Lượt xem của khách bị giới hạn

[Type sách] [Truyện Hoàn] Bạn đắt giá bao nhiêu - Vãn Tình

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
[Type sách] [Truyện Hoàn] Bạn đắt giá bao nhiêu - Vãn Tình

Tuyết Dương

Shiga Haruki
Tham gia
10/5/20
Bài viết
1,774
Điểm cảm xúc
3,367
Điểm
113
Chương 30: Tiết kiệm vì ai?

Trước đêm Thất tịch, tôi tổ chức một hoạt động giới thiệu ngọc bích, thu hút được rất nhiều người tham dự. Có vị khách thích một viên ngọc như ý, hỏi tôi giá cả. Tôi nói viên ngọc như ý này là hàng đẹp, giá phải hơn hai mươi ngàn tệ.

Lúc đó tôi cũng không nghĩ chị ấy sẽ mua, vì trước đó chị ấy cũng thích một món trang sức hơn ba ngàn tệ, nhưng thấy quá đắt nên đã cân nhắc mấy ngày mà vẫn chưa có quyết định mua hay không, cuối cùng mấy hôm sau món trang sức đó bị một vị khách khác mua mất. Giờ viên ngọc này đắt gấp bảy, tám lần món trang sức kia nên tôi cũng chỉ tưởng là chị ấy muốn hỏi giá cả mà thôi.

Sau đó chị ấy yêu cầu tôi quay một video về viên ngọc cho chị ấy, thế rồi năm phút sau chị ấy nói với tôi: “Chị mua viên ngọc như ý này, tìm giúp chị một hộp quà thật đẹp nhé!”

Tôi bàn thiên ý nhắc chị ấy viên ngọc này không rẻ, có lẽ chị ấy nên cân nhắc rồi hãy quyết định mua, song chị ấy lại mau chóng chuyển khoản cho tôi, chị ấy nói rằng định mua ciên ngọc này làm quà Thất tịch cho chồng, sợ là chần chứ thì sẽ bị người khác nhanh tay mua mất.

Thế là tôi bắt đầu tán gẫu với chị ấy, tôi hỏi: “Sau chị không nỡ mua cho mình món đồ hơn ba ngàn tệ, mà lại sẵn lòng mua cho chồng món đồ hai mươi ngàn tệ?”

Chị ấy nói chị cũng không biết tại sao, chỉ là nếu mua đồ cho chồng cho con thì dù đắt tới mấy chị cũng không thấy tiếc, nhưng nếu mua cho mình thì sẽ thấy xót. Trò chuyên lâu hơn, tôi biết được hai vợ chồng chị trục trặc suốt mấy năm qua nên chị cũng muốn nhân dịp này hàn gắn quan hệ vợ chồng.

Trong lúc tán gẫu, tôi biết gia cảnh của chị ấy khá tốt, là một vị phu nhân hiền hậu, có công việc ổn định, cũng chăm sóc chồng và con rất chu đáo, nhưng chồng chị lại luôn hờ hững, lạnh nhạt. Chị ấy cũng không biết phải giải quyết vấn đề này thế nào, đành tự an ủi mình rằng có rất nhiêu đôi vợ chồng cũng chung sống với nhau như vậy thôi.

Tôi đã gặp rất nhiều phụ nữ tiết kiệm, ban đầu tôi cứ ngỡ họ tiết kiệm là vì điều kiện sinh hoạt có hạn, nhưng sau đó tôi nhận ra, khá nhiều người trong số họ có gia cảnh rất tốt, hơn nữa họ chỉ tiết kiệm với bản thân mình, nhưng với chồng con thì luôn thoải mái hào phóng.

Điều khiến tôi phải suy ngẫm hơn cả, đó là rất nhiều phụ nữ thời còn trẻ không những không tiết kiệm, mà còn khá hoang phí, nhưng một khi bước vào hôn nhân, họ lại tự động bắt đầu sống tằn tiện.

Cô bạn thân L của tôi lấy chồng sớm hơn tôi hai năm, lúc chưa lấy chồng thì gần như tuần nào chúng tôi cũng đi mua sắm để thỏa mãn sở thích của chính mình. Ba tháng sau khi cô ấy kết hôn, chúng tôi hẹn nhau đi mua sắm, cô ấy thích một chiếc sườn xám, giá niêm yết là hơn hai ngàn tệ, cô ấy cứ băn khoăn mãi mà không biết có nên mua hay không. Tôi rất ngạc nhiên, bởi vì trước đây cô ấy thường mua những bộ quần áo giá bốn, năm ngàn tệ mà chẳng cần đắn đo bao giờ, về khoản chiều chuộng bản thân thì cô ấy luôn thực thi triệt để hơn tôi nhiều. Song cuối cùng cô ấy vẫn bỏ qua chiếc sườn xám ấy, mà mua cho chồng hai chiếc sơ mi và hai chiếc quần.

Hôm sau, cô ấy gọi điện nói với tôi rằng cô ấy thực sự rất thích chiếc sườn xám kia, tôi bèn đáp: “Nếu thích đến vậy thì cứ mua đi, sao tự nhiên cậu như biến thành người khác thế hả?”

Cô ấy cũng tự thấy bản thân thay đổi rất nhiều, từ lúc kết hôn, tâm lý hoàn toàn không giống ngày xưa, trước đây là mình tự kiếm tiền rồi mình tự tiêu, thoải mái hưởng thụ, nhưng sau khi kết hôn thì phải cân nhắc cho gia đình trước, nên đã vô tình xếp bản thân mình thành thứ yếu.

Tôi thở dài: “Cậu có còn là L – người từng muốn hưởng thụ cuộc đời với tớ không đấy?”

Cô ấy bật cười: “Không phải tớ thì là ai?”

Qua điện thoại, tôi lại bắt đầu thấy lo lắng cho hôn nhân của cô ấy. Tôi luôn nghĩ hầu phụ nữ đều không đòi hỏi nhiều, họ cam tâm tình nguyện hi sinh cả đam mê và sự nghiệp, để đổi lấy sự tôn trọng từ người thân trong nhà, song cuối cùng lại chẳng tìm được bao nhiêu người biết ơn và ngưỡng mộ mình.

Tôi hiểu việc kết hôn sẽ khiến tâm lý của chúng ta thay đổi, kể cả tôi cũng vậy thôi. Chúng ta không thể tự kiểm soát sự thay đổi này, có thể gọi đó là “trách nhiệm”, chúng ta phải chịu trách nhiệm với gia đình và con cái, không thể thích làm gì thì làm như trước đây được nữa. Tôi nghĩ sự thay đổi này rất tốt, nó giúp một người phụ nữ trở nên trưởng thành, chín chắn và có trách nhiệm hơn. Nếu sau khi kết hôn mà vẫn vô tư như trước đây thì cũng chưa chắc đã tốt. Nhưng đôi khi sự thay đổi này lại khiến ta tự đẩy mình vào ngõ cụt.

Giờ bàn một chút về nam giới nhé, trong buổi giới thiệu đó có kha khá nam giới tham gia chọn quà cho vợ hoặc bạn gái của mình, những người chọn quà cho bạn gái đều chọn những món khá đắt, nhưng những người chọn quà cho vợ thì ngược lại. Có một người bạn thích hai món đồ có giá cách biệt khá lớn, cuối cùng anh ấy bỏ qua món đồ đắt tiền hơn, nói với tôi: "Mua đồ đắt quá cô ấy còn trách tôi ấy chứ, nên mua món rẻ thôi!"

Có lẽ sẽ có người cho rằng điều kiện kinh tế của người bạn này không tốt, nhưng thực tế thì không phải như vậy. Cách anh ấy nói cho thấy anh hoàn toàn tin là vợ mình chỉ thích đồ rẻ, không thích đồ đắt. Nhưng người phụ nữ chúng ta điều biết, điều ấy đâu có đúng? Ai chẳng thích thứ tốt? Nhưng rất nhiều đàn ông lại tưởng lầm như vậy, bởi chính bạn mang đến cho anh ta cảm giác ấy. Anh ta cực kì tin tưởng, giữa chất lượng và giá cả, nhất định bạn sẽ chọn yếu tố thứ hai.

Tôi từng tán gẫu với L về vấn đề này, cuối cùng kết luận được rằng, có hai nguyên nhân khiến một phụ nữ trở nên tiết kiệm sau khi kết hôn: Phụ nữ có ý thức trách nhiệm với gia đình là so bản năng muốn vun vén cho gia đình nhiều hơn đàn ông, đồng thời phần lớn phụ nữ đều muốn dâng hiến tình cảm của mình và tự động đưa nhu cầu của mình về thứ yếu; Ngoài ra, còn có một nguyên nhân nữa xuất phát từ tiềm thức, qua sự tiết kiệm - phụ nữ hi vọng đàn ông có thể thấy được sự hi sinh của mình cho gia đình, nhờ đó xây dựng hình tượng "mẹ hiền vợ đảm" để thu hút đàn ông, đây là bản năng.

Nhưng bạn thân hỡi, bạn có nhiều ưu điểm để thu hút đối phương như vậy, cớ sao phải dựa vào sự tiết kiệm cơ chứ? Khi bạn chưng diện thật đẹp thì niềm vui và sự tự hào mà bạn cho anh ấy đã sớm thay thế sự tiếc nuối với tiền bạc rồi

đấy. Bạn không những không đánh mất tình yêu của đối phương mà còn làm anh ấy yêu mình say đắm hơn. Trên thế gian này có rất nhiều đàn ông cạn tình chỉ vì phụ nữ không chăm chút cho bản thân, nhưng lại có rất ít đàn ông rời bỏ vợ mình chỉ vì cô ấy ăn mặc thật đẹp, bởi vì đàn ông cực kì coi trọng thể diện.

Đương nhiên mọi chuyện đều không thể quá đà. Mấy năm qua, có rất nhiều luận điệu xúi giục phụ nữ sống phung phí, ví dụ như thích gì thì phải mua nấy, nếu không sẽ có một người phụ nữ khác tiêu tiền "giúp" bạn.

Xét từ một góc đọi khác thì đây cũng là một hình thức giác ngộ mới của phái nữ, nhưng giác ngộ thái quá cũng không hẳn đã tốt. Tôi có quen một vị phu nhân, ngày trước sống vô cùng tiết kiệm, tằn tiện chăm sóc cả gia đình, nhưng cũng chẳng được ai trong nhà thừa nhận. Sau đó không biết chị ấy gặp phải chuyện gì mà bỗng cho rằng trước đây mình quá ngốc, thế là chỉ là trong một ngày - chị ấy đã mua hết tất cả thứ mà trước kia chị ấy không dám mua, tiêu sạch tiền trong hai tấm thẻ tín dụng, dùng điều này thay lời tuyên bố từ nay về sau chị ấy sẽ yêu chính bản thân mình. Đương nhiên kết quả là một cuộc chiến gia đình đã bùng nổ.

Chúng ra không nên đề cao sự hoang phí, quan niệm này không đáng được tôn thờ, nhưng ít nhất thì đừng đối xử với bản thân quá kém so với chồng, chúng ta có thể vừa yêu thương người thân quanh mình, vừa chăm chút cho bản thân thật tốt, bởi vì nếu bạn quên mất chính mình, thì những người xung quanh cũng sẽ quên mất bạn.
 

Tuyết Dương

Shiga Haruki
Tham gia
10/5/20
Bài viết
1,774
Điểm cảm xúc
3,367
Điểm
113
Chương 31: Bao nhiêu người còn đang làm những việc này?

Khu nhà của vợ chồng chúng tôi bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhiều lần bị đài CCTV nhắc tới, cuối cùng thì năm ngoái chúng tôi cũng quyết định chuyển nhà. Năm nay lúc nhận nhà, chồng tôi nói: “Chuyện trang hoàng nhà cửa cứ làm theo ý em, anh chỉ có một yêu cầu thôi, ấy là TV trong nhà phải thật lớn, xem cho thoải mái, ngoài ra anh muốn mua một bộ rạp chiếu phim gia đình BOSS nữa.” Tôi hỏi anh ấy muốn mua loại giá bao nhiêu, anh ấy nói đắt hơn TV bình thường khoảng bốn, năm vạn tệ, loại tốt hơn thì khoảng mười mấy hai mươi vạn tệ. Tôi vừa nghe vậy thì thốt lên: “Mười mấy vạn tệ, đắt thế cơ à?”

Thấy tôi kêu đắt, anh ấy lẳng lặng nói: “Thế thì cứ mua loại bình thường thôi.” Thấy dáng vẻ thất vọng của anh ấy, tôi bỗng nhớ tới hai chuyện khi tôi còn bé.

Lúc lên mười, tôi cố sức đeo nhẫn của mẹ vào ngón cái, sau đó không tháo ra được. Tôi bèn gào khóc kêu đau, cha mẹ vội tới giúp tôi tháo ra, nhưng chỉ cần động vào là tôi lại thấy đau, cha tôi bèn cầm kìm đến định vặn gãy chiếc nhẫn, nhưng mẹ tôi lập tức phản đối, nói làm thế thì sẽ làm hỏng nhẫn, sau đó mẹ tôi liền cố sức tháo nhẫn ra, khiến tôi đau đến òa khó,c ngón tay sung đỏ, nhưng vẫn không sao tháo được, tôi bèn nói hay là vặn đứt nhẫn đi, nhưng mẹ tôi kiên quyết không đồng ý. Thế rồi mẹ tôi bảo tôi cố nhịn để tháo nhẫn ra, ngón tay tôi đau như chịu cực hình, tôi vừa khóc vừa nói: “Mẹ thà để con chịu nhiều đau đớn còn hơn là khiến chiếc nhẫn này không hoàn chỉnh.” Mẹ lườm tôi một cái: “Ai bảo mày tự đeo vào tay.”

Trong khoảnh khắc ấy, lòng tôi lạnh buốt, tới bây giờ tôi vẫn chưa quên được tâm trạng của mình khi đó: Hóa ra trong mắt mẹ tôi thì một chiếc nhẫn còn quan trọng hơn ngón tay của con gái, hóa ra trong mắt mẹ tôi thì những thứ vật chất này còn quý giá hơn cảm nhận của tôi. Về sau, mẹ giải thích với tôi rằng, thời đó mọi người đều rất nghèo, sao nỡ làm hỏng chiếc nhẫn? Tôi thông cảm cho bà, nhưng cảm giác không được trân trọng đã luẩn quẩn trong lòng tôi rất nhiều năm.

