Lượt xem của khách bị giới hạn

[Ngôn tình] [Truyện Hoàn] Giờ đang nơi đâu - Duy Đao Bách Tích

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
[Ngôn tình] [Truyện Hoàn] Giờ đang nơi đâu - Duy Đao Bách Tích

Hoa Tử

Sưu tầm
Tham gia
24/9/19
Bài viết
10,570
Điểm cảm xúc
1,484
Điểm
113
Chương 20: Tóc ngắn và phong thư đến từ Đức
Nhìn Doãn Yên nước mắt lưng tròng và Tiết Chân Chân mở to đôi mắt, Sở Vọng nghiêm túc sám hối. Lớp vỏ bọc ngụy trang thành kẻ vô hại suốt nửa năm qua của cô đã bị lộ, thành công kéo thêm địch ý của Doãn Yên về mình (dù rằng sự thù địch đó vốn đã có không ít). Doãn Yên vốn chẳng phải là người tranh cường háo thắng, chỉ vì một cuộc hôn nhân nên mới nảy sinh địch ý mạnh mẽ với Lâm Sở Vọng mà thôi.

Nhưng cuộc hôn nhân này lại gần như là cọng rơm cứu mạng của Sở Vọng. Bảo cô chắp tay nhường người khác ư? Đừng hòng.

Sở Vọng vừa thầm vui vì mình không nổi trội hơn Tiết tiểu thư, một con số 59 bé nhỏ vẫn chưa phá vỡ hình tượng lười biếng không biết tiến thủ mà lâu nay cô tạo dựng trước mặt Tiết Chân Chân.

Cô vốn định đợi sáng hôm sau lúc ăn sáng sẽ thẳng thắn với bác cả, bảo mình do may mắn nên mới thế, có thể sau này đi học nghe giảng sẽ không hiểu, chi bằng để năm sau thi lại. Kết quả là sáng hôm đó, bà Kiều đã ra ngoài đi đánh golf cùng một vị phu nhân quan chức từ sớm, mọi tính toán cả đêm của Sở Vọng biến thành công cốc.

Cô cho rằng nhập học sớm cũng không có lợi gì với bản thân. Nhập học muộn một năm, không chỉ giảm bớt xác suất xung đột chính diện với Chân Chân và Doãn Yên, mà còn có thể tranh thủ nâng cao sở trường trong một năm đó. Nhưng chẳng ngờ rằng, một chuyện xảy ra vào chiều hôm đó đánh đổ tất cả dự định của cô.

Chiều hôm ấy, Sở Vọng vừa mới làm ra thành phẩm là chiếc áo lót đơn giản đầu tiên trong đời, được bà Nguyễn và Điệp Nhi khen không ngớt lời. Ngài Saumur đã đến bưu điện, tới lúc quay về, ông rút một phong thư từ trong xấp thư ra đưa cho Lâm Sở Vọng.

Bức thư được gửi từ Berlin, Đức.

Thật ra nếu không phải vì bà Kiều ra ngoài từ sáng sớm, thì bức thư này cũng sẽ không có mặt bưu điện, rồi để ngài Saumur có cái danh của người da trắng lấy đi đem đến cửa tiệm ở Du Ma Địa. Nếu không phải như thế, có thể bức thư này sẽ rơi vào tay Lâm Doãn Yên trước, Sở Vọng sẽ không thể thấy được bức thư tình viết theo thể thơ mới dạt dào tình cảm do Lâm Doãn Yên gửi đi mấy tháng trước, nhưng bị Tư Ngôn Tang trả về nguyên xi.

Còn có cả ảnh chụp của cô nàng nữa.

Tại lục địa phương Đông trong thời đại này, người bình thường khó có thể đến tiệm chụp ảnh để chụp ảnh —— chí ít là Sở Vọng không có khả năng kinh tế đó.

Cho nên, hoặc là Lâm Doãn Yên được cha hay bà Kiều âm thầm trợ cấp, hoặc chính bà Kiều dẫn cô ấy đến tiệm chụp ảnh, sau đó tự bà ấy bỏ thêm ảnh vào thư rồi gửi đến Đức.

Trong thư gửi về, Tư Ngôn Tang hỏi vì sao không nhận được thư hồi âm của em ba, mà thay vào đó lại nhận được thư của em hai. Trong thư anh còn dứt khoát nói rõ mình chỉ muốn biết Lâm Sở Vọng gần đây thế nào, chứ không muốn biết Lâm Doãn Yên ra sao.

Đương nhiên là cô không có tiền gửi thư rồi, bác và cha cũng sẽ không chu cấp tiền cho cô. Để mặc cô làm một người thất lễ không biết viết thư hồi âm, rồi lại để chị cô nhiệt tình sửa sai hộ em gái, nôn nóng mong chờ —— kết quả là cậu Tư người ta không hề hàm ơn, mà còn trả lại nguyên xi bức thư.

Sở Vọng cầm lá thư, ngồi xuống cạnh con ma-nơ-canh, bị chuyện khôi hài này làm cho tức giận bật cười.

Ngài Saumur ân cần hỏi có khó khăn gì cần giúp đỡ không, Sở Vọng bất đắc dĩ lắc đầu. Đương nhiên cô không thể nói với ngài Saumur rằng: khó khăn lớn nhất của cháu là thiếu tiền. Ngài Saumur đã đối xử rất tốt với cô, không chỉ không lấy học phí của cô, không so đo cô cứ hai ba hôm lại khiến mình bận bù đầu, trái lại ông còn mua những món đồ chơi cho cô nữa. Cô không thể không biết cám ơn, không biết thỏa mãn mà vòi vĩnh ngài Saumur thêm được.

Sở Vọng chỉ nói có lẽ sau này một tuần chỉ có thể tới Du Ma Địa ba ngày —— vào chiều thứ tư, thứ sáu và thứ bảy không có tiết —— cô rất buồn vì không thể ngày nào cũng được gặp ngài Saumur và bà Nguyễn, lại cám ơn bà Nguyễn đã may cho mình một chiếc túi nhỏ để đi học, sau đó cô cười cười, giơ lá thư trong tay lên: “Phải cố gắng gấp đôi mới có được quyền lợi được như người ta, nghĩ đến đây là lại cháu lại thấy nặng nề.”

Ngài Saumur nghiêm túc nói: “Thế thì phải nỗ lực thật nhiều vào, làm một người có quyền lợi cao hơn hẳn họ.”

***


Sở Vọng đặt bài thơ cận thể bị “trả về” của Lâm Doãn Yên vào hộp thư ngoài cửa biệt thự họ Kiều, không hề đề cập gì thêm về chuyện này. Nhưng dù là vậy, biểu hiện của bác cả và Doãn Yên vẫn như bình thường, không có vẻ tiu nghỉu.

Có điều bà Kiều phải chạy vạy đây đó mới có thể khiến Doãn Yên thuận lợi nhập học ở trường tư thục. Trong thư gửi đến Bắc Bình, bà ta thổi phồng chuyện này lên, mục đích là để biểu hiện cho Lâm Du thấy mình đã tốn bao nhiêu tâm huyết với con gái ông. Ba ngày sau Lâm Du viết thư hồi âm. Tuy Sở Vọng chỉ có thể hiểu đại khái vài lời, nhưng vẫn có thể nhận ra sự thất vọng khó che giấu của cha với cô con gái thứ hai qua những lời đại khái đó, rồi ở cuối thư, ông cũng hời hợt khen Sở Vọng đôi câu là “con ba có tài là nhà họ Lâm may mắn”, vân vân.

Hai ngày trước khi nhập học, đồng phục nữ sinh của cả ba đứa đã được đưa tới nhà. Với Doãn Yên và Tiết Chân Chân, bộ đồng phục rất hiện đại đó như một cột mốc lịch sử trong cuộc đời, cả hai gấp gáp mặc vào rồi không cởi ra nữa.

Sở Vọng nhìn bộ đồng phục thủy thủ kia, không kìm được bồi hồi.

Trong bụng cô chỉ có một suy nghĩ lạ kỳ: cuối cùng bà cô già như mình cũng có lý do chính đáng để giả làm trẻ con rồi sao?!

Đến chập tối, thợ cắt tóc lại nhà cắt mái tóc dài của cả ba thành đầu tóc ngắn cụp. Có vẻ Tiết Chân Chân muốn thoát khỏi mái tóc dài nặng đầu kia từ lâu, nên khi cắt tóc xong thì bước chân cũng trở nên nhẹ nhàng. Còn với Doãn Yên, quá trình cắt tóc không khác gì dùng cực hình, nhiều lần chỉ muốn tuột xuống khỏi ghế chạy biến đi, nhưng lại bị Mã Linh và bà Kiều ấn xuống. Cuối cùng, cô nàng nước mắt lưng tròng nhìn mớ tóc trên đất mà khóc than buồn đau, có lẽ vị tài nữ này lại đang thầm làm thơ rồi.

Còn Lâm Sở Vọng lại hoan hô nhảy nhót: bà đây thật sự đã bắt đầu đóng giả làm trẻ con được rồi!!

Nhắc đến đồng phục học sinh, những ngôi trường ở thế kỷ 21 là nơi tràn trề hơi thở thanh xuân và hormone, thế nhưng trong trường nữ sinh ngày xưa thì chỉ có các cô gái ở độ tuổi xuân xanh ngắm nghía nhau. Trường tư thục có bốn cấp, tổng cộng chưa đến năm mươi nữ sinh. Một tòa nhà trống được dùng để làm nhà học, cùng với một tòa nhà trưng dụng làm ký túc xá cho các cô gái không ở Hương Cảng, được xây sau lưng giáo đường thiên chúa. Một viện thần học, một thư viện công cộng thêm một phòng đàn là tất cả những gì trong trường có.

Chương trình học năm đầu tiên lấy tiếng Anh làm chính: ngày nào cũng có một tiết học tiếng Anh, hoặc là viết văn hoặc là ngữ pháp, hoặc là dịch tiếng Anh sang tiếng Trung. Ngoài ra một tuần có ba tiết toán, hai tiết địa lý và khoa học, hai tiết tennis, rồi mỗi thứ tư thứ năm trước khi tan học sẽ có một tiết thần học. Là một người vô thần không tôn giáo không tín ngưỡng, lúc Sở Vọng nghe nói vừa học khoa học vừa phải nghe truyền giáo Cơ Đốc, cô bất giác vui vẻ.

Đa số các cô gái ở xứ Cảng Thơm đều có tên tiếng Anh cho mình, hoặc vốn dĩ bọn họ không có tên tiếng Trung. Tên của những cô gái khác đọc không thuận miệng lắm, khiến thầy giáo Anh văn (cũng chính là cha xứ Wilson) rất đau đầu, ngày hôm sau khi lên lớp, ông đã in một xấp các cái tên thường dùng, để các cô chọn tên tiếng Anh cho mình. Chân Chân chọn “Leonie”, Doãn Yên là “Lina”, Sở Vọng thì tiếp tục dùng cái tên “Linzy” của kiếp trước, đọc giống với Lâm Trí.

Mười hai nữ sinh trong lớp có năm người là dân Hương Cảng, có bốn người Thượng Hải bao gồm cả Tiết Chân Chân (ba người còn lại ở ký túc xá trường), một cô gái con của thương nhân Quảng Châu, còn lại là hai cô gái nhà họ Lâm quê thiệu Hưng. Mà hễ có nhiều con gái tụ tập với nhau thì kiểu gì cũng sẽ biến thành sân khấu kịch cung đấu loại nhỏ, cũng như việc kiếp sau tám cô gái trong phòng ký túc xá đại học có rất nhiều nhóm chat riêng vậy, các cô gái ở lớp học này cũng có rất nhiều phe cánh: phe ký túc xá và phe trú bên ngoài, phe tiếng Quảng và phe tiếng Ngô, phe Hương Cảng và phe đại lục… vân vân. Tiết Chân Chân vừa độc mồm độc miệng lại cởi mở hào phóng lập tức trở thành nhân vật dẫn đầu trong rất nhiều phe phái, Lâm Doãn Yên cũng tìm được không ít chị em cùng đùa gió trêu trăng. Còn Lâm Sở Vọng vốn có không có cảm giác tồn tại ở trong lớp thì… không gia nhập phe phái nào cả. Cứ ba ngày hai bữa cô đều ở trong lớp ngủ, tướng tá nhỏ bé nhất, cũng ít nói nhất, nhìn dáng vẻ có sức chiến đấu quá thấp, cho nên khi hai bên đối đầu nhau, chẳng ai thèm kéo cô vào cả.

Chỉ có duy nhất một người từng nói mấy câu với Sở Vọng, chính là Tạ Di Nhã người đẹp nhất lớp, là một cô gái người lai. Cô ấy có mái tóc xoăn màu vàng óng rất đẹp, làn da trắng nõn, lông mi dài cong vút, đôi mắt có màu xanh da trời sâu thẳm. Cô ấy ngồi trước mặt Lâm Sở Vọng, những lúc nghiêng đầu nghe giảng, mặt bên hoàn mỹ đó lại lơ đãng rơi vào tầm mắt Lâm Sở Vọng. Có lúc cô nhìn gương mặt ấy đến mức thẩn thơ, có cảm giác hình như mình đã thấy một gương mặt tương tự như vậy ở đâu đó rồi, có lẽ là trong phim Anh phim Mỹ của kiếp trước…

Di Nhã nhanh chóng phát hiện Sở Vọng đang nhìn mình. Trong tiết tennis một hôm nào đó, hai người được xếp vào cùng một tổ, cô ấy ném bóng tới, cười nói: “Lâm Tư*, lúc ở trên lớp cậu nhìn tôi làm gì thế hả?”

(*Lâm Tư đọc lên gần giống với tên Linzy.)

Lâm Sở Vọng chân ngắn tự dưng bị đổi tên khó khăn đỡ bóng, thở hổn hển nói: “Bởi vì cậu là cô gái đẹp nhất mà mình từng gặp, nên mới bất giác nhìn thêm mấy lần.”

Di Nhã phì cười, lại phát một cú đánh mạnh hơn, “Cậu nói nghe không khác gì đám công tử du đãng cả.”

Sở Vọng vẫn không đón được bóng, cười hì hì gãi đầu, phát nhẹ bóng tới: “Còn một nguyên nhân khác nữa, đó là cảm thấy cậu trông khá quen, nhưng không nhớ ra là đã từng gặp ở đâu.”


Lần này đổi thành Di Nhã không đón được bóng. Cô ấy nhặt bóng lên, tức giận ném vào vợt, cau mày nói với Lâm Sở Vọng ủ rũ: “Để tôi đoán, cậu đã gặp ông anh tiếng tăm lừng lẫy của tôi rồi đúng không? Ai cũng nói trông tôi giống anh ta —— nói như thể tôi sẽ vui mình được thơm lây nhờ anh ta vậy! Thôi thôi cho tôi xin!”

Sở Vọng giật mình, làm cách gì cũng không nhớ nổi cái tên trúc trắc kia: “Anh cậu là cái người… á?”

“Zoe, cậu Zoe Tạ công tử nổi tiếng khắp Hương Cảng!” Di Nhã tiu nghỉu liếc nhìn, đọc một mạch xưng hô như thuộc lòng một cách khó chịu.

Sở Vọng chợt nhớ tới cái người đó, rồi lại so sánh tướng mạo của Di Nhã với anh ta, xác nhận chính là anh em không sai đi đâu được. Câu đố cứ vòng vo mãi trong đầu cuối cùng cũng đã giải, Lâm Sở Vọng suýt đã cười phá lên.

Di Nhã thấy cô nín cười thì giả vờ ném bóng tới: “Cậu còn cười hả! Tôi biết cậu muốn cười tôi mà!”

Di Nhã đã dậy thì dễ dàng túm được Lâm Sở Vọng, ôm cổ cô ầm ĩ một hồi, cuối cùng Di Nhã ghé vào tai cô, thấp giọng nói: “Thật ra thì tôi biết chuyện của anh tôi và chị cậu đấy.”

Sở Vọng kinh hãi ngẩng đầu nhìn cô, Di Nhã cười *suỵt* một tiếng, “Tôi giữ bí mật này vất vả lắm, nhưng có vẻ ngoài tôi ra, cậu cũng biết đúng không?!” Nói rồi cô ấy lại thở dài, “Chị Mã Linh là cô gái hạng nhất nhì ở Thượng Hải, nếu hai người họ thoát khỏi gia đình được tự do yêu nhau, có lẽ cũng có thể bước vào cung điện hôn nhân rồi. Nhưng cha tôi đã dốc hết tâm huyết bồi dưỡng anh ấy, coi anh ấy như bảo bối, đâu có chắp tay nhường tâm huyết của cả đời cho người ngoài. Chỉ vì để đưa anh ấy đến trường quân sự West Point, ông ấy còn làm gì đó mà nhừ được hai nhân vật cấp tướng quân viết thư giới thiệu —— một người Trung Hoa dân quốc, một người Anh Quốc, thật sự là rất đầu tư.”

Sở Vọng gật đầu hiểu chuyện: “Nếu đổi lại là tôi, tôi cũng không muốn đâu.”

Tạ Di Nhã nhéo tai cô: “Cái con bé này, mới còn nhỏ mà sao phát biểu già dặn thế hả, cũng không biết học ai nữa.”
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 21: Son môi và hôn lễ (1)
Có lẽ xuất phát vì có chung tính nhiều chuyện không muốn người khác biết, Sở Vọng đã vô hình lọt vào mắt xanh của Di Nhã tiểu thư – nhân vật cầm đầu phe tiếng Ngô và phe Hương Cảng. Chính vì vậy mà Sở Vọng cũng vô hình bị thủ lĩnh Chân Chân của phe Thượng Hải đối nghịch liên tục tra hỏi. Rất nhiều lần sau khi hết tiết tennis vào buổi chiều thứ tư và thứ năm, cô ấy đột ngột xuất hiện trên đường Sở Vọng đi đến Du Ma Địa, hoặc trong lớp ba-lê cuối tuần, hoặc là những khi cô nằm trên giường sau khi tắm xong, nghiêm túc hỏi cô: “Từ bao giờ em lại có quan hệ tốt với con cá chết mắt xanh kia vậy?”

Không thì hỏi: “Em đến từ Thượng Hải, là phe với tụi chị, sao có thể cấu kết với người ngoài phản bội, đầu quân cho phe Hương Cảng được!” Ớ? Không phải là phe Thiệu Hưng à, vì sao lại thành phe Thượng Hải rồi?

Hoặc lại nói: “Nếu bây giờ em quay đầu là bờ, chị sẽ bỏ qua hiềm khích mà tiếp nạp em.”

Thậm chí còn bảo: “Em phải đánh vào nội bộ địch, đem nhiều tình báo về đây!”

Sở Vọng cho rằng, nếu sau này Tiết tiểu thư không trở thành đặc vụ xuất sắc thì đúng là uổng phí tài năng.

Doãn Yên xưa nay hay bị Tiết Chân Chân chèn ép, thế là kéo mấy cô bạn trong hội văn thơ của mình tham gia làm đồng minh của Di Nhã. Có lúc Sở Vọng rảnh rỗi, gọi đùa Di Nhã, Doãn Yên và mình là “tam giác đồng minh quân Phụng”, còn Tiết Chân Chân chính là quân phiệt Trực hệ đại gian đại ác. Lấy Di Nhã tiểu thư và Tiết Chân Chân làm đại diện hai phe, cuộc đối đầu ngày càng gay gắt, có thể nói còn căng thẳng hơn cả chính biến Bắc Kinh và chiến tranh Trực Phụng. Sở Vọng vốn bàng quan đứng ngoài nhìn vui, nhưng đột nhiên bị lãnh đạo hai phe kẹp vào giữa, nhất thời bị đẩy đến đầu đỉnh sóng.

Trong khoảng thời gian đó, khả năng may vá của cô đã được nâng cao, lúc sửa váy cưới cho Mã Linh lần thứ hai, Sở Vọng đã có thể giúp được ngài Saumur rất nhiều.

