Lượt xem của khách bị giới hạn

[Xuyên không] Nguyên Thủy Thời Đại - Kỳ Phương

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
[Xuyên không] Nguyên Thủy Thời Đại - Kỳ Phương

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,570
Điểm cảm xúc
1,484
Điểm
113
Chương 120: Khai hoang
Vùng đồng cỏ phía bên kia bờ suối, Minh Vũ dự định sẽ bắt đầu khai hoang từ nơi đó. Nguyên nhân rất đơn giản, đó là khá là thuận tiện cho việc tưới tiêu, chỉ cần dẫn nước từ trong hồ chứa ra mà thôi.

Thứ hai đó chính là trên đồng cỏ này, là một bãi đồng cỏ, đã khô, chỉ cần một mồi lửa sẽ thiêu rụi toàn bộ, tro sẽ làm chất dinh dưỡng cho cây trồng, đồng thời khi đốt cỏ trên bề mặt đất sẽ đốt cháy đi rất nhiều mầm bệnh, mầm cỏ dại.

Thế nhưng có một vấn đề xảy ra, đó chính là một khi đốt cháy như thế, rất có khả năng cao gây cháy rừng.

Vì vậy một khi ra quyết định điều gì Minh Vũ phải xem xét vấn đề cho thật kỹ lưỡng, mọi khả năng có thể xảy ra cao nhất.

Muốn khai hoang thì cần phải chuẩn bị khá là nhiều công cụ.

Đầu tiên là nhưng chiếc móng sắc của chim cổ đại, sau khi được mài bén nhọn, những thứ hung khí chết người kia đã trở thành một công cụ dùng để cắt vô cùng hiệu quả. Đó chính là liềm.

Chim cổ đại thuộc lớm chim, vì thế bàn chân chúng có tất cả 4 ngón chân, ba trước hai một sau. Nhưng chỉ có 3 móng trước là mới có thể sử dụng móng làm lưỡi liềm mà thôi. Còn móng phía sau thì không sử dụng, đơn già vì nó khá là thô và to. Hơn nữa còn rỗng ruột.

Thế nhưng như thế cũng đủ công cụ cho cả bộ lạc dùng rồi. mỗi con có thể chế tạo ra được 6 cái lưỡi liềm, những vật này không cần tra cán, hay mài giũa cho nhắn mịm. chỉ cần dùng một sợi dây thừng quần quanh, sau đó lại dùng một tám da thú mỏng cột thật chặt vào là được.

Có công cụ liềm trong tay, mọi việc liên qua tới cắt,móc đều rất là dễ dàng, không biết chiếc móng kia có thành phần cấu tao như thế nào, thế, nhưng độ rứng rắn và sắt bén của nó không thua gì cô cụ bằng đồng cả.

Từ sáng sớm, Minh Vũ đã tập hợp hơn 100 tộc nhân, tập trung tại vùng trãng cỏ bên kia dòng suối. khu vự này sát ranh với rừng rậm. nơi đây hai tháng trước chính là một vùng xanh tươi, thế nhưng vây đã ngã thành một màu vàng, cây cỏ khô héo.

“ dùng Liềm cắt hết cỏ chổ này!”

Minh Vũ lên tiếng chỉ đạo. ngay lập tức các tộc nhân bắt đâu công việc của mình.

Một người đàn ông dáng người thấp bé, có một đôi chân đi cà nhắc không có vội làm mà lại hỏi Minh Vũ

“ Thủ lĩnh! Sao cắt cỏ chỗ này! Trong cỏ có nhiều rắn lớn!”

Người đàn ông chân thọt này đến từ bộ lạc Oro, vì quen đặc tính nơi mình sống cũng như chưa thông thuộc địa hình và sinh vật quanh đây nên không biết.

“ không có! ở đây không có rắn lớn!” Minh Vũ cũng giải thích.

“ Thủ lĩnh! Không phải chúng ta dọn cỏ trồng khoai! So lại dọn cỏ chổ này!” lại một người khác lên tiếng hỏi.

Ý của hắn ta là tại sao lại dọn cỏ gần bộ lạc trước, mà phải đi thật xa để dọn. do thiếu ngôn từ để nói thế nên lời của hắn khá là khó hiểu.

“ như vậy sẽ nhanh hơn!”

“ sao ta không đốt đi!” lại một tên trẻ tuổi hỏi. tên này có một chút nhỏ con tuổi chừng 15 trạc tuổi Minh Vũ vào năm sau có thể làm lễ trưởng thành được rồi.

Minh Vũ khá là bất ngờ dưới câu hỏi của tên kia, “ tên này có được một chút đầu óc, có triển vọng để đào tạo” Minh Vũ thầm nghĩ.

“ đúng! chúng ta sẽ đốt! nhưng không phải bây giờ!”

“ tại sao?”

“ nếu đốt bây giờ, lửa sẽ cháy lan, lửa sẽ cháy hết rừng!” Minh Vũ chỉ tay vào cánh rừng trước mặt.

“ à!!!” tên nhóc à hội hồi dài, dường như nghĩ ra được gì đó.

“ vậy dọn cỏ chỗ này, để không cho lửa chạy sang rừng!” tên nhóc dường như ngộ ra chân lý.

“ tốt! ngươi tên gì!”

Advertisement / Quảng cáo


“ ta! ta lên A’khim!” tên nhóc ấp úng.

“ tốt! A’Khim, tối nay ngươi sẽ được ăn món ngon!” Minh Vũ cười cười.

“ a! đồ ăn ngon!” tuy bộ lạc Oro chỉ vừa mới gia nhập bộ lạc Đại Việt không lâu, thế nhưng bọn họ cũng biết thức ăn của bộ lạc này ngon như thế nào, những thức ăn hằng ngày đã rất tốt, ăn rất ngon, cũng rất no. nhưng không ai không biết những thức ăn kia chỉ là bình thường mà thôi, chỉ có những thức do thủ lĩnh tự tay làm ra mới là đồ ăn ngon nhất.

“ ta giao công việc ở đây cho ngươi!” Minh Vũ bắt đầu hường dẫn cho A’khim công việc hôm nay của nhóm người, yêu cầu hắn giám sát công việc nơi đây, để bản thân rảnh tay để lo chuyện khác nữa.

Minh Vũ đã quyết định, hắn phải tuyển chọn một số tộc nhân có tốt chất trong việc quản lý bộ lạc để đào tạo bội dưỡng. chứ hiện tại dân số bộ lạc đã vượt qua con số 1000, một mình hắn sử lý công việc quả thật không xuễ. Cũng như đào tạo mầm non cho tương lại bộ lạc.

Quá trình tuyển chọn và xét duyệt cũng không phải ngày một ngày hai mà chọn được, hắn cần phải thông qua thời gian để tuyển chọn chính xác, đặc biệt là lớp trẻ tuổi có tiềm năng như A’khim chẳng hạn.

Một mình trở về bộ lạc tiếp tục nghiên cứu chỉ đạo các công việc quan trọng của bộ lạc.

…………………………………………………………………

Mùa khô, khí hậu nơi đây thật là một cái giết người, ban ngày nhiệt độ có thể lên tới 40 độ, ban đêm cũng có một chút mát mẻ hơn, thế nhưng cũng khiên cho Minh Vũ thở hồng hộc như chó.

Thế nhưng mấy cái tộc nhân của hắn lại bảo rằng, mát, như vậy là mát lắm rồi, mọi năm còn nóng hơn.

Nghĩ cũng phải, không phải tự nhiên mà nhiệt độ xung quanh của bộ lạc lại giảm hơn so với mọi năm, đơn giản chính là trước mặt bộ lạc là một cái hồ chứ nước lớn, nước từ thượng du không ngừng chảy về tích tụ tại đây.

Đập nước đã trở thành một cái hồ chứa nước thật lớn, tại vụng bụng hồ, chiều lài lớn nhất lên tới 70m. nước sâu ít nhất lúc này cũng khoảng 2m. như thế hồ nước này có thể tích trử tối thiểu là 35.000 mét khối nước.

Đồng thời một khi tích tụ một lượng nước lớn như thể, nơi đây rất có khẳ năng hình thành một hệ sinh thái nước vô cùng phát triển.

Không nói đâu xa, chỉ vai ngày qua, từ trên mõm đá Minh Vũ cũng có thể hình thấy từng đàn cá lớn di chuyển lượn vòng xung quanh hồ, tuy tộc nhân chưa có chính thức đi bắt cá thề, nhưng một khi thả mồi hẳn là sẽ được bội thu.

Lại nói về bầy trâu rừng bắt vào đầu mùa xuân. Sau khị bị một lần bị thảm sát 4 con, cũng như một số bị bệnh dịch chết đi, số trâu ban đầu chỉ còn 26 con to nhỏ tất cả.

Số trâu này chính là những sinh vật quý giá nhất của bộ lạc, chỗ ở và đãi ngộ của chúng không kém gì nhóm người lãnh đạo như Klu, Lun, Ashi.

Người không đủ chổ ở chứ bọn chúng đã có chổ ở rồi, hơn nữa còn rất tốt.

Chuồng gia súc được xây bằng gạch nung, sau đó còng được đắp lên đất sét, phía trên mái nhà còn có lỗ thông gió, hằng ngày đều được dọn dẹp chuồng trại khôn có một chút phân nào cả. Chưa tính là ban đêm còn được cho ăn thêm cỏ khô. Bọn chúng không khác gì những ông hoàng của bộ lạc.

Những tộc nhân mới tới đương nhiên không biết được sự lợi hại của bầy trầu này rồi. bọn họ chỉ nhìn thấy ngoài việc ăn ra bọn chúng chỉ biết mua vui cho các tộc nhân bộ lạc, điển hình là nhóm thợ săn.

Vì sau mổi buổi chiều nhóm thợ săn trở về đều leo lên lưng bọn chúng rồi để cho chúng chạy lòng vòng, nhìn tuy rất thích, nhưng cũng rất sợ.

Nhưng thật ra nhóm thợ săn kia cũng đâu chơi bời gì đâu, bọn họ chính là đàng luyện tập theo lệnh của Minh Vũ, muốn làm một thợ săn chân chính thì phải trải qua một bài kiểm tra rất khăc nghiệt, những người thành công sẽ được tặng một chiếc áo lông sói đồng thời thêm một cái chuân chương được làm bằng đồng, những thứ kia là để chứng minh thân phận của mình trong bộ lạc.

Đó là ý tưởng mới đây của bộ lạc, nhằm thúc đẩy quá trình thi đua hăng hái cho bộ lạc.

Trước kia bộ lạc trồng khoai chưa có bầy trâu kia, thế nhưng bây giờ đã có một bầy trâu lực lượng hùng mạnh, như thế việc gieo trồng sẽ được đẩy nhanh tiến độ hơn rất là nhiều lần.

Trâu có thề dùng đi cày bừa, bọn chúng sức lớn, có thể thay thế sức người, chỉ cần có công cụ phù hợp. vì thế trong ngay ngày hôm đó Minh Vũ triệu tập nhóm thợ thủ công và thợ rèn cùng một chỗ quyết định phải làm vài bộ cày cho bộ lạc dùng trong vài ngày tới.

Nguyên Thủy Thời Đại - một tác phẩm của Hoàng Kỳ Phương

bạn có thể bàn luận cùng chia sẽ thông tin bộ truyện tại đây. mong được sự ủng hộ của đọc giả.

Thân!!!
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,570
Điểm cảm xúc
1,484
Điểm
113
Chương 121: Chế tạo cày
Cày chính là một loại nông cụ có từ thơi xa xưa gắn liền với lịch sử văn minh phát triển nhân loại. cho dù là phương hay phương tây, dù châu mỹ hai châu phi mỗi vùng miền trên thế giới luôn gắn liền với chiếc cày.

Cày là xáo trộn lớp mặt đất ở độ sâu từ 20–30 cm, dùng nông cụ gọi là cây cày canh tác để xới đất chuẩn bị bước đầu cho gieo sạ hoặc trồng cây. Mục đích chính của cày là để lật trở lớp đất bên trên, mang chất dinh dưỡng mới lên bề mặt, đồng thời chôn cỏ dại hoặc những gì còn sót lại từ mùa vụ trước khiến chúng bị phân huỷ. Nó cũng làm thông khí đất, giúp đất giữ ẩm tốt hơn. Thông thường cánh đồng được cày lên và để khô, sau đó nó được bừa trước khi dùng để trồng trọt.

Cày có thể dùng sức kéo của các loại động vật khác như trâu, bò, ngựa,… mà cày có thể làm được bằng sắt gỗ, hoặc một khung cố định rồi gắn lưỡi cày ở phía dưới.

Với tình hình của bộ lạc hiện tại, tuy đã có một lượng nhỏ đồng trong tay, nhưng đồng khá mà mềm, khó là làm một lưỡi cày cứng rắn để có thể xới đất phía dưới lên.

Vì thế Minh Vũ đã nghĩ ra một cách tạm thời để giải quyết vần nạn này, đó chính là lưỡi cày được làm bằng gỗ, sau đó lại bọc đồng bên ngoài, như thế lõi gỗ bên trong sẽ làm kiên cố có lưỡi cày, đồng thời lớp đồng bên ngoài tạo độ sắc bén cho lưỡi cày.

Hơn nữa, Minh Vũ lại thiết kế lưỡi cày theo một cách thức riên theo kiểu đông tây kết hợp. đó chính là lưỡi cày có cấu tạo như một hình tam giác, mũi phía dưới là mấu chốt nhất, được mài dũi nhẵn,nhọn và sắc bén.

Lưỡi cày được gắn trực tiếp vào một khúc gỗ to bắng bắp chân dài khoảng 2m, đầu còn lại được thiết kế để có thể gắn lên cổ của hai con trâu, tất cả được gia cố bằng gỗ và dây thừng.

Kiều cày này, mang theo phong cách của miền nam, đó là Cày Bắp, dùng 2 con trâu để kéo cày, loại cày này khá thích hợp với các loại đất cứng, lâu năm không được canh tác.

Cấu tạo chiếc cày khác đơn gian, nhưng mang lại hiệu quả khá cao, phần khó nhất chỉ là lưỡi cày mà thôi, ngay trong ngày đầu tiên, cả đám người cặm cụi cũng đã thành phẩm một chiếc lưỡi cày.

Mà phía bên kia, nhóm người khai hoang dọn cỏ cũng đã trở vền, A’Khim theo lời hướng dẩn của Minh Vũ đã cho dọn sạch sẽ một hành lang trống bao quanh khu đồng cỏ rồi, lúc này chỉ cần một mồi lửa là có thề dọn sạch đám cỏ dày đặt kia.