Còn một chuyện nữa, hồi tôi còn nhỏ thì điều hòa chưa phổ biến như bây giờ, mùa hè người thường đổ rất nhiều mồ hôi, tôi hay đợi tới trước khi đi ngủ rồi mới tắm, để sau đố ngủ cho thoải mái mát mẻ, nhưng mẹ tôi lại luôn ép tôi phải tắm rửa ngay sau khi ăn cơm, lý do là mẹ tôi muốn giặt hết quần áo trong ngày, mọi người trong nhà phải phối hợp với bà. Tôi đã phản đối chuyện này rất nhiều lần, nhưng nếu sau bữa tối tôi không tắm rửa theo yêu cầu của mẹ thì bà sẽ nhắc nhổ, cằn nhằn thậm chí nổi giận.

Tôi và mẹ thường đối thoại như sau, tôi vừa buông đũa là mẹ tôi nói ngay: “Mau đi tắm đi, để mẹ còn giặt quần áo.”

Tôi không nghe theo mà đi đọc sách hoặc làm bài tập.

Mẹ thấy tôi còn chưa đi tắm, bèn bực bội nói: “Sao còn chưa đi tắm? Mau đi nhanh lên!”

Tôi nói: “Trước khi đi ngủ con mới tắm cơ.”

Mẹ tôi sẽ quát: “Trước khi đi ngủ mới tắm? Thế quần áo thì sao?” “Quần áo mai giặt cũng được mà! Giờ tắm rồi lát nữa lại đổ mồ hôi.”

“Mày có làm gì đâu mà đổ mồ hôi, có việc đi tắm thôi mà cũng phải để nói nhiều thế nhỉ? Mày không để mẹ đỡ mệt được à? Có ai bắt mày giặt quần áo đâu, chỉ bảo mày tắm sớm một chút cũng khó thế cơ à? Nếu có người giặt quần áo cho mẹ thì bảo mẹ tắm rửa lúc nào cũng được.” Sau đó mẹ tôi sẽ cằn nhằn cho tới khi tôi bất đắc dĩ đi tắm, hoặc là ra khỏi nhà mới thôi.

Bà ấy không thể khiến tôi ngoan ngoãn ăn tối xong liền đi tắm ngay, tôi cũng không thể khiến bà ấy đồng ý việc trước khi ngủ mới tắm, tranh chấp kiểu này kéo dài tới lúc tôi không còn ở chung với cha mẹ nữa. Lúc rời khỏi nhà, tôi cũng không mấy tiếc nuối, mà chỉ thấy như được giải thoát, thậm chí còn hưng phấn vì sắp được hít thở bầu không khí tự do.

Về chuyện này, tôi vẫn luôn không đồng tình với mẹ tôi. Theo quan điểm của tôi thì tối tắm rửa, mai giặt quần cũng có sao đâu? Không lẽ quan hệ mẹ con còn không quan trọng bằng mấy bộ quần áo?

Bởi vậy lúc đó tôi đã thầm thề rằng, tới lúc tôi có chồng có con, nhất định tôi sẽ tôn trọng thói quen sống của họ, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng mất nhiều hơn được.

Khi thấy vẻ thất vọng của ông xã, tôi bỗng nhớ tới những chuyện hồi nhỏ, tôi nghĩ giờ phút này chắc chắn anh ấy cũng đang buồn như tôi ngày bé. Tôi gần như có thể đoán được suy nghĩ của anh ấy lúc này: Hóa ra trong mắt cô ấy tiền còn quan trọng hơn mình. Chẳng qua trước giờ anh ấy luôn rộng lượng, không phản kháng mãnh liệt như tôi hồi nhỏ mà thôi.

Tôi nói với anh ấy bằng giọng khẳng định: “Nếu anh đã thích như vậy thì chúng ta không thể mua loại bình thường, chúng ta nhất định phải mua loại mà anh thích nhất.”

Ông xã tôi nói không cần không cần, nhưng tôi có thể dễ dàng nhận ra niềm vui trong mắt anh ấy. Lúc này tôi cũng hiểu, trên thế gian không gì quan trọng hơn cảm nhận của những người yêu thương mình.

Hôm sau, tôi cùng anh ấy tới trung tâm điện tử để chọn bộ rạp chiếu phim gia đình mà anh ấy thích, cuối cùng chúng tôi không chọn loại đắt nhất, nhưng vẫn chọn một loại mà anh ấy cực kỳ yêu thích.

Sau chuyện này, tôi bắt đầu nghiêm khắc kiểm điểm lại bản thân. Lúc đó tôi không muốn tiêu quá nhiều tiền vào việc mua rạp chiếu phim gia đình, bởi vì bản thân tôi gần như không xem TV, kể cả có mua rồi sau này cũng rất ít xem, bởi vậy tôi liền thấy nó đắt, phí tiền. Nhưng nếu tôi là người thích xem phim thì có lẽ không những không thấy đắt, mà còn cho rằng nhất định phải mua loại tốt nhất, bởi vì ngàn vàng cũng khó mua được sự vui vẻ.

Nhiều khi chúng ta phản đối một chuyện không hẳn là vì chúng ta có lý, đôi khi chỉ vì chúng ta không hiểu hoặc không có hứng thú, nhưng lại dùng lập trường và sở thích của mình để phán đoán xem chuyện này có đáng hay không, song hành động này lại khiến người thân của chúng ta vô cùng thất vọng. Một người vừa đau buồn vì cảm nhận của mình không được coi trọng, nhưng vẫn đối xử với người yêu của mình bằng phương thức tương tự, thậm chí khiến đối phương ngày càng thất vọng, thế rồi hai người dần xa cách mà không biết rốt cuộc vấn đề nằm ở đâu.

Đương nhiên điều này không có nghĩa là chúng ta phải thỏa mãn một cách vô điều kiện mọi yêu cầu của bạn đời. Thứ nhất phải xem khả năng chấp nhận, nếu đối phương đưa ra một yêu cầu mà mình không thể đáp ứng, hoặc phải dốc hết sức lực mới làm được thì lại là chuyện khác; thứ hai phải xem phản ứng của đối phương, việc có đáp ứng yêu cầu của đối phương hay không không quan trọng, quan trọng là mình trận trọng cảm nhận của họ. Khi đối phương đưa ra một yêu cầu mâu thuẫn với mình thì chí ít cũng nên nghe thử suy nghĩ của họ, xem có biện pháp giải quyết tốt hơn hay không, chứ không phải vừa nghe xong đã vội phủ quyết hay thậm chí có phản ứng quá khích.

Từng có một người chồng đề nghị đổi xe mới, người vợ vừa nghe đã nổi giận: “Bây giờ anh không có xe để đi à? Đổi sang xe gì? Anh chỉ biết sướng mình anh thôi, trong mắt anh còn có cái nhà này nữa không? Sau này còn nhiều việc cần đến tiền, không được mua xe mới.” Đồng thời người vợ cũng dùng phương thức cực kỳ cay nghiệt – để cho chồng hiểu là nhu cầu của anh ấy ích kỷ và quá đáng tới mức nào.

Người chồng cũng không nhắc tới chuyện mua xe mới nữa, khi những người đồng cấp trong công ty lần lượt đổi xe mới thì anh ấy vẫn lái chiếc xe cũ từ tám năm nay. Chuyện này trở thành một trong những nguyên nhân khiến anh ấy quyết định ly hôn. Hai năm sau, anh ấy để hết tiền lại cho vợ rồi chọn ly hôn. Có người hỏi anh ấy có hối hận hay không, anh ấy nói anh ấy không hối hận, dù sao thứ mà vợ thích nhất là tiền chứ không phải anh ấy.

Tôi luôn thấy tiếc nuối vô cùng, nếu khi đó cô vợ kia hòa nhã nói với chồng: “Em biết anh rất muốn đổi xe mới, nhưng em nghĩ giờ nhà mình nên tiết kiệm tiền, một thời gian nữa bọn mình hẵng mua xe mới, được không?” thì kết cục sẽ ra sao, nhưng tôi cũng hiểu, phương thức giải quyết vấn đề của mỗi người đều đã ăn sâu vào tiềm thức, không thể chỉ có lần này họ mới phản ứng như vậy, hơn nữa, trong cuộc sống không tồn tại chữ “nếu”.

Tiêu hết tiền thì có thể kiếm về, nhưng đánh mất trái tim thì thực sự là không còn nữa. Quan hệ tốt nhất chắc chắn là đối xử tốt với bạn đời, cũng đối xử tốt với chính mình.
 

Tuyết Dương

Shiga Haruki
Tham gia
10/5/20
Bài viết
1,774
Điểm cảm xúc
3,367
Điểm
113
Chương 32: Rốt cuộc khéo ăn khéo nói quan trọng tới mức nào?

Tôi có một cô bạn học chung suốt mười mấy năm, tạm gọi cô ấy là F đi. F có nhân phẩm cực tốt, tâm địa lương thiện, chân thành trượng nghĩa với bạn bè, bình thường cũng rất hay giúp đỡ người khác nhưng cô ấy có một khuyết điểm chí mạng: Không khéo ăn khéo nói.

Lúc đi học xa nhà, tôi bất cẩn bị trộm mất năm trăm tệ đây là tiền sinh hoạt hơn một tháng của tôi, thời đó không thuận tiện như bây giờ, chuyển khoản một phút sẽ nhận được tiền ngay. Khi ấy tôi còn không có thẻ ngân hàng, nhanh nhất cũng phải hai ngày cha mẹ mới gửi được tiền cho tôi.

Tôi nói với F bằng vẻ tội nghiệp: "Bạn thân yêu ơi, tớ gặp nạn rồi, mấy ngày nay tớ phải nhờ cậy vào cậu."
F tức giận lườm tôi: "Đáng đời cậu, ai bảo cậu bất cẩn như thế, tớ thấy cậu bị trộm vậy còn ít đấy, bị trộm thêm vài lần nữa cậu mới nhớ được."

Tôi thấy phiền muộn vô cùng, thời ấy năm trăm tệ với tôi là một số tiền cực lớn, lòng tôi đang đau tới rỉ máu, rất hi vọng cô ấy có thể an ủi tôi, nhưng F không những không an ủi còn xát muối lên vết thương của tôi.

Trong lúc tôi đang nằm trên bàn mà than thở, F đưa tôi một bát mì hải sản, nói: "Có tớ ở đây, cậu không chết đói được đâu, ăn đi."

Và thế là tôi vừa băn khoăn, vừa cảm kích ăn bát mì hải sản kia, nói thực bình thường chính F cũng không dám ăn món đấy đâu.

Trong những năm đi làm, có đợt tôi theo lãnh đạo ra ngoài làm việc, tình cờ F ở cửa ngân hàng, tôi vội giới thiệu cho cô ấy đây là lãnh đạo của tôi, hi vọng cô ấy có thể giữ thể diện cho tôi, nhưng F chẳng hề do dự mà nói với lãnh đạo tôi:

“Ôi chao, lãnh đạo ạ, tôi rất đồng cảm với anh, lại đi tuyển Tình Tình nhà tôi vào làm việc, cậu ấy vừa cẩu thả vừa nhõng nhẽo, lại còn xấu tính nữa, sao lại tuyển cậu ấy vào làm thế?

Lãnh đạo bèn dùng ánh mắt hỏi dò tôi, ý nói:

“Đây là kẻ thù của em à?”

Tôi chỉ muốn đào lỗ mà chui vào, vội nói với lãnh đạo:

“Đúng vậy, bạn trai cậu ấy thay lòng đổi dạ chuyển sang yêu em, nên cậu ấy mới hận em như vậy.”

Sau đó nhân lúc F chưa kịp phản ứng, tôi vội đưa lãnh đạo rời khỏi hiện trường.

Những sự việc tương tự như thế diễn ra rất nhiều lần trong suốt mười mấy năm qua, nhiều lúc bực quá tôi cũng nghĩ: Sau này không chơi với cô ấy nữa, suốt ngày bị cô ấy làm cho khó xử, đúng là như tra tấn!

Nhưng khi cuốn sách đầu tiên của tôi xuất bản, F lập tức mua hai mươi cuốn tặng cho bạn bè người thân:

“Mọi người cùng ủng hộ nhé, có rảnh thì mua ủng hộ mấy cuốn.”

Thời điểm ấy, cô ấy vừa vay tiền mua nhà, mẹ lại mắc bệnh nặng, kinh tế rất túng thiếu, dù chỉ mua một quyển thì tôi cũng sẽ ghi nhận tình cảm của cô ấy. Còn có lần, tôi bất cẩn lạc đường, lại không bắt được taxi, F bèn lặn lội suốt hơn một tiếng để tới đón tôi. Bởi vậy cô ấy chính là một người khiến tôi vừa yêu vừa hận, không bao giờ giữ thể diện cho tôi, nhưng lại thật lòng đối tốt với tôi.

Tôi từng ảo tưởng vô số lần rằng, nếu F khéo ăn nói một chút thì cô ấy sẽ hoàn mỹ biết bao, quả thực là một người ai gặp cũng phải quý. Tôi cũng từng chân thành nhắc nhở cô ấy nên thay đổi cách thức nói chuyện, nhưng thường bị cô ấy mắng lại:

“Từ bé bà đây đã như thế rồi, sao hả, bây giờ đại tiểu thư ngày càng khó chiều, không chịu được nữa à? Không chịu được thì tuyệt giao đi!”

Đúng là rất nhiều lần tôi giận tới mức muốn tuyệt giao, nhưng nghĩ tới việc cô ấy từng đối xử rất tốt với tôi, tôi lại không ngừng thuyết phục bản thân:

“Ai cũng có khuyết điểm, bản thân mình cũng có khuyết điểm, F chỉ không khéo ăn nói mà thôi, dù sao cũng hơn những kẻ miệng nam mô bụng bồ dao găm, đúng không?”

Thế là chúng tôi qua lại suốt mười mấy năm, dưới tác động của cô ấy, sức chịu đựng của tôi ngày một tăng cao.

Hồi đi học, khuyết điểm này của F cũng không mang lại quá nhiều phiền phức cho cô ấy, cùng lắm là cô ấy có ít bạn mà thôi. Nhưng khi đi làm, vấn đề bắt đầu lộ rõ.

