là bay chứ không phải chạy đâu?

Chuyện ma quái bắt đầu xôn xao từng ngày trong làng, làm cho trời tối về đêm cũng không có ai muốn đi qua trước nhà cô nữa, người ta sẽ đi vòng về phiá cuối làng mới ngược về nhà khi đêm đến. Mấy người già trong làng, cả ông thầy sư cũng khuyên cô vào chùa để cắt duyên kiếp đường đời mỗi người mỗi đường đi, còn đứa con phải lo cho ăn học, ai đến tán cô thì ai cũng gặp chuyện lạ xảy ra nên cô mới vào chùa hôm nay.

Tôi ngồi uống nước dừa non và ngồi nghe cô bạn kể:

- Hai vợ chồng với một đứa con êm ấm thì bỗng nhiên anh bị lâm bệnh chết, trước khi chết hai người thề ước nhau dù làm ma hay người cũng ở với nhau muôn kiếp muôn đời, sau khi hỏa táng xong, người quen ai rảnh thì cũng hỏi thăm chia buồn vài lần thôi, còn cô sinh sống với đứa con đó.

- Người trong làng nhiều người thấy bóng anh quét dọn, nhiều người thấy anh đứng ở sàn nhà khi đêm rằm tới. Từ ngày anh chết đến giờ, đêm nào chị cũng thấy mùi của chồng mình bên cạnh khi ngủ và những đêm chị ngủ trên giường, bên cạnh sẽ lũm xuống thành hình người nằm đó, còn đắp chăn nửa đêm cho chị nữa, nhiều khi chị dẫn con vào thành phố đi chợ thì trời bỗng đổ mưa. Khi xa nhà chị hay gọi tới linh hồn anh ở nhà cất quần áo cho con, khi chị về tới nhà thì quần áo phơi ở dưới đất đã lên nằm trong nhà gọn gàng luôn vậy. Tôi ngồi nghe đến đây tôi nổi gai ốc gai mít đầy người giữa trưa luôn. Sau khi vào chùa cúng bái và cắt duyên kiếp hôm nay xong thì không lâu chị cũng có một gia đình thật là hạnh phúc và êm ấm, trong làng thì ai nấy đều mừng vui với chị.

Đến đây câu chuyện đã dài, tôi cũng xin hẹn lại với chuyện sau này.


22.10.2017
 

mongtho

Sưu tầm
Tham gia
27/6/19
Bài viết
380
Điểm cảm xúc
285
Điểm
63
Chương 48: Tô phở không chủ
Năm 1979 tôi vẫn còn đi học ở bên Lào, thì bỗng nhiên trong thành phố (luang prabang) có vài chuyện cướp đáp nhau lộn xộn. Ở trước cửa rạp cinêma có một tiệm bán chè, mà cô chủ tiệm cũng xui xẻo bị hại chết. Sau khi cô chết thì tiệm bán chè đóng cửa, cũng là một gia đình quen biết vì sau giờ học tôi làm việc thêm trên phòng chiếu phim, trước giờ chiếu phim tôi hay qua bên tiệm bán chè đó ngồi ngắm người đến coi cinema. Trong thời gian cô chủ tiệm chết thì người quen biết ai cũng đến chia buồn và an ủi nhau, tôi với ông chủ tiệm đó thì thấy nhau hàng ngày rồi, tôi vẫn thường xuyên qua ngồi chơi, sáng thứ bảy và chủ nhật anh hay gọi tôi đi ăn phở, sau khi vợ anh chết thì tôi cũng đi như chia buồn với người đang có nội tâm. Vợ anh chết để lại một đứa con hai tuổi, sau đó một sáng thứ bảy bắt đầu xảy ra chuyện, anh nói:

- Bến thuyền bờ sông có một tiệm phở mới mở, mình đi ăn thử.

- Tôi leo lên xe honda rồi anh lái tới đó, quán phở chưa có khách ăn, hai người ngồi xuống anh nói:

- Xin 2 tô phở đặc biệt!

Chờ 5 phút, người chủ tiệm bưng đến 3 tô phở, một tô là phở tái.

-Anh và tôi đặt 2 tô mà sao lại có 3? – Tôi nói.