Ngài Saumur và bà Nguyễn cũng cho rằng vì cô còn nhỏ, học hành vất vả hơn người ngoài nhiều nên luôn cho cô đãi ngộ đặc biệt ở cửa tiệm. Cứ thứ tư năm sáu hằng tuần sau khi tan học, cô luôn được ăn đại tiệc điểm tâm gồm Macaron hoặc Escargot do ngài Saumur chuẩn bị, hoặc là bún bò và bánh cuốn chiên tôm do bà Nguyễn làm. Thế nên dù cuộc sống ở trường khá khó khăn vất vả, nhưng những ngày ở Du Ma Địa lại rất êm đềm thoải mái.

Tết âm lịch năm dân quốc thứ mười bốn đến rất sớm. Là một nơi hội tụ văn hóa Trung Tây, giáng sinh, nguyên đán và Tết âm lịch cứ nối đuôi mà đến. Vào một tuần trước ngày lễ giáng sinh, người dân Hương Cảng đã bắt đầu một kỳ nghỉ khá dài, và đây cũng là một mùa đông Lâm Du bận rộn nhất.

Tiết Chân Chân được nghỉ nên về nhà ăn Tết, còn hai chị em nhà họ Lâm lại chỉ nhận được một phong thư từ cha, bị bỏ lại Hương Cảng ăn Tết. Trong thư không nhắc đến chiến sự ở Bắc Bình, chỉ bảo hai đứa phải nghe lời bác gái, chăm chỉ học hành. Cuối thư nói anh cả Tử Đồng nghe theo Tư Ưng đề nghị, thôi học ở trường đại học Bắc Kinh, chuẩn bị sang xuân sẽ nhập học trường Quân sự Hoàng Phố*.

(*Trường Quân sự Hoàng Phốlà danh xưng thông dụng để chỉ học viện quân sự đào tạo sĩ quan lục quân của Trung Hoa Dân Quốc. Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi, nhưng đã đào tạo ra nhiều danh nhân quân sự cho cả Quân đội Trung Hoa Dân Quốc lẫn Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, trở thành tướng lĩnh lừng danh trong các cuộc chiến Bắc phạt, Nội chiến Trung Quốc, cũng như cùng nhau chống lại quân Nhật Bản trong Chiến tranh Trung – Nhật. Thậm chí, nhiều nhà cách mạng, tướng lĩnh của Việt Nam cũng từng học hoặc giảng dạy tại Trường quân sự Hoàng Phố.)

Bà Kiều rất khó hiểu trước động thái này của Lâm Du, còn Lâm Sở Vọng lại cảm thấy Tư Ưng và cha đúng là sáng suốt.

Được Kiều Mã Linh chỉ dạy, Lâm Sở Vọng đã học được cách thêu khăn choàng, thế là cô lập tức thêu hai chiếc khăn choàng màu đỏ đậm đơn giản, tặng bà Nguyễn và ngài Saumur làm quà năm mới. Bà Nguyễn và ngài Saumur nhận được quà thì rất vui, rồi hai người mất hai buổi trưa, kiên nhẫn hướng dẫn Lâm Sở Vọng biến áo cũ thành áo lót gi-lê phong cách trung tính mùa xuân đang rất phổ biến ở Paris. Vậy là Lâm Sở Vọng làm rất nhiều món, tặng mọi người trong biệt thự họ Kiều quà mừng năm mới. Bà Kiều hài lòng, dẫn mọi người đến tiệm ảnh chụp ảnh lưu niệm mùa xuân; Mitchell âm thầm làm một con búp bê vải tặng Lâm Sở Vọng; Mã Linh nghe nói cô đã nhiều lần đóng góp hoàn thành váy cưới cho mình thì ôm chầm cô hôn lấy hôn để, còn nói nếu như trước hôn lễ mà cô chưa cao lên, nhất định sẽ để cô làm phù dâu nhí cho mình (Lâm Sở Vọng thì lại hy vọng mình nhanh nhanh cao lên); còn Tiết Chân Chân khi từ Thượng Hải quay về, nghe nói Lâm Sở Vọng làm cho mình chiếc áo gi-lê nhỏ, cô nàng rất hào phóng tặng lại Lâm Sở Vọng một hộp bánh donut dâu (trong số mọi người chỉ có cô nhận được quà của Tiết tiểu thư, Lâm Sở Vọng thật sự được chiều mà sợ); ngay tới Doãn Yên cũng phá lệ tặng cô một bài thơ, Lâm Sở Vọng cám ơn và ôm lấy chị mình, tuy đến cuối cô vẫn không hiểu bài thơ ấy có nghĩa gì.

Sau đầu xuân, ở Du Ma Địa xảy ra một chuyện nhỏ khiến ngài Saumur có cái nhìn tán thưởng về Lâm Sở Vọng.

Quà năm mới của bà Nguyễn là một thỏi son Dior CD màu san hô do chồng tặng. Bà ấy hớn hở không thôi, đi đâu cũng cất trong túi, thấy ai cũng lấy ra khoe một hồi —— nhưng bất hạnh là trong lần khoe nào đó, cây son đã bị gãy. Son của phụ nữ không chỉ để thoa lên môi cho đẹp, vẻ đẹp thật sự là nằm ở quá trình thoa son trước mặt mọi người. Một cây son gãy, không chỉ khó coi mà còn là thứ đồ không tốt.

Bà Nguyễn buồn bã cầm thi thể son môi đến Du Ma Địa, ngài Saumur bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc. Lâm Sở Vọng nhìn thỏi son bị gãy thành hai cũng thấy tiếc, sau khi hỏi xin ý kiến của bà Nguyễn, cô lấy một chiếc thìa sắt lớn, một cây nến cùng một chiếc hộp to chừng ngón cái trong hộp đựng kim chỉ ở cửa tiệm, đem đến đặt cạnh bà Nguyễn và ngài Saumur. Cô bỏ son vào trong muỗng sắt, nung chảy trên ngọn lửa, sau đó đổ vào hộp đồng cho nguội đi, từ đó biến thành một hộp phấn mắt xinh đẹp.

Bà Nguyễn nhìn hộp phấn kia, hoài nghi hỏi: “Đầu tiên là biến thành chất lỏng, rồi đông lại ra hình dáng đó, mà vẫn có thể giống như cũ được sao?”

“Không có gì khác nhau cả.” Sở Vọng kiên nhẫn giải thích: “Trong son môi chủ yếu là chất tạo màu, dầu ô liu, sáp cọ, sáp ong và mỡ lông cừu, ngoài tinh dầu ra thì không có thành phần dễ bay hơi, cho nên sẽ không bị biến tính.”

Nhưng dù Lâm Sở Vọng có giải thích thế nào, bà Nguyễn cũng không dám dùng hộp phấn đó. Ngài Saumur thấy Sở Vọng cuống cả lên, phát âm trúc trắc cả đống từ học thuật tiếng Pháp thì chỉ cười mà không nói. Kết quả hôm sau, ông nhờ người đưa một bộ các chai lọ không biết lấy từ đâu đến, dựng thành một giá thí nghiệm ở khoảng sân sau tiệm may.

Sở Vọng nhìn những chiếc bình chưng cất đèn cồn kia mà mắt sáng lên. Được ngài Saumur ngầm cho phép, cô lập tức lên lớp biểu diễn thí nghiệm hóa học ngay tại chỗ cho bà Nguyễn.

Đầu tiên, cô thêm dầu thầu dầu, dầu ô liu, sáp ong nóng chảy và một lượng nhỏ sáp ong vào bình nước đun lên, rồi trộn thêm một ít thuốc nhuộm màu đỏ và một ít phấn hồng, cuối cùng cho vào hộp đựng son môi đã được ngài Saumur chuẩn bị, sau khi thành hình thì đưa cho ngài Saumur và bà Nguyễn xem, trong lòng thầm nhủ là CD999, còn ngoài miệng thì giải thích: “Son môi màu đỏ.”

Rồi sắc tố biến thành màu rệp son khô, trong lòng nghĩ là CPB12, tới khi son đông lại thì lại đưa cho bà Nguyễn: “Gạch đỏ phục cổ.”

Trong ánh mắt ngạc nhiên của hai người, cô *à* một tiếng, sực nhớ làm gì có phục cổ? Bây giờ vẫn đang cổ mà.

Lúc nhớ đến thỏi YSL 12, trong đầu cô vụt qua một ý nghĩ, lập tức nấu nóng chảy khoảng 80% dầu cùng một lượng nhỏ chất béo, sáp, một lượng nhỏ bột mica mịn và màu san hô. Thành phẩm lần này là một hộp chất lỏng, cô vừa đưa cho bà Nguyễn vừa mỉm cười nói: “Nó được gọi là son bóng, ẩm hơn son môi, lại còn óng ánh nữa.”

Lúc ngài Saumur đưa ba cây son Sở Vọng tự chế cho bà Nguyễn thử lần lượt, Lâm Sở Vọng lại nấu chảy hộp phấn kia của bà Nguyễn, đổ vào trong khuôn son của ngài Saumur, sau khi nguội thì cố định vào vỏ son sắt CD cũ.

Lâm Sở Vọng đưa cho bà Nguyễn, cười bảo: “Dì nhìn xem, có phải là thỏi son lúc trước không?”

Bà Nguyễn cầm một đống son trong tay, vui tới nỗi không khép miệng được. Ngày hôm sau, ngài Saumur và Lâm Sở Vọng lại tranh thủ lúc không bận thử nghiệm rất nhiều kiểu son môi, sau đó lại thêm mấy khuôn kim loại đẹp hơn với đủ mùi tinh dầu. Bà Nguyễn thích đẹp đã vô hình trở thành con chuột bạch cho hai người, nhưng chính bà lại vô cùng vui vẻ.

***

Chừng mười ngày sau tết Âm lịch, ngày cưới của Kiều Mã Linh đã gần ngay trước mắt. Những ngày gió rét ở Hương Cảng đã qua, ngày xuân ánh nắng chan hòa ấm áp dần đến, chiếc áo gi-lê tân thời do Lâm Sở Vọng làm cũng được dịp trưng dụng.

Vì sự kiện Tôn đại nguyên soái qua đời và cuộc chinh phạt miền Đông gần đây, Lâm Du bận tới nỗi không thể phân thân, người thân bạn bè cũng bày tỏ thông cảm. Có rất nhiều họ hàng bên nhà họ Tiết ở Thượng Hải đến tham dự khá náo nhiệt, còn Lâm Tử Đồng ở Quảng Châu gần đó là đại diện phái nam nhà mẹ họ Kiều đến tham dự hôn lễ lần này.

Theo truyền thống, đêm trước hôn lễ sẽ có một bữa tiệc, người nhà cô dâu mời cả nhà chú rể một bữa cơm. Gia phả nhà họ Hoàng khá hưng thịnh, ngoài Hoàng Hưng đang kinh doanh ở Việt Nam ra thì hầu hết người thân họ hàng đều ở Hương Cảng và Quảng Châu, cho nên lần này người nhà chú rể có hơn tám mươi người tới tham gia.

Còn về phía Kiều Mã Linh, trừ nhân số ít ỏi nhà họ Lâm ở Thiệu Hưng và ba mươi người nhà họ Tiết, Kiều ở Thượng Hải ra, thì còn có cả thân đến từ nhà cha nuôi Tạ “trên danh nghĩa”. Điều này đã khiến bữa tiệc “không cho phép cô dâu và nữ quyến trên mười lăm tuổi nhà cô dâu tham gia” có đến hơn một trăm người. Nhiều người như thế, vườn hoa nhỏ trong biệt thự nhà họ Kiều chứa không xuể. Đúng lúc này, không biết là người thân không biết điều nào đột nhiên nhắc đến: “Dì của cô dâu —— không phải nghe nói có khu vườn lớn nhất toàn Hương Cảng này sao?”

Hơn nữa vì nhà họ Tạ có quan hệ tốt với bà Thái, nên cứ thế quyết định địa điểm bữa tiệc. Cũng nhờ bữa tiệc này mà lần đầu tiên trong đời tụi nhỏ có cơ hội tham quan vườn hoa của cô út.

Tuy bây giờ Hương Cảng đã cởi mở hơn, nhưng dẫu gì vẫn có rất nhiều thân thích họ hàng đến từ Quảng Châu, Thượng Hải, cho nên trong ngày mở tiệc, các nữ quyến chỉ có thể ngồi trong nhà lớn của bà Cát ăn bánh uống trà nói chuyện.

Sau khi ngủ trưa dậy, ba đứa bé được người hầu dẫn đi băng qua đường Bá Tước, mất mười lăm phút mới tới cửa nhà biệt thự họ Cát. Vừa bước vào cột cửa bằng đá cẩm thạch chạm khắc nhân vật trong thần thoại Bắc Âu, thì có một cô gái đi ra, cười nói hỏi: “Là ba tiểu thư nhà họ Tiết và Lâm đúng không? Yên tâm, tôi sẽ dẫn các cô đi gặp bà chủ.”

Cô gái ấy mặc sườn xám tơ lụa màu vàng óng, ôm lấy thân hình thon gọn; bắp chân nhỏ nhắn chân đi guốc mộc, trên mắt cá chân đeo lục lạc dây đỏ, lúc bước đi phát ra âm thanh *ting tang* vui tai, tựa như thiếu nữ đang cười duyên, mà dĩ nhiên là cô gái này cũng rất xinh đẹp.

Doãn Yên đang định hỏi đây là tiểu thư nhà nào, không chỉ cởi mở mà cử chỉ còn rất khôn khéo, không thua gì chị Mã Linh, thì lập tức Tiết Chân Chân quét mắt sang ra hiệu cô nàng im miệng.

Cô gái kia dẫn ba người đi lên lầu hai —— ở đó có một phòng khách rộng lớn, nằm đối diện cửa là cửa sổ sát đất rộng hơn mười mét, vừa hay có thể thu mọi cảnh vật ở vườn hoa vào trong mắt. Trong phòng khách là tốp ba tốp năm nữ quyến thấp giọng cười đùa, vô cùng náo nhiệt. Đi băng qua một cánh cửa nữa là tới phòng khách nhỏ hơn căn phòng lúc nãy. Đồ trang trí tinh tế hơn, nhưng chỉ có độc một người phụ nữ ngồi nơi đó, tuy đã qua tuổi thanh xuân nhưng nhìn bóng lưng thôi cũng đủ khiến bao kẻ mơ màng. Mặc váy sườn xám nhung đen; chỉ những ai trắng quá trắng mới có thể mặc được cái màu đen này; người phụ nữ ấy xoay lưng về phía các cô, cánh tay nhỏ nhắn lộ ra từ sau bộ váy đen, khẽ di chuyển lên xuống với biên độ nhỏ.

Cô gái gõ lên cánh cửa mở, thấp giọng thưa: “Thưa bà, đã dẫn các cô gái đến rồi ạ.”

Người phụ nữ đáp một tiếng, giơ tay lên khoát nhẹ – chỉ thấy trên bàn tay có vẻ yếu ớt kia có ba ngón được sơn đỏ – cô gái kia lập tức lui xuống. Lúc này Lâm Sở Vọng mới phát hiện: thì ra vừa rồi bà ấy đang sơn móng tay. Bất chợt cô nhớ lại hình ảnh bà Uông “một đôi môi đỏ chót, mười ngón tay sơn đỏ” trong “Vòng Đời Vây Bủa”.

Lúc này cả Doãn Yên và Sở Vọng đều chấn động —— cô gái xinh xắn có thể sánh ngang với Kiều Mã Linh lại chỉ là người hầu của bà Cát!
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 22: Son môi và hôn lễ (2)
Ba đứa bé chưa trải qua sự đời nhiều, vậy mà bây giờ lại phải đối mặt với người không khác gì yêu ma quỷ quái, cho nên khó tránh khỏi mất tự nhiên. Hơn nữa sau khi cho người hầu lui xuống, bà Cát tiếp tục tập trung sơn nốt hai móng tay còn lại, không đoái hoài gì đến các cô.

Ba đứa đứng cạnh cửa, không biết nên đặt tay vào đâu. Sở Vọng giật mình, đưa tay huých hai người kia, khôn khéo lên tiếng đầu tiên: “Chào cô út buổi chiều ạ!”

Tiết Chân Chân cũng liến thoắng “chào cô út!” theo Lâm Sở Vọng, còn Lâm Doãn Yên thì không vui, bị hai người bên cạnh huých tay mãi mới rầu rĩ gọi một tiếng cô út.

Lúc này bà Cát mới chịu mở miệng vàng, nhưng cũng chỉ hờ hững cười hừ một tiếng, sau đó chậm rãi xoay người lại. Đang định bắt đầu quan sát các cô, Lâm Sở Vọng đã vội nịnh nọt: “Cô út! Cẩn thận kẻo sơn móng tay chưa khô kìa.”

Bà Cát bỗng nhìn sang Lâm Sở Vọng, tay đặt lên bàn gỗ tử đàn bên cạnh. Móng tay ngón trỏ gõ nhẹ hai cái, giương mắt hỏi, “Sao? Đây là quy củ mà người bác kia của mấy đứa dạy đấy hả?”

Hai người kia không lên tiếng, còn Lâm Sở Vọng không biết đáp lại thế nào, chỉ biết cười hì hì.

Bà Cát duỗi người uể oải đứng dậy, trên người mặc sườn xám; mọi cử động của bà như chiếc đĩa hát cũ kỹ, nhưng bởi vì thân hình quyến rũ nên trông bà rất thanh tao. Bà cụp mắt nhìn Doãn Yên và Chân Chân, “Sợ cái gì, ta ăn thịt mấy đứa hả?”

Doãn Yên không đáp, Chân Chân thấp giọng trả lời: “Dĩ nhiên là không ạ.”

Bà Cát đi hai bước rồi dừng lại, ngoái đầu nói: “Hôm nay là sân nhà của bác cả mấy đứa, cần xã giao với rất nhiều người, không thể phân thân được nên mới nhờ ta để mắt đến mấy đứa. Ta sẽ cho người tiếp đãi mấy đứa, cũng để nhìn xem có mấy tay mấy chân, tránh tới khi trả lại cho chị ta thì thiếu một thiếu hai, đến lúc đó bác cả mấy đứa lại tra hỏi ta.”

Lâm Doãn Yên chưa bao giờ bị người ta coi như miếng thịt heo ngoài chợ, tức đến mức mặt trắng bệch, còn Tiết Chân Chân lại cảm thấy vừa mới lạ lại vừa buồn cười.

Sở Vọng thì nhanh nhảu đáp: “Thưa cô út, tổng cộng có sáu tay sáu chân, sáu mắt ba miệng ạ.”

Tiết Chân Chân đã nín nhịn một lúc lâu, cuối cùng phì cười thành tiếng.

Bà Cát nhìn chăm chú Sở Vọng thêm mấy bận, nhưng trên mặt không có biểu cảm gì: “Đếm lại đi.”

Ba đứa trẻ bị ánh mắt của bà làm cho e ngại. Bà Cát gọi ra ngoài: “Tuệ Tế!”

Hầu gái dẫn các cô đi vào vội đáp lời, đứng ở cửa chờ bà Cát sai bảo.

Sở Vọng phát hiện, trước khi nói chuyện bà Cát đều dừng lại trong một thoáng ngắn ngủi, có vẻ là dùng để lấy hơi, nhưng đồng thời lại khiến người nghe bất giác suy đoán cảm xúc của bà trong quãng thời gian ngắn ngủi ấy. Ví dụ như lúc này, ba đứa bé nín thở không dám thở mạnh, cứ có cảm giác một giây tiếp theo sẽ bị kéo ra ngoài làm thịt.

Nhưng bà Cát chỉ thờ ơ nói một câu bằng tiếng Anh: “Dẫn đến phòng khách gặp ngài Henry.”

***

Ngài Henry là một người đàn ông trung niên Anh Quốc mặc áo đuôi tôm, từ đầu đến chân viết rõ: tôi là một quản gia nghiêm túc đứng đắn.

Nên khi ngài Henry đẩy chiếc xe ba tầng bánh ngọt tới, Tiết Chân Chân và Doãn Yên ngạc nhiên phát hiện —— thì ra cô út không có ý định tra tấn các cô sau lưng bác cả.

Cử chỉ của ngài Henry rất đúng mực, rót sữa rót trà vào trong ly tách cho các cô rồi đứng ra xa đợi hầu. Tiết Chân Chân thấp giọng thở dài: “Không biết có phải là mời người Anh thật không.”