F làm việc rất chăm chỉ, nhưng vì không khéo ăn nói nên thường xuyên đắc tội đồng nghiệp, ở công ty cô ấy gần như không có bạn bè. Nhưng mấy năm trôi qua, cô ấy cũng được thăng cấp thành một quản lý nhỏ. Sau đó trong bộ phận có một nhân viên mới vừa ra trường được phân thành cấp dưới của F, cô bé đó vừa khéo nói vừa giỏi làm, được mọi người trong bộ phận hết sức quý mến, đến F cũng rất quý cô bé ấy, đích thân chỉ dạy nhiều điều.

Một năm sau,trong bộ phận có trống vị trí chủ nhiệm, F nghĩ mình là người có tư cách nhất, nhưng không ngờ từ lãnh đạo tới đồng nghiệp, ai nấy đều bỏ qua cô ấy mà ủng hộ cô bé kia ngồi vào vị trí đó.

F rất buồn phiền, cô ấy than thở với tôi mọi chuyện không như ý ở chốn văn phòng, chua xót nói với tôi:

“Tớ thiệt thòi ở khoản không khéo ăn nói, nếu không vị trí chủ nhiệm chắc chắn là của tớ. Cô ta hơn tớ ở điểm nào chứ? Chẳng qua là dẻo miệng hơn, giỏi nịnh bợ lãnh đạo hơn tớ thôi.”

Lần đầu tiên tôi nghiêm túc nói với cô ấy chuyện này:

“Thật lòng mà nói, cậu thấy cô bé ấy chỉ biết nịnh bợ mà không có năng lực gì sao?”

F miễn cưỡng đáp:

“Năng lực thì cũng có, nhưng tớ cũng đâu kém cô ta.”

“Nếu hai người có năng lực sàn sàn mà người ta lại khéo ăn nói hơn, được mọi người quý mến thì tại sao lãnh đạo không chọn cô ta mà lại chọn cậu? Nếu là cậu thì cậu có đề bạt một người thường khiến mình bực bội không?”

F phiền muộn một thời gian, rồi cũng dần chấp nhận sự thật này, thầm nghĩ dù sao mình cũng là người dẫn dắt cô bé kia, mình lại làm lâu năm hơn cô ta, có lẽ mình cũng sẽ không thiệt thòi nhiều. Nhưng F đã lầm, từ khi cô bé kia thành chủ nhiệm, thái độ với F kém xa lúc trước. Có lần F nghe thấy cô ta nói với người khác trong nhà vệ sinh:

” Đúng là chị ta đã dạy tớ vài thứ, nhưng một năm qua tớ nhẫn nhịn cũng rất cực khổ, nhiều lần tớ rất muốn cãi nhau với chị ta.”

Chuyện này khiến F khá sốc, nhưng việc khiến F thực sự cảm nhận được những thiệt thòi khi không khéo ăn nói, ấy là trong hôn nhân gia đình.

Chồng F có một anh trai sinh đôi, hai người kết hôn cùng năm nhưng mẹ chồng chỉ thích dâu cả, mà không thích F, theo lời F thì là:

“Mẹ anh ấy có chuyện tớ đều góp tiền góp công, chị ta chỉ biết nịnh nọt bà cụ, nhưng tớ làm nhiều như vậy mà bà cụ lại vờ như không thấy, gặp mặt chỉ ân cần hỏi han, trò chuyện với chị ta, chẳng để ý đến tớ.”

Tôi tin rằng F đã hi sinh rất nhiều cho mẹ chồng, nhưng tôi cũng hiểu tại sao mẹ chồng cô ấy lại quý dâu cả hơn, thử hỏi, có ai lại không thích trò chuyện với một người khéo ăn khéo nói?

Bên cạnh chúng ta luôn có nhiều ví dụ như vậy: Có người hi sinh rất nhiều nhưng lại không thể nhận lại lòng cảm kích và sự đền đáp tương xứng. Có người chỉ nói dăm ba câu mà đã được ngàn vạn yêu chiều, những người ở trường hợp đầu thấy rất khó hiểu: Sao bọn họ lại ngốc thế chứ, tôi chân thành như vậy mà bọn họ đều không nhận ra, cô ta chỉ nói vài lời xuôi tai mà bọn họ đã sung sướng vui vẻ rồi.

Thế nhưng hiện thực tàn khốc vậy đấy, trên thế giới này, người giỏi ăn nói sẽ luôn chiếm ưu thế.

Về sau F nói với tôi, cô ấy định đi học một khóa giao tiếp, học cách ứng xử của người khác. Tuy F tỉnh ngộ khá muộn nhưng cuối cùng cũng tỉnh ngộ rồi.

Có vài người luôn co rằng không khéo ăn nói là biểu hiện của sự thẳng thắn chính trực, khéo ăn nói là tiểu nhân dối trá,song thực ra đó chỉ là suy nghĩ của mình bạn mà thôi. Thức tế thì rất nhiều người khéo ăn nói đều không phải hạng tiểu nhân dối trá, bọn họ cũng thật lòng đối với bạn bè người thân, luôn cư xử với mọi người bằng sự đáng yêu và dễ mến của mình, cố gắng để mọi người tiếp xúc cùng họ đều vui vẻ và thoải mái.
 

Tuyết Dương

Shiga Haruki
Tham gia
10/5/20
Bài viết
1,774
Điểm cảm xúc
3,367
Điểm
113
Chương 33: Chẳng ai ngốc hơn ai.

Trong một buổi họp mặt bạn bè, có cô gái nghe nói tôi là nhà văn viết sách về các vấn đề tình cảm, bèn hào hứng ngồi xuống bên cạnh tôi, cô ấy chia sẻ hiện đang gặp vấn đề trong hôn nhân, hi vọng tôi có thể phân tích giúp cô một chút.

Cô gái này kết hôn được ba năm, hiện có một con gái hai tuổi, vấn đề của cô ấy là thế này:

“Chồng em là người rất keo kiệt, mới kết hôn đã đề nghị em phải cùng gánh vác chi tiêu trong nhà với anh ấy, nhưng bạn bè quanh em đều được chồng nuôi, không ai bị yêu cầu phải chia sẻ kinh tế hết. Em nói chuyện này với anh ấy thì anh ấy chỉ nói: Người ta khác, mình khác. Đàn ông nhà người ta đều hào phóng, chỉ có mỗi anh ấy keo kiệt như vậy, chị nghĩ em nên làm gì bây giờ?”

Tôi hỏi cô ấy:

“Nếu em không thích đàn ông keo kiệt thì tại sao lại kết hôn với người keo kiệt?”

Cô ấy ấm ức nói:

“Lúc yêu nhau thì anh ấy đâu có như vậy, kết hôn rồi mới trở nên keo kiệt, em nghĩ nuôi gia đình là chuyện của đàn ông, tiền em kiếm được nên để em tiêu vặt thôi.”

Bỏ qua vấn đề keo kiệt hay hào phóng, tôi nói với cô ấy ý kiến của mình:

“Thực ra chị nghĩ việc anh ấy yêu cầu em cùng gánh vác chi tiêu trong nhà không có gì là không đúng, gia đình là của chung, cả hai phải cùng vun vén cho gia đình, yêu cầu này rất hợp lý.”

Cô ấy bèn hỏi vặn lại:

“Vậy nếu chồng chị cũng muốn chị gánh vác chi tiêu thì sao? Nếu anh ấy đưa ra yêu cầu này thì chị có vui vẻ chấp nhận hay không?”

Nếu hỏi ông xã tôi vấn đề này thì tôi bảo đảm là cô ấy sẽ tìm được tri âm. Theo quan niệm của ông xã tôi thì nuôi gia đình là việc của đàn ông, đàn ông càng để vợ mình sống thoải mái sung túc bao nhiêu thì người đó càng có năng lực bấy nhiêu, gánh vác chi tiêu trong nhà là trách nhiệm đương nhiên của đàn ông.

Nhưng dù anh ấy nghĩ như vậy, tôi cũng không chấp nhận nó như lẽ đương nhiên. Trước khi kết hôn, chúng tôi vừa ý một căn nhà, tôi liền chủ động lấy ra toàn bộ tiền tiết kiệm của mình, cũng không nhiều, còn chưa bằng một phần mười giá nhà, tôi nói với anh ấy:

“Em không có nhiều tiền như anh, nhưng em sẵn lòng góp sức vì gia đình chúng ta.”

Dưới sự kiên quyết của tôi, chồng tôi nhận lấy số tiền này, nhưng anh ấy kiên quyết chỉ để tên tôi trên sổ đỏ.

Anh ấy phụ trách hết toàn bộ tiền chi tiêu hàng ngày, danh ngôn của anh ấy là:

“Tiền của chồng là để vợ tiêu.”

Nhưng tôi sẽ thường chú ý đến nhu cầu của anh ấy, dùng tiền nhuận bút của mình để mua thứ mà anh ấy cần, thế nên chúng tôi chưa từng tranh cãi về vấn đề kinh tế.

Nghe tôi kể vậy, cô gái kia thở dài:

” Đúng là kẻ ăn không hết người lần chẳng ra, chị không cần chồng nuôi, chồng lại khăng khăng đòi nuôi chị, em muốn chồng nuôi gia đình, anh ấy lại một mực chi ly tính toán với em.”

Sau đó cô ấy không kìm lòng được mà hỏi tôi:

“Dù gì chồng chị cũng tự nguyện, sao chị phải khổ như vậy, cất tiền của mình đi cũng đc mà, chẳng lẽ chị còn ngại nhiều tiền nữa à?”

Tôi đáp:

“sở dĩ anh ấy sẵn lòng làm như thế là vì chị sẵn lòng gánh vác chi tiêu với anh ấy, nếu chị chỉ biết đòi hỏi thì anh ấy cũng sẽ trở nên hẹp hòi.”

Tôi nghĩ cô ấy vẫn chưa hiểu được đạo lý trong chuyện này, ông xã không muốn tôi chịu khổ, thương tiếc tôi, đó là tâm ý của anh ấy, còn việc tôi chủ động đề nghị cùng gánh vác chi tiêu, đó là thái độ của tôi. Nếu tôi tỏ thái độ “Tôi đã lấy anh rồi, anh nhất định phải chịu trách nhiệm với tôi”, chưa chắc anh ấy đã biểu hiện như bây giờ. Chỉ có thông cảm và suy nghĩ vì nhau thì hôn nhân mới bền vững dài lâu.

Cũng giống như việc chúng ta hợp tác với người khác vậy, nếu một phía muốn chiếm hết lợi ích, đẩy toàn bộ nguy hiểm và bất lợi cho đối phương, thì ai thèm hợp tác với người đó chứ?

Người chín chắn nhất định sẽ biết chừng mực để đạt được cục diện đôi bên cùng có lợi. Thực tế thì lợi ích vừa đủ không những không khiến chúng ta chịu tổn thất, mà còn giúp chúng ta thu được lợi ích to lớn hơn, bởi vậy hãy nhìn xa trông rộng một chút.

Ở phần “Năng lực của bạn đã tương xứng với các mối quan hệ hay chưa?”, tôi đã giải thích cặn kẽ về hiện tượng này. Là con người thì ai cũng muốn được đối xử công bằng, hơn nữa còn có kha khá người muốn bản thân được nhận lại nhiều hơn cho đi, rất ít người chấp nhận chịu thiệt, nếu một người tỏ ra mình muốn được lợi và để đối phương chịu thiệt, thì tôi nghĩ hầu hết chẳng ai chịu chấp nhận đâu.

Trong cuộc sống có rất nhiều hiện tượng tương tự.

Một cô gái cuối 8x viết thư cho tôi:

“Chị Vãn Tình thân mến, em rất thích bài viết ‘Lấy người giàu là sai ư?’ của chị. Cha em là một nhân viên vệ sinh, tiền lương rất thấp, đời này mẹ em phải bươn chải rất khổ cực, mới bốn năm mươi tuổi mà đã già như bà lão bảy tám mươi tuổi, bởi vậy em đã thề rằng mình nhất định phải lấy một người giàu có, cũng không để mẹ em phải sống khổ sở như thế nữa. Nhưng những người giàu mà em gặp được đều không tốt, họ đều chỉ muốn yêu chơi chút thôi, em có vài người bạn đều không xinh đẹp bằng em, nhưng đều lấy được chồng giàu, không lẽ số mệnh của em lại kém may mắn như vậy?”

Cuộc sống nghiệt ngã như thế đấy, người không mong lấy chồng giàu thì lại thành phu nhân danh giá, còn người chỉ mong lấy chồng giàu lại chẳng được như ý nguyện. Dù có lấy được chồng giàu thì thường họ cũng không được hạnh phúc, thậm chí những người đàn ông giàu có ấy còn keo kiệt hơn cả đàn ông bình thường, thế là liền có thêm một từ mới để hình dung về họ: Phu nhân nghèo. Nhiều người cho rằng đây là bởi người tính không bằng trời tính, nhưng đó có thật là sự sắp đặt của số mệnh hay không?

Tôi từng chia sẻ đoạn văn này trên blog:

“Đàn ông thường dùng vật chất để theo đuổi phụ nữ, nhưng nếu phụ nữ vì vật chất mà cắn câu thì lại không nhận được sự trân trọng từ anh ta, trong lòng anh ta, người phụ nữ này đã bị dán lên cái mác: Một phụ nữ có thể mua được bằng tiền, chỉ là một món hàng mà thôi. Phụ nữ thường dùng sắc đẹp để thu hút đàn ông, nhưng những người si mê sắc đẹp của cô ấy thường sẽ không có được cô ấy. Bởi trong lòng cô ấy đã quy loại đàn ông này thành những kẻ trăng hoa gian dối. Đây là bản tính chân thực nhất của con người, bởi vì trong thâm tâm chúng ta đều mong gặp được một người thật lòng yêu thương chúng ta.”

Tôi chỉ hồi âm cho cô gái nọ một câu: Muốn lấy người có tiền không phải là vấn đề, vấn đề là đừng lấy người ta chỉ vì tiền.

Đàn ông và phụ nữ trên thế gian này đều không có ai ngu ngốc cả, nếu phụ nữ tiếp cận đàn ông chỉ vì tiền, anh ta hoàn toàn có thể cảm nhận được, thử hỏi: Người đàn ông nào biết đối phương tiếp cận mình chỉ vì tiền mà còn chấp nhận yêu cô ấy thật lòng?