Thế nhưng Minh Vũ không có vội đi đốt liền, hắn cần phải tự mình kiểm tra, vì đây là một chuyện khá là nghiêm trong, chỉ cần một chút sơ sẩy có thể gây thảm họa cho cả bộ lạc.

Ban đêm, bên trong bức tường, cả bộ lạc đang phân thành từng nhóm người, bủa vây lấy từng đống lửa lớn, vì bộ lạc lúc náy quá nhiều người, không đủ chỗ để cho tất cả mọi người cùng ăn một chỗ.

Vì thế cách thức mọi người ăn cùng nhau đã thay đỗi. trên mõm núi đá chìa ra, đó chính là nơi để cho Minh Vũ cùng cách thành viên chủ chố của bộ lạc ngồi ăn, khi ngồi trên đó bọn họ có thể quan sát được tất cả tộc nhân.

Phía dưới có khoảng 15 đống lửa lớn, xung quanh những đống lửa này chính là các tộc nhân đang vây quần bên nhay cùng nhau chia sẽ bữa ăn tối cuối ngày.

Vì trong những ngày qua làm việc thật là vất vã, thế nên thức ăn được cải thiện và tốt hơn rất nhiều.

Mà để chuần bị thức ăn cho hơn 1000 người ở đây, thỉ nhóm người nấu thức ăn cũng cần phải có một nguồn nhân lực hùng hậu. nhóm người này có tất cả 40 người, tất cả đều là người trưởng thành và có sức khẻo lớn.

Rất nhanh thức ăn đã được dọn đầy đủ xung quanh đống lửa, mọi người cũng không có đội thủ lĩnh phân phát thức ăn như lúc trước nữa, mà từng nhóm người bước lên lấy thức ăn về chổ ngồi của mình mà ăn.

Trên tay mỗi người là cầm một chiếc tô và một chiếc muỗn, muốn ăn cái gì thì tự mà múc lấy, khi ăn xong phải tự rửa sạch vật dụng của mình.

Đây chính là điều lệnh của Minh Vũ mới đưa ra từ tháng trước, điều lệnh này đưa ra không chỉ giúp cho tộc nhân một đặc tính là sạch sẽ mà có có nhiều tính chất đi theo như tính kỹ luật, phòng tránh được một số bệnh không đáng có. Đồng thời cũng phải phóng công việc cho nhóm người nấu thức ăn.

Nếu không nhóm người kia rửa hết đống chén bát của hơn 1000 người kia thì hẳn là tới sáng mới xong.

Minh Vũ khi ăn cũng không khác gì mọi người, cho dù hắn la thủ lĩnh, nhưng hắn vẫn có một bộ tô muỗn, khi ăn xong hắn cũng tự mình dọn rửa. làm như thế hắn chứng tỏ, mình cũng không khác gì tộc nhân, ăn cùng tộc nhân, uống cùng tộc nhân.

Thức ăn hôm nay cũng khá là phong phú, bao gồm một nồi cháo bộ khoai, đây là thức ăn chình không thể thiếu trong mỗi bữa. ngoài ra có có thịt chim khô đã được tẩm ướp gia vị tuy không có ngon xuất như của Minh Vũ làm, nhưng ăn vẫn tốt và lạ miệng, khi dùng chung với cháo lại có thêm một hương mới.

Ngoài ra còn có một ít rau diếp vừa hái ngoài vườn rau về, cá nướng cũng không thể thiếu, tại mỗi đống lửa đều có 6 con cá nướng, tuy to nhỏ có khác nhau, nhưng tình trung bình mỗi con cũng nặng gần 3 kg.

Nhưng trên bàn ăn của Minh Vũ cùng mọi người thì lại có thêm một chút thức ăn khác lạ hơn, ví như còn có 3 con gà nướng cùng một ít bánh khoai nướng.

………………………………………………………………….

Đêm tối tại thời đại nguyên thủy, hầu như chẳng có một cái hoạt động giải trí nào ngoài việc “ Kia” ra.sau khi ăn tối xong, các tộc nhân trở về nơi cư trú của mình, một số thì còn ở lại xung quanh đống lửa lợi dụng ành sáng ma tiếp tục làm việc ví như đam giỏ, gùi, hay se sơi đan dây.

Còn đa phần những người khác tìm một nơi tôi tối bắt đầu ba ba ba chuyện đại sự, không khí đêm tối thật tĩnh mịch và cũng đầy dục vọng à.

Mất cân bằng giới tính chính là nỗi đau của bộ lạc lúc này, số nữ giới gần như gấp 3 nam giới, nhưng cũng nay, có 1/3 phụ nữ trong bộ lạc đã mang thai, một số bụng cũng khá là to,chắc hẳn cũng được 4 5 tháng rồi, dự tính mà mùa sinh sản sẽ bắt đầu vào mùa thu, như thế vào thời gian ất bộ lạc sẽ có thêm nhiều mầm non mới. nếu không suy tính ngay từ bây giờ. Thì lúc đó cả bộ lạc sẽ thành một đống bòng bong khó mà kiểm soát được.

Thai phụ từ tháng thứ 6 trở đi sẽ bắt đầu ì ạch khó mà làm việc được, vì bụng lúc này khá lớn, đi đứng sẽ rất là bất tiện, như thế trong vòng 1 tháng tới sẽ có khoảng 100 người lao động sẽ chuyển đổi sang các công việc khác nhẹ nhàng hơn.

Mặc cho những tiếng thở dốc từ bên dười truyền lên, Minh Vũ đi vào hang đá chìm vao giấc ngủ, ngày mai hắn sẽ có một ngày cực kỳ bận rộn.

Tờ mờ sáng, các tộc nhân đã dậy bắt đầu cộng việc đầu tiên của mình, đó chính là vệ sinh cá nhân. Cái này cũng bắt đầu không lâu, cũng bởi vì xảy ra sự kiện kia.

Trong bộ lạc có một người bị đau răng, miệng của hắn ta sưng to, nứu lợi đều bị chảy máu. Mà nguyên nhân chính là do răng bị hư, thức ăn còn thừa dính vào trong gây ra viêm nhiễm, cái tên này ngày đêm không ngừng la ó thảm thiết không người.

Cuối cùng tên kia bị thủ lĩnh chữa trị đồng thời thủ lĩnh còn chỉ ra nguyên nhân dẫn đến cái bệnh đau răng kia. Đó chính là sâu răng, răng bị hư.

Một khi răng hư sẽ như tên kia, miệng sẽ không ngừng chảy máu, sau đó sẽ bị chết, không phải la do mất máu mà chết mà là đói mà chết.

Tộc nhân nghe thủ lĩnh nói như thế thì ngay lập tức sợ mất mật, mặt tái xanh té xuống mặt đất.

Minh Vũ đây là cố ý hù dọa bọn họ thôi, mục đích chính của hắn là cho đám người kia học cách đánh răng.

Bàn chải đánh răng chính được làm bằng một khúc cây nhỏ có vỏ dày, sau khi bản thân tự nhai cho dập vỏ cây ra, rồi chấm vào một hỗn hợp màu đen rối không ngừng cọ sát vào trong răng.

Mà hỗn hợp bộ đánh răng đó chính là muối và than nghiền thành bộ mịn. muối có khả năng sát trùng còn than có khả năng làm trắng răng. Cái hỗn hợp này về bản chất còn tốt hơn cả các loại kem đánh răng có mặt trên thị trường hiện nay.

Bộ lạc cũng bán tinh bán nghi, nhưng sau khi cái tên đen đủi kia dùng cái vật kia thì qua ngày sau cũng đã hết kêu la, miệng cũng bớt sưng, nhưng răn vẫn còn khá đau, chỉ có thể ăn cháo mà thôi.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,570
Điểm cảm xúc
1,484
Điểm
113
Chương 122: Trồng khoai
Bạo x1 cảm ơn bác Họ Dịp đã donate

Ngay sau khi tộc nhân ăn sáng xong, chuẩn bị nhận nhiệm vụ của mình, Minh đã thông báo rằng là ngày mai sẽ bắt đầu trồng khoai.

Nhiệm vụ hiện tại của mọi người là chuẩn bị cơ sở vật chất để chuẩn bị cho công việc ngày mai. Đầu tiên đó chính là phân công lao động.

ứng dụng lần trước phân công, cứ mỗi 5 người sẽ thành một nhóm chăm sóc phân bón tưới tiêu cho một khoảng đất, cứ như thế công việc sẽ không bị dồn đóng ứ đọng cục bộ. đồng thời cũng phân bố lại sức lao động đồng đều.

mỗi một nhóm sẽ có 7 – 9 người, bắt buộc phải có một người đàn ông khỏe mạnh, hai đứa nhỏ, hai phụ nữ trưởng thành và một phụ nữ mang thai, mà một người lớn tuổi còn khả năng làm việc.

ngoài ra một số thành viên khác sẽ không tham gia vào việc chăm sóc cây trồng này, đó là nhóm thợ thủ công, thợ rèn, và đội canh gác, trẻ nhỏ nhỏ hơn 5 tuổi.

chiếu theo tỷ lệ trồng trọt lúc trước, mỗi khoảng đất sẽ dài 40m ngang 30m có diện tích khoảng 120 mét vuông, tính ra là có tất cả từ 35 – 40 hàng mỗi khoảng đất. mà một nhóm từ 7 -9 người, công việc phân sẽ khá là nhẹ nhàng phù hợp thời gian rảnh rỗi để làm các công việc khác.

Tất cả thước đo dây, đo cũng được cố định ngay ngắn, tránh trường hợp hàng dài, hàng ngắn.

Sau khi thông báo cùng phân chia nhóm lao động, trời cũng khá khá trưa, nhiệt độ lúc này đang tăng lên, chắc cũng khoảng 37 – 38 độ, Minh Vũ quyết định ra ngoài khảo sát tình hình làm việc của nhóm người A’Khim ngày hôm qua.

Quả thật mấy tên làm thật được việc, với công cụ mới trong tay, chỉ trong một ngày, đám người kia đã dọn một hành lang đất trong rộng khoảng nửa mét, kéo dai xung quanh đồng có với diện tích hơn 6 mẫu đất ( 6 ha)

Qua sát kỹ sau đó phân phó người canh chừng, một khi có lửa cháy sang đám rừng phải dập tắt ngay, thì Minh Vũ cho người thả mồi lửa lên đồng cỏ.

Lúc này trời đã trưa nhiệt độ buổi trưa nằm ở 40 độ, với cái nhiệt độ chết người kia, kèm thoe gió thổi, làm cho đám cháy bộc phát dữ dội, ánh lửa ngập trời, từng đoàn khói đen bốc lên nghi hút.

Lữa lớn làm cho nhiệt độ tăng lên khủng khiếp, chí ít phải tăng 4 5 độ, làm cho không ít tộc nhân không chịu nỗi thở hộc hộc, một số khác thì nhanh trí nhảy xuống hồ ngâm mình để giải tỏa sự nóng bức. Minh Vũ thì bình tĩnh quan sát tất cả mọi thứ

Cho đến tận khuya đám cháy mới tắt hẳn, thế nhưng nền nhiệt độ vẫn còn khác cao, lại một đêm bộ lạc mất ngủ, mà mất ngủ thì phải làm chuyện tình gì đó cho dể ngủ. chỉ có vài tên chưa khai đao như Minh Vũ mới thật sự là một đêm cực kỳ khó ngủ mà thôi.

Sáng ngày hôm sau, với một đôi mắt thâm quần đen như gấu trúc, Minh Vũ bước ra khỏi hang đang bắt đầu chỉ huy mọi người làm việc.

Đầu tiên là những con trâu được đem từ trong chuồng trại ra, những con trâu này cực kỳ lực lưỡng, thân hình to khỏe mỗi con nặng khoảng chừng nửa tấn, chỉ có một điều giàm bớt sự hung hăng uy vũ của bọn chúng chính là những cái sừng dài kia đã bị cưc cụt chỉ còn một cái đầu cộc lốc.

Dưới sự dướng dẫn của Minh Vũ, nhóm thợ thủ công bắt đầu gắn những bộ cày lên người chúng, cứ hai con trâu sẽ thành một nhóm, điều khiển một bộ cày gồm 2 người.

Người thứ nhất chính là điều khiển bộ cày phía sau, người thứ hai là dùng dây dắt mũi bọn trâu cho đúng hướng.

Trong mấy ngày qua dưới sự cố gắn của nhóm thợ rèn và thợ thủ công bộ lạc đã chế tao ra được 5 chiếc cày đôi.

Tất cả đều vào vị trí, Minh Vũ hướng dẫn cho người lái cày cách sữ dụng đồng thời cũng tự mình làm mẫu, dưới ánh mắt cực kỳ chăm chú và hâm một của mọi người, Minh Vũ từng bước, từng bước điều khiễn lưỡi cày.

Mặt đất đầu tron bụi màu đen, và khá là cứng, thế nên nhưng bước đầu tiên khá là khó khăn, hai con trâu phía trước cố gắng từng bước. thế nhưng bọn chúng nhanh chóng đạt được yêu cầu, một rãnh đất sâu chừng 30 cm được cày lên.

Mấy cái tộc nhân ở phía sau cũng không có rãnh, tay bọn họ bắt đầu một chuỗi công việc tiếp theo.

Đầu tiên mà dùng thanh nện lên mớ đất cục vừa mọi lên, việc này có tác dụng làm phân ra những cục đất lớn.

Người phía sau thì dùng một chiếc cuốc làm bằng xương đào một cái hố to bằng một nắm tay bên trong cái rãnh đất vừa cày lên.

Phía sau người kia lại có một người trên lưng còn có một chiếc sọt đựng đầy những củ khoai nhỏ chừng ngón chân, cổ tay. Cho vào trong lỗ.

Một người khác đi phía sau thì lại dùng đất tơi phủ lên chi kín cái hố nhỏ kia. Và cuối cùng mà một nhóm người tưới nước lên những cái lỗ vừa mới lấp đấy.

Công việc này đối với những thành viên củ bộ lạc Đại Việt thì đã khá quen thuộc, chỉ các bộ lạc mới gia nhập gần đây, như bộ lạc Núi Lớn, Bộ lạcs Syk, bộ lạc Linh Cẩu thì không biết, nhưng chỉ cần nhìn mẫu một lần, đám người kia liền hiểu ngay.