Bà chủ tiệm nói:

- Có cô ngồi bên cạnh anh đó đặt, mà đến 3 người sao lại đặt 2?

Lúc đó da gà đã nổi, hai anh em im lặng, vừa ăn vừa ngó tô phở tái đó. Thuyền cặp bến, khách vào tiệm phở đầy người, hai người trả tiền 3 tô phở và im lặng lên xe về như trong lòng hai người biết rồi đã có chuyện gì xảy ra. Ngày mai chiều tối, tôi đang đứng trước cửa rạp thì bỗng nhiên anh gọi:

- Em chiếu phim không?

- Không, em nghỉ tối nay.

- Mình ngồi xe hóng mát đỡ buồn, rồi ghé ăn cà rem phía rạp cinema bên kia.

- OK - Tôi trả lời.

Rồi hai người ngồi xe honda đi dạo. Một tiếng sau xe đậu, hai người bước vào tiệm bán cà rem đặt hai ly, một phút sau hai ly cà rem được bưng xuống để trên bàn trước mặt mà lại có 3 cái thìa, anh đó mỉm cười hỏi:

- Sao ly tôi lại có 3 cái thìa cô?

Cô chủ quán nói:

- Người em gái ngồi bên cạnh anh chỉ xin cái thìa thôi.

- Hai người nổi da gà da mèo tại chỗ, anh nói:

- Vợ của anh nó thích ăn phở tái và không thích ăn đồ lạnh như cà rem.

Hai người ăn không hết ly cà rem, đi về ngay luôn. Tôi về nhà ngủ luôn và nổi da gà da ngỗng cả đêm. Hai ngày sau cỡ 10:30 giờ đêm tôi trở về từ rạp phim, bắt đầu lên giường ngủ mai đi học thì bỗng nghe tiếng người gọi tên tôi và hai tiếng hơi thở như chạy mệt về. Tôi mở cửa ra thì thấy anh và một người bạn gái nữa, tôi thấy hoàn cảnh lo sợ thì tôi bắt đầu nói chọc cho vui:

- Anh dẫn bạn gái chạy thể thao nửa đêm sao?

Hai người đứng thở, tóc tai đứng thẳng lên trời, kéo tay tôi và nói:

- Đi về nhà tôi gấp!

Tôi cũng có thể hiểu đã có gì xảy ra với hai người và tôi cũng mới biết anh đã có bạn gái. Ba người đi qua ngõ hẻm băng qua đường về nhà anh, đến trước cửa rạp cinema thẳng cửa nhà anh thì tôi nói:

- Ngồi đây bình tĩnh kể tôi nghe đã có gì xảy ra?

Thấy hai người căng thẳng không biết bắt đầu từ đâu, tôi ghẹo cho vui:

- Con gà luộc còn không trắng bằng mặt hai người, lấy màu ở đâu tô nó vậy?

Một lát anh nói:

- Em có thấy bức hình lớn của vợ anh treo ở vách không (bức hình trắng đen to hơn nửa thước)?

- Dạ, em thấy chứ, có gì không anh? Anh nói tiếp:

- Anh ngó bức hình hay đi qua đi lại thì vẫn như thường, mà cô này ngó thì thấy hai mắt và môi đỏ như máu, rít thành tiếng nghe rõ luôn vào cô.

Tôi nói:

- Sao anh không úp bức ảnh đó vào vách?

Hai người tranh nhau trả lời, anh tranh cô bạn nói:

- Anh đã úp tấm hình vào vách 4-5 lần rồi, lúc quay lưng đi quay lại thì nó lại ngược lại như cũ và cuối cùng anh mang tấm hình đó lên gác hai lần, lúc mình xuống cầu thang ngó về chỗ treo hình đó thì lại thấy bức hình vẫn treo chỗ cũ và thấy hình trên bức ảnh đó giận dữ, chỉ nghe cô bạn nói giờ anh mới thấy, thì cả hai mới chạy tới gọi em, không biết đi đâu nửa đêm. Anh nói thêm:

- Em qua đường coi đi, bức ảnh đó còn treo ở vách không?