Thế nên chúng ta thường thấy những cô gái ham giàu hay bị đùa bỡn nhiều hơn người khác, là bởi nguyên nhân này đây.

Tôi có một người bạn có quan hệ với cha mẹ cực kỳ tồi tệ, có lần cậu ấy than thở với tôi:

“Cha mẹ suốt ngày bảo tớ, họ đã nuôi tớ lớn nhường này, sau này họ sẽ sống dựa vào tớ, nhưng nghe họ nói vậy tớ lại thấy rất phản cảm, bọn họ càng muốn dựa dẫm vào tớ thì tớ càng không muốn bọn họ toại nguyện. Tớ biết nhiều người sẽ nói tư tưởng này của tớ quá bất hiếu, nhưng đây thực sự là suy nghĩ trong lòng tớ.”

Tôi rất thông cảm với cậu ấy, nếu cha mẹ tôi nói với tôi, bọn họ nuôi lớn tôi không hề dễ dàng, tới già sẽ dựa cả vào tôi, tôi cũng sẽ không thoải mái. Về mặt đạo nghĩa thì họ nuôi nấng tôi nên người, tôi phụng dưỡng họ về già là chuyện thường tình. Nhưng nói là vậy, tôi vẫn sẽ nghĩ thầm trong lòng: Cha mẹ nuôi lớn con chỉ để con chăm sóc cha mẹ khi về già thôi ư?

Thế là sẽ dẫn tới sự xa cách về mặt tình cảm, tình cảm đã phai nhạt rồi thì lòng hiếu thảo có còn quan trọng không? Có lẽ tôi sẽ bảo đảm cha mẹ không lo chuyện áo cơm, nhưng quan tâm chăm sóc thì rất khó.

Song cũng có những đấng sinh thành rất vô tư, một lòng chỉ mong con cái sống hạnh phúc, khỏe mạnh là họ đã thỏa mãn rồi. Họ hết lòng dạy dỗ, ủng hộ giấc mộng của các con, sẵn sàng chịu đựng nỗi buồn thương nhớ chứ không ràng buộc bước chân của các con. Những người cha người mẹ như vậy thường được con cái tôn trọng và yêu thương hết mực.

Cha mẹ chồng tôi đúng là những người như vậy, mỗi lần chúng tôi tới thăm, hai ông bà cụ đều rất vui vẻ, nhưng luôn dặn dò:

“Nếu hai đứa bận thì không cần tới thăm cha mẹ đâu, cha mẹ vẫn khỏe lắm, làm bạn với nhau cũng không thấy buồn.”

Thấy chúng tôi mua nhiều quà tới, họ luôn vui vẻ, nhưng cũng không nỡ:

“Cha mẹ đâu có thiếu thứ gì, không cần lần nào tới cũng phải mua nhiều đồ như thế, cha mẹ già rồi không cần nhiều, nhưng các con hãy còn trẻ, đường còn dài, cứ tiết kiệm tiền mà tiêu!”

Nhưng tôi và chồng tôi sẽ càng cam tâm tình nguyện tới thăm họ, mua đủ thứ quà để họ vui vẻ, bởi vì trong lòng chúng tôi hiểu rằng: Đó là những người thực sự tốt với chúng tôi, cũng xứng đáng được chúng tôi đối xử tốt hơn nữa.

Người bình thường sẽ luôn sẵn lòng đối tốt với những người thực lòng thương yêu mình. Trên thế gian này, chỉ có những người không chịu cho đi mới trách người khác keo kiệt, nhưng chính họ lại quên mất vấn đề của bản thân.

Hãy dùng chân tình để đổi lấy chân tình, bởi chẳng có ai ngốc hơn ai đâu.
 

Tuyết Dương

Shiga Haruki
Tham gia
10/5/20
Bài viết
1,774
Điểm cảm xúc
3,367
Điểm
113
Chương 34: Bạn Không Cần Quá Biết Điều

Quanh chúng ta luôn có nhiều trường hợp như thế này: Trong khi có những cô gái dịu dàng săn sóc, hiền lành tốt bụng chẳng có ai theo đuổi; thì các cô gái tùy hứng, khó chiều lại có kha khá vệ tinh vây quanh, sẵn lòng chiều chuộng, thậm chí dùng đủ mọi cách để khiến cô ấy vui vẻ.

Nhiều người than thở rằng:

“Đàn ông đúng là đáng khinh, dịu dàng săn sóc thì không thích, lại cứ thích mua dây buộc mình.”

Song đó là suy nghĩ của phụ nữ, không phải tiếng lòng của đàn ông. Phụ nữ tưởng đó là mua dây buộc mình, nhưng đàn ông lại thấy tràn trề hứng thú.

Tôi nghe điều này từ người bạn Gia Lạc ở Vân Nam.

Hôm đó, tôi đang chọn hàng ở Thụy Lệ với bạn thì có người tới tìm cậu ấy. Người ấy chính là Gia Lạc. Vì sợ ăn mặc quá đẹp sẽ bị hét giá cao nên chúng tôi vận đồ giản dị. Bình thường tôi mặc quần áo khá nữ tính nên lần này cũng chỉ mặc bộ đồng phục thời đại học.

Lúc đi dạo qua tiệm kim hoàn, tôi thấy một chiếc nhẫn mặt ngọc trông rất đẹp, bèn yêu cầu chủ hàng cho thử. Chủ hàng thoáng liếc chúng tôi rồi nói:

“Về cầm tiền đến rồi hãy đòi đeo thử!”

Lúc đó tôi liền nổi giận, Gia Lạc động viên:

“Đừng giận, ông ta thấy cậu mặc đồng phục nên tưởng cậu là sinh viên đấy!”

Tôi bực bội nói:

“Là sinh viên thì bị kỳ thị à?”

Sau đó, tôi đi ngắm quanh mấy hàng bên cạnh, vừa hay thích một viên ngọc như ý. Sau một phen mặc cả thì quẹt thẻ tín dụng, thanh toán xong! Tôi đắc ý đi qua mặt chủ hàng kia.

Gia Lạc đi sau lưng tôi đã cười tới không thể khéo miệng được:

“Cậu không thấy vẻ mặt của ông chủ kia đâu, tớ cũng không ngờ cậu lại tùy hứng như thế.”

Tôi thưởng thức viên ngọc như ý trong tay:

“Ai bảo ông ta xem mặt mà bắt hình dong.”

Gia Lạc nói với tôi bằng giọng khẳng định:

“Chồng cậu nhất định là rất yêu chiều cậu.”

Tôi thốt lên:

“Sao cậu biết?”

Cậu ấy nói:

“Vì cậu tùy hứng mà. Có người yêu chiều thì mới tùy hứng chứ. Người tính khí thất thường mới tìm được người chiều chuộng cô ấy. Tớ đã gặp nhiều cô gái ngoan ngoãn, biết điều rồi. Họ biết điều là vì chưa có ai yêu chiều họ bao giờ, biết điều là phép tắc sinh tồn của họ.”

Tôi cười hỏi cậu ấy:

“Thế cậu thích cô gái biết điều hay cô gái tùy hứng?”

Gia Lạc trả lời cậu ấy thích những cô ấy không quá biết điều.

Tôi nhìn cậu ấy với vẻ hoài nghi:

“Sao lại thế, tớ tưởng đàn ông đều thích phụ nữ biết điều?”

Gia Lạc nói với tôi, cậu ấy chỉ mong được phụ nữ biết điều ở một số trường hợp đặc biệt là được, những lúc khác thì không cần.

Để chứng minh bản thân không phải một chàng trai khác thường, Gia Lạc nêu cho tôi rất nhiều ví dụ. Ví dụ như Diêu Mộc Lan trong Kinh Hoa Yên Vân, tài năng xuất chúng, dịu dàng hiền hậu, vun vén cho gia đình, là một phụ nữ hào phóng khéo léo. Ai lấy được cô ấy đúng là có phúc ba đời, nhưng người chồng đối xử với cô ấy thế nào?

Dù trong sách có xây dựng Diêu Mộc Lan xuất sắc tới đâu, được người ngoài kính nể ra sao, cũng không thể thay đổi được số phận hẩm hiu của cô ấy trong hôn nhân.

Trương Ái Linh cũng vậy. Vì yêu Hồ Lan Thành, Trương Ái Linh hạ thấp mình đến không thể thấp hơn, nhưng cuối cùng Hồ Lan Thành vẫn phản bội cô ta. Phượng Chí nữa, biết điều vô cùng.

Thế nhưng, trái tim của đàn ông vẫn không thuộc về những người ấy. Dù bọn họ có ngoan ngoãn, biết điều tới đâu thì những gì họ trải qua cũng đang nói cho chúng ta rằng: Phụ nữ quá biết điều sẽ không có kết cục tốt.”

Gia Lạc nói đây là bản tính con người. Bản tính con người là một thứ rất lạ lùng, không tuân theo bất cứ đạo lý gì. Cậu ấy hỏi tôi:

“Ở nhà cậu có nấu cơm không?”

Tôi đáp rằng gần như không bao giờ, thi thoảng mới nấu một bữa. Cậu ấy hỏi tôi:

“Vậy những dịp hiếm hoi cậu xuống bếp, chồng cậu có phản ứng thế nào?”

Tôi đáp:

“Vô cùng vui vẻ, khen không dứt lời.”

Gia Lạc thở dài:

“Cậu biết không? Có biết bao người vợ luôn bận rộn lo toan một ngày ba bữa cho gia đình, nhưng chẳng có ai cảm kích. Chưa kể, hôm nào không nấu hoặc nấu không ngon còn bị chỉ trích. Một việc diễn ra hàng ngày, nếu chỉ đôi lúc không làm, thì mọi nỗ lực trước kia đều là công cốc; nhưng chẳng mấy khi làm, thi thoảng làm một lần, ông xã liền vô cùng mừng rỡ.”

Tôi bỗng tỉnh ngộ. Kỳ vọng của mỗi người đều không giống nhau. Phụ nữ biết điều sẽ nâng kỳ vọng của người khác về bản thân cô ta lên rất cao, nhưng phụ nữ không biết điều sẽ hạ thấp kỳ vọng của người khác về mình xuống. Đây chính là bản tính con người.

Chồng nói tan tầm có hẹn với đồng nghiệp, không về nhà ăn cơm. Vợ thoáng liền tháng ngày trên lịch, trên đó có một vòng tròn, hôm nay là sinh nhật cô ấy. Nhưng người vợ vẫn dịu dàng nói:

“Được rồi, anh uống ít thôi nhé.”

Chồng đề nghị, hôm nay chúng ta đi xem phim nhé. Vợ vốn đi tập yoga, nhưng thấy chồng tỏ vẻ không vui, bèn vội nói, thôi chúng mình đi xem phim!

Thoạt nhìn, người phụ nữ như vậy cực kỳ ngoan ngoãn, biết điều; nhưng lâu dần, đàn ông sẽ không còn tôn trọng, cũng không quan tâm tới cô ấy nữa. Bởi vì phụ nữ quá biết điều, nên một khi gặp chuyện, đàn ông nhất định sẽ để phụ nữ chịu thiệt trước; bởi vì cô ấy đã hi sinh quen rồi, cũng không bao giờ phản kháng, dù trong lòng không vui nhưng đàn ông đâu có biết được.

Bạn hạ thấp mình như vậy mà còn mong đàn ông trân trọng mình ư? Dù sao trên thế gian này cũng ko có nhiều đàn ông chín chắn và biết trân trọng.

Nhưng tệ nhất chính là khi phụ nữ nhận ra mình đã quá biết điều. Trong lòng cô ấy cũng không vui. Chẳng qua người phụ nữ ấy kiềm chế nhu cầu của chính mình để thỏa mãn nhu cầu của đàn ông, hi vọng nhờ điều đó mà lấy được niềm vui của đàn ông.

Thế nhưng đàn ông lại coi mọi thứ như lẽ đương nhiên từ lâu. Anh ta chẳng hề cảm kích. Vốn dĩ phụ nữ biết điều với hi vọng đàn ông có thể cảm động trước tình cảm của mình, quý trọng điểm tốt này; nhưng kỳ vọng không được như mong đợi, sao họ có thể vui vẻ được đây?

Bởi thế phụ nữ tuyệt đối đừng quá biết điều, không cần chuyện gì cũng làm vì đối phương, thỏa hiệp mọi thứ vì đối phương, không làm phiền đàn ông. Phụ nữ nghĩ mình rất ngoan ngoãn nghe lời, nhưng từ góc độ của đàn ông, anh ta sẽ không tìm được cảm giác về sự tồn tại của mình, cũng sẽ không biết anh ta có tác dụng gì với bạn, bởi vì bạn có thể tự lo liệu mọi thứ cho mình.

Lúc cần được đưa đón, hãy cứ để anh ta đưa đón; lúc cần được giúp đỡ, hãy cứ để anh ta giúp đỡ.

Đương nhiên, tôi không khuyến khích gây sự vô cớ. Nếu bạn cố ý làm khó đàn ông trong một số trường hợp thì chắc là EQ của bạn quá thấp. Biết chừng mực mới là khởi nguồn để bạn tùy hứng.

Tôi không quấy rầy ông xã khi anh ấy đang làm việc, nhưng nếu anh ấy đang lướt Weixin thì tôi sẽ không tốt tính như vậy. Thường thì tôi sẽ quấn lấy anh ấy. Nếu anh ấy vừa xem di động vừa trả lời một cách qua a, tôi sẽ rầu rĩ nói:

“Anh mà không để ý đến em thì em sẽ nổi giận đấy.”

Ông xã tôi nghe vậy chắc chắn sẽ ngoan ngoãn buông điện thoại xuống, ôm lấy tôi dỗ dành:

“Đừng giận, đừng giận mà.”

Đây chính là đạo lý:

“Nhỏ thì vui vẻ, lớn thì hại thân.”
 

Tuyết Dương

Shiga Haruki
Tham gia
10/5/20
Bài viết
1,774
Điểm cảm xúc
3,367
Điểm
113
Chương 35: Đừng Mượn Danh Tình Yêu Để Trục Lợi

Gần đây bài viết: “ Đàn ông không chịu chi tiền vì bạn chứng tỏ điều gì?” được chia sẻ rất nhiều trên blog bạn bè của tôi.