Vì số lượng công cụ có hạn, thế nên ngoài 5 bộ cày kia đang hoạt động hết công sức, thì số người còn lại cũng phải cách thức truyền thống nhất để làm đó là dùng cuốc đất mà thôi.

…………………………………….

Một ngày dài đằng đẵng đã kết thúc, quả thật thời gian mặt trời còn chiếu sáng lúc này khá là dài, kéo dài ít nhất là 13 14 giờ, vì Minh Vũ không có đồng hồ để đo đạt chính xác thế nhưng hắn có thể cảm nhận được thời gian trôi qua như thế nào.

Hiện tượng này xảy ra hẳn là do khối lục đia này cũng giống như trái đất, có một trục nghiêng so với trục tâm.

Như thế vào khi vào mùa khô cũng là thời đi mảnh khu vực này gần mặt trời hơn nhiệt độ sẽ cao hơn, thời gian chiếu sáng ban ngày sẽ nhiều hơn. Ngược lại vào mùa đông thời gian chiếu sáng sẽ ít hơn, nhiệt độ xuống thấp. một khi biết được nguyên lý này. Từ đó Minh Vũ có thể phân phối lại thời gian làm việc cũng như sắp xếp như thế nào để cho có lợi nhất cho tộc nhân.

Chứ nếu không làm việc suốt ngày dưới cái nóng như thiêu đốt kia, rất có khả năng sẽ bị các bệnh như nhức đầu, say nắng, sốt,….

Quả thật không ngoài dự liệu của Minh Vũ, sau giờ nghĩ trưa đã có một số người có dấu hiệu váng đầu chóng mặt.

Sau một hồi thảo luận với các tộc nhân, Minh Vũ đã quyết định thay đổi thời gian làm việc. vì không thể xác định đúng thời gian, thế nên Minh Vũ đã cho khi thời tiết bên ngoài trở nên mát mẻ, mọi người sẽ ra ngoài làm việc tiếp.

Phải nói là khi nghe thủ lĩnh nói là sẽ nghĩ ngơi không ra ngoài làm việc tiếp thì cả một bọn mừng như có lễ hội.

Như thế sau ba ngày bận rộn, hơn 6 mẫu đất cũng đã được cày bừa vào gieo hạt giống xong, do lần này có kinh nghiêm hơn lần trước, thế nên công việc được thú đầy nhanh hơn rất nhiều lần, đặc biệt là nhóm người tưới nước. Nhóm người ngày được hỗ trợ khá là nhiều bằng các vật dụng thiết yếu như xe đẩy, túi xách nước.

Năng suất của khoai và vô cùng lớn, nếu 6 mẫu khoai được trồng tốt, thì bộ lạc sẽ thu hoạch được một lượng lớn lương thực, như thế sự tình lương thực vào mùa khô sẽ vô cùng ổn thỏa.

Mà phía bên kia bộ lạc, Minh Vũ cũng không hề có ý định cho có còn trống, vì đây là mảnh đất gần bộ lạc, vì thế mỗi khi xây dựng cái gì lên có, hắn cũng phải tính toán kỹ càng, ngay cả là lập vườn trồng rau.

Mảnh đất bên bộ lạc được phân bố vô cùng chặt chẽ giữa các thửa ruộng với nhau.

Gần dòng suối nhất, chính là thửa ruộng nước dùng để gieo trồng rau diếp, đây là một loại rau ăn sống của bộ lạc.

Tiếp theo là vùng đất khô hơn, nay này chủ yếu là trồng củ cải, giống củ này này là lần trước thu hoạch từ bộ lạc Núi Lớn.

Tiếp theo đó là khu vực trồng cây cà chua và cây ớt. Minh Vũ có ý định tại khu vực này sẽ nhân giống thêm nhiều cây ớt nửa. bởi vì sự thiếc yếu của ớt trong lúc này là vô cùng lớn. hầu hết tất cả tộc nhân đều yêu thích vị cay nồng khi cho ớt vào trong thức ăn.

Hơn nữa vào mùa cuối thu, khi thu hoạch và ép dầu quả olive thì có thể kết hợp với ớt là một hương liệu khác đó là dầu ớt. những nguyên liệu trên kết hợp với sả, quế, lá chanh nhất định sẽ trở thành một cái nồi lẩu cực ngon.

Chỉ nghĩ đến đó thôi mà nước bọt Minh Vũ đã chảy òng ọc không kiềm lại được.

Nguyên Thủy Thời Đại - một tác phẩm của Hoàng Kỳ Phương

bạn có thể bàn luận cùng chia sẽ thông tin bộ truyện tại đây. mong được sự ủng hộ của đọc giả.

Thân!!!
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,570
Điểm cảm xúc
1,484
Điểm
113
Chương 123: Quả táo Quỷ mang lại thịnh vượng (1)
Câu chuyện về khoai tây bắt nguồn từ khoảng 13.000 năm trước ở Nam Mỹ, khi giống cây họ cà này còn mọc dại ở những vùng núi thuộc dãy Andes, phía nam Peru và đông bắc Bolivia ngày nay.

Về mặt địa lý, Andes không phải địa điểm có thể nuôi dưỡng một loài cây lương thực chính. Nó là dãy núi dài nhất trên hành tinh, cao hơn 6.700 m và chắn thành một dải 8.850 km bên bờ Thái Bình Dương.

Có rất nhiều núi lửa hoạt động rải rác trên dãy Andes, kết quả của những đứt gãy địa chất thường xuyên đẩy khu vực này vào tình trạng phải đối mặt với động đất, lũ quét và sạt lở. Ngay cả trong những ngày yên bình nhất, khí hậu của Andes vẫn rất khắc nghiệt để một loài cây lương thực có thể sinh sôi.

Nhiệt độ trên núi có thể dao động từ 24oC xuống mức đóng băng chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ. Không khí thì quá loãng để giữ nổi nhiệt. Ở một vùng đất như vậy, chỉ có ngô, quinoa và khoai tây mới có thể mọc được.

Người Inca là dân tộc đầu tiên thuần hóa được khoai tây và biến nó trở thành một loài cây lương thực chính. Các di tích khảo cổ cho thấy khoai tây đã được người Inca chôn cùng người chết cách đây 4.500 năm. Và những đồ gốm hình khoai tây, có niên đại 400 năm trước Công Nguyên được tìm thấy ở Peru cũng xác nhận sự sùng bái của người Inca với loài cây lương thực này.

Cũng phải, bởi nhờ có khoai tây, người Inca mới xây dựng được một đế chế hùng mạnh ở Nam Mỹ. Loại củ giàu tinh bột này đã cung cấp cho họ năng lượng để chinh phạt và thôn tính các bộ lạc xung quanh, những tộc người ăn ngô.

Người Inca cũng phát minh ra một phương pháp lưu trữ đông lạnh khoai tây, bảo vệ nó khỏi nấm mốc, chuột bọ và ngăn không cho khoai tây nảy mầm. Bằng cách này, khoai tây có thể được bảo quản trong hàng năm mà không bị mất giá trị dinh dưỡng.

Và cũng bởi vậy mà khoai tây trở thành một "đồng tiền" trong đế chế. Hoàng gia Inca có thể thu thuế từ những người nông dân bằng khoai tây, lưu trữ chúng trong các kho thực phẩm, rồi giải ngân cho các binh lính, thợ xây và nô lệ.

Trong khi người Ai Cập trồng lúa mì và lúa mạch để xây dựng lên những kim tự tháp vĩ đại, khoai tây đã giúp Đế chế Inca dựng lên những ngôi đền hoành tráng, những thành phố dát vàng lộng lẫy cho riêng mình.

Cực thịnh đến thế kỷ 15, Đế chế Inca bắt đầu suy yếu khi bước sang thế kỷ 16, đó cũng là thời điểm những người Châu Âu đầu tiên khám phá ra Châu Mỹ, giới thiệu các mầm bệnh mới vào lục địa. Sởi và đậu mùa đã lây lan từ Trung Mỹ vào Inca, gây ra những đợt dịch chết người không thể cứu chữa.

Cột mốc năm 1532 chính thức đánh dấu sự sụp đổ của đế chế, sau khi Francisco Pizarro González, một nhà thám hiểm người Tây Ban Nha mang theo 186 tùy tùng đổ bộ vào bờ biển Peru ngày nay.

Họ bắt cóc vua Atahualpa của Inca, cướp bóc mọi đền thờ và kho báu trên khắp đế chế. Sau khi đã lấp đầy cả một căn phòng với đầy vàng bạc châu báu, người Tây Ban Nha không quên ném vào xó thuyền một vài củ "nấm cục", khoai tây theo cách gọi của họ, chúng nhăn nhúm, bám đầy bùn đất trông chẳng có gì là quý giá. Vượt qua Đại Tây Dương, những củ khoai tây đầu tiên đã du nhập vào Châu Âu.

Các nghiên cứu lịch sử ước tính rằng, trong đợt cướp bóc của mình ở Inca, người Tây Ban Nha đã thu về một lượng vàng bạc tương đương với 45 triệu Euro ở thời điểm hiện tại. Nhưng ít ai có thể ngờ, thứ quý giá nhất mà họ mang về không phải là châu báu, mà lại là vài củ khoai tây bị vứt lăn lóc dưới sàn thuyền.

Từng đem đến sự cực thịnh cho Đế chế Inca, khoai tây tiếp tục "lây lan" sự thịnh vượng của nó đến cho những quốc gia ở Châu Âu, biến họ thành những đế quốc. Nhưng mọi chuyện không diễn ra đơn giản trong một sớm một chiều.

Khi được người Tây Ban Nha đem về từ Nam Mỹ, khoai tây chỉ nhận được những con mắt dè chừng. Vào năm 1570, một số nông dân Tây Ban Nha bắt đầu thử nghiệm trồng khoai tây trên quy mô nhỏ. Nhưng sau khi thu hoạch, củ của nó chủ yếu chỉ được dùng làm thức ăn cho lợn.

Cuối thế kỷ 16, khoai tây tìm được đường sang Italia. Đến đầu những năm 1600, nó đã có mặt ở Áo, Bỉ, Hà Lan, Thụy Sĩ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha, Ireland và Pháp. Nhưng không ở đâu loài cây này được chào đón.

Có nguồn gốc từ Nam Mỹ, khoai tây tất nhiên không xuất hiện trong Kinh Thánh. Vì thế mà Giáo hội Công giáo cho rằng Chúa không muốn con người ăn khoai tây.

Hơn nữa, loài cây này có những đặc tính dị biệt hoàn toàn khác với với hiểu biết của người Châu Âu. Nó không mọc lên từ hạt, mà phát triển từ những mảnh củ.

Nếu người nông dân chôn nguyên một củ khoai xuống đất, nó sẽ mọc mầm và phát triển thành một cây khoai tây mới. Nếu họ cắt một củ ra làm tư, họ sẽ có tới bốn cây khoai con. Sự kỳ lạ này khiến khoai tây được đặt cho cái tên "táo quỷ", những quả táo nhăn nhúm sinh sôi trong lòng đất.

Một điều kỳ lạ nữa là khoai tây không hô hấp vào ban đêm. Những nhà thực vật học Châu Âu cuối cùng cũng xác định được loài cây này thuộc họ cà, một họ cây thường có độc tính. Cũng bởi vậy mà khoai tây thường bị cấm trồng hoặc chỉ được trồng giới hạn trong các vườn cây thảo dược.

Những cuộc thử nghiệm ăn khoai tây đầu tiên ở Châu Âu không mấy khi kết thúc tốt đẹp. Bởi người ta chỉ ăn những củ khoai nhộ lên khỏi mặt đất, nghĩa là khi chúng đã mọc mầm, họ thường bị ngộ độc thật. Một số nhà khoa học còn cho rằng khoai tây là nguyên nhân gây bệnh phong, chỉ vì củ của nó trông méo mó giống như những người mắc bệnh

Denis Diderot, một triết gia người Pháp từng viết trong Bách khoa toàn thư (1751-1756), cuốn sách đầu tiên tóm tắt những tư tưởng khai sáng ở Châu Âu: "Bất kể bạn nấu nướng khoai tây như thế nào, cái rễ của của nó cũng là một loại thực phẩm bồn bột và vô vị".

Diderot coi khoai tây chỉ là một loại thực phẩm dành cho những người "ăn để sống". Những người nông dân, quân đội trong nạn đói có thể ăn khoai tây. Nó là một thứ thực phẩm gây chướng bụng, nhưng có thể cung cấp năng lượng để giúp họ sống sót.

Nạn đói, hóa ra, lại là cơ hội duy nhất giúp khoai tây có thể vươn lên cạnh tranh với lúa mì ở Châu Âu. Quay trở lại thời gian đó, đói là một thứ gì đó thường trực ở lục địa này.

Theo thống kê của nhà sử học Fernand Braudel, nước Pháp từng phải chịu đựng tới hơn 40 nạn đói trên quy mô toàn quốc, trong khoảng thời gian từ năm 1500 đến 1800. Nước Anh cũng rơi vào một tình trạng tương tự, với 17 nạn đói toàn quốc từ năm 1532 đến 1623. Cả lục địa đơn giản là không thể tự nuôi sống.

Frederick Đại đế, vua của nước Phổ, là người đầu tiên nhìn ra được tiềm năng của khoai tây trong việc chống lại nạn đói. Vào năm 1756, Frederick ban hành sắc lệnh Kartoffelbefehl, hay "Đạo luật khoai tây", bắt buộc mọi thần dân của mình phải trồng loài cây này.

Chính Frederick cũng là người phổ biến cụm từ "khoai tây" để thay cho cái tên mà những người nông dân hay gọi loại cây này là "nấm cục".

Việc thực thi sắc lệnh ban đầu diễn ra không mấy suôn sẻ. Ở nước Phổ khi đó có một câu nói

"Là der Bauer nicht kennt, frisst er nicht", nghĩa là "Thứ mà nông dân không biết nó là gì, anh ta sẽ không ăn".

Kolberg, một thị trấn thậm chí còn trả lời sắc lệnh của nhà vua rằng:

"Cái thứ đó [khoai tây] không có mùi, cũng không có vị, thậm chí những con chó còn không thèm ăn chúng, vậy chúng có ích gì với chúng tôi không?".

Để đối phó với sự chống đối này, Frederick đã nghĩ ra một kế. Ông cho trồng khoai tây bạt ngàn trên các trang trại Hoàng gia ở vùng Berlin bây giờ. Sau đó, Frederick cắt cử một đội lính canh làm nhiệm vụ bảo vệ cánh đồng.