Doãn Yên trợn mắt há mồm nhìn bánh sandwich, bánh nướng xốp và tháp trái cây tinh tế nằm trên khay điểm tâm ba tầng, không thốt ra được câu nào.

Còn Sở Vọng lần đầu tiên gián tiếp ý thức được, người nhà này rất có tiền cũng rất có đẳng cấp.

Lúc Tiết Chân Chân vừa tấm tắc quan sát xung quanh vừa chê bai người hầu nhà mình “bình thường”, “quê mùa” và “quá thô bỉ”, Sở Vọng lại phát hiện tầm nhìn của phòng trà này rất tốt. Đi về phía bên phải thì có thể thấy mọi người ở trong vườn hoa, nhích sang trái thì có thể thấy cửa biệt thự họ Cát. Lúc cô đi tới nhìn thì vừa vặn có một chiếc xe Ford đậu ở cửa, một cô bé tóc vàng bước xuống trước, sau đó là một ông già mặc mã quái* màu vàng nâu, tóc muối tiêu bước xuống. Ông già kia vừa xuống xe, lập tức từ trong biệt thự có rất nhiều người chạy ra vây quanh, tựa như xúm quanh lão phật gia vậy; vẻ nghiêm túc trên mặt càng khiến ông ta trông như đại ca trong băng đảng xã hội đen.

(*Mã quái là loại trang phục truyền thống của Trung Quốc dành cho nam giới, áo cổ tròn, ống tay hẹp, xẽ giữa, cài nút, ống tay áo chữ U.Ảnh minh họa.)

1544066710-trang-phuc-truyen-thong-trung-quoc-5


Cô gái kia đỡ ông già bước đi, nhưng khi mọi người chen tới thì cô ấy lại nhân cơ hội chạy ra ngoài —— người này chính là Tạ Di Nhã. Cô ấy nhìn quanh khắp nơi, chụp một người hầu đi ngang qua hỏi gì đó rồi vội vã chạy lên lầu.

Chỉ chốc lát sau, Tuệ Tế đã dẫn Tạ Di Nhã vào phòng. Cô ấy vừa vào đã cười lớn nói: “Biết ngay là có thể gặp các cậu ở đây mà!”

Tiết Chân Chân xoay lưng về phía cô ấy, nghe thấy tiếng động thì liếc mắt nhìn.

Tạ Di Nhã ngồi xuống, rất tự nhiên nói bằng tiếng Anh: “Ngài Henry, lấy cho cháu một tách hồng trà, thêm nhiều sữa bò, cám ơn.” Sau đó nâng ly lên khuấy đều, rồi nhìn ra ngoài cửa sổ nói tiếp: “Cái người mặc đồ đen đó là anh trai của các cậu à?”

Đã hơn một năm không gặp, Lâm Tử Đồng đã trút bỏ sự trẻ trung của một chàng trai trong tuổi thanh xuân. Có lẽ vì đã vào trường quân sự mấy tháng nên trông càng trầm ổn chín chắn. Hơn nữa gen trội của nhà họ Lâm khá tốt, gộp những yếu tố bên trên lại, khiến Lâm Tử Đồng không hề thua kém ai khi đứng trước mặt các quý công tử nhà họ Tạ, Hoàng và Kiều. Lại vì có nửa ánh hào quang của quân nhân nên càng khiến anh ta nổi bật hơn hẳn.

Tạ Di Nhã lại nói: “Trong số các chị của tôi có một người đi cùng thuyền với anh ấy từ Quảng Châu đến đây, vừa về đến nhà đã nói là nhớ mãi không quên. Nên tôi rất muốn xem là thần thánh phương nào! Nghe nói là họ Lâm, không phải trùng hợp thế chứ?”

Có mặt Doãn Yên thì thể nào cũng không tới lượt Lâm Sở Vọng đắc ý trước. Mọi người đều đang đợi cô ấy khoe khoang, nào ngờ Lâm Doãn Yên lại không nói gì, mày chau lại, mặt tái nhợt. Nếu nhìn kỹ có thể thấy mồ hôi rỉ ra trên trán. Tiết Chân Chân hiếm khi quan tâm hỏi han: “Chẳng lẽ cậu bị dị ứng sữa, uống vào nên đau bụng?”

Tạ Di Nhã nhanh chóng gọi Tuệ Tế đến, nói bằng tiếng Anh: “Mau dẫn cô ấy vào phòng tắm.”

Cô ấy sai bảo người hầu biệt thự nhà họ Cát rất thành thạo, phòng vệ sinh cũng lịch sự gọi là “washroom”.

Có một căn phòng vệ sinh ở ngay sát phòng trà, chỉ cách hai ba bước, nhưng Tiết Chân Chân lại khăng khăng đòi đi cùng Lâm Doãn Yên. Hai ba phút trước hai người đó còn mắng mỏ nhau, Lâm Sở Vọng không biết từ bao giờ quan hệ của họ lại trở nên tốt như thế —— có lẽ chỉ vì không muốn nhìn mặt Tạ Di Nhã.

Hai người họ vừa đi, Tạ Di Nhã lập tức thả lỏng, quàng vai bá cổ Lâm Sở Vọng: “Lúc Giáng Sinh mình chỉ làm bánh kếp tặng một mình cậu, thế mà nghe nói cậu may cả gi-lê đang mốt cho Leonie và Lina. Linzy tiểu thư thiên vị à, quà năm mới của mình đâu?”*

(*Ở đây vì Di Nhã và Sở Vọng đã thân nhau hơn nên mình đổi xưng hô.)

Sở Vọng chớp mắt, thở dài một hơi, rồi lấy từ trong túi ra một chiếc hộp đồng có gắn dây xích kim loại, ở cuối dây xích còn được chạm trổ tinh tế. Tạ Di Nhã mở hộp ra cái *cạch*, thấy trong đó là một hộp phấn xinh xắn tỏa ra mùi hương hoa quế nhàn nhạt. Màu phấn còn là màu cô thích, cả mùi thơm cũng vậy.

Sở Vọng đeo nó lên cổ cho cô ấy, giải thích: “Bình thường nếu không dùng đến thì cất trong quần áo, coi như là túi thơm. Lúc đi thay đồ thì lấy ra bôi trên môi, là son môi tiện lợi đấy.”

Tạ Di Nhã mỉm cười, hai mắt càng sáng rực: “Mình sợ cậu thật đó, càng ngày cậu càng khiến người ta thích chết đi được.”

Ngay lúc Tạ Di Nhã không hề tiết kiệm những mỹ từ khen ngợi làm Sở Vọng nổi cả da gà, thì đột nhiên ở trong phòng tắm bên cạnh vang lên tiếng kêu sợ hãi. Sau đó là Doãn Yên yếu ớt nói “cậu để tôi xuống” và Tiết Chân Chân hoảng sợ “cậu sẽ chết mất!”

Ngài Henry nhanh chóng xông vào nhà tắm, nhưng một chiếc bóng đã dẫn đầu phá cửa xông ra. Nhìn chiếc bóng ấy, tất cả mọi người trong phòng đều ngẩn ngơ —— Không biết Tiết Chân Chân lấy đâu ra sức mà cõng Doãn Yên trên lưng. Còn Doãn Yên lại như không có mặt mũi nào gặp người ta, chôn mặt vào hõm cổ cô nàng.

Tuệ Tế vô cùng kinh ngạc, để ngài Henry vào phòng tắm kiểm tra, còn mình luôn tay chặn Tiết Chân Chân lại, “Cô Tiết à, cô để… để cô Lâm xuống trước đi đã.”

Tiết Chân Chân cõng Doãn Yên lảo đảo suýt thì té ngã, may có ngài Henry nhanh chóng đỡ cô ấy.

Tiết Chân Chân không biết lấy đâu ra sức lực mà gạt cả Tuệ Tế và ngài Henry ra, hét lên một tiếng tê tâm liệt phế: “Doãn Yên sắp chết rồi —— mọi người giúp tôi với!”

Tuệ Tế thấp giọng nói với ngài Henry một câu, hai người vội vã cản Tiết Chân Chân lại. Sở Vọng và Di Nhã vội đi tới kiểm tra xem Doãn Yên thế nào, Tuệ Tế bảo một người hầu đi gọi bà Cát lại đây.

Cho đến khi nhìn thấy vết đỏ trên tất trắng của Doãn Yên, Sở Vọng mới hiểu đã có chuyện gì xảy ra. Đương nhiên Di Nhã cũng biết chuyện, cô nàng không kìm được phì một tiếng quay đầu đi. Tiết Chân Chân trợn tròn mắt, hai mắt phủ sương, như một chú sư tử con tức giận hỏi: “Cậu ấy chảy nhiều máu như thế mà các người còn cười hả?!”

Tuệ Tế trấn an Tiết Chân Chân đôi câu rồi đưa Doãn Yên vào phòng tắm. Di Nhã thì cười tới mức chảy cả nước mắt, suýt đã không còn sức trả lời câu hỏi của Tiết Chân Chân: “Yên tâm đi, Lina không chết đâu.”

Sở Vọng im lặng nhìn trời, nghĩ bụng, vì sao đã ở thời đại này rồi mà giáo dục giới tính của Tiết Chân Chân vẫn còn kém thế?

Một lúc sau, bà Cát vội dẫn bà Kiều đến phòng trà kiểm tra “vết thương” của Doãn Yên. Cách cánh cửa phòng tắm, bà tư Lâm dùng giọng Thiệu Hưng tức giận chế giễu sai sót to lớn trong giáo dục của bà Kiều: “Vì sao ông anh kia của tôi lại gửi mấy đứa nhỏ cho chị dạy dỗ? Còn không phải vì con gái lớn không thể không có mẹ sao! Người làm cha như ông ấy, có những chuyện không thể dạy dỗ con gái trọn vẹn. Còn chị thì hay lắm, để tụi nhỏ đến tuổi này rồi mà vẫn ngu ngơ không biết gì!”

Bà Kiều xấu hổ thở dài tự trách, Sở Vọng không kìm được nhìn Chân Chân vẫn chưa lấy lại sức từ sự kiện chảy máu, đứng bên cạnh thút tha thút thít.

Hèn gì ông Lâm và ông Tiết muốn đưa con gái mình đến cho bà Kiều nuôi, thì ra là vì —— bọn họ đều khắc vợ!

Nửa phần sau bữa tiệc, bà Kiều tiếp tục qua loa đãi khách. Bà Cát được bà cả Lâm nhờ vả, sau khi điều ngài Henry rời đi, đóng cửa lại, bà ở trong phòng trà giảng giải về vấn đề vệ sinh sinh lý đơn giản cho mấy đứa nhỏ. Trong quá trình học, Tiết Chân Chân như đẩy ra cánh cửa vào thế giới mới, hai mắt mở to như chuông đồng. Khi nghe đến chuyện mỗi tháng đều phải chảy máu, lại còn kéo dài liên tục đến năm năm mươi sáu mươi tuổi, cô nàng sợ hãi nói: “Hèn gì mẹ cháu ra đi sớm như vậy, thì ra là do chảy máu!”

Nhìn Chân Chân có vẻ đau đớn sợ hãi, Sở Vọng rất muốn vẽ sơ đồ tiết diện cơ thể người mà đưa cho cô ấy, cũng để cô ấy biết: chúng ta là động vật linh trưởng, đây là tử cung, đây là buồng trứng, đây là âm đ*o. Mỗi một tháng thành tử cung sẽ dày lên, khi trong tháng không có trứng được thụ tinh thì tử cung dày sẽ tự động bong ra, dẫn đến chuyện chảy máu. Cũng chỉ dưới 50 ml thôi nên đương nhiên sẽ không thể chết người.

Bà Cát vất vả lên lớp, còn mọi sự chú ý của Di Nhã đều rơi vào trên người Chân Chân: cô nàng nở nụ cười như khám phá ra giống loài mới.

Đáng thương nhất chính là Lâm Doãn Yên: ngay trước mặt bạn học và người hầu nhà cô út lại bị Tiết Chân Chân làm cho hỏng hình tượng. Tiết Chân Chân vốn có ý tốt quan tâm đến Doãn Yên, nhưng lại vô tình đắc tội với cô nàng, cho nên trong vòng nửa năm sau, Doãn Yên không hề nhìn Tiết Chân Chân với sắc mặt tốt, còn Chân Chân cũng chẳng cần gì Lâm nhị tiểu thư để ý đến mình —— kể từ đó, tình chị em gái mới tồn tại chưa đầy một tiếng giữa hai người họ đã đổ vỡ.
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 23: Son môi và hôn lễ (3)
Kiều Mã Linh muốn một hôn lễ kiểu mới, còn các trưởng bối nhà trai lại muốn thấy một cô dâu Trung Hoa mang nét truyền thống. Thế nên khi tổng hợp ý kiến lại, tuy hôn lễ không ra ngô cũng chẳng ra khoai, song lại là buổi hôn lễ kết hợp Trung Tây điển hình nhất và cũng tân thời nhất trong thời đại bấy giờ.

Trong buổi tối một ngày trước hôn lễ, các cô gái ở lại biệt thự nhà họ Kiều, xúm quanh Kiều Mã Linh mặc thử chiếc áo cưới (đã qua tay Sở Vọng rất nhiều lần), đồng thời cũng chấn động trước đóa hoa mẫu đơn to tướng thêu chỉ vàng trên lụa trắng. Còn gì thích hợp hơn khi mặc trên mình chiếc váy cưới không tay vào tiết trời cuối xuân? Vì để bản thân đoan trang hơn nên Mã Linh đeo găng tay trắng dài đến tận khuỷu tay, trông như một nàng tiểu thư quý tộc Anh Quốc.

Mã Linh thử một lần rồi cởi ra treo trong phòng, để các cô gái mắt nhìn đau đáu vào chiếc váy cưới, mãi tới đêm khuya khi bị các mẹ la rầy “không được làm phiền cô dâu nghỉ ngơi” thì mới quyến luyến rời đi. Kiều Mã Linh giữ Lâm Sở Vọng và Tạ Di Nhã lại, bảo các cô kể cho mình nghe chú rể trông như thế nào.

Di Nhã cười nói: “Anh ấy là nhân vật chính của hôm nay, đám con trai ai cũng trêu anh ấy, làm anh ấy căng thẳng không nói được gì luôn! Ngày mai lúc gặp chị, khéo sẽ xấu hổ tới mức không nhúc nhích được cho xem!”

Sở Vọng biết Kiều Mã Linh muốn biết về phương diện ăn nói và tướng mạo hơn, thế là cô vội bổ sung: “Nhìn rất cao, trông mạnh mẽ rắn chắc lắm, cũng rất lịch sự nữa, có vẻ được giáo dục rất tốt.”

Lúc này Kiều Mã Linh mới thả lỏng.

Sáng sớm hôm sau, bà Kiều cùng một bà cô lớn tuổi ở nhà họ Tiết trang điểm cho Kiều Mã Linh. Suối tóc dài quá vai được vấn thành ba lọn tóc tròn nho nhỏ, xếp thành hình đóa hoa ở sau đầu. Dường như cảm thấy nước da của Mã Linh hơi ngăm, bà Tiết nọ bèn dặm thêm rất nhiều lớp phấn cho cô, khiến cả gương mặt trở nên trắng bóc; bà Kiều cẩn thận vẽ lông mày con gái thành hình lá liễu cong cong. Màu môi Kiều Mã Linh vốn đã đẹp lắm rồi, cho nên chỉ cần thoa một lớp son mỏng là được.

Các cô bé được dì Triệu và người hầu riêng dẫn đi thay váy màu hồng kiểu phương Tây, bên ngoài khoác áo màu tím hồng. Sở Vọng rất vui vì trong mấy tháng qua mình đã cao lên, vượt quá chiều cao để làm thiên thần nhỏ. Thế là gánh nặng làm thiên thần nhỏ đã rơi xuống vai Leon. Mọi người thấy đứa bé trắng múp đáng yêu mang nét Trung Tây đó thì rất vui, cũng rất phù hợp với chủ đề hôn lễ lần này.

Trong một buổi sáng, các bác các dì trong nhà lần lượt truyền tải kinh nghiệm hôn nhân cho Kiều Mã Linh. Chị mỉm cười cám ơn từng người, mãi đến gần trưa thì đi lên lầu, chào tạm biệt bà Kiều. Bà Kiều ngồi ngay ngắn trên ghế bành, chỉ một buổi sáng đã khóc bảy tám dạo. Lúc này thấy Kiều Mã Linh mặc váy cưới trắng tinh, trang điểm tinh tế thì lại không kìm được nước mắt, thất thố òa khóc. Vành mắt Kiều Mã Linh hoen đỏ, các bà các cô vội bước đến khuyên can, không để cô khóc làm trôi lớp trang điểm.

Kiều Mã Linh đỏ mắt ôm lấy bà Kiều, vỗ về mẹ: “May vẫn có ba em gái ở bên mẹ.”

Nói rồi chị giơ tay lên, vẫy gọi ba cô bé đến rồi lần lượt hôn lên trán từng đứa. Chân Chân và Doãn Yên cũng òa khóc, còn Sở Vọng chỉ đứng cạnh trấn an: “Dù gì đường Burton cũng gần đây mà, chị cứ về nhà hằng ngày đi, bọn em sẽ làm cơm trưa cho chị.”

Kiều Mã Linh phì cười, một bà bác đứng gần đó nói đùa: “Con gái đã gả đi, cứ hai ba hôm lại chạy về nhà mẹ sao được, không sợ người ta bàn ra bàn vào sao.”

Bà Kiều sầm mặt, sửa lại lời của Kiều Mã Linh: “Sau này không được thất thố như vậy nữa. Hễ đã ra ngoài thì phải kín đáo, có thể cười nhưng không được cười thành tiếng… Không được lấm lét nhìn trái phải, cũng không được đối diện với người khác.”

Kiều Mã Linh vội cúi đầu vâng dạ, lúc này bà Kiều mới phủ khăn trùm đầu lên cho chị —— tuy là khăn lụa trắng tinh khôi, nhưng khăn rũ xuống che khuất gương mặt, đưa đến cảm giác mông lung tựa thiếu nữ ôm đàn tỳ bà che nửa mặt.

Chú rể lái xe đến ngoài cửa, những chàng trai ba nhà Tiết, Lâm, Kiều chen nhau cản chú rể mặc âu phục đen và bạn bè của anh ta lại. Có lẽ vì bất đồng ngôn ngữ —— phần lớn họ hàng ở Thượng Hải của cô dâu không biết tiếng Pháp và tiếng Quảng, còn họ hàng ở Quảng Châu Việt Nam bên nhà chú rể cũng không biết tiếng Thượng Hải và tiếng Anh —— cho nên giấy thông hành cướp dâu chính là bao lì xì vạn năng.

Các chàng trai nhận được hối lộ của chú rể, để chú rể dẫn theo kiện tướng đắc lực thuận lợi đi vào biệt thự nhà họ Kiều. Đầu tiên là vái ông Kiều rồi cùng các bạn bè đứng đợi ở cửa. Ở bên này, Kiều Mã Linh được bà Kiều đỡ xuống lầu, các nữ quyến đi theo phía sau. Lâm Sở Vọng nghe thấy bà Kiều chốc chốc lại dặn dò Kiều Mã Linh: “Nhất định phải ngẩng đầu ưỡn ngực, nhớ kỹ đấy.” Kiều Mã Linh đã cao lắm rồi, mà bà Kiều lại muốn chị phải cong eo hơn nữa, phô ra dáng vẻ cao quý hơn người.

Sở Vọng không biết Kiều Mã Linh có căng thẳng không, nhưng chắc chắn anh Mark Hoàng rất căng thẳng. Anh ta cũng chỉ mới thấy Kiều Mã Linh qua những tấm tình, nay có thể nói là lần đầu gặp nhau, không biết trong lòng có so sánh mỹ nhân số một Hương Cảng với nốt chu sa* của anh ta ở Việt Nam không. Anh ta mỉm cười, ngẩng gương mặt thoáng áng đỏ lên nhìn cô dâu của mình, dưới chân khẽ động, cũng vì lo lắng và kích động mà cơ bắp trên mặt mất cân đối.