Quan điểm chính của bài viết là: Một người đàn ông không chịu chi tiền vì bạn thì chắc chắn là anh ta không yêu bạn. Quan điểm này được rất nhiều chị em phụ nữ tán đồng, vô số người chia sẻ về trang cá nhân của mình.

Ý đồ chia sẻ rất rõ ràng: Một, nói với những người phụ nữ quanh mình rằng, người đàn ông không chịu chi tiền vì bạn vốn không hề yêu bạn, mau bỏ quách anh ta đi.

Hai, nói với những người đàn ông quanh mình rằng, nhất định phải chi tiền vì phụ nữ, dù sao phụ nữ thời này cũng không dễ dụ như ngày xưa đâu.

Nói thực, ban đầu tôi cũng tán thành quan điểm này, đương nhiên tới giờ tôi vẫn tán thành vì tôi đã được trải nghiệm nó trong cuộc sống thực tế rồi. Bạn bè tôi đều biết, tôi tiêu tiền không hề tiết kiệm, mỗi lần ông xã muốn tặng quà cho tôi, tôi đều không quan tâm tới giá thành mà chỉ chọn thứ mình thích, mà thường thì chúng đều rất đắt. Tôi không nghĩ mình là người ham giàu, tôi làm vậy chỉ vì muốn thấy anh ấy dám chi bao nhiêu vì tôi.

Nhưng thấy nhiều cô bạn chia sẻ bài viết ấy như vậy, tôi cũng thử đặt trường hợp của mình vào đó, lại bỗng có cảm giác như mọi thứ trở nên quá đà.

Ví dụ, không thể lấy người đàn ông để bạn phải thanh toán tiền ăn, không thể tha thứ cho người đàn ông quên ngày kỷ niệm, và đàn ông không chịu tặng quà chắc chắn là người keo kiệt.

Lý do rất đơn giản: Đi ăn mà để phụ nữ thanh toán thì không xấu hổ sao? Đến mua quà cũng tiếc tiền thì còn yêu đương gì nữa? Phụ nữ thấy đây là chuyện đương nhiên. Ai bảo anh là đàn ông? Là đàn ông thì nhất định phải hào phóng.

Thật lòng mà nói, tôi không thích đàn ông keo kiệt. Những người keo kiệt luôn khiến người khác thấy khó chịu, như thể anh ta không xứng làm đàn ông vậy. Chuyện tiêu tiền có hào phóng hay không, dường như đã trở thành một đặc điểm để xét xem một người đàn ông có khí phách của phái mạnh hay không.

Tôi quen một người đàn ông – trong mắt người đời – anh ta chắc chắn là một người keo kiệt. Mua đồ thì phải săn sale, đi siêu thị cũng phải tìm hàng giảm giá, tính toán chi li từng đồng, bình thường chẳng mấy khi mời mọc ai ăn cơm. Nhiều phụ nữ thầm rỉ tai nhau: Đừng bao giờ yêu người như vậy, keo kiệt tới phát sợ.

Nhưng một ngày nọ, trò chuyện với anh ta, tôi bỗng thấy thông cảm.

Anh ta nói với tôi: “Có lẽ mọi người đều nghĩ tôi keo kiệt, nhưng lương tháng của tôi chỉ khoảng năm ngàn tệ. Cha mẹ tôi cũng xem như có thể tự lo cho họ.

Tôi muốn sống được ở thành phố này thì phải dựa vào chính mình. Tôi còn phải mua nhà để lấy vợ sinh con, thế nên nhất định phải tính toán chi ly, đã vậy rồi thì lấy đâu ra tiền mà hào phóng nữa.”

Bởi thế, anh ta vẫn keo kiệt như trước,nhưng trong khi rất nhiều người vẫn sống chẳng ra đâu vào đâu, thì anh ta đã mua được một căn hộ nhỏ ở khu phố khá đẹp.

Tôi bỗng nhận ra, tuy người đàn ông này rất ít khi thiết đãi người khác, nhưng anh ta cũng chưa từng để ai phải thiết đãi mình. Thỉnh thoảng, mọi người họp mặt gọi đến, biết mình không thể mời lại nên anh ta rất ít khi tham gia, cũng không lợi dụng người khác.

Tuy không hào phóng với đồng nghiệp nhưng nếu có chuyện gì cần giúp đỡ, anh ta cũng giúp hết lòng hết dạ. Đôi khi, anh ta cũng mua cà phê cho người khác, còn mình thì chỉ uống nước lọc. Với tôi, một người đàn ông “keo kiệt” như vậy cũng không quá đáng ghét, phải không?

Thậm chí, tôi nghĩ anh ta còn là một người chồng không tồi trong tương lai. Chỉ cần không có nhu cầu vật chất quá lớn thì anh ta sẵn lòng sống yên ổn với vợ mình tới hết đời.

Những kẻ mà chúng ta cho là keo kiệt, hẳn là loại đàn ông sẵn sàng mua cho mình một đôi giày bốn ngàn tệ, nhưng lại không chịu mua cho vợ một chiếc váy bốn trăm tệ. Nếu anh ta hào phóng với bạn đời hơn là với bản thân, vậy thì không thể xem anh ta là một người keo kiệt.

Một cô bạn inbox hỏi tôi, cô ấy đang qua lại với một người đàn ông khá được, nhưng hình như anh ta hơi keo kiệt, bình thường toàn tặng quà nhỏ. Không lẽ anh ta không yêu cô ấy?

Tôi hỏi cô ấy quen người đàn ông này bao lâu, cô ấy đáp là một tháng. Mới qua lại một tháng, bảo có yêu hay không cũng còn quá sớm.

Có những cô gái vừa quen chưa lâu đã tìm mọi cách để đàn ông phải tặng túi, tặng xe, hơn nữa còn không thấy được rằng hành vi và yêu cầu này có chút không ổn. Họ lấy danh nghĩa rằng đây à biện pháp thử thách đàn ông trực tiếp và hữu hiệu nhất.

Tôi có một cậu bạn, quen một cô gái rất dễ thương. Cậu ấy định tìm hiểu người bạn gái này một thời gian rồi tiến tới hôn nhân. Một hôm, hai người đi dạo phố, cô gái kia thích một chiếc vòng Cartier, tỏ ý muốn cậu bạn tôi mua cho mình. Nếu không mua thì tức là không yêu cô ấy, không vượt qua thử thách của cô ấy.

Sau đó, cậu bạn nói với tôi, chỉ cần quan hệ hai người phát triển tới giai đoạn ổn định thì cậu ấy nhất định sẽ mua vòng cho cô gái kia. Nhưng lúc đó thấy cô ấy tỏ ra chuyện này là lẽ đương nhiên, cậu ấy liền lập tức bỏ qua cô gái đó.

Từ đấy, bạn tôi bắt đầu lạnh nhạt với đối phương. Đương nhiên, cô gái kia không chịu, mấy lần tới tìm gặp cậu ấy hỏi nguyên do cho bằng được.

Bạn tôi bèn nói thật, cô gái kia rất tức tối, lúc yêu thì đàn ông chi tiền là chuyện hiển nhiên, không phải sao?

Bạn tôi giận dữ vô cùng, hỏi ngược lại cô ấy: “Nếu tôi bỏ ra vật chất tiền tài thì em bỏ ra thứ gì?”

Cô gái kia lại thản nhiên đáp: “Tôi bỏ ra thanh xuân. Thanh xuân của tôi là vô giá.”

Bạn tôi thất vọng lắc đầu: “Phải rồi, thanh xuân của em là vô giá, thế nên tôi không mua nổi,em tìm người khác mua đi!”

Thanh xuân là vô giá bởi vì không thể mang nó ra để mua bán. Một khi tiến hành mua bán thì dù đồ vật có đắt tới đâu cũng sẽ có giá cả. Phụ nữ đính giá cả lên người mình, thực ra là một kiểu tự hạ thấp bản thân. Đừng nghĩ yêu đàn ông thì bạn sẽ đánh mất thanh xuân, đối phương chắc chắn phải chịu trách nhiệm với bạn. Bạn phải tự chịu trách nhiệm về thanh xuân của mình, vì dù bạn không yêu bất kỳ ai thì bạn cũng sẽ già đi. Thanh xuân trôi qua là quy luật của tự nhiên, không phải lỗi của đàn ông.

Chồng tôi từng hỏi tôi một vấn đề: “Nếu lúc trước anh không có tiền liệu em có lấy anh không?”

Tôi đáp: “Không. Nếu anh không có tiền thì sẽ không còn là kiểu người mà em thích nữa.”

Chồng tôi không nói gì, song tôi có thể nhận ra anh ấy khá mất hứng. Dù sao cũng không người đàn ông nào thích vợ mình bày tỏ rằng nếu lúc trước mình không có tiền thì cô ấy sẽ không lấy mình. Đàn ông không tiền sợ bản thân không có thứ đáng để phụ nữ thèm khát, đàn ông có tiền lại sợ phụ nữ chỉ thèm khát tiền của mình. Đây là sự kỳ diệu của bản tính con người.

“Nhưng nếu bây giờ anh không có tiền, em sẽ cùng anh gây dựng sự nghiệp, hoặc cùng anh sống tằn tiện tiết kiệm.” Tôi nghiêm túc nói với anh ấy.

Tôi từng cẩn thận nghĩ rằng, nếu chồng mình sa sút thì tôi sẽ làn thế nào? Dù con người cũng có lúc này lúc kia, lên lên xuống xuống là lẽ thường tình; nhưng liệu khi đó tôi có rời bỏ người đàn ông bên mình không? Thậm chí, tôi còn từng mơ thấy chồng tôi đột nhiên làm ăn sa sút, yêu cầu tôi rời xa anh ấy, nhưng tôi kiên quyết không đồng ý, khăng khăng muốn ở bên anh. Tuy chỉ là mơ nhưng suy nghĩ trong mơ lại cực kỳ chân thực.

Ngày xưa, nếu chồng tôi không có tiền, tôi sẽ không lấy anh ấy, bởi vì đã không yêu thì sao tôi phải làm khổ chính mình? Nhưng giờ nếu anh ấy không có tiền, tôi vẫn sẽ ở bên anh đến cuối đời, bởi chúng tôi yêu nhau tha thiết và sâu sắc, thế nên mọi vật chất đều không còn quan trọng nữa. Dù phải chịu khổ thì cũng cam tâm tình nguyện.

Đàn ông cũng vậy. Nếu vừa mới quen đã chi tiền như nước, thì hoặc là quá thừa tiền, hoặc là do anh ta còn chưa chín chắn. Đàn ông chín chắn nhất định sẽ ước lượng xem – người phụ nữ này có đáng để anh ta tiêu tiền hay không, đáng để bản thân tiêu bao nhiêu tiền, bởi vì khi đó anh ta còn chưa yêu cô ấy.

Khi một người đàn ông đã yêu một người phụ nữ tha thiết, đừng nói là tiền, thời gian, sức lực, thậm chí sinh mạng, anh ta cũng sẵn sàng hi sinh vì cô ấy. Chẳng qua có quá nhiều phụ nữ đảo lộn trình tự này, họ luôn cho rằng đàn ông sẵn lòng tiêu tiền thì mới là yêu.

Thế nhưng khi bạn có được trái tim một người đàn ông, mọi thứ của anh ta đều thuộc về bạn.

Khi đàn ông chỉ trích phụ nữ ham tiền hám của, chỉ nghĩ tới lợi ích, thì trước hết hãy ngẫm lại, vì sao cô ấy phải chịu khổ cùng anh, anh đã đủ yêu cô ấy chưa?

Khi phụ nữ chỉ trích đàn ông keo kiệt, hẹp hòi, vắt cổ chày ra nước thì cũng xin ngẫm lại, vì sao anh ta phải ném tiền qua cửa sổ vì bạn, bạn có khiến anh ta cảm thấy xứng đáng không?

Dù là đàn ông hay phụ nữ, cả hai đều phải cho đi mới mong nhận lại. Anh tặng tôi một đời phồn hoa, tôi bên anh một đời chìm nổi.
 

Tuyết Dương

Shiga Haruki
Tham gia
10/5/20
Bài viết
1,774
Điểm cảm xúc
3,367
Điểm
113
Chương 36: Hại Người Hại Mình

Bạn tôi thường than thở là tiền lương của cô ấy quá thấp, lãnh đạo lại chẳng được cái nết gì. Nếu biết tôi muốn đi dạo phố hoặc đi công chuyện, nhất định cô ấy sẽ tìm mọi cách để trốn việc ra ngoài. Tôi từng nhắc cô ấy rất nhiều lần là không nên làm như vậy, đã đi làm thì phải làm cho tử tế.

Nhưng cô ấy hoàn toàn không nghe tôi. Lý do là lương đã thấp, lãnh đạo còn không ưa mình, cố gắng để làm chi? Dù có bị đuổi việc thì cũng chẳng sao cả, việc lương cao thì mới khó tìm, chứ loại việc này kiếm đâu chẳng được? Biết đâu lại có ngày cô ấy nổi hứng, xin nghỉ việc trước ấy chứ!

Trong cuộc sống, có không ít người giữ thái độ như vậy đối với công việc. Nếu lãnh đạo tốt với mình hơn chút, đãi ngộ cao hơn chút thì thái độ làm việc sẽ chăm chỉ hơn chút; ngược lại, chúng ta làm việc qua loa đối phó, vì chỉ có thế thì bản thân mới cảm thấy không chịu thiệt. Tư tưởng này được rất nhiều người tán đồng, nổi tiếng nhất là cách nói: Anh chỉ trả lương cho tôi có 3000 tệ mà đòi tôi làm lượng công việc của 8000 tệ? Không thể để cho lãnh đạo công ty bóc lột tôi, tưởng tôi là đồ ngốc chắc?

Tất cả những người có tư tưởng ấy nên đọc câu chuyện dưới đây.

Một cây táo tới kỳ ra quả. Năm đầu tiên, nó ra 10 quả táo, 9 quả bị hái đi, nó còn lại 1 quả. Cây táo rất bất bình với chuyện này, bèn tự cắt nguồn sống, từ chối lớn lên. Năm thứ hai, nó ra 5 quả táo, 4 quả bị hái đi, nó còn lại 1 quả. ” Ha ha, năm ngoái mình chỉ lấy được 10%, mà năm nay lấy được những 20%. Thắng to rồi, thắng to rồi!” Cây táo thấy rất vui vẻ.