Nắm được tâm lý của dân chúng, hễ thứ gì được cho bảo vệ nghiêm ngặt, họ sẽ nghĩ đó là thứ quý giá, Frederick Đại đế đã dặn những người lính canh giả vờ ngủ hoặc thường xuyên xao nhãng nhiệm vụ của mình. Điều này đã thực sự thu hút được sự chú ý của những tên trộm.

Hằng đêm, những tên trộm đều đến cánh đồng hoàng gia đánh cắp khoai tây. Chẳng mấy chốc, loài cây này được bán tràn ngập thị trường chợ đen. Những người nông dân quay trở lại quan tâm khoai tây vì nó được giá. Và thế là loài cây này đã xâm chiếm thành công mọi mảnh vườn ở Phổ, cứu sống người dân qua những mùa vụ lúa mì thất bát.

Khoai tây với đặc tính dễ trồng, dễ bảo quản và giàu năng lượng chính là nguồn lương thực đã nuôi sống quân đội Phổ trong chiến tranh Bảy năm (1756-1763), giúp Frederick Đại đế đánh bại cả liên quân giữa Áo và Pháp.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,570
Điểm cảm xúc
1,484
Điểm
113
Chương 124: Quả táo Quỷ mang lại thịnh vượng (2)
Antoine-Augustin Parmentier tham gia quân đội Pháp trong Chiến tranh Bảy năm, phục vụ như một bác sĩ quân y. Vào thời điểm quân Pháp thảm bại trước Frederick Đại đế, khoai tây đối với họ vẫn chỉ là một thứ thức ăn dành cho lợn.

Nhưng khi Parmentier bị bắt làm tù binh trong doanh trại của quân Phổ và bất đắc dĩ phải ăn khoai tây, ông nhận thấy rằng loài cây này không hề có độc, những quan niệm của người Pháp về khoai tây khi đó thực sự không đúng. Khoai tây bị ghẻ lạnh, cấm trồng và chỉ làm thức ăn cho lợn ở Pháp lại đang nuôi dưỡng và đem lại ưu thế cho quân Phổ.

Trong suốt 3 năm bị giam giữ ở Phổ, Parmentier thấy mình vẫn có thể ăn khoai tây để sống sót, thậm chí sống khỏe mạnh mà không hề bị bệnh. Nên khi được trả tự do để trở về Pháp vào năm 1763, ông đã sử dụng những kiến thức của một dược sĩ để tập trung nghiên cứu loài cây này.

Điều mà Parmentier tìm thấy là khoai tây không hề độc, với điều kiện người dân chỉ ăn những củ không có mầm. Trên cùng một diện tích canh tác, khoai tây có thể cung cấp một lượng calo gấp từ 2-4 lần so với các loại ngũ cốc khác. Parmentier nhận ra đó chính là một loại lương thực tuyệt vời, vấn đề chỉ là người dân Pháp sẽ không chịu ăn nó.

Để lật ngược lại tình thế, Parmentier được cho là cũng áp dụng một kế sách tương tự như Frederick Đại đế. Ông trồng các mảnh vườn khoai tây và cho người giả vờ bảo vệ chúng. Nhưng với trí thông minh của mình Parmentier biết công việc phải thực hiện từ trên xuống.

Ông đã liên tục cầm kết quả nghiên cứu của mình đi thuyết phục các bác sĩ, nhà khoa học, giới quý tộc và cả thành viên hoàng gia về lợi ích của khoai tây. Vui vẻ và cởi mở, hầu như tất cả đã trở thành những "KOL" trong chiến dịch "marketing" khôn khéo của Parmentier cho khoai tây.

Chuyện kể rằng trong một lần vua Louis XVI và nữ hoàng Marie Antoinette đi dạo trong khu vườn Versailles, Parmentier đã hái tặng mỗi người một bông hoa khoai tây. Nữ hoàng Antoinette đã cài bông hoa tím lên tóc còn nhà vua đặt nó lên khuy áo của mình.

Khi vua Louis XVI hỏi Parmentier về loài cây đó, ông đã xin được một mảnh trong khu đất hoàng gia để trồng khoai tây. Các cận thần sau đó cũng bắt chước nhà vua. Tin tức lan đi chiếm được sự tò mò của công chúng. Và đây là lúc Parmentier diễn lại bài mà Frederick Đại đế đã thực hiện ở Phổ.

Ông cho binh lính tỏa ra bên ngoài Paris, trồng các cánh đồng khoai tây rồi giả vờ canh gác. Người dân sau đó đã trộm khoai tây và mang về vườn nhà mình trồng.

Đến năm 1793, Parmentier tiếp tục viết và cho in 10.000 bản cẩm nang trồng khoai tây để phát về mỗi xã trên lãnh thổ Pháp. Ông cũng phát hành cuốn "Nấu nướng quốc dân", trong đó chứa tới hơn 20 công thức chế biến khoai tây, khiến nó trở nên ngon hơn và chinh phục được khẩu vị của người Pháp.

Và có thể bạn cũng đoán được, cuốn sách này đã dạy người Pháp cách làm món khoai tây chiên huyền thoại, "French fries":

"Đầu tiên phải đánh bột khoai tây, trứng và nước lại với nhau. Sau đó thêm vào một muỗng dầu, một muỗng eau de vie (rượu), muối và tiêu. Đánh đều hỗn hợp cho đến khi không còn cục bột nào. Bây giờ gọt vỏ khoai tây, cắt lát, rồi ngâm vào bột. Cuối cùng, vớt chúng và chiên cho đến khi miếng khoai có màu sắc bắt mắt".

Trước khi khoai tây trở nên phổ biến ở Pháp, những người nông dân chỉ sản xuất được vừa đủ lượng ngũ cốc để nuôi sống cả đất nước mỗi năm, miễn là không có gì xảy ra với mùa màng của họ. Đáng tiếc, đó lại là những điều hay xảy ra nhất. Mất mùa, thiên tai và cả chiến tranh thường khiến cho nguồn cung thực phẩm ở Pháp hết sức bấp bênh.

Hàng trăm nạn đói đã xảy ra dưới quy mô địa phương. Trung bình cứ 7 năm một lần, nước Pháp sẽ phải đối mặt với một nạn đói trên quy mô toàn quốc. Sự xuất hiện của khoai tây cuối cùng đã giải quyết được bài toán lương thực cho nước Pháp.

Chỉ sau khi bài toán cơ bản đó được giải quyết, nước Pháp mới tiến được tới Cách mạng (1789-1799) và sau đó là các cuộc chiến tranh của Napoleon (1803-1815).

Là một người ủng hộ ý tưởng về một nền Cộng hòa tự cung tự cấp, Napoleon đã khuyến khích việc trồng khoai tây. Ngay lập tức, sản lượng khoai tây của toàn nước Pháp đã tăng lên tới 15%.

Các đồng minh của Pháp nhìn vào bài học khoai tây cũng đã áp dụng rộng rãi giống cây trồng này, thậm chí kẻ thù của họ cũng học theo. Đến những năm cuối cùng của Chiến tranh Napoleon, khoai tây đã trở thành thực phẩm chính trong chế độ ăn của hầu hết người Châu Âu.

Nhận xét về giai đoạn lịch sử này, Christian Vandenbroeke, một nhà sử học người Bỉ từng nói: "Lần đầu tiên trong lịch sử Tây Âu, một giải pháp dứt khoát cho vấn đề lương thực đã được đưa ra".

Một mẫu đất trồng khoai tây và sữa của một con bò bây giờ có thể nuôi sống cả một gia đình, cung cấp tất cả các vitamin và vi chất cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh. Khoai tây giàu vitamin C đến mức chúng đã giúp chấm dứt bệnh scurvy từng xảy ra tràn lan khắp lục địa.

Nó đã giải quyết được tất cả những nạn đói trên một dải đất 2.000 dặm kéo dài từ Ireland đến dãy Ural của Nga. Cuối cùng lục địa này cũng có thể tự làm ra được bữa tối cho chính mình.

Không những chỉ giải quyết nạn đói, khoai tây còn là thứ lương thực đã giúp toàn bộ Châu Âu trở nên phồn thịnh. Nguồn lương thực tăng nhanh đã dẫn đến tăng trưởng dân số. Điều này từng được nhà kinh tế học Adam Smith nhắc đến trong cuốn trong cuốn sách kinh điển của ông, "Sự giàu có của các quốc gia".

Ví dụ ấn tượng nhất về tiềm năng của khoai tây trong việc thay đổi mô hình dân số xảy ra ở Ireland, nơi khoai tây đã trở thành thức ăn chủ lực vào năm 1800. Khoảng 40% dân số Ireland không ăn bất kể một loại thức ăn rắn nào khác ngoài khoai tây. Và chỉ trong vòng hơn 60 năm, từ 1780 đến 1841, dân số của họ đã tăng gấp đôi lên 8 triệu người.

Điều đáng nói, đó không phải là kết quả của việc mở rộng công nghiệp hóa hay cải cách kỹ thuật nông nghiệp. Đó chỉ là hệ quả duy nhất của việc trồng khoai tây. Mặc dù Ireland có tập quán sở hữu đất đai rất lạc hậu so với Châu Âu thời kỳ đó, các đặc tính vượt trội của khoai tây đã cho phép ngay cả một người nông dân nghèo nhất ở nước này cũng có thể trồng được nó.

Không cần bất kỳ khoản đầu tư hay lao động nặng nhọc nào, khoai tây là thứ mà trẻ em cũng có thể trồng, thu hoạch và chế biến. Nó cũng không yêu cầu phải cắt, xay xát hay nghiền như lúa mì. Sự phồn thịnh từ khoai tây đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh, khuyến khích kết hôn sớm và gia tăng dân số.

Nancy Qian và Nathan Nunn, hai nhà kinh tế học tại Đại học Yale và Harvard đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của khoai tây đến quá trình bùng nổ dân số ở Châu Âu. Họ so sánh mức tăng trưởng dân số ở 132 nước vào thời điểm trước và sau năm 1700.

Kết quả thống kê cho thấy, dân số Châu Âu đã nhảy vọt từ 126 triệu vào đầu thế kỷ 18 lên tới 300 triệu vào đầu thế kỷ 20. Nơi nào khoai tây được trồng nhiều nhất cũng là nơi tăng trưởng dân số đạt mức cao nhất. Lần đầu tiên trong lịch sử, dân số bùng nổ không tạo ra những nạn đói hàng loạt, mà đơn giản chỉ đẩy người dân vào các đô thị chật chội.

Theo Qian và Nunn, khoai tây đã đóng góp 23-24% vào việc tăng trưởng dân số và khoảng 27-34% vào công cuộc đô thị hóa trong thời kỳ từ năm 1700 đến năm 1900.

Sự gia tăng dân số và đô thị hóa đã thúc đẩy tốc độ của cách mạng công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp mới phụ thuộc vào việc khai thác nhiên liệu hóa thạch.

Khoai tây khi đó được ví như một loại than đá thứ hai, bởi nó nuôi dưỡng những lực lượng lao động chính đóng góp vào công cuộc đổi mới này. William Hardy McNeill, sử gia, tác giả cuốn sách "Sự trỗi dậy của Phương Tây" từng nhận xét:

"Chỉ cần cung cấp một mức tiền lương đủ để sinh hoạt, hoặc một thứ gì đó rất gần với mức sinh hoạt phí, một lượng lớn người di cư từ nông thôn sẽ sẵn sàng có mặt để điều khiển các máy móc mới và thực hiện tất cả các nhiệm vụ khó khăn phục vụ một xã hội đô thị hóa".

Và như một công thức tự nhiên, dân số phát triển mạnh ở Châu Âu sau các mùa màng khoai tây sẽ lấp đầy vào hàng ngũ quân đội, hải quân đế quốc, đem đến những chiến thắng cho họ ở những miền đất xa xôi, đẩy hàng triệu người di cư ra các vùng thuộc địa và vào phía đông Siberia.

"Một điều chắc chắn, nếu không có khoai tây thì nước Đức sau năm 1848 không thể trở thành quốc gia công nghiệp và thế lực quân sự hàng đầu ở Châu Âu. Nga cũng không thể lờ mờ đe dọa biên giới phía đông nước Đức năm 1891", McNeill lập luận.

Như cái cách người Inca đã phát triển thành một đế chế hùng mạnh ở Nam Mỹ, từ giữa thế kỷ 18, khoai tây lại đưa một số quốc gia Châu Âu trở thành những đế quốc thống trị thế giới.

"Nói tóm lại, tất cả các đặc tính thống trị của châu lục này trong hai thế kỷ, từ 1750 đến 1950 bao gồm sự bành chướng và tranh giành thuộc địa của các đế quốc ở hải ngoại, quá trình họ nhập cư vào Hoa Kỳ cũng như các vùng đất khác trên thế giới, đều cơ bản xuất phát từ việc khoai tây đã mở rộng nguồn cung cấp thực phẩm ở Bắc Âu", McNeill khẳng định.

Đây chính là lần thứ hai khoai tây đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi xã hội loài người trên toàn thế giới.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,570
Điểm cảm xúc
1,484
Điểm
113
Chương 125: Bộ lạc lửa
Thời gian bộ lạc đại quy mộ trồng trọt cũng đã đi qua được một tuần, tuy như thế, công việc của bộ lạc cũng không có được thư thả gì cho mấy, bởi vì sau lần chiến đấu lúc trước, các công sự phòng thủ của bộ lạc đã hư hại nặng nề, đồng thời gia nhập thêm một lượng lớn tộc nhân, thế nên trong khoảng thời gian này ngoài việc tưới nước, chăm sóc cây cối, đi săn, thì tất cả tộc nhân còn lại sẽ làm gạch xây dựng kiến trúc.

Dân số đã vuột qua con số 1000, về chuyện nhà ở cũng là chuyện không hề đơn giản, đặc biệt trong những ngày gần đây nắm nóng vô cùng kịch liệt, vào buổi trưa, trừ những tộc nhân có nhà gạch được xây từ trước, còn những tộc nhân còn lại phải tránh nắng trong rừng cây.

Chưa tính là trong những ngày gần đây bộ lạc đang không ngừng đốn hạ cây cối để lấy gỗ chây đập nước cũng như củi để đốt lò nung. Thế nên nhiệt độ xung quanh bộ lạc vào lúc giữa trưa càng nóng bức rõ rệt.