Tôi qua đường và bước vào qua nhà trước bán chè thì tôi vẫn thấy tấm ảnh đó ở trên vách như thường, và thấy bàn ghế dàn xếp vòng quanh bàn như tiệm bán chè mà không có khách thôi. Tôi khép cửa nhà và qua đường về chỗ hai người ngồi, tôi kể lại sự việc thì cô bạn gái ôm choàng lấy anh lo sợ, vì sau khi vợ chết thì bàn ghế được gom để nhà sau hết. Lúc hai người chạy tới gọi tôi thì nhà trước cũng không có bàn ghế nào cả, mà bây giờ bàn ghế được xếp đặt đàng hoàng như tiệm đang mở bán chè. Tôi thấy hai người quá sợ, tôi nói:

- Gỡ câu chuyện này không khó.

Hai người quay mặt lại tại chỗ hỏi tôi:

- Làm thế nào? Nói gấp cho anh nghe?

Tôi mỉm cười nói:

- Quá dễ, anh cứ đem bạn gái anh về ngủ và lấy tấm hình đó để mỗi người một bên là xong, một chồng hai vợ chung giường.

Anh giơ chân đạp tôi một cái và nói:

- Hồi trước ngó hình vợ mình thì thấy buồn và nhớ không có sợ hãi gì, bây giờ ngó cái khung hình thì đã nổi da gà, đi qua cái tấm hình còn không dám nữa, em cho ý kiến anh với cô này phải làm thế nào?

Tôi qua đường vào nhà anh tắt đèn nhà sau nhà ngoài và trên gác rồi khóa cửa nhà, tôi nói:

- Anh biết mà, đi vào chùa là xong.

Cả 3 người dẫn nhau vào chùa kế bên, gõ cửa, ông thầy sư mở cửa phòng và kể cốt chuyện cho ông nghe. Ông nhắm mắt tụng kinh một chút rồi ông nói:

- Đứa con 2 tuổi đưa về cho bà ngoại và cắt dây đường duyên nợ đã rồi hẵng lập gia đình mới, nếu có lòng tốt với vợ trước nên tu cho vợ 3 tháng 10 ngày. Các con hãy làm như vậy thì tất cả sẽ được lặng im theo duyên kiếp đường đời, cũng không ai quấy phá ai nữa.

Lúc nào tôi ngồi im mà nhớ tới chuyện này, đêm sang tôi không dám ngó vào cả cái gương nữa, nó sẽ nổi da gà hay da ngỗng lên tại chỗ mà nhớ lại cốt chuyện này như mới xẩy ra với tôi.
 

mongtho

Sưu tầm
Tham gia
27/6/19
Bài viết
380
Điểm cảm xúc
285
Điểm
63
Chương 49: Xác chết báo ơn
Trong thập niên 70 tôi vẫn ở bên Lào lúc còn nhỏ, ngoài giờ đi học về tôi đến rạp hát cinema làm việc thêm thì tôi quen biết thân với một người cũng đáng tuổi chú làm việc trong nơi đó, Luang prabang là kinh đô của nước Lào, bao vây bằng núi rừng xanh tươi và sông suối. Một hôm người chú đó nói với tôi:

- Cuối tuần này tôi về làng của vợ tôi nghỉ ngơi, tối đi thả lưới cá, em có về chơi với chú không?

Tôi nói:

- Có cơ hội được đi chơi nhà quê và đánh cá là cái thú vui nhất rồi kiếm đâu được, tôi là người Việt sanh đẻ ở Lào mà được đi với người lớn tuổi hơn mình về nhà quê chơi, đó là cơ hội được ăn món ăn nhà quê và thiên nhiên.

Chú nói:

- Tối thứ bảy là hôm rằm trăng đẹp lắm đó, tao biết mày thích đánh cá nữa, về với chú chơi cho thoải mái.