Nhưng thực ra nó có thể làm thế này: Tiếp tục lớn lên. Ví dụ, năm thứ hai nó cho ra 100 quả, bị hái đi 90 quả, nhưng nó vẫn còn 10 quả. Rất có thể nó sẽ bị hái đi 99 quả, bản thân chỉ còn 1 quả. Nhưng không sao, nó còn có thể tiếp tục lớn lên, năm thứ ba nó sẽ ra 1000 quả,…

Kỳ thực, việc cây táo ra bao nhiêu quả không hề quan trọng. Quan trọng nhất là cây táo đang dần lớn lên! Tới khi trở thành một cây đại thụ che trời, những thứ từng ngăn cản nó lớn lên đã trở nên yếu ớt tới mức có thể lãng quên được rồi. Thực ra, việc nhận được bao nhiêu thành quả không quá quan trọng, quan trọng nhất là lớn lên, là trưởng thành.

Câu chuyện này nói về một điều khá tương tự với bài viết “Tư tưởng đó đã hại bao nhiêu phụ nữ rồi?”. Điểm khác là bài viết kia nhắc tới việc con người không muốn trưởng thành trong hôn nhân, còn câu chuyện này đều cập tới việc con người không muốn trưởng thành trong công việc.

Ngày trước, khi còn đi làm, công ty tôi tuyển hai thực tập sinh, một người là Tiểu Dự, người còn lại là Tiểu Trừng. Lúc mới vào làm, cả hai đều rất hăng hái và nhiệt tình, nhưng không may hai người lại bị chuyển tới một bộ phận mà tất cả nhân viên đều không thích. Bởi vì lãnh đạo của bộ phận đó rất độc tài, lại thích cướp công của cấp dưới.

Không lâu sau, Tiểu Trừng đã nắm được mạch ngầm chính của bộ phận này, cũng học được cách đối phó với lãnh đạo, việc nào trốn được thì trốn, không trốn được thì làm qua loa cho xong. Tiểu Trừng mau chóng hòa nhập với các đồng nghiệp khác.

Nhưng Tiểu Dự thì không hề bị những thứ đó ảnh hưởng. Sáng nào cậu ấy cũng tới văn phòng sớm nhất, mở cửa sổ, thay bình lọc nước, tan ca về muộn nhất, đóng cửa sổ. Lúc lãnh đạo có việc cần bàn giao, người khác đều từ chối, chỉ riêng cậu ấy là lập tức nhận việc, một mình tăng ca làm cho xong. Những hành động này của Tiểu Dự không khiến người trong bộ phận quý mến cậu ấy; trái lại, hầu như tất cả đều không ưa Tiểu Dự, cho rằng một mình cậu ấy chăm chỉ, khiến người khác trông có vẻ lười biếng, nhởn nhơ.

Thế là họ vừa uống nước lọc mà Tiểu Dự bê về, vừa thầm mắng cậu ấy là đồ nịnh hót. Lãnh đạo cũng không ngốc. Anh ta biết Tiểu Dự là cấp dưới chăm chỉ và nghe lời nhất, nên việc gì cũng giao cho cậu ấy, vì thế Tiểu Dự là người bận rộn nhất trong bộ phận.

Dù vậy, lãnh đạo cũng chẳng hề ưu ái Tiểu Dự, các bản báo cáo mà cậu ấy thức đêm để hoàn thành, hôm sau đều do lãnh đạo thong thả trình bày; khi Tiểu Dự gần như một mình hoàn thành hạng mục, thì trong hội nghị người được biểu dương luôn là lãnh đạo mà không phải cậu ấy; vào đợt thăng chức tăng lương, Tiểu Dự cũng chỉ ở hàng thường thường bậc trung trong bộ phận.

Bởi vì tuy những người khác không chăm chỉ làm việc, nhưng họ ở trong công ty từ lâu, còn Tiểu Dự lại là người dễ ức hiếp nhất.

Thỉnh thoảng, tôi không kìm lòng được mà hỏi Tiểu Dự, vì sao cậu không nghĩ cho bản thân mình? Tôi tưởng sẽ phải nghe than thở về lãnh đạo, ngờ đâu cậu ấy chỉ nói một câu mà tới giờ tôi vẫn khó có thể quên được:

“Em biết chị thấy lãnh đạo đối xử với em quá bất công, nhưng anh ta cho em rất nhiều cơ hội để học tập. Em dám khẳng định là hiện giờ, ở bộ phận này, không có ai hiểu rõ cách thức vận hành của tổ chức hơn em.”

Mấy năm sau, công ty thấy bộ phận ấy luôn là nơi có hiệu quả công tác thấp nhất, bèn quyết định thay máu lãnh đạo. Khi lãnh đạo cấp cao xuống thị sát, họ ngạc nhiên phát hiện, hóa ra trong bộ phận còn có một người như Tiểu Dự – cậu ấy hiểu rõ bộ phận này hơn cả lãnh đạo, cũng biết vấn đề chính nằm ở đâu.

Lúc đó, đoàn lãnh đạo cấp cao đề xuất việc đề bạt lãnh đạo trẻ. Sau nhiều cuộc họp, họ quyết định để Tiểu Dự tạm thời quản lý bộ phận, nếu Tiểu Dự đảm nhiệm tốt thì cậu ấy sẽ được bổ nhiệm chính thức, còn nếu Tiểu Dự không làm được thì công ty sẽ tuyển người khác.

Không còn bị lãnh đạo cản đường, Tiểu Dự mạnh dạn đưa ra nhiều chính sách mới, loại bỏ những thói xấu cũ, nhận được sự khen ngợi từ toàn thể lãnh đạo cấp cao. Thời gian thử việc chưa kết thúc Tiểu Dự đã được chính thức bổ nhiệm thành quản lý. Trong bộ ngành vốn có nhiều người không chịu nghe theo quyết định của công ty, nhưng nhìn theo hướng phát triển, cũng phải dần thay đổi thái độ.

Tôi rất mừng cho Tiểu Dự, nhưng vẫn hỏi cậu ấy một vấn đề: Nếu lần này công ty không chuyển lãnh đạo cũ đi, thì liệu cậu ấy còn chấp nhận đãi ngộ bất công như thế không?

Tiểu Dự thành thật nói, thực ra cậu ấy đã có ý định xin nghỉ việc rồi. Mấy năm qua, Tiểu Dự đã học được những thứ mà cậu ấy muốn học, hoàn toàn có thể đảm nhiệm được công việc yêu cầu cao hơn. Cậu ấy bày tỏ chân thành: “Trong mấy năm đầu đi làm, em vốn không quan tâm tới việc mình sẽ nhận được bao nhiêu lương, em chỉ muốn học tập thêm nhiều thứ để sau này còn cần dùng đến.”

Một người có tư tưởng như vậy, khi bước trên đường đời của mình, thì dù tạm thời có gặp khó khăn cũng sẽ không ảnh hưởng tới sự trưởng thành của cậu ấy, thậm chí còn trở hoàn cảnh tốt nhất thúc đẩy cậu ấy trưởng thành.

Tuy nhiên, trong chúng ta có bao nhiêu người ngộ ra điều này? Kể cả tôi cũng vậy, phải trải qua rất nhiều chuyện tôi mới có thể hiểu thấu đạo lý ấy.

Từng có vị biên tập mở một chuyên mục, hi vọng tôi giúp chị ấy viết bài. Vì quan hệ khá tốt nên tôi cũng vui vẻ đồng ý.

Sau bữa tối, tôi liền nhốt mình trong phòng làm nhiệm vụ này. Sau khoảng nửa tiếng, tôi đi ra. Ông xã thuận miệng hỏi: “Nhanh vậy à?”

Tôi đáp: “Giúp một chút thôi mà, tàm tạm là được rồi.”

Ông xã bèn nhắc nhở: “Tuy nói là giúp đỡ nhưng tên tác giả bài viết vẫn là em, nếu em làm qua loa thì em đang bôi nhọ cái tên của chính mình đấy.”

Tôi lập tức tỉnh ngộ, vội về phòng xóa bài viết cũ đi, xây dựng lại ý tưởng, sau đó tập trung sáng tác, tới hai giờ sáng mới hoàn thành. Về sau, chị biên tập kia nói với tôi, chị ấy mời vài người viết bài giúp mình, nhưng nhận ra tôi là người viết nghiêm túc nhất. Thế là từ đó chúng tôi trở thành những người bạn tri kỷ.

Sau chuyện này, tôi bắt đầu kiểm điểm lại bản thân. Những việc tôi đang làm là vì người khác hay vì chính bản thân tôi? Sau khi hiểu thấu điều đó, tôi không bao giờ làm bất cứ chuyện gì một cách qua loa nữa.

Khi sự cho đi không được đền đáp tương xứng, chúng ta sẽ oán hận, buồn phiền, căm phẫn, cuối cùng quyết định không nhiệt tình cố gắng như trước nữa, nhằm trừng phạt những người không báo đáp xứng đáng cho chúng ta. Tuy tưởng rằng mình đang trừng phạt đối phương, lại không hề hay biết thực ra chúng ta đang trừng phạt chính mình. Lý do khiến nhiều người mắc sai lầm này, là bởi vì mỗi người chỉ tính toán cái được cái mất nhất thời, mà quên đi điều gì mới là quan trọng nhất.

Không phải vì được nhận lại nên chúng ta mới cho đi, mà chúng ta phải cho đi thì mới được nhận lại.
 

Tuyết Dương

Shiga Haruki
Tham gia
10/5/20
Bài viết
1,774
Điểm cảm xúc
3,367
Điểm
113

Chương 37: Hôn nhân không phải nhu yếu phẩm


Chồng tôi thường hỏi một vấn đề, nếu không gặp được anh ấy thì tôi sẽ kết hôn với ai. Tôi đáp: “Nếu không gặp được anh thì rất có thể em sẽ độc thân cả đời.”

Câu này chắc chắn không phải là lời dỗ ngọt, bởi vì trước khi kết hôn, tôi thực sự nghĩ mình sẽ độc thân cả đời. Nhưng tôi cũng không cảm thấy đó là một chuyện đáng sợ.

Nhiều năm trước, cô bạn thân Đương Đương đã tán gẫu với tôi về đề tài này rồi. Thời điểm ấy chúng tôi đều đang độc thân.

Tôi nói với cô ấy:

“Nếu tớ không tìm được nửa kia như ý, tớ sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới, kết bạn với dăm ba người cùng chung chí hướng. Sau ba mươi lăm tuổi, tớ sẽ cố gắng gây dựng sự nghiệp của mình. Khi kiếm đủ tiền dưỡng già, tớ sẽ tìm một viện dưỡng lão đẳng cấp năm sao để ở. Hàng ngày chơi mạt chượt, chuyện trò với cụ ông cụ bà ở đó. Cuộc sống sẽ không hề cô độc. Nếu tới cuối đời mà vẫn chưa tiêu hết tiền thì tớ sẽ quyên góp cho trẻ em vùng cao.”

Đương Đương đáp:

“Ôi, tớ ủng hộ cậu. Nhưng nếu cậu tìm được nửa kia thì tớ cũng sẽ chúc phúc cho cậu. Bạn thân của tớ không thể rơi vào tay một kẻ không biết quý trọng được.”

Về điểm này, quan điểm của tôi và Đài Loan cực kỳ giống nhau, thế nên chúng tôi mới trở thành bạn thân suốt nhiều năm.

Trong mắt tôi, điều đáng sợ nhất không phải độc thân, mà là sống hết đời với một người mình không yêu. Với tôi, chuyện đó không khác gì tự sát. Một cuộc hôn nhân như vậy sẽ phá hủy nhiệt huyết và lý tưởng của tôi với cuộc sống, thậm chí khiến tôi không còn hứng thú gì với cuộc đời nữa. Vậy hôn nhân kiểu này tồn tại để làm gì?

Trước đây, khi tôi đi làm, có quen một chị gái. Chị ấy rất tốt, nhiệt tình hào sảng, năng lực cũng rất mạnh, là đối tượng được công ty bồi dưỡng trọng điểm. Chỉ là gần bốn mươi tuổi mà vẫn chưa kết hôn. Còn một vị đồng nghiệp khác có hôn nhân không mấy hạnh phúc, thường xuyên than phiền chồng cô ấy kém cỏi thế này thế kia; nhưng khi nhắc tới chị đồng nghiệp nọ, cô ấy sẽ tỏ ra mình ưu việt hơn hẳn người ta, cho là dù hôn nhân không hạnh phúc thì ít nhất mình còn có chồng có con. Chỉ bằng điểm này thôi là đã vượt xa chị đồng nghiệp chưa kết hôn kia.

Tôi nghĩ ngược lại.

Chị gái chưa kết hôn kia có một cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Sau khi tan ca sẽ chạy bộ, chơi bóng, đọc sách… Thật vui vẻ, phong phú.

Cuối tuần lên xem blog của chị ấy, không phải là leo núi ngắm cảnh, thì cũng là nấu một bữa cơn thật thịnh soạn ở nhà. Chỉ cần nhìn blog ấy thôi cũng có thể nhận ra đây là một con người đầy sức sống. Hơn nữa, chị ấy chưa từng băn khoăn về vấn đề hôn nhân, dù có người hỏi cũng chỉ vui vẻ đáp:

“Duyên còn chưa tới, tôi cũng không làm gì được.”

Tôi vẫn thường nói, một trong những hành vi nông cạn nhất của phụ nữ là coi việc lấy chồng hoặc lấy được chồng tốt làm tiêu chuẩn đo lường thành công của mình và người khác. Nếu lấy hôn nhân của để đo lường thành công của một phụ nữ thì ít nhất cuộc hôn nhân ấy cũng phải là một cuộc hôn nhân đáng giá; còn khi chỉ đơn giản là lấy chồng, thì điều đó chẳng có gì đáng để kiêu ngạo.

Hầu hết các cô gái chần chừ không chịu lấy chồng, không phải vì ai thèm lấy, mà vì họ đặt kỳ vọng vào hôn nhân, họ luôn mong muốn tìm được nửa kia chính xác. Bởi kỳ vọng này mà họ không muốn buông xuôi chấp nhận. Không nhiều cô gái kiên trì sống là chính mình, có rất nhiều người sẽ thỏa hiệp với cha mẹ và sự soi mói của xã hội. Họ tưởng mình chỉ thỏa hiệp một lần, nhưng kết quả là họ lại thỏa hiệp cả đời.