Chỉ có tội nhất là Orc, cái tên mập đ-t thân to như con gấu kia, trên người lúc này chỉ còn có một cái khố bằng vải quấn dưới hạ thân, còn thân trên thì để trần, mồ hôi hắn chảy ra như suối, không khác gì hắn đang nằm trong một cái lò xông hơi.

Tuy có một cái hồ nước lớn, thế nhưng nhiệt độ cũng chẳng giảm một chút nào. Vì sao ư? đương nhiên là 8 cái lò nung không ngừng thiêu đống suốt ngày đêm.

Gạch là một thứ vô cùng quan trong trong việc xây dựng kiến trúc, công trình. Kèm thoe đó chính là tron núi lửa, thành phần kia quả thật là dùng tốt trong việc xây dựng, các kết cấu không những bền chắc hơn, mà còn mau khô nữa.

Thông thường thì muốn xây một đoạn tường mà vửa xây bằng nguyên liệu bùn, rơm, đất sét thì cũng phải tiêu tốn 2 ngày và còn phải đốt một đống lửa kế bên để giúp chúng nhanh cứng lại.

Thế như lúc này thì buổi sáng xây buổi chiều đã khô, sáng ngày mai thì cứng chắc, do dù dùng búa nên cũng không hề lay chuyển.

Hiện tại hơn 2/3 tộc nhân đang phải ở trong các lều vải, những người còn lại thuộc dạng ưu tiên như người bị thương, trẻ nhỏ, người già được đặc cách ở trong hang đá và những căn nhà phía dưới.

Vào thời tiết cuối xuân đầu hè thì cũng thôi đi, ở như vậy thì cũng chẳng sao, thế nhưng vào lúc này chính là một lò luyện ngục. bộ lạc đã có một số người già đã chịu không nổi, bọn họ dường như đang dần dần cạn kiệt sức sống.

Quả thật thời đại nguyên thủy, là nơi con người sinh tồn cực kỳ khó khăn. Mùa đông thì giá lạnh gió rét, không đủ thức ăn, không đủ ấm, con người sẽ chết.

ấy vậy mà vào mùa hè, cũng chẳng khác là bao, thiếu nước thì càng dẫn tới cái chết nhanh hơn.

Cũng nay năm nay là bộ lạc còn có một cái đập tích nước, nếu không năm khô hạn còn vượt xa năm trước. bộ lạc sẽ thảm trọng so với năm ngoái hơn gấp nhiều lần.

Klu cùng Minh Vũ đang ngồi thở hộc hộc như chó trong một tán cây dưới bìa rừng, xung quanh hai người bọn họ cũng có không ít tộc nhân, mọi người đang cố gắn tận hưởng những giây phút thư giản sau bữa cơm trưa.

“ Klu! Sao năm nay nóng thế!”

Minh Vũ vừa uống một ngụm nước mát vừa hỏi Klu.

“ không biết! mọi năm giờ này mấy cây đằng kia vẫn còn lá xanh!”

Nói đoạn Klu chỉ tay về mấy cái cây cao to ở đằng xa.

“ Mùa đông năm nay sẽ rất lạnh” Klu lại bổ sung thêm.

Đó không phải là lời tiên tri hay thần linh chỉ bào gì cả, đó chính là những kiến thức truyền từ trên truyền xuống, thông qua nhiều đời, đồng thời Vu truyền xuống, hình thành một loại nhận thức, mùa hè càng khô, càng nóng, càng lâu, thì mua đông sẽ càng dài, càng lạnh.

Minh Vũ cũng gật gù, lúc này không ai biết hắn đang suy nghĩ chuyện gì, thế nhưng không lâu sau hắn lấy ra một cái tờ da thú ra rồi dùng than vẽ loạn trên đó.

Klu cũng chăm chú nhìn xem là cái gì, thế nhưng chưa được 1 phút thì đầu hắn đã ong ong muốn nổ ra rồi.

“ May! Nhìn xem đây là cái gì!” khu hoàn thành bức vẽ thì hắn liền gọi một người khác tới.

May đến từ bộ lạc Syk, cô bé này chỉ vừa đạt 18 tuổi và cũng vừa là lễ thành niên vào mùa xuân năm nay, thế nên cô ta còn khá là trẽ cũng nhưng vẫn chưa am hiểu nhiều các chiến đấu của bộ lạc Syk. Hơn nữa thiên phú của nàng ta không thuộc về chiến đấu mà thiên về đầu óc.

Đúng thề May chính là một trong những người mà Minh Vũ tuyển chọn để đào tạo nhân lực phát triển bộ lạc, nhóc con này có thiên phú về hình học và sắp xếp khá cao.

Khà năng cô nhóc này bộ ra khi đang cùng các tộc nhân của mình xắp xếp gạch vào lò nung, công việc kia nhìn khá là đơn giản, thế nhưng dưới đôi tay vụn về của những người kia, luôn xếp gạch không được nhiều, hơn nữa còn nhiều lần bị ngã xuống.

Nhưng khi đó May ra tay hướng dẫn mọi người xếp gạch thì lại không còn có tình trạng đó. Gạch chấc cao rất chắc chắn, khó mà rơi xuống 1 cục.

Sau khi biết được thiên phú của May, Minh Vũ cũng bắt đầu quan sát, và đề ra những vấn đề, ví như hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, rồi xếp nhưng hinh kia lại với nhau có hợp lý.

Sau nhiều lần thử nghiệm cô nàng đã bắt đầu thoe đuôi Minh Vũ về việc thiếc kế và xây dựng bộ lạc. mọi cây cổ thụ đều bắt đầu từ cái mầm non. Một nhân tài cũng thế, không chỉ cần dựa vào thiên phú mà còn phải có sự va chạm và tiếp xúc như thế mới có thể thành công được.

Minh Vũ huấn luyện người cũng như thế, tất cả lý thuyết chỉ là trên giấy, chỉ có thực tiễn và thực hành mới giúp thành công mà thôi.

May chăm chú quan sát những bức vẽ trên tấm da thú, nàng ta không ngừng cau mày, sau đó lại nhìn về phía bên trong bộ lạc.

“ thủ lĩnh có được không! Nó có bị rơi xuống không?” May hỏi.

“ sẽ không, nếu xây dựng nền móng chắc chắc!” Minh Vũ cười nói.

Cái mà Minh Vũ vẽ đó chính là bản phát họa một căn nhà có mộ cái gác mái phía trên. Tại thời hiện đại với những vật liệu xây dựng tốt, bên tông cốt thép, thì xây dựng một căn nhà lầu hay gác mái đề dể như trở bàn tay.

Thế nhưng tại thời điểm này vấn đề đó lại khá là khó khăn, hơn nữa vị trí xây dựng lại không được tốt, đó chính là trên mõm đá kia, nơi mà Minh Vũ thường hay đứng quan sát.

Về vị trí thì nới đó cực kỳ thuận lợi để có thể qua sát được xung quanh cũng như sẽ khống chế toàn bộ khu vực tộc nhân phía dưới, đồng thời nếu có biến cố thì trên mõm đá sẽ trở thành một tòa pháo đại kiên cố.

Nhưng về việc thuận lợi xây kiến trúc trên đó thì khá là khó khăn, bởi vì nền là đá, các kiến trúc khó mà liên kết với nền đá được, cho dù là có xi măng cũng thế thôi.

Nhưng Minh Vũ đã có cách, chứ không phải tự dưng hắn lại khùng điên hế mức suy nghĩ ra cái trò viễn vông kia.

Tuy mõm đá nhô ra là một phiến đá dày nặng, và phẳng. thế nhưng qua nhiều năm phong hóa, thì trên đó cũng xuất hiện khá nhiều vết nứt, nếu lợi dụng những vết nức kia, rồi dùng công cụ bằng đồng tiến hành đục đẽo. tạo ra những hố to vừa đủ, như thế là có thể xây dựng kiến trúc bên trên.

Nhưng hiện tại bộ lạc vẫn không có thời gian làm chuyện tốn thời gian đó, Minh Vũ dự định là vào mùa đông sẽ xây dựng nhà trên đó.

Hiện tại bây giờ là phải xây gấp nhà cho tộc nhân ở, nếu không thời tiết nắng nóng như thế này sẽ gây họa chứ chẳng đùa.

………………………………………………………………

Bộ lạc Đại Việt đã thế thì những bộ lạc khác thì như thế nào, đương nhiên cũng không có chịu cảnh nóng bức như thiêu của bộ lạc Đại Việt.

Tại sao ư? đó chính là bộ lạc Đại Việt không ngừng phá rừng, đồng thời thiêu đốt lò nung, tạo ra một nhiệt lượng khá lớn, đồng thời lượng co2 vào không khí cũng tăng mạnh. Tuy có cái hồ chứa giảm bớt phần nào áp lực nhiệt độ, nhưng bù lại chẳng được mất.

Quay lại tới bộ lạc lửa, bộ lạc này nằm ở hướng bắc bộ lạc Đại Việt, thông thừng thì bộ lạc này, hằng năm vào thời điểm này sẽ bị khô cạn dòng suối, bộ lạc sẽ rất khổ sở vì thiếu nước, nhưng năm nay lạc khác mọi khi, nước không những không bị cạn đi, mà còn có dấu hiệu dâng lên.

Mà Vu bộ lạc Lửa lại nó là thần linh thương xót ban tặng cho bộ lạc một cái cơ hội để sống còn.

Vào thời gian trước, cả bộ lạc dường như tuyệt vọng, vì thủ lĩnh mang theo tộc nhân đi lễ hội mùa xuân, nhưng lại không có về, cà bộ lạc chỉ còn lại người già phụ nữ, và những đứa trẻ từ 8 tới 14 tuổi,. toàn bộ bộ lạc lúc này chỉ còn lại không quá 80 người.

Bọn họ tưởng chừng sẽ bị diệt vong tại đây, trước khi mùa đông đến.

Bộ lạc lửa cũng nằm gần dòn xuối như bộ lạc Đại Việt, hơn nữa bọn họ là thượng di, Đại Việt là hạ du.

Nhóm thợ săn rời đi, bộ lạc rơi vào tình cảnh thiếu thốn thức ăn trầm trọng. cả bộ lạc dường như chỉ dựa vào ăn rau dại mà sống.

Quả thật đói quá đánh liều, có một tộc nhân chạy ra bờ suối đào xuống đất mong vận may mĩm cười có thể tìm được một cái củ gì đó ăn lót dạ.

Hắn đào một cái hố sâu sát bên dòng suối, thậm chí nước ngoài suối còn chảy vào.

Nguyên Thủy Thời Đại - một tác phẩm của Hoàng Kỳ Phương

bạn có thể bàn luận cùng chia sẽ thông tin bộ truyện tại đây. mong được sự ủng hộ của đọc giả.

Thân!!!
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,570
Điểm cảm xúc
1,484
Điểm
113
Chương 126: Bộ lạc lửa bắt cá
Đào một hồi lâu, chiếc hố cũng đã sâu chừng 40 cm, mà tên kia chẳng tìm được gì có thể ăn, ngay cả một con giun nước cũng không có. Thế nhưng hắn ta cũng không có nản ý chí vẩn tiếp tục, lục lọi xung quanh đồng thời phủ lên chiếc hố là một lớp cỏ. cái này hắn không hề cố ý mà chỉ là vô tình mà thôi.

Hắn ta phí sức một hồi, mà chẳng tìm được thứ gì, đành phải thất vọng rời đi, tìm đến địa phương khác thử vận may.

Thế nhưng chính cái vô ý đó lại vô tình giúp bộ lạc Lửa thoát khỏi khốn cảnh.

Đào hố bẫy cá đó chính là cách bắt cá cổ truyền của người Capuchia, hay người Miên, mà đồng bào tại đồng bằng Sông Cửu Long cũng thường xuyên sử dụng cách này đề đánh bắt cá trong các rạch nước, và trong các cánh đồng lúa nước.

Sau một đêm, tuy là vào mùa khô, cây cối vẫn còn xanh tươi, thế nhưng vì không có thợ săn chủ lực, nên chuyện thiếu thức ăn là chuyện bình thường.

Rau dại, côn trùng, hạt, trái cây, lại một bữa ăn không có một chút đạm nào cả. cả bộ lạc chìm trong bóng đêm.

Thế nhưng dưới dòng suối không ngừng rì rào, lại là một đêm không yên tĩnh. Ban đêm là thời gian hoạt động của các loài động vật trên cạn lẫn thủy sinh.

Dưới dòng suối loài sinh vật chủ đạo đó chính là những con cá da trơn và một số loài giáp sát chủ yếu là cua và tôm nước ngọt.

Đặc biệt đặc tính của loài cá da trơn này là rất ưu thích môi trường bùn lầy, nhưng bùn lầy lại ở phần sâu, dưới đáy. Thông thường bọn chúng sẽ không thích sinh hoạt ở những nơi quá sâu vì thiếu oxi.

Vì thế nơi lực chọn thích hợp của bọn chúng chính là những vùng nước sát bờ, đặc biệt là có cỏ bao phủ trên mặt nước.

Với điều kiện như thế, chỉ với một hành động vô tình mà trong một đêm, dưới cái hố sâu kia đã dung nạp 6 con cá da trơn tự chui đầu vào bẫy.

Đến tận sáng, bộ lạc Lửa lại bắt đầu một ngày dài, cái đói làm cho thân thể mọi người rệu rạo. tên kia lại ra bờ suối uống nước cho đầy bụng rồi mới đi tìm thức ăn.

Hắn ta lại gần cái hố ngày hôm qua.

“ ọc! ọc! ục!” âm thanh vang lên.

Đó không phải là thứ âm thanh bụng hắn réo lên vì đói, mà đó là âm thanh quẩy đuôi của những con cá dưới hố kia.

Tên này vẫn còn chưa tỉnh ngủ, hắn cứ tưởng rằng đó là tiếng bụng kêu của một tộc nhân nào đó. Nhưng xung quanh hắn không có một ai, hắn ngơ ngác nhìn xung quanh.

“ ục!” âm thanh kia lại vang lên

Hắn chợt tỉnh ngủ, cái âm thanh kia hắn quen thuộc, đó la tiếng cá quẩy đuôi vào lúc nước cạn.

Nhưng nước chưa có cạn, nước rất nhiều, không thể nào phát ra được âm thanh đó. Hắn ta tiếp tục suy nghĩ, âm thanh kia lại vang lên

Lần này hắn xác định cái âm thanh kia là sự thật, đặc biệt là cũng rất gần, hắn từ từ lần mò theo nơi phát ra âm thanh kia.