(*Hình ảnh nốt chu sa được Trương Ái Linh ví với người mình yêu nhưng không thể đến được với nhau: “Bất kì người đàn ông nào cũng đều từng có hai người phụ nữ như thế này trong đời, ít nhất là hai. Cưới một đoá hồng đỏ, lâu dần nàng thành vết máu muỗi trên tường còn hồng trắng vẫn là ánh trăng sáng. Cưới đoá hồng trắng, nàng như hạt cơm dính trên áo còn hồng đỏ là nốt ruồi chu sa trên ngực.”.)

Không biết là chàng trai nào đẩy chú rể một cái, trong tiếng cười vang của mọi người, anh ta loạng choạng ngã tới trước, may mà kịp thời vịn lấy lan can đứng cạnh cô dâu. Khi cô dâu chú rể cùng bước ra cửa, lập tức dây pháo ở cửa nổ đùng đoàng. Lúc này, một bà bác khá có địa vị trong nhà gái thấp giọng nói: “Khóc đi!” Thế là các nữ thân quyến thay nhau giả vờ khóc lóc —— nghe nói làm vậy là để chúc may mắn. Sở Vọng sợ hãi nhìn bọn họ giả khóc, tưởng chừng mình đang đứng giữa dàn hợp xướng nhiều giọng nữ, suýt nữa đã bật cười thành tiếng. Tình cảnh ấy đúng là quá kỳ quái.

Chiếc xe Dodge chở cô dâu chú rể đến nhà thờ Leiden ở gần đó, xe đưa đón ở phía sau chở những chiếc rương của hồi môn của Kiều Mã Linh đi trên đường Burton. Mấy ngày trước, có dịp Lâm Sở Vọng nhìn vào trong mấy chiếc rương: ngoài ít đồ trang sức ra, thì phần lớn đều là những món đồ sứ tinh xảo cùng tranh chữ nổi tiếng mà cô không biết.

Các chàng trai cùng cô gái đi bộ chừng mười phút đến nhà thờ Leiden. Nhà thờ được xây theo phong cách gothic, trên cửa sổ hoa xây cao vẽ lại những câu chuyện trong thánh kinh.

Dãy đầu tiên dành cho những người chủ chốt trong bộ máy chính trị Hương Cảng ngồi, còn người nhà của cô dâu chú rể thì lần lượt ngồi vào theo thứ tự thân phận, ba cô bé đi cùng bà Kiều nên cũng ngồi không xa lắm. Có lẽ những nhân vật chủ chốt kia chính là người làm chứng, Lâm Sở Vọng biết một người trong số họ, chính là ông cụ nhà họ Tạ kia. Ông ta đang vui vẻ trò chuyện bằng tiếng Anh với hai người khác, nghe bảo đó là huân tước Tư Đồ – tổng đốc Hương Cảng tiền nhiệm và huân tước Thi – tổng đốc hiện tại.

Khi tựa khúc của màn 5 kiệt tác “Giấc Mộng Đêm Hè” được Mendelssohn biên soạn vang lên*, tiếng cười nói rộn rã dần lắng lại, mọi người vội đưa mắt nhìn cánh cửa của nhà thờ chậm rãi mở ra. Cũng đứng từ đằng xa nhìn lại là cha xứ và anh Mark Hoàng mặc âu phục giày da. Anh ta căng thẳng nhìn cô dâu của mình được một vầng hào quang bao phủ dần tiến tới, cùng với cha vợ tôn kính là ông Kiều hói đầu đang nắm tay cô dâu.

(*“Giấc mộng đêm hè” là một bản tựa khúc gồm nhiều bài của nhà soạn nhạc Felix Mendelssohn, lấy cảm hứng từ vở kịch cùng tên của Shakespeare. Màn 5 trong vở kịch “Giấc mộng đêm hè” là cảnh hôn lễ của Theseus, nên hiểu rằng tựa khúc được nhắc đến trong truyện là bài “Hành khúc hôn lễ” nổi tiếng.)

Lúc này đang độ ban trưa, quả chuông trong nhà thờ nhẹ nhàng vang lên mười hai lần, ánh sáng xuyên qua cửa sổ màu chiếu rọi vào bên trong. Nhờ nguyên tắc quang học, những câu chuyện Kinh thánh đầy sắc màu rực rỡ vẽ trên ô cửa phản chiếu lên váy cưới của cô dâu, cái đẹp ấy khiến bao người phải cảm thán thốt lên. Chính vì thế nên khi cầm lấy tay cô dâu từ tay cha vợ, anh Hoàng không khỏi căng thẳng hắng giọng liên tục.

Sau khi cha xứ hỏi bằng tiếng Anh và nhận được câu trả lời “Yes, I do” từ Kiều Mã Linh, cha lại quay sang hỏi chú rể câu hỏi kinh điển: “Mark Hoàng, con có đồng ý lấy người phụ nữ này làm vợ không? Ký kết hôn ước cùng cô ấy, dù là trong lúc ốm đau hay mạnh khỏe, dù là vì bất cứ lý do gì, con sẽ ở bên cạnh cô ấy, chăm sóc và yêu thương cô ấy, cũng như tôn trọng và chấp nhận cô ấy, một lòng chung thủy với cô ấy đến cuối sinh mệnh không?”

Anh Hoàng lại căng thẳng hắng giọng, trong vô thức thốt ra tiếng mẹ đẻ: “Oui, je le veux.” (Tiếng Pháp: Con đồng ý.)

Trong tiếng cười rộ của mọi người ngồi bên dưới, anh ta nhanh chóng đổi sang trả lời bằng tiếng Anh.

Vào khoảnh khắc ấy, từ trong thâm tâm mình, Kiều Mã Linh đã nở nụ cười chân thật đầu tiên trong hôm nay.

Cha xứ lại hỏi mọi người: “Các con có đồng ý làm chứng cho lời tuyên thệ kết hôn của hai người không?”

Mọi người la lên: “Đồng ý!”

Phải thừa nhận một điều rằng, những buổi hôn lễ theo phong cách phương Tây, từ nhạc nền cho đến lời tuyên thệ luôn đem đến sức cuốn hút và rung động sâu sắc. Tại một nơi linh thiêng như thế, tình yêu của cô dâu chú rể được mọi người và thánh thần ban phước phù hộ, cứ ngỡ như đang xem màn trình diễn thực sự của một bộ phim bom tấn Oscar. Không biết tấm chân tình nhiều ít ra sao, nhưng chí ít là vào khoảnh khắc này, không ít người đã động lòng nhỏ lệ.

Ngay đến Lâm Sở Vọng vốn trơ cản xúc, biết rõ Kiều Mã Linh và anh Hoàng như thế nào, thì hôn lễ này cũng đã khiến cô rung động. Thậm chí con tim độc thân hai mươi lăm năm của cô đã mong đợi nghĩ rằng: nếu có thể được kết hôn long trọng như thế một lần, thì thú thực cũng chẳng có gì xấu.

__

Lời của tác giả: Nội dung tuyên thệ bằng tiếng Anh:

Minister: Do you Marlin Qiao, knowing this man’s love for you and returning it, realizing his strengths and learning from them, recognizing his weaknesses and helping him to overcome them, take Mark Huang to be your lawfully wedded husband?

Marlin: I do.

Minister: Place the ring on his finger.

Minister to Groom:

Do you Mark Huang, knowing this woman’s love for you and returning it, realizing her strengths and learning from them, recognizing her weaknesses and helping her to overcome them, take Marlin Qiao to be your lawfully wedded wife?

Mark: Oui, je le veux.

All(Laugh).

Mark: Yes, I do.
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 24: Dàn hợp xướng và người duyệt bản thảo (1)
Sau buổi hôn lễ, các cô gái ở biệt thự nhà họ Kiều đã trở nên khác trước.

Kể từ khi ở biệt thự nhà họ Cát về, Tiết tiểu thư đã thay đổi phong cách buông thả của ngày xưa. Có lẽ vì bị người hầu ở biệt thự họ Cát làm ảnh hưởng, nên những người hầu giúp việc trong biệt thự họ Kiều đã không còn lọt vào mắt xanh của cô nữa, thậm chí cô còn nói thẳng với bà Kiều là: mình đã lớn rồi, không cần người hầu phải chăm sóc.

Thấy cô nói thế, Doãn Yên lớn hơn Tiết Chân Chân mấy tháng cũng không chịu lép vế, giao trả người hầu, bày tỏ mình có thể độc lập.

Sở Vọng không quan tâm đến hai người chị làm gì, chỉ buông một câu: “Cháu vẫn còn nhỏ, không thể xa Điệp Nhi.”

Sau khi xảy ra thảm án Ngũ Tạp*, các cô gái Thượng Hải trong lớp rất kích động phẫn nộ, nhưng lại bị thầy Wilson cảnh cáo nhiều lần: học sinh trường nữ sinh tư thục Hương Cảng không được tham gia phong trào, nếu không sẽ đuổi học.

(*Phong trào Ngũ Tạp là cuộc biểu tình chống Đế quốc do Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo, ngày 30 tháng 5 năm 1925. Công nhân từ Thanh Đảo, Thượng Hải và những nơi khác đã diễu hành phản đối việc nhà máy bông Nhật Bản đối việc sa thải và đánh đập công nhân bất hợp pháp, nhưng bọn họ đã bị bắn súng dẫn đến sự kiện đổ máu, nên còn gọi là thảm án Ngũ Tạp.)

Lâm Du cũng nhiều lần gửi thư đến, nhắc nhở hai cô con gái nhà mình chỉ cần chăm chỉ học hành là được, đừng để kẻ khác kích động xúi giục. Trong thư ông cũng đề cập tới chuyện đã tạm định được hôn sự cho Tử Đồng, là một cô gái Thượng Hải nổi tiếng xinh đẹp, họ Hứa. Cô gái nhà họ Hứa học ở trường nữ thục Trung Tây tại Thượng Hải, lớn hơn Doãn Yên hai tuổi, đợi bao giờ cả hai tốt nghiệp thì sẽ thành thân.

Sở Vọng bất giác nghĩ đến người chị gái kia của Tạ Di Nhã, có lẽ chị ta phải thất tình rồi. Cô đã gặp chị gái ấy một lần, cao gầy hơn Tạ Di Nhã song lại không hoạt bát bằng. Từ đầu đến chân toát lên vẻ cao quý kiêu ngạo, có lẽ là vì muốn thoát khỏi huyết thống Trung Quốc, trở thành một người Anh. Nhưng vì cô ấy làm bộ cao quý hơi quá tay nên trông chẳng ra gì.

Trước kỳ nghỉ Hè, bà nữ tu sĩ cầm đến một xấp giấy đăng ký tham gia vào dàn hợp xướng. Những ai điền vào giấy đăng ký thì bắt đầu từ kỳ sau sẽ chính thức trở thành thành viên của dàn nhạc, có thể tham gia buổi lễ vào sáng Chủ Nhật hằng tuần. Lâm Sở Vọng không biết từ khi nào mà các cô gái trong lớp lại thích ca hát như vậy, ngoài cô ra ai cũng đăng ký. Thế mà khi Tạ Di Nhã cầm bút quay về từ chỗ nữ tu sĩ, cô nàng đắc ý giơ ngón cái lên với Sở Vọng: “Không cần lo phải chen chúc với bọn họ nữa nhé, mình đã đứng mũi chịu sào, xông lên trước điền tên cho cậu rồi, không còn cám ơn mình đi!”

Sở Vọng thắc mắc đầy đầu: “Mình nói muốn đi từ bao giờ vậy?”

Tạ Di Nhã hạ giọng cười khẽ: “Đừng nói với mình là cậu không biết dàn hợp xướng có gì nhé? Hai cô chị của cậu còn tích cực hơn cả cậu!”

Cô xoa cằm nghĩ ngợi,dàn nhạc thì có gì chứ? Đến nghe các bác các chú giảng đạo à?

Tạ Di Nhã lại vỗ vào người cô, nói: “Mặc kệ đấy, cậu phải đi với mình! Cậu không đi thì mình chán chết!” Nói rồi cô nàng chạy ào ra cổng trường, nhảy lên xe hơi của nhà họ Tạ.

Trong cửa tiệm may, tình yêu dành cho son môi của ngài Saumur và Sở Vọng đã mở rộng sang phạm vi nước hoa. Thời kỳ này đang rất thịnh hành mùi cam thảo, được các phu nhân xã hội thượng lưu cho đến các danh môn thục nữ yêu thích. Ngài Saumur gọi đùa nó là: mùi hương ở chốn xã giao đẳng cấp cao. Lâm Sở Vọng thích mùi gỗ như tùng bách hoặc bạch dương, nhưng ngài Saumur lại thiên về mùi hoa cam cúc. Còn bà Nguyễn không có nghiên cứu về nước hoa lại bày tỏ, các bà nhà giàu mua gì thì bà ấy sẽ mua theo.

Tuy ở chung dưới một mái nhà, nhưng bà hai Mitchell ở trong tòa nhà khác rất ít khi xuất hiện trong tầm mắt của mọi người – có lẽ do được ông Kiều chỉ bảo trước: chỉ cần chào bà cả vào buổi sáng là được, còn những nơi không cần xuất hiện thì hãy tận lức né tránh, không để bà cả bắt được điểm yếu rồi quở trách.

Đã được một thời gian dài kể từ lần nhận được thư của Tư Ngôn Tang. Khi Lâm Sở Vọng cho rằng mình đã đắc tội gì đó với vị hôn phu này, thì bức thư đến từ Đức lại được gửi tới biệt thự họ Kiều.

Kể từ sau khi Doãn Yên bị mất mặt trong đêm trước hôn lễ của Kiều Mã Linh tại biệt thự họ Cát, hại bà Kiều bị bà Cát quở trách một hồi, bà Kiều bắt đầu cẩn thận giáo dục ba cô bé những chuyện khác ngoài học vấn. Bà tình cờ nghe được Tiết Chân Chân đề nghị “muốn đến vịnh Nước Cạn phơi nắng”, thế là vào buổi chiều của ngày nghỉ hè đầu tiên, bà quyết định đưa cả nhà ra biển chơi.

Trước khi mọi người cầm váy đầm và mũ che nắng ra ngoài lên xe, thì bưu tá đã đến cửa. Lần này Sở Vọng đã rút được kinh nghiệm: vừa nhìn thấy bức thư đóng rất nhiều con dấu bưu điện, cô lập tức giật lấy đầu tiên. Kể từ sau khi có kinh nguyệt, Doãn Yên không còn cao lên nhanh nữa. Mà Lâm Sở Vọng thì lại cao vụt hẳn lên, sắp cao hơn cả chị nhà mình nữa rồi – cho nên trong chuyện cướp này giật nọ, Lâm Doãn Yên đã mất đi ưu thế.

Sau khi lên xe, cô ngồi vào chỗ cách xa Doãn Yên nhất rồi mở thư ra.

Sở Vọng,

Đã rời Thiệu Hưng hơn một năm, anh rất muốn biết tin tức về em từ đâu đó, thậm chí còn hận em vì sao không phải là danh nhân nổi tiếng, để anh có thể dễ bề hay tin em đang làm gì. Anh hay nghĩ, không biết có phải do mình mạo muội làm phiền em, nên mới khiến em ghét anh không. Nhưng anh lúc nào cũng quan tâm, cũng muốn biết liệu em có sống tốt không.

Không hồi âm cũng được, tiện cho anh độc thoại một mình, kể em nghe anh đã làm gì. Tháng Sáu này anh sẽ rời khỏi Đức, đến Anh học tại trường trung học Sherburne một năm. Đức và Anh ký rất nhiều hiệp ứng, nhưng vật giá Berlin vẫn không có chuyển biến tốt đẹp. Ngày trước anh nghĩ có lẽ mình muốn trở thành một nhân vật như ngài Cố Duy Quân*, nhưng hai năm gần đây lạibắt đầu mơước về khoa văn học ở đại học Cambridge. Nếu để cha biết được anh ở Đức nhưng tiếng Trung ngày càng tiến bộ, sợ là sẽ đăng báo thông cáo cho cả nước biết: ông ấy muốn trục xuất đứa con bất hiếu là anh ra khỏi nhà.

Không biết em có cười chê không.

Gần đây anh có đến Bavaria, tá túc ở một nông trường. Sữa bò ở đây rất thơm nồng, hôm nọ uống vào lại bất giác nghĩ, chẳng hay trong nhà của bác gái, có phải sáng nào em cũng uống một cốc sữa giốngnhư một quý cô châu Âu không? Trong thâm tâm anh cảm thấy hình ảnh đó rất đáng yêu.

Không biết em có thể đọc được những lời trên không.

Cảnh xuân ngoài khung cửa rất đẹp, nhớ ra ngoài chơi thường xuyên nhé.

Thư không hết ý,

Chúc em chơi xuân vui vẻ.


Ngôn Tang

26.04

Năm dân quốc 14 tại Munich.

(*Cố Duy Quân là chính khách và nhà ngoại giao từ Trung Hoa Dân Quốc. Ông là một trong những đại diện của Trung Quốc tại Hội nghị hòa bình Paris, 1919; đã phục vụ như là Đại sứ tại Pháp, Anh và Hoa Kỳ.)


Bài thơ ở trang thứ hai cũng là một bài mà đời trước Sở Vọng từng học thuộc. Có điều bản đang cầm trong tay chỉ là bản thảo viết tay, bên trên viết bằng cả ba thứ tiếng là tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Trung, từng kiểu chữ của mỗi ngôn ngữ đều rất đẹp.

Cuối cùng là một bức ảnh: dưới vòm trời xanh ở Bavaria, anh cùng các chàng trai người Đức mặc quần lao động, vui vẻ vắt sữa bò trên đồng cỏ. Tuy chỉ là ảnh đen trắng không có sắc màu, nhưng tấm ảnh mới tinh đó lại chứa đầy cảm xúc.

Sở Vọng cẩn thận vuốt ve mặt người trên ảnh, sau đó nhanh chóng gấp thư lại, nhét vào chỗ sâu nhất trong ba lô.

***

Mới đầu khi ở trên xe mọi người còn chuyện trò, nhưng về sau lại dần nghiêng ngả ngủ gục dưới ánh nắng chói chang. Không biết có phải đã hơn hai tiếng trôi qua rồi không, cuối cùng xe hơi dừng lại trước cửa khách sạn ở vịnh Nước Cạn.

Xe dừng lại, bà Kiều dẫn các cô xuống đi vào khách sạn, rồi đến ngoài bờ cát thuê lều che nắng. Vịnh Nước Cạn như vịnh hẹp, lưng tựa vào núi, khách sạn tọa lạc dưới chân núi, từng cơn gió thổi qua bãi cát vịnh hẹp, lúc thì ẩm thấp, lúc lại mát rượi.

Trên bờ cát là những trai thanh gái lịch náo nhiệt chuyện trò, trong vịnh hẹp nhỏ bé này như chứa đựng toàn bộ ngôn ngữ của cả thế giới. Lâm Sở Vọng nằm trên ghế thích thú uống nước trái cây, nhìn đủ loài yêu tinh đi qua đi lại trước mặt. Doãn Yên và Chân Chân đều muốn giống người da trắng nằm phơi nắng trên bờ, còn Sở Vọng thì lại không muốn. Mặt trời lúc này đang rất độc, nếu không có biện pháp phòng vệ thì sẽ bị bong tróc da mất, cô cũng khuyên hai chị gái hẵng phơi nắng sau. Có điều trong lòng họ, từ xưa đến nay cô không có quyền lên tiếng, các cô ấy ngoảnh mặt làm ngơ, đi thẳng đến chỗ nước cạn.

Trời nóng mà còn chơi trên bờ biển thì rất dễ bị cảm nắng, huống hồ là hai cô bé được nuông chiều chăm chút từ nhỏ. Vì thường xuyên có người bị cảm nắng, trên trong khách sạn đã để sẵn canh gừng bạc hà giải nhiệt cho khách. Bà Kiều bị hơi nóng trên bờ cát làm cho mệt mỏi, còn Lâm Sở Vọng lại không thích gió ẩm trên biển hun người ta thành cây xúc xích, thế là cô xung phong nhận việc về khách sạn đem canh giải nhiệt đến cho mọi người.