Quanh tôi cũng có rất nhiều cô gái băn khoăn về hôn nhân. Rõ ràng mới khoảng hai mươi nhưng đã tự gọi mình là gái ế, thậm chí còn đặt mục tiêu cho bản thân, trước hai mươi lăm tuổi nhất định phải kết hôn. Dù thế nào cũng phải lấy được chồng, thế nên mới có nhiều phụ nữ chấp nhận chịu đựng giày vò trong hôn nhân như vậy.

Tôi luôn cho rằng, hôn nhân không quan trọng sớm muộn, mà quan trọng là gặp đúng người. Lưu Nhược Anh hơn bốn mươi mới tìm được người cô ấy muốn gả, sau khi kết hôn thì hạnh phúc tới mức làm người khác ghen tỵ. Nhà văn Thiết Ngưng năm mươi tuổi mới gặp được nửa kia, nhưng người ấy khiến Thiết Ngưng cảm thấy sự chờ đợi suốt nửa cuộc đời của mình hoàn toàn xứng đáng.

Một cuộc hôn nhân tốt chưa bao giờ là quá muộn, dù người ấy không xuất hiện cũng không sao cả. Giả sử lấy phải một người không thương yêu, không quý trọng, thậm chí còn làm tổn hại chúng ta, sống chung như vậy có tốt hơn sống một mình? Chúng ta sống trên cõi đời này đã chẳng dễ dàng, cớ sao phải lấy một người như thế để tự hành hạ bản thân?

Từng có cô gái hỏi tôi, tại sao bây giờ càng ngày càng ít đàn ông tốt, tôi đáp là vì phụ nữ sẵn lòng thỏa hiệp ngày càng nhiều. Người kém cỏi như vậy cũng vẫn có cô gái muốn lấy, thì sao phải cố gắng làm chi? Không cần thiết đúng không!

Nhưng điều khiến người ta khó chịu hơn cả chính là: Người dồn ép phụ nữ lại luôn là phụ nữ. Người luôn thúc giục con gái lấy chồng lại chính là mẹ ruột, người luôn soi mói con dâu lại chính là mẹ chồng, người làm khó dễ phụ nữ thường chính là một phụ nữ khác.

Mấy hôm trước, ở khu nhà mình, tôi nghe được một người mẹ nói với con gái:

“Đừng kén chọn nữa, mẹ thấy XX cũng không tồi đâu.”

Tôi thầm nghĩ, nếu con gái của bác thực sự thấy anh XX nó rất tốt, thì khỏi cần bác thúc giục, cô ấy sẽ tự động mặc váy cưới để lấy anh ta. Cô ấy không tình nguyện như vậy, đương nhiên là có những điểm khiến cô ấy không bằng lòng.

Tôi luôn thấy rất khó hiểu khi các bậc cha mẹ Á Đông thường được coi là những người sẵn sàng hi sinh vì con cái nhất, nhưng tại sao họ lại cố chấp trong vấn đề hôn nhân của con như vậy? Như thể trong mắt họ, chỉ cần con cái kết hôn thì trách nhiệm của họ đã hoàn thành.

Nhất là những người thúc ép con cái kết hôn, họ có từng nghĩ, thúc ép con trai/ con gái của mình như vậy, nếu như sau này con trai/ con gái mình không hạnh phúc thì sẽ như thế nào? Chỉ một câu:

“Tôi cũng vì muốn tốt cho thằng bé/ con bé” mà bất chấp, can thiệp vào quyền tự do lựa chọn của con cái, nhưng lại không chịu trách nhiệm cho hạnh phúc cả đời của con trai/ con gái mình.

Về điểm này, mẹ của Đương Đương là người mà tôi nể phục nhất. Đương Đương kết hôn năm ba mươi tuổi. Năm cô ấy hai mươi tám tuổi, bà cụ có nói:

“Cứ từ từ mà tìm, tìm được người ưng ý thì tốt, còn không tìm được thì thà ở vậy cả đời còn hơn.”

Có người dị nghị về tư tưởng này, bà cụ bèn bực dọc nói:

“Chẳng lẽ tôi phải ép con cái tôi hạ giá để bán tháo đi à?”

Tôi từng đưa ra một giả thiết khá khó tin, là nếu mọi phụ nữ trên thế gian đều không chịu thỏa hiệp, phải chăng tố chất của đàn ông sẽ tăng cao gấp đôi. Cũng chẳng còn cách nào khác, nếu không hoàn thiện bản thân thì sẽ không lấy được vợ. Dù sao phần lớn đàn ông đều muốn kết hôn.

Nếu coi hôn nhân như nhu yếu phẩm thì ắt sẽ hạ thấp chất lượng hôn nhân. Tựa như nhu yếu phẩm trong cuộc sống của chúng ta, vì thiết yếu nên nhất định phải có, nếu không có thứ tốt hoặc thiếu thốn một chút thì cũng có thể thay thế. Giống như nhà ở vậy, không có tiền mua nhà rộng rãi thoáng đãng thì cũng vẫn phải ở trong nhà ẩm ướt âm u, dù sao cũng không thể lang bạt đầu đường xó chợ được, đúng không?

Nhưng nếu là một món đồ trang sức, vậy chắc chắn là phải thích thì mới mua, nếu không thích thì nhất định sẽ từ từ tìm kiếm, tới lúc tìm được thì đương nhiên đó là món mà mình thích nhất.

Tôi nói hôn nhân không phải nhu yếu phẩm, nhưng cũng không có ý bài xích nó. Nếu gặp được một người chân thành, tốt đẹp, hết lòng vì ta thì đương nhiên ta sẽ đồng ý ở bên họ tới tận cuối đời. Song nếu gặp phải một người đàn ông chỉ biết nhận mà không biết cho, muốn phụ nữ phải hi sinh một mình, thì tại sao lại phải phó thác cuộc đời cho anh ta? Chúng ta đều là bảo bối trong lòng cha mẹ, cớ sao phải chà đạp chính mình?

Tôi nghĩ tư tưởng tiến bộ nhất của một phụ nữ là không đặt nặng vấn đề hôn nhân gia đình, không đối xử một cách tùy tiện với cuộc đời của mình, không để mình phụ thuộc vào người khác, thậm chí không quan tâm tới miệng lưỡi người đời. Đó là một cách sống phóng khoáng và không gò bó. Nếu như cặp được nửa kia, hãy bước đi cùng người ấy, nhưng nếu không gặp được, bước đi một mình cũng chẳng sao cả.
 

Tuyết Dương

Shiga Haruki
Tham gia
10/5/20
Bài viết
1,774
Điểm cảm xúc
3,367
Điểm
113

Chương 38: Chung thủy chỉ là yêu cầu tối thiểu trong hôn nhân

Có lần tôi cùng bạn đi dự một buổi họp mặt, bên cạnh tôi có một bác gái nói khá nhiều. Bác ấy biết bạn tôi còn độc thân thì nhiệt tình giới thiệu bạn trai cho cô ấy. Bạn tôi không từ chối được nên đành ngồi nghe bác ấy nói về người đàn ông kia.

Bác gái này nói người đó rất yên phận thủ thường. Vì đây là chuyện hạnh phúc cả đời của bạn tôi, nên tôi mong bác ấy giới thiệu thêm về các ưu điểm khác của đối phương. Bác ngẫm nghĩ một lát rồi chỉ nói: “Cậu ấy là người rất yên phận.”

Tôi suýt ngất xỉu, còn bác ấy nhìn tôi với vẻ khó hiểu: “Còn cần ưu điểm gì nữa? Đàn ông yên phận là nhất rồi, chỉ cần yên phận là không che vào đâu được.”

Trên đường về, tôi hỏi bạn mình, liệu cô ấy có định đi gặp người đàn ông yên phận kia không.

Bạn tôi nhìn trời cảm khái: “Yên phận tức là sau khi kết hôn, tỷ lệ ngoại tình của anh ta khá thấp. Nhưng chỉ cần không ngoại tình thì có thể xem như một người chồng tốt?”

Tôi thoáng nghĩ rồi đáp: “Chung thủy chủ là yêu cầu tối thiểu trong hôn nhân.”

Bạn tôi nhoẻn cười: “Cậu đúng là tri âm của tớ.”

Không biết từ bao giờ, chung thủy bỗng trở thành ân sủng lớn lao của đàn ông dành cho phụ nữ, như thể một người đàn ông chỉ cần chung thủy với vợ thì anh ta sẽ được coi như một người chồng tốt; làm phụ nữ phải biết đủ, phải cảm tạ ân đức của anh ta, không còn mong mỏi gì khác. Còn việc anh ta săn sóc, có bao dung, có chí tiến thủ hay không đều không quan trọng.

Một người họ hàng nghĩ tôi quen biết rộng, nên yêu cầu tôi giới thiệu bạn gái cho con trai bác ấy. Tôi khéo léo từ chối, nói không phù hợp. Bác ấy thấy rất khó tin:

“Sao lại không phù hợp? Con trai bác tốt lắm, vừa ngoan ngoãn vừa hay ở nhà, chắc chắn sẽ là một người chồng tốt. Bác dám cam đoan đời này nó sẽ không bao giờ ngoại tình, ai lấy được nó là có phúc ba đời đấy.”

Người mẹ nào cũng nghĩ con trai mình là người ưu tú nhất thiên hạ, tôi có thể thông cảm cho điều này. Nhưng khách quan mà nói, tôi không muốn giới thiệu là vì không muốn hại con gái nhà người ta. Con trai bác ấy đúng là rất ngoan ngoãn, bởi vì gần như không giao tiếp với bất kỳ ai, ngày ngày ở nhà chơi game, ngoài game và ăn cơm thì cậu ta chẳng có hứng thú gì khác, kể cả việc tìm bạn gái. Cậu ta thấy đời mình chỉ cần có game là đủ.

Bởi vậy, người họ hàng kia mới phải nhờ người giới thiệu bạn gái cho con mình. Theo biểu hiện của con trai bác ấy, tôi cũng tin cậu ta sẽ không ngoại tình. Nhưng một người suốt ngày cắm cúi vào game, hoàn toàn không quan tâm tới bạn gái thì có thể mang lại điều gì cho đối phương?

Nếu có người lấy cậu ta, tôi đã tưởng tượng được những tháng ngày sau khi kết hôn, cô ấy sẽ nhận lấy nhiệm vụ từ mẹ cậu ta, giặt quần áo, nấu cơm, chăm sóc cậu ta. Nhưng tôi nghĩ không cô gái nào muốn lấy chồng mà lại có thêm một đứa con trai lớn, đúng không?

Thực ra, xã hội ngày nay đã bớt khắt khe với phụ nữ hơn rất nhiều, nhưng tôi nhận ra rất nhiều chị em còn sống khổ hơn cả phụ nữ thời cổ đại.

Thời cổ đại, có lẽ phụ nữ không được tự do, nhưng phân công rất rõ ràng: Nam chủ ngoại, nữ chủ nội; hầu hết phụ nữ chỉ cần giúp chồng chăm con là được.

Có lẽ thời đó đàn ông không biết tôn trọng phụ nữ, nhưng họ hiểu việc gánh vác gia đình là trách nhiệm của đàn ông.

Song hiện tại, rất nhiều phụ nữ vừa phải kiếm tiền nuôi gia đình, vừa phải lo liệu việc nhà, còn vất vả hơn cả phụ nữ cổ đại, thế nhưng yêu cầu của bọn họ chỉ là: Chồng không ngoại tình.

Tôi từng tiếp xúc với một trường hợp thế này: Một chị vợ than thở với tôi rằng, chồng chị ấy nghiện rượu, ham mê bài bạc, số tiền anh ta kiếm được chẳng đủ để anh ta tiêu, thường xuyên uống rượu tới khuya, lúc say còn đập phá đồ đạc trong nhà.

Có hôm nửa đêm, chị và các con đã đi ngủ rồi, chồng chị ấy mới về, vừa vào đã cho vợ hai cái bạt tai. Phản kháng một chút, anh ta liền đạp chị ấy xuống giường. Lại có lần, tự nhiên chồng nhục mạ vợ. Vợ chỉ đáp lại một câu, đối phương liền lao vào bếp định dùng dao phay chém. Nếu không phải cha mẹ chồng dạy đúng lúc, liều mạng ngăn cản con trai họ thì không biết hậu quả sẽ thế nào.

Tôi nghe mà phát hoảng, hỏi chị ấy:

“Chồng chị đã như vậy rồi, sao chị không ly hôn với anh ta?”

Chị ngại ngùng nói:

“Tuy có nhiều tật xấu nhưng anh ấy không ngoại tình, dù sao cũng tốt hơn đám đàn ông suốt ngày lăng nhăng.”

Lúc đó, tôi thầm than trong lòng: Chị gái à, yêu cầu của chị đúng là quá thấp. Anh ta đánh chị chém chị, sinh mạng của chị đã bị uy hiếp rồi mà chị còn không muốn rời bỏ anh ta, chỉ vì anh ta không lăng nhăng bên ngoài.

Có lần tôi và ông xã cùng tán gẫu về đề tài này, anh ấy hỏi tôi anh có phải một người chồng tốt hay không.

Tôi đáp:

“Tự anh thấy thế nào?”

Chồng tôi trả lời cực kỳ tự tin, nói đó là điều đương nhiên.

Tôi đáp:

“Thế anh cho em biết anh tốt ở điểm nào đi.”

Anh ấy nói:

“Anh không lăng nhăng bên ngoài, em coi đi, bây giờ có bao nhiêu đàn ông ngoại tình, nhưng anh không hề, anh chỉ có một mình em.”

Lúc đó, tôi cũng đáp trả, nếu tôi không quan tâm tới anh ấy, chưa bao giờ chăm sóc anh ấy, cũng không bận tâm tới cảm nhận của anh ấy, nhưng tôi không ngoại tình, phải chăng tôi cũng là một người vợ tốt.

Chồng tôi nhất thời á khẩu.

Tôi luôn cho rằng, trong một cuộc hôn nhân, yêu cầu tối thiểu là phải chung thủy, nếu đến chung thủy còn không làm được thì cuộc hôn nhân này còn có ích gì?