Đó là bên dưới một đống bùi nhùi cỏ đã héo khô, bên dưới đó là chiếc hố hắn vừa đào ngày hôm qua.

Hắn vội chạy đến giở tung đống cỏ héo kia ra để lộ ra chiếc hố, bên dưới có 5 con cá to bằng cổ tay.

“ cá! Có cá! cá! cá! cá!” hắn hét thật to. Âm thanh chấn động ngay lập tức thu hút toàn bộ tộc nhân. Không lâu sau tất cả thành viên còn lại bộ lạc lửa chạy ùn ùn ra ngoài bờ suối.

Rất nhiều tộc nhân đứng xung quanh cái tên kia, cùng nhau chăm chú nhìn vào những con cá đang không ngừng cự quậy bên trong, nhưng không một ai dám làm gì.

Không lâu sau đó, một vị Vu già đi tới, thân hình lão gầy còm ốm trơ xương, nhìn cũng đủ biết là thiếu ăn trầm trọng.

Lảo run run bước tới, trên tay lão là một cái quãi trượng không biết được làm từ loại cây gì mà có một màu đỏ như son, hình thù giống như một ngọn lửa đang bốc cháy.

Lão chăm chú quan sát cái hố kia, rồi nhìn vào cái tên vừa nãy hỏi.

“ cá! Cá đâu ra! Ai bắt được cá!”

Tên kia ú ớ không biết phải nói làm sao. Hắn đành diễn tạ lại ngày hôm qua mình làm như thế nào, rồi sáng nay ra sao.

Mọi người nghe thế cũng không biết giải thích như thế nào, chỉ chăm chú đợi Vu giải thích.

Lão Vu già cũng không hiểu, thế nhưng với một vị Vu già sống lâu nhất bộ lạc thì lão cũng có thể lý giải đó là do thần linh thương xót bộ lạc, đã hướng dẫn tên kia cách bắt cá, như thế bộ lạc sẽ không còn bị đói nữa.

Và cái tên ăn may kia được Vu cho lên làm thủ lĩnh bộ lạc tiếp tục theo ý chí của thần linh mà làm việc, phụng hiến cho thần linh

Sau đó đương nhiên là một tràn quỳ bái, rồi bới bắt mấy con cá kia vào mà nấu canh cá.

Cả bộ lạc Lửa chỉ có ba cái nồi mà thôi. Nhưng nấu mấy cái nồi canh cá cho bộ lạc chưa đầy 100 người này thì vẫn vô tư, bọn họ còn cho vào nồi các loại rau dại ăn vào. Nhìn vào thì không khác gì một nồi cháo heo, khác xa với những nồi canh cá mà bộ lạc Đại Việt nấu.

Sau một bữa sáng tràn đây vui tươi và no bụng. hầu như toàn bộ tộc nhân bộ lạc lửa ra bờ suối bắt đầu đào hố, thoe cái cách mà vị tân thủ lĩnh làm. Dọc theo dòng suối, bộ lạc lửa đào rất nhiều, không biết là bao nhiêu, tất cả hầu như đều một kích cỡ.

Vu bắt làm như thế, bởi vì là thần linh bày bố, làm đúng như thế mới có cá.

Quả thật ngày hôm sau, bộ lạc Lửa bội thu, chỉ sau một đêm bộ lạc bắt được hơn trăm con cá, lớn có, nhỏ có, nhưng đa phần là cá da trơn mà thôi.

Nhưng bộ lạc này quá nghèo quá đói, có cá ăn là hạnh phúc ngập trời, cả bộ lạc cuồng hoang ăn một trận cá thật là no nê, lần này không có ăn canh cá nữa mà mỗi người một con, số dư còn lại thì đi phơi khô làm thức ăn dự trữ cho mùa đông.

Bọn họ thu hoạch được nhiều cá như thế trong vòng nửa tháng, thì dòng suối đang có dấu hiệu cạn dần do mùa khô, cả bộ lạc lại tiếp tục rối loạn, những ngày hạnh phúc của bọn họ tưởng chừng sẽ kết thúc, nhìn từng ngày, từng ngày dòng nước càng yếu dần. Vu cùng toàn bộ tộc nhân trở nên lo sợ.

Thế là cả đêm hôm đó, Vu đốt một đống lửa thật to ngay bên cạnh bờ suối, rồi bắt đầu nghi thức tế tự thần linh của bộ lạc.

Còn những tộc nhân còn lại thì vây quanh đống lửa không ngừng quỳ lạy cầu thần linh thương xót ban ân cứu sống toàn bộ lạc.

Bọn họ dập đầu cực kỳ thành tâm, trên trán chảy ra từng dòng máu ra thế nhưng không một ai có ý tứ ngừng lại.

Theo bọn họ đó chính là cách làm cho thần linh động lòng, thân linh sẽ thương sót bọn họ, sẽ ban cho họ thức ăn, nước uống.

Không biết là do vận may hay là thần linh thật hiển linh, qua sáng ngày hôm sau, dòng nước đã ngừng vơi đi, đồng thời còn có dấu hiệu dâng lên.

Nhìn thấy tình cảnh đó, toàn bộc tộc nhân bộ lạc Lửa vui mừng, bọn họ luôn cho rằng thần linh đã nghe thấy lời cầu của bọn họ đã cho dòn nước trở lại.

Thế nhưng sự thật lại khác hẳn trí tưởng tượng của bọn họ. chẳng có thần linh nào cả, chỉ là cách bộ lạc bọn họ chừng 7 ngày đi đường, bộ lạc Đại Việt đã đắp một chiếc đập nước khổng lồ. vì thế nước không còn chảy xuống hạ lưu nửa mà dâng ngược lên thượng lưu. Và thế là bộ lạc Lửa ăn may thoát được một kiếp khó khăn.

Khác hẳn với bộ lạc Lửa, hai bộ lạc khác dùng chung dòn suối với bộ lạc, đó là bộ lạc Đá và bộ lạc Nanh thì đang tức hộc máu vì sao, nước dòng suối trong những ngày qua đột nhiên ngừng hẳn. bọn họ chỉ vui được vài ngày đầu vì bắt cá được rất tốt, bọn họ bắt được rất nhiều cá, thế nhưng niềm vui chẳng được bao lâu thì không còn đủ nước để uống.

Nhưng cũng may hai cái bộ lạc kia gần nơi sinh sống còn có mấy cái dòng chảy nhỏ từ trong khe núi chảy ra, bộ lạc không đến nổi không có nước uống, nhưng các sinh hoạt hằng ngày lại tầng tần khó khăn.

Còn về phần phía sau, những bộ lạc không có ảnh hưởng là bao, bởi vì đó thuộc khu vực hồ Móng Gấu, đấy là chiếc hồ lớn nhất khu vực, hồ Móng Gấu sẽ điều tiết nước cho những khu vực xung quanh.

…………………………………..

Bộ lạc Đại Việt không hề biết những hệ lụy mà mình gây ra cho những bộ lạc phụ cần, Minh Vũ cùng tộc nhân của mình đang phải căng đầu ra gánh chịu cái nóng khủng bố của cái mùa khô chết tiệt kia.

Bộ lạc đang xây dựng lại nhà ở, đây là công việc được Minh Vũ ưu tiên, đơn giản đây là vì đây là mùa khô, như thế vật liệt sẽ nhanh khô hơn, vẽ vững chắc hơn.

Đồng thời đây cũng là thứ bộ lạc đang cần nhất, những căn lều cỏ không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của toàn thể bộ lạc.

Kết cấu căn nhà lúc này được xây dựng khá là đơn giản. xung quanh là là 4 bức tường được xây bằng gạch. Khung chính chính là những trụ gổ kết cấu lại với nhau.

Mỗi căn nhà được mặt định có chiều dài 10 mét ngang 5 mét, theo hình chữ nhật. đồng thời làm nhà hai mái. Có cửa hướng về phía đông. Còn mặt phía bắc đó mà một bức tường kín gió vững chắc.

Tại sao Minh Vũ lại muốn kết cấu nhà như thế. Đó là dựa vào những trãi nghiệm của hắn trong thời gian qua.

Gió luôn thổi theo chiều bắc nam, đặc biệt vào mùa đông, gió thổi càng mạnh mang theo gió rét từ trên núi tuyết xuống.Xây kín phía bắc căn nhà sẽ giúp căn nhà chắn gió tốt. vào mùa đông.

Kết cấu bên trong căn nhà cũng được xây dựng khá là chỉnh chu, không có sơ xài như mấy lần trước. vì thiếu chỗ ở mêm đây là nhà tập thể, chủ yếu phục vụ cho việc nghĩ ngơi ngủ nghĩ.

Nên kiến trúc bên trong đó là hai hàng giường gạch dày, ngoài ra bên tường ngoài còn được xây thêm hệ thống sửi dưới nền gạch.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,570
Điểm cảm xúc
1,484
Điểm
113
Chương 127: Nhà bộ lạc
Minh Vũ muốn xây những căn nhà thật chắn chắc, có thể sử dụng được về lâu dài, hơn nửa phải còn vô cùng hiệu quả dùng trong mùa đông và mùa oi bức.

Nền, móng nhà được làm đất vô cùng kỹ lưỡng, móng nhà được xây từ một hàng đá dài bao bọc xung quanh căn nhà. Móng nhà cao chừng 15 cm. bên trong móng nhà là đất được nện kỹ cho thật chắc.

Tại dưới hai hàng giường gạch là một hệ thống sửi. cái hệ thống này cũng không quá cầu kỳ để xây dựng.

Bước đầu tiên đó chính là bên dưới nơi xây giường gạch, sẽ đào một đường rành ngang 25 cm. sâu 20 cm. sau đó sẽ dùng gạch xây lên bên trên, kiến trúc này không khác gì một cái lỗ thông hơi ra bên ngoài.

Tiếp đó vào mùa đông, thì sẽ đốt lửa dưới cái đường ống đó, hơn ấm sẽ thông qua đường ống lan tỏa khắp giường gạch và căn nhà.

Và một điều đặc biệt là sẽ không có khói bay vào trong nhà, khói sẽ theo hệ thống đường ống bay ra ngoài, cực kỳ tiện lợi cũng như là chết ngạt do khí Co2.

Sau khi xây dựng các kết cấu bên trong căn nhà hoàn tất, sau đó mới tiếp tục xây tường bên ngoài.

Tường bên ngoài cũng không phải là xây dựng một cách sơ xài, mà phải theo một cấu trúc và hệ thống rõ ràng.

Cứ cách 5 mét sẽ xây một cái trụ lớn, cái trụ này là dùng một cây gỗ có đường kính khoảng 10 cm, được chôn xuống nền đất khoảng chừng 30 cm. bao lấy cây trụ gổ này mà cạch và vữa được làm bằng đất xét, vụn rơm và tro núi lửa.

Sau khi dựng hoàn tất những cây trụ kia, rồi bức tường mới dựa theo những cây trụ kia mà thành hình.

Khi hoàn thành những bước kia thì căn nhà cũng xem như là hoàn thành khoảng 70 phần trăm. Phần còn lại đó chính là mái nhà.

Mái nhà được chăn chút khá tốt, mái nhà được chia làm hai phần chính, mái trên và mái dưới

Mái trên có hình tam giác, được kết nối với nhau bằng những khúc gỗ nhỏ bằng cổ tay, và được lợp bằng một loại lá cây có phiến rộng.

Lá loại cây đó bộ lạc gọi Linh Cẩu gọi là lá tai voi, đơn giản vì những chiếc là này cực kỳ to lớn giống như những chiếc tai cũng những con voi lớn ngoài đồng cỏ.

Còn mái dưới thì dùng những tấm da thú thú lớn rồi may lại với nhau, rồi lợp phía trên căn nhà.

Hầu hết các tộc nhân không hiều tại sao thủ lĩnh lại làm như thế, không phải chỉ cân có mái che lên nhà thôi sao, cần gì phải hia lớp.

Nhưng Minh Vũ biết mình đang làm gì, nếu Kai ở dây thì sẽ nhận ra mái dưới đó là cái gì.

Đó là La phông, la phông chính là bộ phận để giảm đi nhiệt độ bên trong căn nhà, bằng cách ngăn cách nhiệt từ trên mái xuống, nơi nhận nhiệt độ trực tiếp từ ánh sáng mặt trời

Quả thật khi làm nhà có hai lớp mái, nhiệt độ bên trong giảm cực kỳ nhiều những cái tộc nhân nhận được nhà mới thì vô cùng thích thú, bọn họ hận là không thể hằng ngày sống căn căn nhà mát rượi này

Với sức lao động của toàn thể bộ lạc, ngoại trừ những người ở bên ngoài khai thác nguyên vật liệu, thì bên trong bộ lạc có tất cả 400 tay thợ không ngừng nghĩ xây nhà.

Cứ chia ra 50 người một nhóm, như vậy là có tất cả 8 nhóm. Trung bình thì hai ngày một nhóm sẽ hoàn tất được một căn nhà, với cái hiệu suất như thế, trong vòng một tháng toàn thể tộc nhân bộ lạc sẽ có nhà mới để ở.

Nhìn cái tiến độ kia Minh Vũ rất là hài lòng, thật sự cho đến tận nay hắn vẫn chưa có một căn nhà nghiêm chỉnh cho chính mình.

Hắn dự định là đầu xuân năm sau, hắn sẽ xây một căn nhà lớn cho mình, và cũng đồng thời cưới Melly về làm vợ, chính thức trở thành một người đàn ông thực thụ

Những ngày qua bộ lạc không ngừng xây dựng, nhưng cũng không hề bỏ lỡ chăm sóc những cây khoai bên bờ bên kia.

Những cây khoai sau chừng 5 ngày đã bắt đầu mọc mầm, tới ngày thứ 8 là những mầm khoai đầu tiên cũng đã bò lên mặt đất.

Trong giai đoạn này chúng phát triển rất nhanh, hầu như là có thể nhìn thấy bằng mắt thường, mỗi ngày Minh Vũ nhìn mỗi khác.

Đến ngày thứ 14 thì bọn chúng đã cao chừng một gang tay, những mầm cây xanh mơn mỡn. thế nhưng lúc này cỏ dại lại mọc lên xanh um đồng thời có dấu hiệu lấn át những cây khoai kia.

Nhưng đã có kinh nghiệm từ lần trước, nhiều tộc nhân đã không đợi Minh Vũ ra lệnh mà tự động ra luống khoai làm cỏ vun gốc.