Vì khách sạn xây trên sườn núi nên cứ ba bước lại một bậc thềm, tầng trệt nối tầng trệt. Chỉ cần đi xuống một bậc cấp là có thể trông thấy bóng dáng nam nữ ôm hôn ở ban công phòng khách sạn cách đó không xa. Điệp Nhi nhìn thấy, xấu hổ dẫn cô đi lên bậc thềm vào khách sạn. Cứ đến chiều là chiếc bàn ở giữa khách sạn bị chuyển đi, nhường khu vực làm phòng khiêu vũ. Vì bây giờ đã qua giờ cơm trưa, nên nhân viên khách sạn đã bắt đầu dọn dẹp sàn này để tối nay trưng dụng. Chỉ lác đác vài người ăn uống, lúc này trong khách sạn có một đám thanh niên chừng hai mươi tuổi đang đuổi bắt đùa giỡn, có lẽ là sinh viên đại học Hương Cảng tranh thủ nghỉ hè đến biển du ngoạn.

Nhóm sinh viên đại học cả nam lẫn nữ chơi đùa ngay trong khách sạn, chạy qua chạy lại. Sở Vọng đi theo Điệp Nhi cẩn thận né tránh, nhưng vẫn bị một nam một nữ đụng trúng làm té ngã, lập tức một xấp thứ gì đó màu trắng giống tờ rơi trong tay cô gái kia cũng rơi xuống đất.

Điệp Nhi che cho Sở Vọng, tức tối mắng hai người kia: “Không biết có nhiều người lắm hả, ở bên ngoài mà không ý tứ gì cả.”

Hai người họ xấu hổ xin lỗi Điệp Nhi và Lâm Sở Vọng, lóng ngóng nhặt tờ rơi lên. Sở Vọng và Điệp Nhi bị bao vây giữa đống tờ rơi, cũng không thể dẫm lên đống giấy trắng mà bỏ đi được, vậy là cả hai tốt bụng ngồi xuống nhặt từng tờ giúp họ.

Lúc Sở Vọng cúi đầu nhặt, nhưng khi khóe mắt vừa liếc thấy nội dung trên đó thì lập tức ngẩn ngơ.

Đó thông báo tuyển dụng từ nhà xuất bản tập san Khoa học Tự nhiên đại học Hương Cảng, bên trên viết tám chữ to: TUYỂN NGƯỜI XEM XÉT LUẬN VĂN KHOA HỌC.

Bằng cấp trên bậc cử nhân, nắm rõ thành thạo cú pháp tiếng Anh học thuật, biết cách sử dụng tiếng Latin trong luận văn học thuật.

Không yêu cầu địa điểm làm việc, có thể để lại địa chỉ để gửi luận văn cần xét duyệt đến, sau khi xét duyệt xong thì lại gửi đến hộp thư của Nhà xuất bản Khoa học Đại học Hương Cảng qua đường bưu điện..

Cuối cùng cần phải đậu vòng phỏng vấn. Lúc phỏng vấn vui lòng bổ sung thêm bằng cấp, luận văn cá nhân từng được đăng tải và bản chỉnh sửa bổ sung. Tiền lương tính theo số chữ luận văn, có thể thỏa thuận.

Ánh mắt của Sở Vọng bị hai chữ “tiền lương” gì chặt, Điệp Nhi gọi vài lần cô mới hoàn hồn, chần chừ trả xấp tờ rơi lại cô sinh viên kia.

Nữ sinh viên nọ nhận tờ rơi, có lẽ vẫn cảm thấy xấu hổ vì chuyện vừa rồi, bèn cười giải thích: “Gần đây đang ầm ĩ bãi công, người xem xét đều đi hết cả. Nhà xuất bản mới thành lập nên không muốn đóng cửa, nhưng tìm khắp Thượng Hải và Quảng Châu cũng không tìm được người xem xét phù hợp, bọn họ đang lu bù cả lên, nên lần này mới để chúng tôi đến vịnh Nước Cạn xem có Hoa kiều nào về nước hay người da trắng chịu làm người xem xét không.”

Sở Vọng kìm nén hưng phấn, cẩn thận hỏi: “Em biết một người có thể làm người xem xét đấy. Chị có thể cho em một tờ quảng cáo được không? Để quay về em hỏi xem chị ấy có chịu không.”

Nữ sinh kia rất vui, cho cô một tờ rơi rồi nói tiếp: “Nếu cô ấy chịu nhận thì có thể gọi điện đến văn phòng này, hẹn thời gian gặp mặt nói chuyện —— đương nhiên là có thể trực tiếp đến vào các ngày trong tuần, có điều gần đây sợ sinh viên gây rối, cho nên lính ngoại quốc canh gác nghiêm ngặt ngoài trường học, không ai giới thiệu thì khó vào lắm.”

Sở Vọng cám ơn cô gái nọ rồi cẩn thận cất tờ rơi vào trong ba lô. Trên đường đem canh giải nhiệt ra bờ biển, vì hưng phấn nên Sở Vọng bước đi rất nhanh. Điệp Nhi thầm hoài nghi, nhưng từ trước đến nay cô không có thói quen hỏi chuyện của chủ, vì vậy cũng chỉ im lặng đi theo Lâm Sở Vọng.

Đương nhiên cô không quen người xem xét nào khác để có thể “quay về hỏi ý kiến của chị ấy” cả, bởi vì người hoàn hảo có thể làm công việc đó chính là bản thân Lâm Trí.
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 25: Dàn hợp xướng và người duyệt bản thảo (2)
Có lẽ vì đã làm miếng thịt hấp bột phúng phính hơn mười ba năm, nên muốn biến thành sườn xào chua ngọt thì cần phải trải qua “kiếp nạn đau đớn”. Trong ngày quay về từ bãi biển, vùng da lộ ra bên dưới áo của hai cô gái bắt đầu đỏ lên. Bà Kiều nhanh chóng mời tới bôi thuốc cho cả hai, hai người nằm trên sofa đau tới mức khóc lăn lộn, nức nở rên rỉ những lời như “sẽ không bao giờ phơi nắng nữa”.

Còn Sở Vọng im lặng ngồi bên cạnh đọc tập san, miệng buông lời trấn an: “Không sao, hai tháng tới ăn ít hải sản thôi, cứ để nó tự bong da ra là xong.”

Nghe thấy vậy, cả hai càng khóc dữ hơn.

Khi thần kinh của Sở Vọng bị tiếng khóc kinh thiên động địa đó làm cho nhũn ra, Điệp Nhi bèn dẫn cô đi tắm trước khi ngủ. Lúc chỉ có hai người, Điệp Nhi thở dài nói: “May mà cô ba thông minh, không làm trò dại dột như các cô ấy.”

Sở Vọng chột dạ, ngẩng đầu nhìn Điệp Nhi, nhưng Điệp Nhi vẫn không khác gì ngày thường, vừa đưa sữa cho cô vừa nói: “Ở trong biệt thự mình nhìn có vẻ sôi nổi, nhưng cũng chỉ có cô ba là cô độc. Tuy tôi nhắc nhở thế này có vẻ dư thừa, nhưng chuyện gì cũng thông minh thì sẽ tốt hơn.”

Sở Vọng vừa uống sữa vừa nghĩ ngợi, sau đó cười bảo: “Tháng sau nếu trời nóng lên, tôi sẽ mời chị ăn kem cốc.”

Điệp Nhi gật đầu rồi không hỏi gì nhiều, đi ra khép cửa lại giúp cô.

Cuốn tập san cô đang đọc là tập san tiếng Anh số đầu tiên của nhà xuất bản đại học Hương Cảng trước sự kiện Ngũ Tạp. Hôm Kiều Mã Linh lại mặt về nhà, hỏi các em gái có muốn quà gì không. Lâm Sở Vọng nghĩ ngợi rồi bảo là mình muốn cuốn tập san kia.

Trên tập san đăng tải hơn mười bài luận văn, cô đọc toàn bộ ba lần, khoanh tròn tất cả các câu học thuật và các từ Latin sử dụng không đúng tiêu chuẩn, rồi lấy một tờ giấy ra khác đánh dấu ghi chú đầy bốn trang, ngay đến xuất xứ cũng viết rõ.

Làm xong xuôi tất thảy, cô thở dài một hơi, sau đó lại trải phẳng một tờ giấy viết thư lên bàn. Trầm ngâm một hồi, cuối cùng cô không chút do dự viết bằng tiếng Đức:

Thân gửi anh Ngôn Tang,

Em đã nhận được thư của anh, có điều quá trình nhận khá là éo le. Qua lâu như thế mới hồi âm cho anh, thật sự xin lỗi nhiều. Vật giá ở Berlin cao như thế thì đừng ăn kem nữa, chờ bao giờ anh về Hương Cảng, chúng ta sẽ cùng đi ăn. Có lẽ anh không nỡ xa sữa bò Bavaria, nhưng nếu có thể rời Đức sớm thì tốt quá. Nghe nói trường Sherborne là một ngôi trường rất tốt, nhất định phải nắm chặt cơ hội khi ở trong trường, làm quen thêm nhiều người bạn cũng là chuyện tốt.

Còn sau này muốn làm gì, chỉ cần mình thích là được, nếu người ngoài có ý kiến thì bảo người ta tự đi mà học! Cho dù anh có trở thành nhà ngoại giao hay theo đuổi nghiệp văn chương, thì cần phải nhớ, anh mãi mãi là người xuất sắc nhất.

Tiếng Trung của anh ngày càng tiến bộ rồi đấy, còn em thì không tiến bộ gì. Những năm qua có học lỏm vài ba câu tiếng Đức, nên không viết được gì sâu sắc lắm, xin anh chớ giận.

Trong thư anh bảo em nên đi tới đi lui nhiều trong ngày xuân, nhưng lúc thư đến tay thì đã là mùa hè mất rồi. Trong hè có ra biển chơi với hai chị, nhưng hai người họ phơi nắng bị cháy da. Lúc thư đến tay anh có lẽ sẽ là mùa thu, nhớ trước khi gió rét ở Siberia thổi đến, hãy mau chóng rời khỏi Đức đi.


05.07.1925

Sở Vọng

Tái bút: Ở trong nhà khá bất tiện, nếu hồi âm thư xin hãy gửi đến địa chỉ tiệm may Luca, số B-21 Du Ma Địa, Cửu Long, Hương Cảng.


Thật ra cô rất muốn nói, lúc đến Sherborne học, anh có thể tìm một người tên là Turing* được không? Bởi vì tôi rất muốn có chữ ký của ông ấy.

(*Alan Mathison Turing là một nhà toán học, logic học và mật mã học người Anh, thường được xem là cha đẻ của ngành khoa học máy tính.)

Nói không chừng, bạn học Turing có thể rất hợp tính với Tư Ngôn Tang thì sao?

Nghĩ vớ vẩn một hồi về cơ sở tình cảm giữa thần tượng học bá và thần tượng quốc dân khác, cô cảm thấy quá mức quái dị, thế là chỉ để lại một câu “nhớ làm quen thêm nhiều bạn bè” rồi vội vã cất hai phong thư đi.

Sau khi ký tên “Lâm Trí” vào thư góp ý sửa đổi luận văn, cô gửi đến hộp thư của nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên đại học Hương Cảng, địa chỉ người gửi là cửa tiệm may của ngài Saumur. Cách một buổi chiều sau khi nhận được thư mời phỏng vấn, cô xin ngài Saumur cho nghỉ một ngày rồi đi xe điện đến đại học Hương Cảng.

Ngoài khuôn viên trường có rất nhiều sĩ quan Anh Quốc cầm súng canh gác. Sở Vọng thận trọng đưa ra “chứng minh ra vào” được cung cấp trong thư của nhà xuất bản, dù đã đi được một quãng xa thì sĩ quan kia vẫn nhìn cô với ánh mắt khó hiểu.

Nhà xuất bản được người Anh bỏ vốn mới sửa lại tầng hai. Vì đình công đã hơn một tháng nên trong nhà xuất bản rất ít người, chỉ có tiếng cánh quạt quay phành phạch và gió thổi xào xạc, thổi bay giấy kêu loạt soạt bên trong những khung cửa mở rộng.

Cách thời gian phỏng vấn đã hẹn còn mười phút nữa. Sở Vọng ngồi chờ trên ghế dài ngoài văn phòng hẹn. Trên vách tường trắng tinh ở hành lang dài là những cánh cửa màu vàng thẳng hàng, yên tĩnh giống hệt trong trò chơi “Bệnh viện Putian” của Nhật. Hình như trong phòng đang họp, hai người đàn ông cười đùa có vẻ thân thiết Âm thanh vang vọng trên hành lang qua cánh cửa để mở, nhưng không gây phiền nhiễu cho ai. Chốc chốc lại có từng tốp hai ba người đi ngang qua, nhìn lướt qua cô rồi thôi, có lẽ nghĩ cô là con của ai đó.

Đã quá thời gian hẹn mấy phút, vậy mà hai người kia vẫn chưa nói chuyện xong. Khi Sở Vọng sắp mất kiên nhẫn thì đột nhiên một người trong đó thò đầu nhìn ra ngoài hành lang, làm như không thấy cô, lùi về sau nói tiếp: “Có chuyện gì vậy, đã quá năm phút rồi mà sao chưa thấy tới?”

Một âm thanh dễ nghe khác trêu ghẹo: “Đợi thêm lát nữa đi, con gái mà, lần nào ra ngoài cũng tốn thời gian.”

Người kia lật vài trang sách, hỏi: “Anh đã nghe đến cô gái này bao giờ chưa?”

“Tôi mới đến Cảng bao lâu hả? Tôi cũng muốn hỏi anh đây.”

“Anh đi du học cũng không nghe nhắc đến à? Cách dùng từ tạo câu vô cùng thành thạo, cũng dùng chữ Latin rất lợi hại, chắc chắn phải ở nước ngoài nhiều năm, viết rất nhiều bài viết, có lẽ cũng nằm trong giới du học Âu Mỹ các anh.”

“Họ gì? Lâm…”

“Lâm Trí.”

Sở Vọng giật mình, vội vã đứng dậy, đi tới gõ lên cánh cửa kia. Người đàn ông có giọng nói êm tai kia ngoái đầu lại, miệng vẫn còn tiếp lời: “Có lẽ do xã giao ít nên chưa nghe đến cô gái nào như vậy… Xin hỏi em là ai?”

Trong phòng có một bàn làm việc, một người đàn ông ngăm đen tóc húi cua, đeo mắt kính, nhìn có vẻ đã ngoài ba mươi. Một người khác thì ngồi tựa vào bàn, dù đang là ngày trời nóng nhưng anh ta vẫn mặc áo sơ mi nghiêm trang cùng quần tây xám trắng, tay áo xắn lên đến cùi chỏ, để lộ cánh tay rắn chắc cùng mười ngón tay khớp xương rõ ràng.

Sở Vọng ngẩng đầu nhìn người mặc áo sơ mi trắng, hít sâu một hơi, nói: “Em chờ ở bên ngoài lâu rồi… Vừa nãy nghe các anh nhắc đến Lâm Trí, chị ấy là chị của em.”

Người đàn ông đeo kính đẩy mắt kính, quan sát bộ đồ lụa không rẻ tiền trên người cô bé trước mặt, rồi lại nhìn sang người đàn ông mặc áo sơ mi, có vẻ không hiểu gì. Người đàn ông mặc áo sơ mi hỏi: “Vậy vì sao chị của em không đến?”

Sở Vọng đã chuẩn bị lời giải thích: “Nhà bọn em… khá truyền thống bảo thủ. Chị em vẫn chưa lấy chồng, nên không thể ra ngoài gặp ai được.”

Hai người trong phòng cười ồ lên, làm Lâm Sở Vọng sợ hãi. Một lúc sau, người đàn ông đeo kính hỏi: “Chị của em từng du học nước ngoài đúng không?”

Sở Vọng gật đầu lia lịa, đáp, “Có ạ.”

“Ở đâu?”

“Nước Mỹ, học viện Massachusetts.”

“Học gì?”

“Học Sinh học Vật lý.”

“Vì sao không có học vị làm bằng chứng?”

“Chị ấy… vẫn chưa tốt nghiệp, vì học tập nghỉ ngơi không có quy luật nên đột ngột đổ bệnh, phải về nước ở nhà.” Cô thề có trời, mỗi câu cô nói đều là thật.

Người đàn ông đeo kính nghi ngờ nhìn cô, đột nhiên lúc này người đàn ông mặc áo sơ mi dịu dàng hỏi: “Thế bây giờ cô ấy đã khỏe hơn chưa?”

“Đã loại bỏ được gốc bệnh rồi, nhưng vẫn không thể gặp người, cho nên em mới đến đây.”

Lúc này hai người kia không nói gì nữa. Nhìn vẻ mặt người đàn ông đeo kính, có vẻ rất nghi ngờ chuyện không có bằng chứng này, anh ta cúi đầu lật qua những bình luận chú giải của cô, như thể muốn tìm ra sơ hở.

Sở Vọng nói tiếp: “Chỉ là không có bằng thôi mà, xin anh đừng nghi ngờ tài học của chị ấy. Dù gì bây giờ các anh vẫn không tìm được người xem xét góp ý mà đúng không? Ngoài chị ấy ra, các anh còn có lựa chọn tốt hơn ư?”

Người đàn ông đeo kính lật bản thảo, dường như muốn nói gì đó nữa nhưng người còn lại đã giơ tay lên, đè xuống xấp bản thảo kia mà khép nó lại. Anh quay đầu cười hỏi: “Em tới đây bằng gì?”

Sở Vọng à một tiếng, đáp, “Đi xe điện tới.”

“Một mình à?”

“Vâng ạ, chị sợ người nhà biết nên em tự đi xe điện đến đây.”

“Nghỉ ngơi ở đâu?”

“Con…”* Cô khựng lại, sau đó nói, “Số 21 Du Ma Địa.”

(*Cho những ai đã quên, Sở Vọng định nói là Contessa, địa chỉ biệt thự nhà họ Kiều.)

Người đàn ông mặc áo sơ mi mỉm cười với người kia, sau đó nói với Lâm Sở Vọng, “Được rồi.”

“Hả?”

“Có thể về được rồi.”

Sở Vọng ngạc nhiên gật đầu, nhất thời không rõ mình có đậu buổi phỏng vấn kỳ quái này không. Vì bất luận là người phỏng vấn hay người được phỏng vấn thì dường như có vẻ rất sơ sài.

Cô đi ra ngoài hành lang, hai người đàn ông kia cũng đi ra theo, còn khóa cửa phòng làm việc ở sau lưng cô lại. Cô ngoái đầu *ơ* lên, người đàn ông mặc áo sơ mi cười nói, “Em lỗ mãng chạy đến đây như vậy sẽ khiến binh lính người Anh nghi ngờ. Chúng tôi đưa em ra ngoài, đến trạm xe điện.”

Đột nhiên có có hai người cao to làm hộ vệ, Sở Vọng không khỏi ngượng ngùng. Hai người kia đi bên cạnh cô, cũng không nói gì, im lặng đầy lúng túng. Cô nhân đó hỏi: “Vậy em… chị của em có đậu không?”

Người đàn ông đeo kính nhìn người mặc áo sơ mi trắng, người mặc áo sơ mi nói, “Nếu là bình thường thì chị của em không phù hợp với yêu cầu. Nhưng tình hình bây giờ khá phức tạp, đành mời cô ấy làm người xem xét một thời gian ngắn, có điều lương sẽ thấp hơn nhân viên chính thức. Hợp đồng sẽ được gửi đến số 21 Du Ma Địa, cô ấy xem qua, nếu cảm thấy được thì đậu.”

Sở Vọng thầm thở phào. Có tiền là tốt rồi, có tiền mua tiên cũng được.

Đứng nghe bọn họ nói chuyện một lúc thì xe điện tới. Hai người đưa mắt nhìn cô lên xe điện, còn cô lại nhìn bọn họ, có vẻ họ đang nói đùa gì đó về cô. Cảm giác không biết người ta đàm luận gì sau lưng mình đúng là khó chịu, có dự cảm xấu.
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 26: Dàn hợp xướng và người duyệt bản thảo (3)
Bây giờ ở tiệm may, Sở Vọng chỉ được xem như một nửa thợ phụ, thế mà ngài Saumur vẫn kiên quyết phát lương cho cô, có điều đã bị cô kiên quyết từ chối. Nhưng khi xét duyệt xong 60 trang bản thảo đầu tiên, ngài Saumur lại đem đến cho cô bốn đồng bạc, vẫn nói với cô là: đây là bonus tiền lương đầu tiên cô nhận được!