Nhưng rất nhiều người lại coi chung thủy như yêu cầu cao nhất của hôn nhân. Tiêu chuẩn của họ với hôn nhân đúng là quá thấp. Chung thủy đương nhiên vô cùng quan trọng – nhưng sự quan tâm, tôn trọng, cùng trưởng thành trong hôn nhân cũng là những phẩm chất không thể thiếu, đúng không?

Có người hỏi tôi:

“Yêu cầu như vậy có phải là quá cao rồi không? Xã hội này có bao nhiêu người đàn ông làm được thế chứ?”

Nhưng tôi lại thấy yêu cầu ấy không hề cao. Hôn nhân cả đời dài như vậy, nếu đối phương không phải một người có thể sưởi ấm cho mình, thì làm sao mà sống tới hết đời được?

Thậm chí, tôi không quan tâm bao nhiêu đàn ông làm được như vậy, bởi vì chúng ta không cần lấy nhiều đàn ông, chúng ta chỉ cần tìm được một người phù hợp với yêu cầu mà thôi.

Cũng có người bất đắt dĩ nói với tôi, làm phụ nữ ai chẳng mong chồng mình đối tốt với mình, quan tâm săn sóc một chút, chỉ là số cô ấy không may mắn như vậy, đành nhượng bộ mà cầu mong thứ khác, chỉ cần anh ta không lăng nhăng bên ngoài là được.

Song quan điểm của tôi lại ngược lại. Nếu trong cuộc sống hằng ngày, một người đàn ông không quan tâm tới vợ, không chú trọng tới cảm nhận của vợ, thì sớm muộn gì anh ta cũng ngoại tình; bởi vì một khi gặp được người khiến anh ta động lòng, anh ta sẽ không nhớ ra trong nhà còn có một người vợ. Nhưng một người chồng quan tâm, lo lắng tới cảm nhận của vợ, tỷ lệ anh ta ngoại tình sẽ nhỏ hơn nhiều, bởi vì anh ta không muốn vợ mình thương tâm đau lòng.

Thế nên, tư tưởng “Đàn ông cư xử kém một chút cũng không sao, chỉ cần anh ta không lăng nhăng là được.” – đáng ra không nên tồn tại trên đời.
 

Tuyết Dương

Shiga Haruki
Tham gia
10/5/20
Bài viết
1,774
Điểm cảm xúc
3,367
Điểm
113

Chương 39: Khi quanh ta toàn ác ý


Cô bạn Q bi phẫn nói với tôi, cô ấy muốn xin nghỉ việc. Tôi rất ngạc nhiên, đang yên đang lành sao tự nhiên lại muốn nghỉ việc!

Q căm giận nói với tôi ngọn nguồn sự việc.

Năm ngoái, cô bắt đầu quan hệ yêu đương với một lãnh đạo trong công ty. Đối phương là người từng trải qua một cuộc hôn nhân thất bại. Vì sợ ảnh hưởng trong công ty không tốt, nên anh ta không tiết lộ chuyện mình đã ly hôn cho nhiều người, tới khi tiếp tục yêu Q thì mới công bố chuyện ly hôn.

Nhưng điều này mang lại cho Q rất nhiều phiền phức, khi mọi người biết họ đang yêu nhau thì tin đồn bắt đầu lan truyền với tốc độ chóng mặt, dồn dập chỉ thích Q phá hoại gia đình người khác.

Nhưng điều khiến Q giận dữ nhất chính là những tin đồn đó hoàn toàn không phải sự thật. Q thử giải thích với bọn họ, nhưng những người kia luôn vờ vịt nói:

“Đương nhiên là chúng tôi tin cô, cô đừng suy nghĩ nhiều.”

Thế nhưng lúc không có mặt Q,họ sẽ bàn tán hăng say hơn, thậm chí coi Q thành mục tiêu công kích mới.

Q nói với tôi:

“Cậu biết không? Việc anh ấy ly hôn chẳng liên quan gì đến tớ, thậm chí hồi trước tớ còn không biết tình hình hôn nhân của anh ấy thế nào. Tớ không ngờ lòng người lại độc ác như vậy. Những người không giao du với tớ bàn tàn thì thôi, đây còn toàn người có quan hệ tốt với tớ nữa chứ! Tớ không thể làm việc trong môi trường như vậy nữa, tớ muốn xin nghỉ việc.”

Q còn nói với tôi, cô ấy rất muốn tranh cãi một trận ra trò với những người này rồi mới nghỉ việc. Đặt mình vào vị trí của Q, tôi cực kỳ thông cảm cho cô ấy, nhưng làm vậy đâu có ích gì?

Tôi cổ vũ Q bằng lời của Kim Tinh:

“Hãy tập trung leo lên cao hơn. Lúc bạn hưởng thụ cảnh sắc tươi đẹp khi Mặt Trời mọc và Mặt Trời lặn trên đỉnh núi, bọn họ còn ở dưới chân núi chơi những trò vặt vãnh từ mười năm trước, vốn không thể làm tổn thương được bạn.”

Ai trong chúng tôi cũng có lúc bị hiểu lầm và công kích. Giải thích và đáp trả là bản năng của con người. Nhưng có lẽ chúng ta cũng từng gặp trường hợp “càng giải thích càng không ai tin”, thậm chí trong mắt người khác, đó còn là biểu hiện của sự chột dạ và ngụy biện.

Phản kích cũng vậy thôi.

Khi bạn trút giận xong sẽ thấy lòng rất hả hê, nhưng bạn không biết rằng đối phương còn hả hê hơn bạn, bởi vì cuối cùng bạn cũng hồi đáp rồi, vậy là mọi người sẽ cùng nhau diễn vở kịch này, thật là đặc sắc! Bạn sẽ mau chóng nhận ra, vì sự phản kích của mình mà bạn còn phải nhận thêm nhiều công kích hơn, trước sau trái phải bốn phương tám hướng chỗ nào cũng có.

Bạn không biết phải làm thế nào, khóc không ra nước mắt, nhưng đối phương sẽ càng thêm hưng phấn.

Bởi vậy, giải thích và phản kích chưa bao giờ là cách thức hồi đáp tốt nhất. Chúng ta phải biết quý trọng thời gian, mỗi ngày chỉ có 24 giờ, không ai có tới 48 giờ hết. Nếu phí thời gian vào việc giải thích và phản kích, thì thà dùng thời gian ấy để hoàn thiện những thiếu sót của bản thân. Thời gian là kho báu quý giá nhất trên thế gian này, lãng phí nó vào những chuyện vô nghĩa là bạn đang khinh thường nó, cũng đang khinh thường chính cuộc đời mình.

Nhưng chúng ta nên thử nghĩ xem, tại sao những hiểu lầm và công kích ấy lại có thể tác động tới bạn?

Bạn để ý việc bị người thân hiểu lầm có thể là vì bạn quan tâm tới họ; nhưng trong cuộc sống, có rất nhiều kẻ hiểu lầm và công kích chẳng liên quan gì tới bạn hết, vậy sao bạn phải để ý tới những kẻ đó?

Câu trả lời chỉ có một: Nội tâm của bạn quá yếu đuối, bạn đứng ở một vị trí quá thấp.

Có câu thành ngữ “Bỏ đá xuống giếng” – nhưng nếu bạn không đứng trong giếng thì làm sao người ta bỏ đá xuống được?

Giả sử lúc này bạn đáng đứng trên cao, người ta có thể bê tảng đá quăng lên trời ư?

Nếu sự thật là vậy thì chỉ có một kết cục, ấy là những tảng đá đó sẽ không đập được vào người bạn, mà sẽ rơi trúng những kẻ đã tấn công kia.

Bạn thân yêu ơi, khi hiểu thấu điều này rồi, bạn còn muốn giải thích và phản kích nữa không? Đối mặt với hiểu lầm và công kích, chúng ta chỉ có thể làm hai việc:

Một, nỗ lực để bản thân trở nên mạnh mẽ hơn;

Hai, để thời gian chứng minh tất cả.

Với người sáng tác mà nói, hiểu lầm và công kích tồn tại ở khắp nơi. Quan điểm bất đồng, hoặc không thích xem cũng có thể trở thành lý do để công kích.

Ví dụ, câu chuyện do tôi sáng tác, có người thấy rất chân thực, thậm chí còn coi đó như trải nghiệm của chính tôi, nhưng nếu tôi viết tiểu dựa trên một câu chuyện có thực, sẽ có người thấy nó nhất định là giả. Thời tôi đăng Hôn nhân nhà giàu trên Tianya, mỗi tuần có hơn triệu lượt đọc, rất nhiều người yêu thích nhưng cũng có vô số người mắng chửi.

Sau đó, topic truyện ấy có hơn bốn triệu lượt đọc, lượt bình luận vượt quá mười ngàn, khen chê cũng ngày càng nhiều, nhưng tôi chưa từng đáp lại bất cứ ai. Lúc đó tôi chỉ nghĩ: Thời gian sáng tác còn không đủ, hơi đâu mà giải thích hoặc phản kích. Huống chi toàn người xa lạ, sao phải so đo với họ, tôi cứ tập trung vào viết lách là được.

Ban đầu, những kẻ công kích mắng tôi rất hăng máu, họ cho rằng mình thắng thế, họ nghĩ tôi không dám hồi đáp,càng mắng càng hăng say. Nhưng tôi vẫn viết theo ý mình, điều khác biệt duy nhất đó là: Vì có nhiều quan điểm bất đồng nên tôi càng yêu cầu khắt khe với văn chương của mình hơn.

Một thời gian sau, topic truyện của tôi dần dần sạch sẽ, vì tôi không trả lời nên những kẻ đó cảm thấy vô vị, họ chuyển sang mắng chửi ở các topic khác. Những người tiếp tục theo dõi đều là những người yêu thích tác phẩm của tôi, có nhiều người còn ủng hộ tôi tới tận bây giờ. Mỗi lần tôi ra sách, họ đều mua về đọc.

Nhớ thời đó cũng có một tác giả sáng tác truyện rất hot, nhưng cô ấy viết khá chậm. Có một số độc giả không hài lòng, cho rằng tác giả cố ý nhử độc giả. Hai phía tranh cãi, cuối cùng cô giận dữ ngừng viết, rất nhiều độc giả yêu thích tác phẩm đó bình luận trong topic rằng hi vọng cô ấy quay lại. Lúc đó, tôi chỉ cảm thấy, những kẻ mắng chửi tác giả tới nỗi tác giả ngừng viết hẳn là rất hả hê, nhưng hành động ngừng viết ấy của cô lại khiến những độc giả thực lòng ủng hộ thất vọng và hụt hẫng.

Mấy năm sau, tôi tình cờ trở thành bạn bè với vị tác giả này, nhưng cô ấy đã ngừng sáng tác từ lâu. Tình cờ chúng tôi gặp nhau trên Tianya. Cô ấy hỏi tôi, ban đầu tôi bình tĩnh như vậy là bởi vì tôi thực sự bình tĩnh, hay là vì tôi không đọc nội dung bình luận.

Tôi đáp, thực ra, lúc rảnh tôi sẽ lên đọc một chút, khi ấy tôi nghĩ dù sao vẫn có nhiều người ủng hộ mình, tôi nên sáng tác vì những người ủng hộ mình, không thể phụ sự ủng hộ của họ. Bởi thế, tôi vẫn tiếp tục viết tới tận bây giờ.

Sau đó, có một độc giả nhắn tin cho tôi:

“Tôi không giống các độc giả khác của chị, vì ban đầu tôi không thích chị, tôi nghĩ chị chỉ giả bộ thôi, sự bao dung và thông tuệ của chị đều là giả tạo. Nhưng sau mấy năm, chị vẫn luôn như vậy, tôi liền bắt đầu thưởng thức chị, tôi hi vọng mình có thể trở thành người như chị.”

Vậy mới nói, có rất nhiều hiểu lầm vốn không cần giải thích, bởi vì thời gian sẽ chứng minh tất cả.

Cô bạn Q của tôi cuối cùng vẫn lựa chọn nghỉ việc. Cô ấy nhắn tin cho tôi thế này:

“Tớ nghỉ việc không phải vì bị bọn họ đánh bại nên mới trốn tránh, mà vì tớ đã quyết định bước ra khỏi vòng luẩn quẩn này, nỗ lực hoàn thiện để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.”

Tôi thầm khen ngợi cô ấy. Sau khi nghỉ việc, Q làm nhượng quyền cho một hãng rượu vang. Nhờ sự nỗ lực của chính mình và sự giúp đỡ từ bạn trai, cô ấy mau chóng thành công. Những gian khổ trong quá trình gây dựng sự nghiệp có thể tạm không nhắc tới.

Mấy hôm trước, khi chúng tôi hẹn nhau đi uống trà, cô ấy nói với tôi:

“Tớ còn định ‘Quân tử báo thù,mười năm chưa muộn’ nữa cơ, nhưng mới một năm mà tớ đã thay đổi suy nghĩ rồi. Những chuyện tớ từng bận tâm giờ lại chẳng thể tác động đến tớ. Tớ biết bọn họ vẫn xì xào, nói tớ dựa vào anh ấy mới có thành tựu hôm nay, nhưng bây giờ những lời nói ấy không thể làm tổn thương tớ nữa, thậm chí tớ còn phải cảm ơn bọn họ, chính bọn họ đã khiến tớ ngày một hăng hái nỗ lực.”

Tôi thấy nó dáng vẻ tự tin hiện tại của Q đẹp hơn trước đây rất nhiều. Thử nghĩ xem, nếu Q buồn phiền, phẫn nộ, phản kích vì những lời ác ý kia thì cô ấy sẽ biến thành người nhạy cảm và vô vị; nhưng lựa chọn rời đi, mới có thể nhận ra thế giới ngoài kia rộng lớn và đặc sắc đến nhường nào, đặc sắc tới mức bạn sẽ mê đắm nó từng giây từng phút, đâu còn thời gian và sức lực để quan tâm tới những lời ác ý kia nữa?

Thậm chí, bạn sẽ nghĩ, nếu không có những lời ác ý đó, có lẽ cả đời này bạn cũng không thưởng thức được sự muôn màu của thế gian, cũng không thể vươn lên tầm cao mới trong cuộc sống. Tới lúc đó, bạn sẽ biết ơn những kẻ ác ý với bạn từ tận đáy lòng.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top