Có người làm tiên phong những người khác cũng bắt chước làm theo. Công việc không một chút nào đình trệ.

Những ngày này tuy cực kỳ vất vả, thế nhưng bộ lạc ngày càng vững mạnh, sau khi xây dựng hoàn thành 120 căn nhà, mỗi căn nhà có sức chứa 10 người, thì cũng đã đáp ứng nhu cầu cho toàn bộ lạc, mọi người không cần phải trốn chung một xó nữa.

Chiếc hang lớn lại được sửa sang thêm một lần nữa, nơi đây trở thành một nơi tích trữ lương thực thứ hai sau hai cái nhà kho bên dưới sân phơi kia.

Tuy nhà đã xây xong nhưng bộ lạc không có nghĩ ngơi mà tiếp tục xây dựng một công trình khác mang tính chiến lược và an toàn cho bộ lạc.

Xây dựng tường rào, đây là một kiến trúc bắc buộc trong thời gian này và cả về sau. Trận chiến với bầy chim cổ đại vẫn còn in đậm trong thâm tâm mỗi tộc nhân bộ lạc, đặc biệt là những người chiến đấu trong đường tơ kẽ tóc giữ lấy sinh mạng.

Thời đại nguyên thủy, con người phải chiến đấu đương đầu với nhiều loại hiểm nguy, thiên tai bệnh tật, hung thú, và cả những bộ lạc khác nữa.

Minh Vũ tin chắc rằng bên ngoài vùng đồng cỏ kia cũng có một đối thủ đáng gờm, kẽ đã hủy diệt bộ lạc Linh Cẩu. lúc này đây hắn có thể đã thống nhất toàn bộ vùng đồng cỏ, và hắn sẽ trong một thời gian ngắn nửa sẽ tiến đánh về khu vực rừng núi. Có thể là mùa đông năm nay hoặc có thể lâu hơn.

Có kinh nghiệm từ lần trước, cũng như rút ra những sai sót trong việc xây dựng và kết hợp cùng với cách thức chiến đấu bào về tường thành.

Lần này bức tường được xây dựng một cách phức tạp hơn và kiên cố hơn và to lớn hơn.

Vì dân số đã tăng quá nhanh, các kiến trúc xây bên trong cũng rất là nhiều, nên lần này bức tường được mở rộng ra cực lớn.

Bức tường được xây dựng thoe kiểu vòng cung ôm lấy mõm núi đá.

Việc đào móng xây thành là chuyện đương nhiên, móng tường khác là to lớn sâu chừng 1 mét và rộng gần 2m. bên dưới được đỗ đầu đất đá, sỏi và được nện cho thật chắc chắc.

Việc xây dựng trụ cột cũng là một điều đương nhiên, nhưng lần này xây dựng còn khủng bố là quy mô gấp mấy lần những căn nhà nhỏ bé xung quanh.

Bức tường được xây dựng cao chừng 2,5m tính từ mặt đất. rộng chừng 1 m, và có thể tự do đi lại bên trên đó.

Cứ cách 30 mét sẽ được xây dựng một tháp canh rộng có thể cho phép 5 người đứng cùng một lúc chiến đấu và còn được gắn thêm một chiếc cường nỏ.

Những tháp canh này được xây cao hơn bức tường. điều đó chính là phòng ngừa việc có góc chết trong việc phòng thủ.

Lần trước, bọn chim kia đã nhìn ra được góc chết của những cây cường nõ kia. Thế nên đó là một điểm cẩn phải rút kinh nghiệm và sửa sai.

Cái công trình đồ sộ kia cũng đã ngốn hết một tháng thời gian của bộ lạc. Minh Vũ tự thân quan sát chỉ điểm hướng dẫn, đốc công tộc nhân.

Trong hai tháng điên cuồng xây dựng, việc lương thực sụt giảm là điều không thể tránh khỏi. hai ngày trước hoàn thành bức tường thì Epx báo cho Minh Vũ biết, thức ăn dự trử không còn lại bao nhiêu, cùng lắm chỉ chống đỡ thêm được 10 ngày.

Thế nhưng lúc này, không có một loại lương thực nào có thể thuy hoạch được nhiều để nuôi hơn 1000 tộc nhân.

Việc tìm kiếm thức ăn là chuyện đương nhiên, hằng ngày nhóm tuần tra kiêm luôn thợ săn mang về không ít con mồi mang về, nhưng không có đủ cung cấp cho toàn bộ tộc nhân ăn. Số thức ăn săn về chỉ yếu là làm những món mặn ăn kèm với cháo khoai mà thôi.

Minh Vũ cũng đoán được chuyện này sẽ xảy ra, thế nên hắn không hề lo lắng, hắn đã có hướng giải quyết.Đó chính là đập chứa nước kia.

Từ khi cái đập được dựng lên, nguồn nước tích tụ cực kỳ dồi dào, dường như không có dấu hiện cạn xuống. mà nước sâu sẽ tập chung nhiều cá, đặc biệt là cá lớn. cá lơn thường thích sống tại các vùng nước sâu. Mà trong bán kính 100 km thì có chổ nào nhiều nước bằng bộ lạc Đại Việt chứ.

Từ trên mõm đá, Minh Vũ cũng có thể nhìn thấy những cái bóng cá vô cùng to lớn, mỗi con nặng ít nhất cũng phải 4 – 5 mươi ký. Mỗi ngày chì cần bắt được vài con, kết hợp với những thức ăn sẵn có của bộ lạc thì củng đủ dùng cho tộc nhân.

Sau khi xây xong bức tường kia, thì sẽ có rất nhiều nguồn lao động được giải phóng, bọn sẽ tiếp tục canh tác, tìm thức ăn.

Mà để bắt những con cá lớn kia đương nhiên dùng những chiếc lợp cá là điều không thể. Cần phải có phương pháp khác để bắt chúng.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,570
Điểm cảm xúc
1,484
Điểm
113
Chương 128: Bắt cá lớn
Dưới đập nước có rất nhiều cá, cá lớn, cá nhỏ, cá bé, nhưng chiếm ưu thế nhất vẫn là những con cá siêu to kia. Trong đập nước có ít nhất 200 con cá to lớn như thế.

Không phải là bộ lạc Đại Việt không thể bắt những con cá nhỏ hơn, thế nhưng số cá lớn kia ăn thịt các loại cá nhỏ khác, thậm chí bọn chúng còn có xu hướng tấn công tộc nhân bộ lạc khi họ đang cố lấy nước bên dưới.

Nếu cứ để bọn chúng tiếp tục phát triển, thì đó chính là một mối họa cho bộ lạc. như thế việc bắt những con cá lớn kia là điều chắc chắn phải làm.

Việc chế tạo nhưng chiếc lợp lớn để vừa với kích cỡ bọn chúng, là một điều khó thực hiện, cũng như sẽ thu lại hiệu quả không được cao.

Còn chuyện đan lưới bắt cá, nghe thì có thể rất khả thi, nhưng lại khó mà làm được, vì nước trong hồ quá nhiều, nước sâu ít nhất là 2 mét, như thế để bắt cá bằng lưới dưới lượng nước kia là điều không thể đối với bộ lạc trong lúc này. Chưa tính tới việc phải bỏ ra một lượng lớn sức lao động để đan lưới. Vì thế việc đan lưới bắt cá là không thể thực hiện được.

Còn cách mà Minh Vũ muốn sử dụng, đó là cách truyền thống nhất, đơn giản nhất. Câu Cá.

Cho dù tại thời hiện đại việc dùng lưới bắt những con cá lớn đều phải vận dụng đại quy mô và máy móc mới có thể dể dàng đánh bắt.

Thế nhưng việc câu cá bằng dây câu, có thể thay thế lưới cá, mà cũng có thể bắt được cá lớn.

Nếu như lúc trước bộ lạc vẫn chưa có kim loại để sử dụng thì Minh Vũ sẽ nghĩ ra cách khác, thế nhưng bộ lạc đã có đồng, tuy không được nhiều, nhưng việc chế tạo ra vài cái lưỡi câu thì vẫn có thể.

Vào thời cổ đại trước khi có đồng, lưỡi câu chính là được tuyển chọn từ những khớp xương sống động vật, sau đó được mài nhọn rồi cột vào một sợi dây dài.

Nhưng đó là chuyện của người nguyên thủy, còn Minh Vũ thì đương nhiên phải khác hắn.

Đầu tiên là hắn vẻ ra trên giất da thú một cái hình móc câu to bằng ngón tay út, tại phần đầu nhọn hoắc và có một cái ngạnh lớn. đầu còn lại thị thô to hơn dùng để cột dây thừng vào.

Vì con mồi khá lớn, thế nên dây câu, lưỡi câu cũng phải lớn, như thế mới đủ độ vững chắc kéo những con cá to tướng kia vào bờ.

Lại một lần nửa lò rèn lại được mở lò, Cas trước kia từng là một thợ săn, thế nhưng bị trọng thương, chân còn bị thọt hắn đã không còn khả năng đi vào rừng sâu săn thú. Nhưng hắn có thiên phú về việc rèn đúc, cũng như đức tính cần cù, cần mẫn của mình, đã được Minh Vũ giao cho nhiệm vụ quản lý lò rèn đúc này.

Cas cực kỳ thích bắt cá, lần nước vào mùa đông, hắn ta chính là cái tên tự tay đập chết một con cá dưới suối, máu văng tung tóe trên mặt băng làm thu hút bầy sói tập kích bộ lạc.

Lần này Cas nghe Minh Vũ muốn chế tạo đồ đồng để bắt cá, nghe vậy Cas cực kỳ hứng thú, hắn hận là không thể nhanh chóng nung đồng đỏ lê rồi cắt đồng làm cái vật kia.

Lưỡi câu khá nhỏ, chỉ bằng ngón tay út, thế nên lượng đồng tiêu thụ cũng không quá nhiều¸chỉ cần một khối quặng đồng, cũng đủ cho 5 chiếc lưỡi câu lớn và 4 cái lưỡi câu nhỏ.

Mức độ tinh sảo, đương nhiên là sẽ không tốt, thậm chí còn có chút xấu xí không khác gì những con giun đất dị tật.

Chừng một buổi sáng, là những thứ kia đã hoàn thành, việc tiếp theo đó chính là cột dây câu mà thôi.

Chừng một buổi chiều 5 bộ dây câu đã sẵng sàng, Minh Vũ không có sử dụng cần câu. Bởi vì đây là câu cá lớn, cần câu nhỏ, sẽ bị gảy, còn quá lớn thì không vừa tay. Như thế hắn quyết định không sử dụng cần luôn.

Ngày hôm nay công việc kết thúc sớm hơn gần một tiếng, không phải tự nhiên như thế, mà Thủ Lĩnh hôm nay muốn hướng dẫn cho mọi người thêm một cách bắt cá khác nữa.

Từ trước tới giờ bộ lạc Đại Việt dùng hai cách chính, thứ nhất là bắt cá, cách này truyền từ đời nay sang đời khác. Cách thứ hai đương nhiên là dùng lợp cá rồi. hôm nya thủ lĩnh lại chỉ thêm cách bắt cá mới. làm cho mấy tay thợ săn hưng phấn ngứa cả tay lên.

Mọi người tập trung lên trên bờ đập nước. nơi này tụ tập không ít người, đa phần là những người trưởng thành, còn những đứa nhỏ và người già thì không có ơ hội chen lên. Chỉ biết co chân nghiêng cổ nhìn từ xa mà thôi.

Chỉ thấy trên tay Minh Vũ là 5 bó dây lớn, sợi dây to bằng ngón tay út. Đợi cho mọi người ổn định Minh Vũ cũng bắt đầu công việc của mình.

Minh Vũ giơ cao một bó dây lên, nếu nhìn kỹ tại đầu bó dây có cột một thứ gì đó, dường như được làm bằng đồng.

Mọi người chăm chú nhìn về vị thủ lĩnh tài ba này.

“ đây là bộ dụng cụ bắt cá mới của bộ lạc!” Minh Vũ lớn tiếng.

“ cái này được gọi là dây câu” Minh Vũ chỉ về sợi dây.

“ cái này không phải là dây thừng hay sao?” Ashi hỏi.

“ đúng, đây là dây thừng, nhưng nó dùng để câu cá, nên gọi là dây câu!” Minh Vũ giải thích.

“ Câu Cá” mọi người nghi hoặc.

Minh Vũ thở dài dành phải bộ sung kiến thức cho mọi người.

“ câu cá! Chính là bắt cá, bắt cá là dùng tay, giáo, lợp để bắt! nhưng chỉ bắt được những con cá nhỏ. Còn câu cá là dùng dây câu và lưỡi câu để bắt cá. Mỗi lần chỉ có thể bắt được một con, nhưng cá bắt được sẽ lớn!”

“ bắt cá lớn!” cả một đám thợ săn nhao nhao lên.

Cas đứng kế bên Minh Vũ muốn thử bắt. nhưng Minh Vũ từ chối. chân của Cas không được, lực cá sẽ rất lớn, Cas khó mà khống chể được chúng.

ứng cử viên hướng dẫn đương nhiên là những tên to khỏe nhất bộ lạc rồi.

Minh Vũ cho Orc, Luc, Klu, Chok và Melly lên thử đầu tiên. Hắn giao cho mổi người một bộ dây câu, rồi bản thân cùng Melly thì dùng chung một bộ dây câu.

“ đây là lưỡi câu! Muốn bắt được cá phải có mồi câu.!” Nói đoạn Minh Vũ cũng lấy ra một con cá nhỏ chừng ngón tay cái, tra vào lưởi câu.

“ việc này gọi mà móc mồi! những con cá lớn kia, nhìn thấy mồi ẳn ăn mồi. như vậy chúng sẽ nuốt những con cá này vào bụng.!”

Minh Vũ còn phụ họa là dùng bàn tay mình làm kể cái miệng ăn mồi, kẹp vào lưởi câu.

“ khi cá cắn câu thì ta chỉ việc kéo cá lên bờ mà thôi!”

Melly đứng kế bên thì vô cùng thích thú với cái món đồ chơi mới này.

Minh Vũ bước ra trước làm mấu một lần. hắn vung dây câu xuống hồ, vì thề lực hắn yếu, nên quăn ra cũng không được xa, chỉ tầm 5 mét. Mấy cái tộc nhân phía sau nhìn hắn bằng cái ánh mắt khó nói nên lời.

Melly đứng phía sau hắn thì trừng mắt tỏ ý khinh miệt. cái thủ lĩnh này thân thễ có có chút nhỏ be,1 sức lực cũng chẳng là bao, nàng không biết tại sao cái tên này lại được làm thủ lĩnh bộ lạc.