Nói tóm lại, cuối cùng cô đã gửi đi được bức thư đầu tiên, chỉ lo không biết anh có nhận được nó trước khi rời Đức không.

Còn về đồng bác ngài Saumur cho thêm đó, Sở Vọng cảm thấy rất hổ thẹn.

Cô dẫn Điệp Nhi lên phố ăn kem ly ở một quán nghe nói rất đắt đỏ. Kem ở Hương Cảng trong thời kỳ đó thực sự rất khó ăn, bọn họ không thêm sữa và có rất nhiều đá, cắn một phát là nghe thấy xốp ngay, thế nhưng Điệp Nhi vẫn vui vẻ ăn uống. Lúc về cô còn đem theo hai cây kem cho bà Nguyễn và ngài Saumur, bà Nguyễn rất vui, còn ngài Saumur thì giống cô, cho rằng kem ở tiệm đó hơi dát răng.

Khi cô nhận được tiền lương lần thứ hai là vào lúc trường học khai giảng. Bắt đầu từ học kỳ này trở đi, con gái trong lớp đã thay đổi rồi: chiều dài váy thủy thủ không còn đồng đều nữa, nhưng không ai thừa nhận mình đã động tay động chân. Ngoài váy ra, nếu nhìn kỹ thì có thể thấy không ít người đã động vào kiểu tóc ngắn cụp, ví dụ như có rất nhiều người uốn tóc mái thành kiểu như Lâm Sở Sở trong “Yên Chi”*. Nên khi bước vào lớp học, có không ít cô gái phát hiện mình đã bị “đụng hàng” kiểu tóc.

(*Ảnh minh họa.)


c26


Người thay đổi lớn nhất không ai khác ngoài Doãn Yên và Tiết Chân Chân. Tuy vì một lần phơi nắng mà bị bong tróc da đau đớn, nhưng thời gian hai tháng đủ để hai cô gái trắng trở lại, có điều lần này đã thật sự biến thành hai miếng sườn xào chua ngọt rồi. Còn Tạ Di Nhã trời sinh đã có tố chất xinh xắn, không bị yếu tố bên ngoài thay đổi. Dù để kiểu tóc gì thì cô ấy vẫn có vẻ đẹp của riêng mình, thậm chí có cắt tóc ngắn đến mấy cũng có vẻ hoạt bát dí dỏm.

Nói chung là bắt đầu từ học kỳ này, chuyện mà các cô gái trong lớp thích nhất chính là tham gia dàn hợp xướng vào Chủ Nhật.

Có lẽ vì đã được lợi lộc nên phải cố gắng hơn, nên vào ba ngày mỗi tuần ở tiệm may, Sở Vọng lại như được lên dây cót. Cộng thêm cứ hai tuần là đại học Hương Cảng lại gửi một tập bản thảo đến, lần nào số trang cũng dao động từ 30 đến 40, cho vì thế trong tháng Chín tháng Mười này, Sở Vọng không có cách gì rảnh rỗi được. Tuy đã ghi danh vào dàn nhạc, nhưng mấy Chủ Nhật liên tục cô đều phải “xin nghỉ với lý do bị bệnh”. Có điều, cô vẫn thường xuyên nghe bạn cùng lớp và hai chị gái nhắc đến một người tên là “Diệp Văn Dữ”, là tân sinh viên đại học Hương Cảng, nom rất khôi ngô.

Vì cảm thấy không thể tiếp tục xin nghỉ với lý do “cảm mạo phong hàn” được nữa, nên mãi đến gần tháng Mười Một, Sở Vọng mới có cơ hội tham gia dàn hợp xướng, nhưng không ngờ lại gặp được người quen.

Có điều cô vẫn đi trễ, khi cô thay đồ xong rồi chen vào từ cửa sau, thì dàn hợp xướng nam nữ đã bắt đầu hát. Cô run run khom người lách vào trong đám đông, đứng bên cạnh Tạ Di Nhã, ậm ờ hát theo bài “Hallelujah”. Tạ Di Nhã bật cười, cúi đầu thấp giọng nói: “Ái chà, cuối cùng người bận bịu cũng chịu đến rồi à!”

Sở Vọng híp mắt, đáp lại theo giai điệu bài hát: “Đương nhiên muốn xem Diệp Văn Dữ được mọi người bàn tán say sưa là thần thánh phương nào na!”

Tạ Di Nhã cười đến đau cả bụng, làm Tiết Chân Chân bĩu môi nhìn sang. Lâm Sở Vọng nhìn về phía cô ấy: chỉ thấy Tiết Chân Chân miệng thì xướng ca, nhưng mắt cứ nhìn thoáng qua chỗ cô.

Nhìn theo ánh mắt của Chân Chân, cô thấy ở ngoài cùng bên phải của dàn hợp xướng là một chàng trai đúng chuẩn hot boy mới nổi. Nước da không quá trắng nhưng mang đến cảm giác tuấn tú lạ kỳ; áo choàng đồng phục của dàn nhạc không nhỏ, nhưng khi anh ta mặc trên người lại khá vừa vặn – hẳn dáng dấp cũng gần như thế. Lâm Sở Vọng cảm thấy con trai như anh ta có thể miễn cưỡng được xem là Ninh Trạch Đào* phiên bản đường Hillwood.

(*Ninh Trạch Đào là vận động viên bơi lội Trung Quốc, được dân mạng xưng là nam thần bơi lội. Ảnh.)

c26png


Chợt Tạ Di Nhã huých nhẹ tay vào cô, ý bảo cô nhìn xung quanh đi. Không nhìn thì thôi, nhưng vừa nhìn thì Lâm Sở Vọng đã ngớ người – hơn một nửa con gái trong dàn nhạc đều đưa mắt nhìn sang chỗ của Diệp Văn Dữ.

Sở Vọng hạ giọng: “Chỉ vì trông đẹp trai thôi hả?!” Có khoa trương quá không vậy?!

Tạ Di Nhã cười nói: “Anh ta là Hoa kiều Singapore, vừa đậu khoa Vật lý đại học Hương Cảng, lại còn là đội trưởng tennis trong trường, đại diện trường đi thi nhiều trận rồi.”

Sở Vọng bừng tỉnh *à* một tiếng. Nhiều hào quang thật đấy! Hèn gì ngay đến Tiết đại tiểu thư xưa nay mắt cao hơn đầu cũng bị chinh phục.

Chỉ chốc lát đã xướng xong bài “Hallelujah”, lúc này anh trai siêu nhiều hào quang như chợt trông thấy ai đó, trước khi bài “Ave Maria” vang lên, anh ta chạy xuống bục, chậm rãi bước ra góc sáng ở trong nhà thờ – đồng thời rất nhiều cái đầu của các cô gái trong dàn hợp xướng cũng xoay theo 30 độ.

Sở Vọng buồn cười nhìn sang, chợt nhìn thấy người đàn ông mặc áo lông màu xám nhạt, cao bằng Diệp Văn Dữ đang nói chuyện với anh ta. Sở Vọng trông rất quen, nghĩ ngợi một hồi, gương mặt này dần trùng khớp với người mặc áo sơ mi trắng trong nhà xuất bản đại học Hương Cảng mấy tháng trước.

Tạ Di Nhã giới thiệu: “Người này ấy hả, nghe nói là tiến sĩ hai lớp Vật lý Thiên văn và Vật lý Hạt nhân ở đại học Cambridge. Viện khoa học đại học Hương Cảng mới xây xong, năm ngoái mời anh ta đến, năm nay đã làm giáo sư đứng lớp rồi.”

“Đúng là sinh viên tài cao.”

“Mình hay nghe người ta gọi anh ấy là Từ Lai hoặc giáo sư Từ, hình như có họ hàng gì đó với nhà Diệp Văn Dữ, Diệp Văn Dữ hay lén gọi anh ta là cậu nhỏ, có lẽ vì qua hệ đó nên Diệp Văn Dữ mới đến đại học Hương Cảng làm học trò của anh ta.”

Sở Vọng làm như đang so sánh hai người, gật đầu nói: “Dáng dấp cũng giống lắm.”

Tạ Di Nhã cười nói: “Còn mình thì thấy ông cậu đẹp trai hơn cháu. Kiểu như giáo sư Từ đó, phụ nữ lớn tuổi mê như điếu đổ, có điều đành hết hy vọng thôi. Trước khi đi du học, anh ta mới 15 tuổi mà người nhà đã cưới vợ cho anh ta rồi. Kể ra cũng lạ, vì sao gia đình trong nước các cậu lại kết hôn sớm thế?”

“Có lẽ là vì một câu ‘tề gia, trị quốc, bình thiên hạ’ có vẻ mê tín chăng.” Sở Vọng thấy cô ấy quàng đề tài lên người mình thì hỏi ngược lại, “Di Nhã, kiểu của cậu là như thế à?”

Tạ Di Nhã cười khổ: “Kiểu như giáo sư Từ được xem là nơi chốn hoàn hảo của con gái người lai bọn mình.”

“Sao có thể hoàn hảo?”

“Có lẽ do cậu không biết rõ thôi. Người Trung có tiền có địa vị thì không muốn cưới một người có dòng máu da trắng làm vợ cả, bởi vì xã hội không cho phép. Còn người Anh có địa vị cũng không muốn kết hôn với một cô gái lai mang dòng máu Trung Quốc. Thanh niên ưu tú có địa vị xã hội như giáo sư Từ, trong nhà có tiền có bối cảnh, bản thân cũng là người độc lập tự chủ, từng tiếp thu nền giáo dục phương Tây, còn có địa vị trong nhà… Đợi vài năm nữa, vợ bị bệnh sẽ ở lại quê chứ không đi theo.” Tạ Di Nhã cười gượng, “Du học sinh đến Anh có ai không ăn chơi đàng điếm? Nhưng nghe nói giáo sư Từ là một người trong sạch, ở lại Anh tám năm nhưng không vướng vào vụ bê bối nào. Mấy năm nay cũng không có nữ giới bầu bạn, kết hôn sắp mười năm rồi mà chỉ có một người vợ kết tóc. Gả cho anh ta làm vợ hai, còn tốt hơn là làm lẽ của mấy lão già chẳng ra gì.”

Sở Vọng ngạc nhiên. Nếu ở thế kỷ 21, thì một cô gái có tài có mạo có khí chất có bối cảnh gia đình như Tạ Di Nhã có thể gả cho phú hào nữa kìa. Không lấy chồng nhà giàu thì bản thân cũng có thể làm người nổi tiếng, minh tinh hoặc người mẫu gì đó, quả thực là điển hình của câu “người thắng nhân sinh tỏa sáng hào quang”. Đúng là không ngờ ở thời đại này, một cô gái người lai lại vất vả để sinh tồn như thế.

“Cậu bi quan quá rồi.” Sở Vọng trấn an.

“Không phải bi quan. Mà từ nhỏ mình đã thấy rất rõ ràng rồi.” Tạ Di Nhã cười đầy bất đắc dĩ, “Cha mình có tám vợ bé, trong nhà có sáu bảy chị em mang dòng máu lai. Nếu không phải trông mình rất giống anh trai thì chưa chắc đã được ông ấy thích, chưa chắc đã có nhiều cơ hội tốt. Mình không có vốn liếng để tùy hứng thích gì làm nấy, ngay từ nhỏ đã học được bản lĩnh luôn tươi cười vui vẻ.”

Sở Vọng im lặng cười khổ.

Có lẽ cha xứ Wilson đã thấy hai người các cô đứng trong đám đông lén lút nói chuyện cả buổi, thế nên sau khi kết thúc buổi lễ, ông nổi giận đùng đùng đi đến chỗ Sở Vọng và Tạ Di Nhã. Tạ Di Nhã giật mình, lấy cớ đi vệ sinh mà bỏ trốn, bỏ lại một mình Sở Vọng đứng trên bục tiến thoái lưỡng nan, để cha xứ Wilson răn dạy. Trong lúc bị mắng, cô cảm thấy có người đang nhìn mình chằm chặp, thế là sau khi được đại xá, cô vội vã rời khỏi nhà thờ cởi áo choàng ra.

Doãn Yên và Chân Chân ngồi xe hơi chở tới, còn cô đến muộn nên đành đi xe điện. Đi đã trễ, dĩ nhiên sẽ không ai chờ cô. Lúc thay áo xong đi ra, trong nhà thờ đã không còn bóng dáng ai. Đi đến trạm xe điện, chợt thấy Từ Thiếu Khiêm* cao lớn đứng trong gió, đang mỉm cười khoát tay với cô.

(*Giáo sư Từ tên Từ Lai, tự Thiếu Khiêm.)

Sở Vọng ồ lên: “Giáo sư Từ đang đợi ai sao?”

“Ừ, đợi em đấy.”

“Hở? Đợi em làm gì?” Đúng lúc xe điện tới, cô cảm thấy phản ứng đầu tiên nên là nhấc chân rời đi.

Giáo sư Từ lại nở nụ cười như tắm trong gió xuân, chậm rãi theo lên xe, hỏi: “Sao chỉ có một mình thế? Chị gái em đâu?”

Sở Vọng dẻo miệng đáp: “Bệnh của chị dễ lây nên không đi đây đi đó được. Nhưng chị ấy rất thành kính, nên khăng khăng bắt em đến làm lễ thay mình. Ngại quá, đã để giáo sư Từ đợi uổng công rồi.”

“Dù sao cũng là Chủ Nhật, không bận chuyện gì. Phía trước đang sửa đường nên chuyến xe này chạy đến 11 giờ sẽ bắt đầu dừng. Vừa hay tiện đường đến gần Du Ma Địa, liệu tôi có hãnh diện tiễn em đi một đoạn không?”

Sở Vọng ngoái đầu trạm xe điện ban nãy, quả nhiên bên kia đã được dựng rào quây lại, thế là cô gật đầu đồng ý.

Từ Thiếu Khiêm chậm rãi đi đến cạnh cô, nói: “Vừa hay tôi cũng muốn tâm sự với em về chị em.”
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 27: Dàn hợp xướng và người duyệt bản thảo (4)
Sở Vọng thấp thỏm hỏi: “Chị ấy thế nào ạ, xem xét luận văn có vấn đề gì sao?”

“Không có, trái lại còn rất tốt… Thực sự phải nói là, cực kỳ tốt.”

“Ồ.” Thế thì có gì để nói chuyện chứ…

“Cô gái có trình độ học thuật xuất sắc như cô Lâm thư đúng là hiếm gặp. Nên tôi muốn được tâm sự với cô ấy, không biết cô ấy có nể mặt mà gặp một lần được không?”

“Chuyện này…” Sở Vọng im lặng nhìn trời.

“Không gặp cũng không sao. Gọi điện thoại được chứ?”

“… Trong nhà không lắp điện thoại.”

“Ừ, vậy thì gửi tin nhắn được không?”

“Xin lỗi anh… Gia giáo nhà em rất nghiêm.”

“Tóm lại là không có cách gì gặp được đúng không?”

Sở Vọng bất đắc dĩ nghĩ thầm: không phải tôi muốn làm khó dễ anh, mà thật sự không có cách nào hết giáo sư Từ à. Nếu kiếp trước tôi sinh sớm một trăm năm, hoặc kiếp này tôi lớn hơn vài tuổi thì đã có thể gặp anh rồi.

Anh ta chỉ thở dài, “Thôi quên đi vậy. Em giúp tôi chuyển lời đến cô ấy có được không?”

“Được.” Sở Vọng ngơ ngác gật đầu.

Đường Hillwood cách Du Ma Địa không xa. Khi gần đến số 21, hai người rung chuông xuống xe. Từ Thiếu Khiêm thong thả nói: “Vì bị bệnh nên thôi học, hoặc có thể vì nguyên nhân gia đình nên thôi học, dẫn đến chưa thể tốt nghiệp… Tôi nghĩ tương lai của cô Lâm không chỉ có thế, nếu cứ chôn chân ở đây mãi thì đúng là đáng tiếc. Cô ấy có thể tiến xa hơn được nữa.”

Lâm Sở Vọng bất đắc dĩ. Cô có cách nào được ư? Đã viết luận văn tiến sĩ được một nửa rồi, thế mà lại đột ngột biến thành một cô bé vất vả mưu sinh.

“Thay tôi chuyển lời đến cô Lâm: Nếu bệnh không nặng tới mức không thể hoàn thành việc học, hoặc có chuyện gì khó xử thì hãy chuyển lời đến tôi, nhất định tôi sẽ hỗ trợ hết sức mình.”

“Nhất định em sẽ chuyển lời.” Lâm Sở Vọng lễ phép cúi đầu chào tạm biệt anh Từ Lai này, rồi vội vã băng qua đường đến gần số nhà 21.

Lúc ngoái đầu lại, Từ Thiếu Khiêm vẫn đứng ở chỗ cũ, từ đằng xa nhìn về căn nhà số 21, không biết đang nghĩ gì.

Lâm Sở Vọng thở dài rồi chạy một mạch vào tiệm may.

Bà Nguyễn đang thêu lông chim tơ vàng cạnh chiếc váy màu xanh đậm, ngẩng đầu ân cần hỏi: “Cháu gặp chuyện gì bận tâm sao?”

Sở Vọng buồn rầu, đáp: “Một thứ vốn không có sẵn, bảo cháu phải lấy ra cho người ta thế nào đây?”

Ngài Saumur ngạc nhiên *ồ* lên, nhìn qua cặp kính lão bé nhỏ: “Bộ quần áo mới của hoàng đế?”

Sở Vọng gật đầu, cầm kéo và chỉ đánh dấu trên người ma-nơ-canh, “Là bộ quần áo mới của hoàng đế. Nhưng bộ đồ đó chỉ có thợ may mới nhìn thấy, người khác không thấy được.”

“Hoặc là rơi đầu, hoặc là kiếm nhiều tiền. Thế thì cứ dỗ cho hoàng đế vui vẻ ngày qua ngày là được.”

Sở Vọng mỉm cười. Ngài Saumur luôn có rất nhiều đạo lý.

Thấy cuối cùng cô đã chịu cười, ngài Saumur lúc này giống hệt thêu hoa trên gấm, lấy một phong thư trong ngăn bàn ra đưa cho cô.

Sở Vọng nhận lấy bức thư, không khỏi cảm khái: Cái anh này, có biết vì một bức thư này của anh mà tôi hao tâm tổn trí lắm không.

Cô đang định cất thư thì ngài Saumur đã nói: “Ra chỗ sáng mà đọc thư đi, cũng có thể viết thư trả lời ở đây, tới chiều thì đi cùng tôi đến bưu điện gửi. Đem thư về nhà, không phải không tiện à?”

Thì ra chuyện gì ngài Saumur cũng biết. Cô vô cùng cảm động, suýt đã ôm lấy ngài Saumur òa khóc. Trong tiếng cười của bà Nguyễn, Lâm Sở Vọng bị ngài Saumur đuổi vào phòng thí nghiệm đọc thư.

Thân gửi Sở Vọng tiểu thư,

May mắn nhận được thư của em vào đêm thu dọn hành lý trước khi đến cảng Marseille ở Pháp, lúc này đã hơn một năm bảy tháng xa quê rồi. Anh đang viết vội những dòng này trên con tàu từMarseille đi Anh. Lúc nãy ở trên cảng anh có trò chuyện với thủy thủ, uống ít rượu Rum, quay vào khoang thuyền vội vã viết thư, chỉ mong không say đến mức nói lung tung.

Trong phòng khiêu vũ hạng nhất, một đám người Pháp và người Anh đã uống say suýt nữa đánh nhau vì hai tác phẩm “Bá tước Monte Cristo” và “Hamlet”. Anh cũng say quá rồi, nhưng vẫn muốn nói chuyện Câu Tiễn diệt Ngô với bọn họ. Chỉ có điều bọn họ nôn mửa lung tung trong khoang rồi, đúng là trí thức không được trọng dụng.

Vừa vào khoang lại nghĩ đến gió rét Siberia mà em nhắc tới, đúng là may nhờ có phúc của em, anh đã tránh được rồi. Từ nước Đức đã vào đông đến Marseille, vậy mà anh chỉ có một chiếc áo khoác duy nhất. Không biết đến Luân Đôn sẽ như thế nào.