Chiều thứ bảy thì hai người cùng vợ của chú đã mang bầu cỡ 7 tháng xuống bến thuyền để đi về làng vợ, phải đi ngược sông cỡ 10 cây số, ở phía bên kia sông không có đường xe tới, hai bên sông là núi rừng, ngôi làng dọc theo bờ sông cỡ 70 nóc nhà. 5.30 giờ chiều thì cả ba cùng ăn cơm với gia đình đằng vợ của chú. Sau bữa cơm chiều thì cả 3 người xuống thuyền (thuyền của nhà vợ chú không có máy, chèo tay lấy) đi ra vườn, ngược sông chừng 1 cây số thì đến vườn đậu thuyền và 3 người đi theo bậc thang đất, mở cửa vườn theo sườn núi. Trong vườn có một cái lều chừng 6 thước vuông không sát đất, cao chừng ba bậc thang, đem đồ lên vườn thì chú nói với vợ:

- Em nằm nghỉ ngơi, anh dẫn cháu từ thành phố đến đi đánh cá vui.

- Dạ, anh với cháu đi đi, nhà mình vườn mình có gì lo.

Hai chú cháu chụm đống lửa xa lều chừng 20 thước sợ khói bay tới lều, hai chú cháu làm ly cà phê rồi xuống thuyền dọc theo sông đánh cá với ánh trăng vàng đẹp. Hai tiếng đồng hồ vui vẻ với ánh trăng và sông thì hai chú cháu ngó thấy bãi cát ở giữa sông, chú nói:

- Đánh cá theo bãi cát và được ngồi chơi có khi có cá lóng giữa sông.

Chú cháu dừng thuyền bên bãi cát, đi bộ giăng lưới thì bỗng nhiên thấy lưới quá nặng, chú nói:

- May được cá lớn đêm nay.

Tôi quá mừng và chạy theo kéo lưới thì bỗng nhiên tôi lạnh cột sống, nổi da gà, da voi hay da cóc gì tôi không hiểu, vì cái lưới đã mắc vào một xác chết trôi từ đâu tới, xác chết mặc áo thun đỏ, quần đen đã sưng tròn. Chú mới nói lên:

- Giúp chú đẩy xác lên bãi cát, để ngày mai có thể gặp thân nhân đi tìm.

Tôi lúc đó cứng hết thân người mà chỉ biết làm theo lời chú thôi, chú cháu lẩm bẩm:

- Chúc xác chết cho gặp bà con và đến chốn bình an.

Hai chú cháu chèo thuyền vào bên sông rồi đánh cá tiếp, chú cũng nghịch nói:

- Ta dẫn cháu ta đi đánh cá, còn vợ ta ở cái lều ở vườn chờ, ngươi đi trông coi giúp ta, sợ thú vật rừng hại nó.

Hai chú cháu đánh cá theo bờ sông tiếp chừng 2 tiếng rồi mới quay về vườn, cá đêm đó cũng gọi là được nhiều, vừa cột thuyền xong hai chú cháu bước lên và mở cửa vườn, đi thẳng tới cái lều của bà vợ hỏi:

- Em có sao không?

Bà vợ chú trả lời tỉnh bơ:

- Không có chi, đã có bạn anh chăm sóc rồi, anh đó nấu nước nóng cho em nè và anh đang ngồi trụm đống lửa kìa, anh không thấy à? Bạn anh đã đến đây hơn hai tiếng đồng hồ rồi. Anh ngồi đó em gọi nhờ thì anh mới tới.

Hai chú cháu ngó mặt nhau, đúng là cái xác chết trôi vừa rồi. Một người đàn ông mặc áo thun đỏ, quần đen chậm chậm đứng dậy và lủi thủi đi ra đằng cửa vườn, đến cửa vườn thì hình bóng đó bắt đầu nhạt nhạt và biến mất dưới bóng trăng và bóng núi. Lúc đó tôi không biết là da gà hay da vịt, da voi, da cọp gì hết, chỉ biết im lặng mà da trên đầu nó phồng lên và tóc đứng thẳng.

Chú nói:

- Thôi chúng mình về gấp, cá đủ ăn rồi!

Và trong miệng chú lẩm bẩm vài lời nói:

- Cám ơn đã chăm sóc vợ của ta và ngươi linh thiêng thật!

Sáng mai, chú mới kể cốt chuyện cho vợ nghe và bảo vợ vào chùa cúng xác chết đó được an lành.
 
Top