“ hừ hừ!” nàng hừ hừ hai tiếng giật lấy dây câu trên tay Minh Vũ kéo về, nàng nhất định phải quăng cái thứ kia ra thật xa để bắt được cá lớn.

Bất chợt dưới làn nước kia, bất ngờ quợn sóng.

“ bụp!” một tiếng cá đớp vang lên.

“ rột rột!” ngay lập tức dây câu trên tay Melly giật mạnh, nàng có chút thất thần nhưng nhanh chóng bình tĩnh lại, này lấy hết sức của một chiến binh dũng mãnh, không ngừng kéo sợi dây giật trở lại.

Dây câu nhanh chóng căng lên, chứng tỏ lực kéo của hai bên đang bắt đầu giằng co.

Melly nổi tiếng là có sức mạnh rất lớn trong bộ lạc Syk, thế nhưng con cá kia lại kéo cho nàng một phát chúi nhũi.

Melly lấy hai chân làm trụ, dùng sức mạnh từ cơ tay và cơ đùi kéo ngược lại, sơi dây câu căng như dây đàn.

“ ầm!” bên dưới dòng nước xanh thẳm, một con cá dài hơn một mét nhảy vọt lên không trung, giống như dang thị uy, lúc này Minh Vũ cũng nhìn được đôi nét về loại cá kia.

Nó không phải là những con cá da trơn thông thường, đây là loại cá lần đầu tiên Minh Vũ gặp.

“ Ầm!” bọt nước văng tung tóe.

Melly lấy được lợi thế nhanh chóng thu dây, con cá cố gắng vùng vẩy, thế nhưng chiếc móc câu đã móc sâu vào mép nó. Nó muốn thoát khỏi cũng là một điều cực kỳ khó khăn.

Cả hai cùng giằng co chừng 5 phút, cuối cùng con cá lớn cũng bị lôi vào bờ, Melly là người chiến thắng, chỉ có hoạt động chừng 5 phút thôi, thế nhưng mồ hôi trên người ra chảy ra rất nhiều, chảy xuồng phần núi đôi nẩy nở của nàng, tạo ra một hương vị quyến rủ.

Minh Vũ là trai tân làm sao chịu nổi được cảnh đó, máu mũi hắn từ từ phun ra.

“ yên nghiệt! thật là yêu nghiệt! thất bại! ta thật sự lạ thất bại!”

Minh Vũ co đầu chảy để giàm bớt một phần xấu hổ.

Lúc này Minh Vũ mới quan sát thật kỹ con cá to lớn kia.

Toàn thân đen sì, bụng dưới có một màu xám trắng, đây không phải là giống cá da trơn mà bộ lạc thường bắt.

Trên người chúng có vảy, hơn nửa rất cứng và sắc bén. Cơ đuôi cũng rất phát triển.

Điểm đáng chú ý chính là chúng có một cái miệng rất lớn, và dài, bên trong là tua tủa răng nhọn sắc bén

Từ những đặc điểm trên, Minh Vũ có thể chắc chắn đây là một loại cá săn mồi cực kỳ hung dữ.

Theo trí nhớ của Minh Vũ dường như hắn đã gặp loài cá này trong sách, nhưng hiện tại cho du cố thề nào đi chăng nữa cũng không thể nhận diện chính xác.
 

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,570
Điểm cảm xúc
1,484
Điểm
113
Chương 129: Loài cá nguy hiểm
Bạo x1 cám ơn bác Anh Trần đã donate ủng hộ. cứ 5000 tlt thạch sẽ bạo một chương.

Với một chiếc mõ lớn và dài, kết hợp với một hàm răng sắc bén, những con cá này chính là một mối nguy hại tiềm ẩn dưới dòng suối.

Tộc nhân thì không biết gì cả, bọn họ thấy Melly bắt được cá lớn không ngừng cuồng hoang tun hô. Tiếng hống chói tai vang lên. Toàn thể bộ lạc gầm lên như dậy sóng.

Trái ngược với Minh Vũ bộ mặt của hắn cực kỳ trâm ngâm, những người đi thoe hắn lâu nhất cũng đã phát hiện ra điều khác thường nên cũng ngưng lại việc ăn mừng mà lại gần thăm hỏi.

“ có chuyện gì sao?” Epx hiểu nhất Minh Vũ liền lên tiếng hỏi trước.

“ nhìn hàm răng của nó!” Minh Vũ chỉ về hàm răng con cá kia.

“ rất nhiều răng!” Epx trả lời một cách không hiểu.

“Con gì cũng phải có răng, có răng mới ăn được thức ăn chứ. Chỉ là răng con cá này lớn hơn những con cá khác mà thôi.” Epx thầm nghỉ.

“ các ngươi có bao giờ thấy con cá nào có răng lớn thế này bao giờ chưa? “ Minh Vũ hỏi.

Cả một đám lắc đầu, nhưng những người đến từ bộ lạc Linh Cẩu thì có bộ dạng dường như nhận biết điều gì đó.

Chok vội bước tới nói

“ có! Đầm nước lớn có cá này! Nhưng không giống! răng chúng rất to, to hơn những con cá này!”

Hắn nghĩ một lúc rồi nói tiếp.

“ mùa khô bọn ta,không có nước, phải đến Đầm nước lớn lấy nước! rất nguy hiểm! dưới đầm có nhiều cá có răng nhọn! chúng ăn thịt! phần lớn tộc nhân không chết vì đó, hay vì chiến đấu mà vì bị những con cá kia ăn thịt!”

Chok vừa nói vừa run rung, vẻ mặt còn có một chút hoảng sợ.

Chok nói thế, Minh Vũ cũng đã mấy phần nghĩ ra những con cá mà Chok đề cập đến. đó là Cá Sấu Đầm Lầy.

Nhưng Chok cũng đã xác nhận, nhưng con cá này khác những ở đầm lầy đồng cỏ. vật thì đây là một loại cá khác, nhưng độ nguy hiểm cũng không kém gì. Minh Vũ cần phải có một kế hoạch tốt để đánh bắt, diệt bớt bầy đàn của bầy cá này.

Mấy tên phía trên tay cầm dây câu hưng phấn không chịu nỗi, đôi mắt dường như bốc hỏa nhìn Minh Vũ, đợi Minh Vũ ra lệnh, bọn họ sẽ ngay lập tức quăng dây bắt cá lớn.

Minh Vũ suy nghĩ một hồi lâu rồi mới gật đầu cho bọn họ quăng dây câu bắt cá lớn, còn bản thân cùng Melly và một số người khác mang con cá lớn vào trong bắt đầu xẽ thịt làm cá.

Muốn tiêu diệt kẻ thù thì phải biết các đặc tính, điểm mạnh, điểm yếu của những con cá này. Như thế sẽ dễ dàng tiêu diệt bọn chúng hơn.

Con cá này dài từ mũi đầu cho đến mũi đuôi là khoảng 1,3 mét. Con cá này rất lớn, nó nặng ít nhất cũng 80 kg. cái đầu của nó khá lớn, kèm theo đó là cái mõm lớn chứa đầy răng nhọn.

Minh Vũ tự tay mỗ con cá này ra để khám phá quan sát từng phần thân thể của nó đầu tiên là cái đầu to tướng kia.

Cái đầu năng khoảng 8 kg chiếm khoảng 10% trọng lượng cơ thể, như thế là chuyện bình thường, không có gì nổi bật.

Hộp sọ khá là cứng, dùng búa đá gõ liên tục khoảng 6 phát mới có thể phá vỡ hộp sọ của nó.

Tuy vậy bộ não nằm sâu trong não lại rất nhỏ, chỉ to chừng một trái chanh. Bảo vệ bộ não là một hệ thống khung xương vàn sụn.

Bên dưới là hàm răng lớn, Minh Vũ không ngừng quang sát cấu trúc bên trong cùng sự phát triển các bó cơ bên trong khoang miệng, hắn mới rút ra một kết luận.

Bộ hàm này có thể há rộng ra lớn nhất khoảng chừng 30 cm đó là giới hạn. ngoài ra bên trong khoang miệng có có bổ trợ thên nhiều bó cơ xung quanh, hẳn là để tăng sức mạnh cho hàm để chúng có thể cắn xé con mồi.

Bộ hàm lớn chia làm hai phần, hàm trên và hàm dưới, hàm trên liên kết chắc chắn với hộp sọ. có tất cả 16 chiếc răng sắc nhọn.

Hàm dưới có thể cử động được và liên kết với hàm trên bằng ba bó cơ ở hai bên mép và một cái ngày ở họng. hàm dưới có 22 chiếc răng, mọc lỗm chổm không theo hàng.

Phần tiếp theo đó chính là bao tử của con cá này, tuy thân hình to lớn như thế, nhưng cái bụng thì cũng không được to cho lắm, đặc biệt là cái bao tử dường như trống trơn. Bên trong còn dư lại một chút cặn xương của những con cá nhỏ hơn.

Dựa theo phán đoán của Minh Vũ thì theo những ghi nhận trên, loại cá này là một loại động vật ăn đêm. Hẳn là chính vì lẽ đó tộc nhân bộ lạc từ trước tới nay chưa có ai từng bị thương do những con cá này gây ra. Thình thoảng có tộc nhân báo lại, là có những con cá lớn tới gần mà thôi.

Không lâu sau bên ngoài truyền về, là mấy cái tên dỡ hơi kia đã bắt được cá lớn, thế nhưng chưa có đã nghiền. bọn họ cho tộc nhân mang cá về cho những người bên trong xử lý, còn bản thân vẫn muốn được quăng câu bắt cá lớn.

Lần này mấy con cá nhỏ hơn đôi chút, nhưng hình dáng thì không khác gì, Minh Vũ cũng không có ý chề bai gì, tiếp tục công việc khám nghiệm của mình.

Hắn mổ bụng thêm hai con nữa quan bao tử chúng, hầu hết đều như những con cá trước, bao tử trống trơn. Điều đó khẳng định những giống cá này ăn đêm. Như thế sẽ rất dễ dàng giải quyết bầy cá, cũng như tạo điều kiện an toàn cho tộc nhân.

Nhanh chóng 5 con cá được làm sạch sẽ, bộ đồ lòng được loại bỏ, còn những phần còn lại đều được tận dụng để nấu thức ăn.

Thịt loại cá này có màu trắng, vị ăn có mấy phần giống thịt gà, ăn cũng khá là ngon, đặc biệt là không có mùi tanh.

Phần đầu được đem nấu canh, vì chiếc đầu khá là lớn nên được bổ ra làm đôi, canh cá nấu kèm với củ cải. vị ngọt của củ cải kết hợp với đầu cá tươi, hương vị cũng không phải vô cùng tốt vì không có các loại hương liệu áp chế mùi tanh, nhưng ăn vẫn rất tốt. nếu như nồi canh này có thêm một ít hành, ngò và tiêu thì sẽ tốt hơn rất nhiều.

Phần thịt cá thì chia làm 4 phần bằng nhau. Phần lưng cá được phi lê cắt mỏng ướp cung với bộ vỏ quết và ớt khô, sau đó chiên trên chảo dầu.

Phần đuôi thì được cắt ra từng khúc to chừng bàn tay, sau đó sát muối ớt lên, rồi nướng lên bếp lửa hồng, hương vị phải nói là cực phẩm.

Hương cá nướng múi ớt sộc vào mũi, làm cho những con sâu tham ăn ẩn dấu bên trong bụng tộc nhân bộ lạc không ngừng cọ quậy.

Vậy mà những tên tham ăn ngoài kia vẫn không ngừng hô hào khi bắt được cá lớn.

Hôm nay là một ngày bộ lạc cực kỳ cao hứng, đầu tiên là bức tường bảo vệ bộ lạc cuối cùng đã xây xong. Kém theo đó là một niềm vui mới bắt cá.

Thật sự đã lâu rồi bọn họ chưa chưa có một trận săn bắn nào thỏa thích cả. từ khi có cung tên, việc đi săn trở nên dể dàng hơn rất nhiều.

Nhưng hôm nay lại khác, bọn họ phải dùng hết sức lực của bản thân, chiến đấu với những con cá lớn dưới dòng nước sâu kia, cảm giác vô cùng phấn khích. Đến nổi quên cả ăn.

Bữa tối ăn lúc khoảng 8 giờ tối, tuy trễ hơn mọi khi rất nhiều, nhưng thức ăn cũng thật là ngon. Ngày hôm đó đám người ăn rất nhiều.

Sau khi ăn xong Minh Vũ cũng không có dấu diếm mọi người về việc những con cá kia. Sau một hồi Minh Vũ phân tích, lẩn như các đặc điểm của loại cá này.

Thì lúc này mọc người mới tỏ ra một cảm giác thận trọng với những con cá nguy hiểm kia. Thế nhưng nhóm thợ săn thì càng hưng phấn, chiến đấu với những con thú hung dữ đã trở thành niềm tự hào của bọn họ.

Một đêm an ổn không có chuyện gì xảy ra, hôm nay mọi người được nghi ngơi 2 ngay2m sau những chuỗi ngày dài đằng đẵng làm việc.

Vào buổi sáng mọi người tập họp chùng nhau tưới nước cho những đám ruộng khoai, rau, ớt, chanh,…

Nhiều người mau việc, công việc bắt đầu tứ mặt trời mọc, khoảng 5 giờ rưỡi, đến khoảng 2 giờ thì công việc hoàn thành.

Lúc này bên trong bộ lạc nhóm người nấu thức ăn cũng đã chuẫn bị xong xuôi bữa sáng. Bửa sáng hôm nay khá là đơn giản. chỉ là những con cá ngày hôm qua được làm thịt rồi đem đi xào cay. Ăn kèm với bánh bộ khoai hấp.

Bánh bộ khoai hấp chính mà một loại thức ăn mới chế tạo của bộ lạc, thành phần chính mà bộ ngoai nghiền, nhào thật kỹ với nước, rồi ủ trong nồi đất trong vòng 30 phút. Rồi mới cho vào nồi hấp trong vòng 20 phút.

Bánh có một hương vị đặc trưng của khoai, nếu ăn đơn sẽ rất nhạt nhẻo và khô. Thế nhưng có thể ăn kèm với các loại thức ăn có nước sốt thì đây là một món ăn tuyệt hảo.

Khẩu phần mỗi người chính mà một chén cá sốt cay và một khối bánh hấp.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top