Có lẽ lúc thư đến tay, chỗ của em đang là mùa đông đúng không? Hy vọng mùa đông ở Hương Cảng không lạnh nhưở Luân Đôn. Lần sau khi nhận được thư của em, có lẽ hai chúng ta lạitrải qua một mùa khác rồi.

Lúc viết thư, có rất nhiều điều muốn nói với em; viết xong lại không biết diễn đạt, nhưng cũng không thể sửa chữa.


Viết vài dòng cho em vui, mong em được bình an.

Tư Ngôn Tang

05.09

Năm dân quốc thứ 14, trên con tàu Bruno ởMarseille.


Cô cầm lá thư đưa lên mũi ngửi, bên trên vẫn còn vương mùi rượu Rum say nồng chưa tan. Có lẽ lần này viết vội vã thật, nên thư rất ngắn và cũng không có thơ cùng với ảnh chụp. Không có lại càng hay, đỡ phải vắt óc suy nghĩ mấy câu so sánh điệp từ trong đó. Cô nghĩ ngợi, rồi cầm bút viết:

Thân gửi anh Ngôn Tang,

Em đã nhận được thư của anh.

Bây giờ em đang rấtổn. Có lẽ cái lạnh ở Hương Cảng buổi tối cũng giống nước Đức cuối hè thôi. Nhưng Hương Cảng đang là mùa hè mà vẫn không thể ăn nhiều kem được. Làm công trong tiệm may một năm, em đã có thể may được một bộ đồ tàm tạm, bình thường có thể mặc chơi. Tiệm may là của ngài Saumur người Pháp – là người Provence, bà Nguyễn trước kia cũng từng làm giúp việc cho người Marseille ở Việt Nam, bọn họ rất tốt, có lẽ có thể cùng anh nói về Dumas và Câu Tiễn. Em học được vài câu tiếng Pháp khôi hài từ bọn họ, lần sau gặp sẽ nói cho anh nghe.

Hay nghe người ta bảo đồ ăn ở Anh không bằngđược với Đức, không biết anh có chịuđược không. Bọn họ rất thích dùng bơ nấu ăn, thêm sữa vào thức ăn, chỉ mong anh ăn rồi, đừng để bản thân béo đến mức em không nhận ra.

Người ngoài nói em đã cao lên, hy vọng đến lần gặp lại anh, không cao tới mức phải mức phải ngước nhìn.

Chúc anh thuận buồm xuôi gió


01.11.1925

Sở Vọngthân gửi.


Đã đọc báo ở thời đại này hơn một năm, nhiều ít gì Lâm Sở Vọng cũng học được tinh túy đáng yêu của cách viết thư trong thời dân quốc này. Viết thư xong thì cô đặt nó sang một bên, trước buổi cơm tối, cô đi bộ cùng ngài Saumur ra bưu điện gửi thư.

Ngoài việc kể về chuyện đã từng tham gia chiến tranh, ngài Saumur rất ít khi nói đến chuyện của mình. Có khi cô đi gửi thư, ngài Saumur sẽ nhờ cô gửi hộ, hầu như đều gửi đến thị trấn Loos-en-Gohelle, nhưng cô chưa bao giờ thấy ngài Saumur nhận được thư hồi âm từ nơi đó.

Mùa đông này, Lâm Sở Vọng vô cùng bận rộn, đi đi lại lại giữa ba địa điểm là biệt thự họ Kiều, đường Hillwood và Du Ma Địa suốt ba tháng, không ngờ thế mà đã thành tiểu phú bà có được 30 đồng bạc. Trong học kỳ này, các bạn trong lớp vẫn không có tiến triển lớn với Diệp Văn Dữ, chỉ có duyên thành viên dàn nhạc mà thôi. Lâm Sở Vọng không khỏi cảm thấy sốt ruột thay họ.

Bộ phim hài “Cuộc Săn Vàng” của Chaplin đã chiếu ở Hương Cảng được nửa năm. Vào ngày thi xong môn cuối kỳ, một nửa các cô gái trong lớp đột nhiên quyết định, vào Chủ nhật này sẽ đến rạp chiếu bóng xem “Cuộc Săn Vàng” vào lúc 5 giờ chiều. 3 giờ rưỡi tan học, Tạ Di Nhã thần bí đi đến, nói với Lâm Sở Vọng: “Đi.”

“Đi đâu?”

“Đến Cửu Long, rạp chiếu bóng Đại Thiên Thế Giới.”

“Đến đó làm gì?”

“Xem phim hài.”

“Phim của ai, Chaplin à?”

“Diệp Văn Dữ cùng những người ngưỡng mộ anh ta.”

“…”

Còn chưa dọn cặp xong thì cô đã bị Tạ Di Nhã túm lấy lôi lên xe điện, trên đường đi Lâm Sở Vọng mơ màng nghĩ: thời đại này thư từ qua lại phát triển thế à? Vì sao chuyện Diệp Văn Dữ đi xem phim lúc 5 giờ chiều mà con gái trong lớp đều biết hết vậy… Đến lúc đó anh Diệp Văn Dữ vừa vào rạp chiếu bóng, gặp rất nhiều gương mặt thân quen, không biết sẽ có suy nghĩ thế nào.

Hai người mua ghế ở trong góc hàng cuối, nói cho oai là để dễ xem phim. Có lẽ vì công nghiệp điện ảnh chưa phát triển mạnh, nên dù là bộ phim nhựa kinh điển nhất thì cũng được công chiếu từ trên nửa năm đến một năm. Cộng thêm Chủ nhật có không ít cặp đôi nam nữ đến xem phim, vì vậy dù đã qua dịp cao điểm thì ghế trống trong rạp vẫn không hề nhiều. Có điều ngồi xa, cô lại dễ thấy hai chị gái nhà mình, bọn họ theo nhóm chị em Thượng Hải hoặc là thành viên câu lạc bộ văn thơ, một trái một phải chiếm đóng hai bên rạp chiếu bóng. Cách xa thế rồi mà Lâm Sở Vọng vẫn có thể thấy được khí thế giương cung bạt kiếm giữa hai bên.

Một lúc trước khi chiếu phim, một nhóm các chàng trai cầm vợt tennis hớt ha hớt hải đi vào, sau khi xin lỗi người ta xong thì ngồi xuống một dãy ở hàng đầu tiên. Người dễ nhận diện nhất trong nhóm nam đó là Diệp Văn Dữ, anh ta mặc áo thể thao đỏ trắng đan xen, rất trẻ trung năng động; tóc ướt nhẹp vì mồ hôi, nhưng không ảnh hưởng lớn đến ngoại hình điển trai. Phim bắt đầu chiếu, ánh sáng từ trên màn hình hắt lên mặt mọi người, Diệp Văn Dữ ngồi đầu tiên lại không đặt tâm tư vào bộ phim, mà liên tục ngoái đầu nhìn ra sau.

Cả Tạ Di Nhã và Sở Vọng cũng không tập trung xem phim. Sở Vọng thì đã xem bộ phim này quá nhiều lần rồi, cô hạ giọng hỏi: “Anh ta nhìn ai vậy?”

“Có lẽ là cô gái may mắn nào đó trong lớp chúng ta rồi.”

“Ha?”

“Chúng ta cá cược đi.”

“Cược cái gì?”

“Mình cá là anh ta đang nhìn một trong hai chị gái cậu. Tiền cược là bao một ly cà phê Cappuccino ở quán cà phê Chim Xanh.”

“Ha, mình cá không phải.” Bảy tám cô gái, nói gì cô cũng có bảy phần thắng.

Đến đoạn Chaplin nấu giày da ăn, hai người các cô cũng cười rộ lên theo mọi người, mải mê xem phim tới mức quên luôn vụ đó. Đến khi hết phim, mọi người lục tục đi ra, Tạ Di Nhã giữ chặt Lâm Sở Vọng, cười nhìn về phía trước: “Nhìn đi.”

Ba mươi người trong rạp chiếu bóng đã vơi đi một nửa, nửa còn lại thì đều là người quen. Chẳng mấy chốc đám con trai đã đùa giỡn đùn đẩy Diệp Văn Dữ lên phía trước, trong tiếng cười nói ồn ào, Diệp Văn Dữ đỏ mặt đi đến bên phải – hướng của các chị em câu lạc bộ thơ văn của Doãn Yên.

Doãn Yên cùng các cô gái đang định đứng dậy rời khỏi rạp chiếu bóng, trong âm thanh ồn ào, Diệp Văn Dữ lấy hết dũng khí đi tới chặn Doãn Yên lại.

Trong ánh mắt hâm mộ của các cô gái và sự kinh ngạc khó hiểu của Doãn Yên, Diệp Văn Dữ căng thẳng suýt nói lắp: “Em, em là… chủ tịch câu lạc bộ thơ Hoa Gian, Lâm Doãn Yên đúng không?”

Lâm Doãn Yên ngạc nhiên gật đầu.

“Anh hay nghe người ta nhắc đến thơ em làm, vô cùng ngưỡng mộ… À không phải! Vô cùng hâm mộ! Không biết câu lạc bộ ta có chịu nhận một người tầm thường như anh không?”

Tiếng lòng “ngưỡng mộ” vô tình thổ lộ đã làm mọi người cười ầm.

“Anh tên gì?” Lâm Doãn Yên bình tĩnh nói, ánh mắt vô tình cố ý nhìn sang nhóm Tiết Chân Chân ở bên kia. Tiết Chân Chân ngồi trong góc tối, liếc mắt nhìn sang Lâm Doãn Yên, trên mặt cũng không có biểu cảm.

Diệp Văn Dữ bứt tóc, lấy trong túi ra một giấy một bút, run run viết một hồi rồi đưa đến bằng hai tay, cười nói: “Anh viết chữ Hán không được đẹp, mong chủ tịch câu lạc bộ đừng chê cười ghét bỏ anh.”

Doãn Yên cầm tờ giấy nhìn rồi cười phì một tiếng, cười tới nỗi làm Diệp Văn Dữ xấu hổ. Lúc này các cô gái bên cạnh chen đến giật giấy xem, tờ giấy bị bay đi, bay tới trước mặt Sở Vọng và Tạ Di Nhã. Hai người nhặt lên nhìn, ba chữ “Diệp Văn Dữ” bị anh ta viết thành năm sáu con chữ, trên giấy là một đống ký tự “thảo thế mộc văn sơn” lộn xộn to tổ chảng, thậm chí nửa chử “Dư” cuối cùng còn to đến lạ thường.*

(*Ba ký tự thảo, thế, mộc (艹世木) ghép thành chữ Diệp phồn thể: 葉. Còn chữ Dữ (嶼) được ghép từ bộ Sơn (山) và Dư (舆).)

Sở Vọng thở dài, “Tại hạ thua rồi.”
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 28: Dàn hợp xướng và người duyệt bản thảo (5)
Hiện tại Doãn Yên đã chừng nào dậy thì, mái tóc ngắn dài quá tai một tấc, gương mặt trái xoan xinh xắn đoan trang, trắng trẻo thuần khiết. Ngũ quan nhẹ nhàng không quá nổi bật, nhưng đặt chung với nhau lại có một vẻ đẹp riêng, là tiểu thư khuê các vùng sông nước Giang Nam điển hình. Không phải là đẹp nhất, nhưng vì từ xưa đến nay luôn mang theo vẻ mèo khen mèo dài đuôi, nên luận khí chất lại rất xuất chúng, thậm chí trông như đóa phù dung giữa hồ nước xanh.

Nếu xét về ngũ quan thì Chân Chân nổi bật hơn Doãn Yên: đôi mắt phượng mở to nhưng không vô thần, chiếc mũi cao ráo, đôi môi bóng loáng. Tách mỗi bộ phận ra đều rất đẹp, đặt chung với nhau lại có nét phản nghịch.

Ngồi trong tiệm cà phê Chim Xanh uống Latte, Tạ Di Nhã tổng kết: “Người da trắng không thích kiểu như Doãn Yên, bởi vì cô ta quá nhạt nhẽo, như cháo trắng rau dưa ăn vô vị. Nhưng với những người Hoa kiều về nước thì lại cảm thấy văn học Trung Hoa thiêng liêng phong phú, chỉ cần là con gái có tri thức, phối thêm dáng vẻ thanh lịch cổ điển, người vật vô hại, thì đúng là tiên nữ còn gì.”

“Theo mình chỉ có cậu mới là tiên nữ.”

Di Nhã nói rồi đưa tay sờ mặt Sở Vọng, cảm khái: “Cậu đấy, sao không giống chị gái mình tí nào vậy?”

Sở Vọng ngẫm nghĩ rồi nói: “Chị ấy giống cha, còn mình có lẽ giống mẹ. Có điều mình còn nhỏ, ai biết sau này mình sẽ trông như thế nào?”

Uống cà phê xong rồi về lại biệt thự nhà họ Kiều, vừa bước vào cửa thì thấy Tiết Chân Chân và bà Kiều ngồi trên ghế sofa đang dọn dẹp thư từ. Cô treo áo khoác lên ngoài cửa, Chân Chân ngẩng đầu nhìn cô, hỏi như thẩm vấn phạm nhân: “Em đến rạp phim làm gì?”

“Xem phim của Chaplin.”

“Sao trễ thế mới về?”

“Di Nhã đột nhiên rủ đi uống cà phê.”

Tiết Chân Chân khinh thường cười khẩy, bà cả Lâm bèn đánh cô nàng một cái nói “làm cái gì đấy”, rồi sau đó ngẩng đầu nhìn Sở Vọng, bảo: “Sở Vọng chơi thân với con gái nhà họ Tạ cũng tốt, con bé đó là người có chủ kiến, sẽ không bị thua thiệt.”

Sở Vọng đáp vâng rồi lên lầu thay quần áo.

Thay đồ xong xuống lầu, bà Kiều đã vào bếp dặn đầu bếp đổi nước canh, Doãn Yên cũng đã về. Lâm Sở Vọng dừng lại trên cầu thang, thấy tròng mắt đen của Tiết Chân Chân cứ xoay tròn đi theo Doãn Yên, cô không khỏi cảm thấy buồn cười, thế là nửa tựa vào lan can nhìn chăm chú xuống dưới, không nói năng gì.

Doãn Yên vô cùng đắc chí, nhưng vẫn ra vẻ bình tĩnh điềm đạm hỏi: “Lại có thư đến hả?”

Chân Chân thản nhiên nói: “Yên tâm đi, không có thư của hôn phu của Sở Vọng đâu.”

Doãn Yên cứng mặt: “Cậu nói thế là có ý gì hả?”

“Tôi có ý gì cậu không hiểu ư? Đã ăn trong bát còn nhìn trong nồi, Lâm nhị tiểu thư quen trò này rồi nhỉ.”

“Tiết Chân Chân?!”

“Hôn phu của mình thì không bao giờ quan tâm, còn thư của hôn phu người khác gửi đến thì cướp cho bằng được, lại còn mặt dày viết thư hồi âm cho người ta, kết quả? Người ta còn không thèm nhìn, trả thẳng về biệt thự họ Kiều.” Chân Chân vừa ăn táo vừa vui vẻ nói.

“Chú Tư là bạn cũ của cha tôi, tôi với anh Ngôn Tang cũng được xem như anh em thanh mai trúc mã, giữa anh em với nhau gửi lời hỏi thăm thì có sao hả?”

“Vậy ngày trước là đứa nào giàn giụa nước mắt, hung dữ nói ‘nếu không phải mày, anh Ngôn Tang sẽ là của tao!’ hả?” Chân Chân cười ha ha hai tiếng, “Bây giờ có cậu Diệp rồi nên đã biến thành ‘anh em’ rồi à?”

Mặt Doãn Yên thoắt xanh thoắt trắng: “Người ta chỉ muốn tham gia câu lạc bộ làm thơ, cậu nói bậy bạ gì đó hả?!”

Chân Chân như nghe được chuyện cười: “Ha ha ha? Làm thơ? Chữ viết còn không ra hồn mà đòi làm thơ á! Thế thì tôi đi viết sách được đấy.”

Bất chợt Doãn Yên nghĩ đến một chuyện, mỉm cười: “Sao cậu hiểu rõ về Diệp Văn Dữ thế. Ở trong dàn giao hưởng cũng đứng gần, xem phim cũng đi theo người ta.”

Lời này đã đâm trúng tim đen của Chân Chân. Cô nàng xoay mặt đi không ư hử gì, Doãn Yên tự mãn cởi áo ra, chậm rãi đi vào trong, nhưng vừa đi được hai bước thì thấy Lâm Sở Vọng đứng trên cầu thang nhìn mình, trên mặt còn mang theo nụ cười khó hiểu.

“Em cười gì?” Không biết vì sao Doãn Yên lại bị cô làm giật mình, sắc mặt cứng lại.

“Chị chột dạ cái gì?” Sở Vọng chậm rãi hỏi lại.

“Em ba không xuống lầu ăn cơm mà còn đứng trên cầu thang nghe lén, dĩ nhiên là chị bị em dọa rồi.” Doãn Yên bình tĩnh nói.

“Ồ…” Sở Vọng cúi người giẫm dép lê, vừa hay đối mặt với Doãn Yên ở dưới cầu thang, “Câu lạc bộ thơ của chị hai đúng là có thủ đoạn lợi hại, làm thơ thôi mà cũng đến được đại học Hương Cảng. Không biết là làm cách nào nhỉ? Em cũng muốn học quá.”

Doãn Yên chột dạ, song vẫn mỉm cười: “Vì sao chị chỉ nói chuyện với Diệp Văn Dữ ở rạp chiếu bóng có vài câu, mà cả em ba và em Chân Chân lại đột nhiên quan tâm chị thế?”

Sở Vọng nhìn vào mắt cô nàng, nói với vẻ vô tội: “Vì chị hai cảm thấy bọn em thầm thích người theo đuổi chị còn gì. Dàn hợp xướng gì cũng tham gia, đến xem phim cũng thế. Ấy? Lúc bọn em ở trong dàn nhạc, thì chị hai đang ở đâu, làm gì?”

Tiết Chân Chân ngồi trên sofa được tiếp thêm ủng hộ, nhìn Sở Vọng bằng con mắt khác xưa, không khỏi nở nụ cười: “Còn không phải là do con bé Bùi Jenny trong cây lạc bộ của nó, cứ hai ngày ba bữa lại chạy đến đại học Hương Cảng, nhét thơ vào trong hộc tủ của Diệp Văn Dữ sao”

Doãn Yên biến sắc, căm tức nói: “Là tự Bùi Jenny giở trò, tôi không thích người Singapore kia!”

Chân Chân xòe tay: “Người nào vừa mới nói anh ta chỉ muốn học làm thơ, không theo đuổi mình ấy nhỉ?”

Sở Vọng mỉm cười, đứng trên cầu thang vỗ tay trợ uy cho Tiết Chân Chân.

Doãn Yên nhìn lướt qua Tiết Chân Chân rồi nhìn sang Lâm Sở Vọng, đột ngột hô lên: “Bác cả ——”

Sở Vọng lè lưỡi với Tiết Chân Chân, nhân lúc chưa bị bà Kiều tóm được thì chạy bình bịch lên lầu.

***

Có điều khi Diệp Văn Dữ thật sự theo đuổi Doãn Yên, các cô gái đều không mấy vui vẻ. Không biết anh ta lấy kiên nhẫn từ đâu, mà mỗi sáng sớm khi đến lớp, các cô gái luôn thấy trên bàn Doãn Yên có đủ hoa và sô cô la hoặc là bữa sáng.

Doãn Yên được con trai xem trọng, dĩ nhiên cũng được con gái tôn trọng. Doãn Yên luôn ỷ mình thanh cao nên không giao du với nhiều hạng người, sau khi được Diệp Văn Dữ theo đuổi, lời nói cử chỉ càng tỏ ra nổi bật hơn người. Các cô gái rất giận, có người còn mỉa mai: “Người đã có hôn phu, sao còn để người khác theo đuổi?”

Doãn Yên chỉ cười nhạt: “Tôi không thích hôn phu kia lắm.”

Một người khác từng nghe nói Trịnh Diệc Dân đang du học ở Nhật Bản thì hăng hái nói: “Diệp Văn Dữ là Hoa kiều, Trịnh Diệc Dân lại đang du học Nhật, đương nhiên là phải chọn người xuất sắc hơn rồi.”

Trong thời đại này, đi du học Âu Mỹ, chỉ một tấm vé tàu hạng ba cũng tốn 50 đồng, học phí mỗi năm còn cao hơn thế. Còn vé tàu đi Nhật du học chỉ mất chưa đầy 10 đồng, học phí và sinh hoạt phí còn thấp hơn trong nước. Nên nếu muốn đi du học Âu Mỹ thì hoặc là thành tích phải vô cùng xuất sắc, hoặc là tiền bạc sung túc; còn người đi Nhật thì thường đều là gia đình bậc trung dư dả. Cho nên du học sinh Âu Mỹ hay xem thường du học sinh Nhật, chứ đừng nói là Hoa kiều.

Doãn Yên không mặn không nhạt nhìn người kia, lại nói: “Tôi cũng không thích Diệp Văn Dữ.”

Người kia nghe thế thì cười: “Vậy mà cậu còn để người ta theo đuổi?”

Doãn Yên đáo: “Tôi đâu có đồng ý để anh ta theo đuổi. Theo đuổi tôi là chuyện của anh ta, tôi chỉ xem anh ta như bạn bè.”

Vì những lời đó mà Doãn Yên đã khiến mọi người căm phẫn, đồng thời cũng nhận được nhiều sự tôn kính độ kỵ hơn.

Tháng Hai được cho nghỉ xuân mười ngày. Trong ngày xuân, Lâm Tử Đồng và Lâm Du tranh thủ thời gian Hương Cảng ăn tết hai ngày. Lâm Du đã lăn lộn trên chính trường hai năm, mặt càng bóng loáng hơn —— có lẽ vì đã có tuổi tác rồi. Còn Lâm Tử Đồng hai năm nay đã cao ráo kiêu ngạo thêm, trầm lặng ít nói. Trong hai ngày đó, Lâm Du chỉ bình phẩm một câu về thành tích học tập của Lâm Sở Vọng và Doãn Yên: thành tích của Sở Vọng trên mức trung bình, tuy không tốt lắm, nhưng tuổi còn nhỏ mà đã được như vậy thì cũng không tệ.

Lúc nhắc đến thành tích của Doãn Yên, ông chỉ thở dài, nói: Tiếng Anh của Doãn Yên rất tiến bộ, đáng khích lệ.

Sau đó ông ta nói muốn chuyển trường học ở Thiệu Hưng đến Thượng Hải, xác nhập vào trường đại học của Tư Ưng ở Thượng Hải. Chẳng mấy chốc sẽ mua một căn biệt thự ở khu tô giới công cộng, giáp sát nhà họ Tư, có lẽ đợi hai cô con gái tốt nghiệp trung học xong thì sẽ đón về Thượng Hải —— đây là tin vui nhất mà Doãn Yên nghe được trong năm nay.

Sở Vọng luôn cảm thấy ba cha con bọn họ có lời riêng muốn nói, cho nên ăn bữa cơm giao thừa xong, cô nói mình mệt muốn về phòng nghỉ ngơi, nhường lại không gian riêng cho bọn họ. Nhưng Lâm Du lại đột ngột giữ cô lại nói chuyện, hỏi: “Chú Tư của con bảo Ngôn Tang ở Đức viết thư về, nói con âm thầm tự học không ít tiếng Đức và tiếng Pháp, trình độ cũng rất khá.”

Doãn Yên ngạc nhiên ngẩng phắt đầu lên, không tin nổi nhìn cô.

Sở Vọng *ồ* một tiếng, nói: “Học được mấy câu nên khoe khoang với Ngôn Tang thôi mà, vậy mà anh ấy tưởng thật, còn khen ngợi con.”

Lâm Du gật đầu tán thưởng: “Còn trẻ, học thêm nhiều cũng có lợi.”

Nhân lúc không có chuyện gì cô vội vã lẻn về phòng mình, trong lòng rất kích động: may mà năm nay không lấy “xuân” làm đề tài để thi thố văn thơ nữa rồi.

Có điều cô cũng ý thức được một chuyện, có lẽ cha mình đã nhận ra được gì đó qua chuyện thủ tướng từ chức, nên mới muốn lùi về sau, chuyển trọng tâm công việc từ chính trị về việc học. Như thế có nghĩa là, có thể bác cả sẽ không tốn nhiều công sức với hai chị em cô nữa. Bà còn có chuyện để bận tâm hơn: dù sao bụng của bà hai kia đúng là “khá”, sinh cho ông Kiều một cậu bé. Dù không phải là người thuần Trung Quốc nhưng cũng có thể thừa kế nghiệp cha.

Lễ tình nhân qua đi, ngày thứ Tư bắt đầu quay về trường học. Sáng sớm đã thấy Diệp Văn Dữ cầm một bó hoa to chờ bên dưới, tất cả các cô gái đi ngang qua đều lén cười nhìn anh ta. Lúc đi ngang qua anh ta, Sở Vọng không nhịn được mà nói: “Anh rảnh rỗi như vậy, giáo sư Từ của các anh có biết không, bảo anh ta sắp xếp nhiều bài tập cho các anh đi.”

Diệp Văn Dữ lại rất kích động ngăn cô lại: “Em… em là em gái của người đó!”

Lâm Sở Vọng nhìn anh ta: “Là tôi, có điều tôi sắp trễ rồi, có gì thì nói nhanh đi.”

Đột nhiên anh ta đưa cho Lâm Sở Vọng một bó hoa bách hợp vàng, dọa Lâm Sở Vọng sợ lùi về sau ba bước, “Tôi không tặng hoa giúp anh đâu!”

Diệp Văn Dữ cười nói: “Đây không phải là hoa anh muốn tặng, là chú anh, nói là nhờ em chuyển đến chị gái tên Lâm Trí. Nhà các em có mấy chị em gái thế?”

Lâm Sở Vọng nhướn mày, “Vì sao lại tặng hoa cho… cho chị ấy?”

Diệp Văn Dữ nói: “Đại khái là nói năm mới thời tiết mới gì đó, hy vọng sớm ngày bình phục, thường xuyên ra ngoài đi tới đi lui!”

“…” Cái này là gì vậy.

Lúc này Diệp Văn Dữ mò ra sau lưng, kín đáo đưa một hộp sô cô la cho Lâm Sở Vọng rồi chạy đi, vừa chạy vừa nói: “Còn hộp kẹo này là anh tặng cho chị Doãn Yên của em, nhớ chuyển giúp anh nhé, cám ơn em gái Sở Vọng!”

Sở Vọng cố kìm nén kích động muốn mắng người, cầm hai thứ đồ thở hổn hển đi lên phòng học, càng đi càng tức giận: Chuyện gì thế này! Trên mặt tôi viết ba chữ thần tình yêu hả?

Dưới cái nhìn chăm chú của mọi người, cô ưỡn ngực đi vào phòng học, đặt sô cô la lên bàn của Doãn Yên rồi đặt bó bách hợp tựa vào cửa sổ. Doãn Yên ngồi bên trái cô, trợn mắt nhìn sang, nói: “Chị không cần sô cô la của anh ta.”

“Ai thèm biết chị có muốn không, không thích thì vứt đi, em chỉ phụ trách đem tới thôi.”

Doãn Yên bị chặn họng, nhưng không ném sô cô la đi, trái lại cứ đưa mắt sang bó hoa trên bệ cửa sổ của cô.

Sở Vọng nhìn cô, nói: “Đó không phải là đồ của chị.”

Doãn Yên hỏi ngược lại: “Thế là của ai?”

“Tặng cho bác cả!” Lâm Sở Vọng tức giận: “Đến chuyện này mà chị cũng ghen hả?”
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 29: Dàn hợp xướng và người duyệt bản thảo (6)
Lâm Sở Vọng quy nguyên nhân cho tính khí gắt gỏng vô cớ vào sáng hôm đó là vì: nanh vuốt ma quỷ của đồng chí Từ Thiếu Khiêm đã vươn đến trường học rồi!

Điều này khiến cô vô cùng bất an.

Cô làm việc như bán mạng, 45 đồng bạc nằm trong túi còn chưa nóng, mà không ngờ mới đó đã phải vứt bỏ chén cơm rồi.

Có điều sự lo lắng của cô chỉ là dư thừa.

Vào thứ Tư của hai tuần sau, khi kết thúc lớp tennis đi về, cô nhìn thấy một người đàn ông vóc dáng cao ráo, mặc áo sơ mi trắng và áo khoác tối màu đứng chờ dưới lầu. Sau khi nhận ra là ai, cô đang tính quay đầu bỏ chạy thì Từ Thiếu Khiêm đã nghiêng đầu nhìn, cười vẫy tay: “Đúng lúc lắm, lại đây, nói chuyện với tôi mấy câu.”

Cô ngẩng đầu lên, phát hiện người này đứng đó thật sự rất nổi bật, mấy cô gái lớp trên đều thò đầu ra ngoài cửa sổ nhìn xuống.

Lâm Sở Vọng bất đắc dĩ đi tới, Từ Thiếu Khiêm ngồi dựa vào bồn hoa, cười hỏi, “Chị của em có nói gì không?”

“Liên quan đến gì, giúp đỡ, hay là bó hoa?”

Từ Thiếu Khiêm híp mắt nghĩ rồi nói, “Cả hai.”

“Về việc giúp đỡ: chị em nói, nhờ em cám ơn giáo sư Từ thay chị ấy. Nhưng chuyện này người khác không giúp được, chị ấy tự có tính toán.”

“Tôi có thể được biết về tình hình được không?”

“Chị ấy nói mình chưa có tính toán cụ thể, đi bước nào hay bước ấy.”

“Ừ,” Từ Thiếu Khiêm gật đầu, cũng không có gì không vui, “Còn hoa thì sao?”

“Chị ấy nói: Cám ơn.”

“Chỉ thế thôi à?”

“Chỉ thế thôi.” Chứ còn thế nào nữa?

“Tan học xong em định đi đâu?” Đột nhiên Từ Thiếu Khiêm hỏi.

“Về nhà.” Khó hiểu quá.

“Du Ma Địa?”

“Đúng thế.”

“Tôi tiễn em nhé?”

“Không cần không cần, em đi chung xe điện với bạn, cám ơn giáo sư Từ. Còn nữa, là…”

“Chuyện gì?”

“Lần sau nếu tìm em, có thể xin anh đổi chỗ khác được không?” Lâm Sở Vọng ngẩng đầu nhìn các đàn chị như hổ rình mồi bên trên, “Áp lực của em lớn lắm.”

Từ Thiếu Khiêm bật cười: “Em mấy tuổi thế hả?”

“Dù là đứa trẻ hai tuổi thì vẫn có tôn nghiêm.”

“Em đúng là vất vả rồi.” Từ Thiếu Khiêm bị chọc cười, bất đắc dĩ thỏa hiệp, “Được, lần sau sẽ đổi nơi khác. Thay tôi gửi lời hỏi thăm đến chị em, còn nữa, học tập chăm chỉ nhé.”

Lâm Sở Vọng mỉm cười vẫy tay với anh, nghĩ bụng: tốt nhất là đừng gặp lại nữa!

Cách một tuần sau, cô nhận được thư do nhà xuất bản đại học Hương Cảng gửi đến Du Ma Địa, bên trong là một xấp luận văn dày cộp, nội dung về thiên văn vật lý. Cô lật xem, tiêu đề luận văn là “Một số câu hỏi về các giả thuyết trong “Phương pháp để đạt đến độ cao cực độ” của Robert Huggins Goddard” (Query on the Hypothesis of A Method of Reaching Extreme Altitudes published by Robert Hutchings Goddard in 1919). Ở cột tác giả là bính âm của tên Từ Lai và viết tắt của họ: Lai, X.

Yêu cầu: dịch sang tiếng Trung.

Định dạng: đăng tải trên tạp chí vật lý thiên văn Thượng Hải.

Mức lương: 5 trang một đồng bạc.

Thời hạn: 2 tuần.

Lâm Sở Vọng vừa cầm được tài liệu trên tay thì hai mắt sáng bừng: 100 trang, tròn 20 đồng bạc đấy!

Nhưng tự mình dịch không phải sẽ dễ bám sát nguyên văn hơn ư? Giáo sư Từ này đúng là ăn no rửng mỡ.

Có điều Sở Vọng vẫn cúi người vì 20 đồng bạc. Cô thức suốt 2 tuần liền, lên lớp thì ngủ gà ngủ gục, tan học thì ngơ ngơ ngáo ngáo. Cho đến kỳ hạn nộp bản thảo, Lâm Sở Vọng đã đi tong nửa cái mạng, cảm thấy bản thân như trải qua một kiếp, lần thứ hai suýt chết vì làm việc quá độ.

Sáng sớm đi gửi bản thảo đến hộp thư của nhà xuất bản, trên đường đi xe điện tới trường, cô suýt đã mệt chết trên xe. Sau khi đến thế giới này, cô sinh hoạt có quy luật được gần hai năm, thế nhưng quy luật đó đã bị hai tuần qua phá hỏng, tiền là nguồn gốc của mọi tội ác mà. Ngày trước chạy deadline luận văn cũng thức đêm, nhưng hôm sau thì có thể cúp tiết ngủ cả ngày. Hiện tại thì ngược lại, nếu cúp tiết thì bác cả sẽ viết thư gửi cho cha cô, rồi thể nào cha cô cũng viết một bức thư thể văn ngôn dài dòng hồi âm bảo cô kiểm điểm cho xem.

Sau khi cân nhắc, cô quyết định hôm nay học xong sẽ về nhà đánh một giấc thỏa thích.

Cô khó khăn gắng gượng tỉnh táo trong giọng nam trầm có tính thôi miên của cha xứ Wilson, ông đang đọc hai đoạn Cựu ước Thánh kinh cũ, đầu của Lâm Sở Vọng đã dần gục xuống thiếp ngủ, trong mơ toàn là tiếng Anh xen lẫn tiếng Trung. Lúc thì dùng từ không học thuật, lúc thì vô tình viết thành chữ giản thể. Bất chợt nghe thấy Tạ Di Nhã thấp giọng gọi: “Mau dậy đi.”

Cô giật bắn mình ngồi thẳng lưng lên, mơ hồ nhìn cha xứ Wilson gần trong gang tấc. Cha xứ đang vừa thì thầm: “… Mất hẳn 40 đêm mưa…” vừa trợn mắt với cô. Lâm Sở Vọng không còn sức để trừng lại nữa, mắt hai mí sắp sụp thành một mí rồi, cô cúi đầu lật sách trên bàn, mãi mới lật được cuốn Cựu ước đã nhàu nhĩ vì bị cô kê ngủ đến đang đang học.

Vất vả lắm mới đợi tới giờ tan học, Lâm Sở Vọng buồn ngủ dọn cặp sách ra khỏi cửa, nhưng bất chợt thấy gương mặt đen sì của cha Wilson đứng ở cửa, chặn đường của cô lại, ông lời ít ý nhiều nói: “Đi theo cha.”

Đi theo phía sau cha xứ, Lâm Sở Vọng tuyệt vọng nghĩ, thôi tiêu rồi, chẳng lẽ vì mình ngủ gục trong lớp mà sẽ bị đuổi học sao?

Lâm Sở Vọng cúi gằm đầu đi theo cha xứ băng qua tòa nhà dạy học và nhà thờ, vòng qua vườn hoa đi tới thư viện ở viện Thần học. Cha xứ gõ cửa, bên trong lập tức lên tiếng. Cha xứ gật đầu với Lâm Sở Vọng, ý bảo cô vào đi.

Lâm Sở Vọng ngơ ngác đi vào thư viện, cha xứ khép hờ cửa lại. Cô nhìn vào trong thăm dò, chỉ thấy Từ Lai đeo kính mắt gọng vàng, ngồi bên cạnh một chiếc bàn lớn, vẫy tay với cô, “Lại đây.”

Lâm Sở Vọng mù mờ đi tới, ngồi xuống chiếc ghế đối diện anh ta.

Từ Lai cười hỏi: “Sao trông em mệt mỏi thế?”

Lâm Sở Vọng vẫn còn sức hỏi lại: “Sao anh lại ở đây?”

“Lần trước em đã đề nghị còn gì, nên lần này đổi chỗ.”

“Không phải…” Lâm Sở Vọng không biết nên nói thế nào, “Một giáo sư Vật lý như anh, sao lại xuất hiện ở thư viện của viện Thần học?”

Từ Lai cười nói: “Em không biết trường nữ sinh tư thục này là tài sản của đại học Hương Cảng à?”

“Em đúng là thiển cận, hôm nay giáo sư Từ có chỉ giáo gì ư?”

Từ Lai chắp tay trước ngực, mỉm cười nhìn cô: “Nói về em trước đã, vì sao lại mệt như thế hả?”

“Vì… đọc sách khuya quá.”

“Sách gì?”

“Sách lịch sử.” Sáng tác năm 1926, đúng là sách sử thật.

“Ừ, đúng là rất chăm chỉ, không tệ, có điều nhớ phải chú ý nghỉ ngơi.”

“Cám ơn giáo sư Từ đã quan tâm, vậy em có thể đi về nghỉ ngơi được chưa?”“

“Chưa được.”

“Hở? Giáo sư Từ còn định chỉ giáo gì sao?”

Từ Lai nheo mắt nhìn cô, “Quan tâm chuyện bài vở của em.”

“Ồ, có phải như thế đã làm giáo sư Tử hạ mình rồi không, em chỉ là học sinh cấp hai nhỏ bé thôi mà.”

“Gần đây chị gái em đã giúp tôi một việc lớn, nhưng vì không gặp được cô ấy nên không biết phải cám ơn như thế nào, đành quan tâm đến em nhiều hơn vậy.”

“Xin thay chị gái cám ơn anh. Còn có chuyện gì nữa không?”

“Có.”

“Chuyện gì?”

“Tuy thành tích của em không giỏi, nhưng theo tôi thấy em rất thông minh.”

“Hửm? Cám ơn giáo sư, nhưng anh khen nhầm rồi.”

“Biết vì sao tôi nói thế không?”

Từ Lai mở một xấp bài kiểm tra ra, đưa cho Sở Vọng: “Tổng cộng ba học kỳ, số điểm tất cả các môn luôn nằm trong khoảng từ 80 đến 85, với người khác, thành tích của em miễn cưỡng có thể lọt vào hàng đầu.”

Sở Vọng chột dạ: “Điều đó có nghĩa là em cần phải cố gắng nhiều hơn nữa.”

“Tôi nói em thông minh, là vì, sau khi tính trung bình cộng có trọng số(1) thì số điểm cuối cùng đạt được, không nhiều không ít, vừa tròn 85.” Đôi mắt sau cặp kính nhướn lên.

“Đúng là trùng hợp thật.”

“Trùng hợp ư? Tôi cảm thấy tính toán rất tốt, rất khéo. Nhiều trường đại học ở châu Âu đã tính điểm của sinh viên hàng đầu, điểm tích lũy là 85 luôn xếp vào loại giỏi.”

“Thế thật sao! Em đúng là may quá mà.”

Từ Lai chậm rãi mỉm cười, ngón trỏ đè lên giữa bài thi, xoay nó hướng về phía Sở Vọng. Anh nhẹ nhàng gõ lên cái tên trên bài thi, miệng lẩm bẩm: “Là trùng hợp thật sao Linzy, hay nên gọi là Lâm Trí?”

______________

(1) Điểm của sinh viên thường được tính theo trung bình cộng có trọng số, hiểu đơn giản trọng số tức số tín chỉ của môn học. Cách tính: tổng điểm nhân với số tín chỉ từng môn đem chia cho tổng số tín chỉ.

Ví dụ Sở Vọng được 86 điểm môn tiếng Anh có trọng số 6, 84 điểm môn Khoa học có trọng số 4, 83.5 điểm môn Địa lý có trọng số 2.

Trung bình cộng bình thường là: (86+84+83.5)/3=84.5: điểm này xếp loại khá.

Tính theo trung bình trọng số sẽ là: (86×6+84×3+83.5×2)/(6+3+2)=85: Điểm này xếp loại giỏi.
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top