Lượt xem của khách bị giới hạn

[Ngôn tình] [Truyện Hoàn] Giờ đang nơi đâu - Duy Đao Bách Tích

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
[Ngôn tình] [Truyện Hoàn] Giờ đang nơi đâu - Duy Đao Bách Tích

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 40: Đảo nhỏ (4)
Thay áo xong, hai người đi xuống vườn ăn hải sản. Vốn định sẽ trả thêm tiền cơm, nhưng Neil đã giảo hoạt cười nói: “Bọn họ đã chuẩn bị tiền bạc đầy đủ cả, không thiếu phần hai người đâu.”

Tuy có lý do chính đáng ăn cơm, nhưng ai người vẫn tìm một góc trong vườn ngồi ăn. Mà thực tình cũng không thể nói là vườn hoa được: rất nhiều cây bụi thấp bao quanh những tảng đá kỳ dị khổng lồ, mặt sau dựa vào phòng khách sạn, vách núi thẳng ngay biển – không cần đến hàng rào để ngăn cách với bên ngoài làm gì.

Hai người ngồi trong góc, dựa lưng vào tảng đá. Tư Ngôn Tang chậm rãi bóc vỏ tôm hùm, thịt tôm béo ngậy toàn rơi vào đĩa đồ ăn của cô cả. Thỉnh thoảng lại có tiếng nữ cười duyên từ ban công mấy gian phòng liền kề nhau tựa vào triền núi ở phía sau truyền đến.

Trong đó có một cô gái người Mỹ. Có lẽ vì chất giọng thân thiết nên Sở Vọng nghe rất rõ.

Cô ấy nói: “Không biết vì sao lại cứ nhất thiết phải đến hòn đảo này làm gì. Ở Hương Cảng không có bãi biển khác à? Vô vị quá.”

Người còn lại nói: “Ở vịnh Nước Cạn đông lắm. Nghe nói cha của Tse có danh vọng ở đây nên mới đến? Á, Tse đi đâu rồi?”

“Nói là có dì Cát gì đó là bạn của cha, đã mấy năm không gặp nên giờ đang ngồi nói chuyện ngoài kia.”

“Tse đi gặp cha mà không dẫn cô đi cùng à? Con gái da trắng chúng ta đáng sợ vậy sao?”


Mấy người phụ nữ khác cười ha hả.

Có vẻ cô gái người Mỹ cảm thấy ấm ức, im lặng một khắc, rồi bất chợt gọi với xuống lầu: “Tse ——!”

Cách đó không xa là Tạ Trạch Ích và bà Cát đang nằm phơi nắng. Cả hai đều đeo kính râm, ngồi trên ghế đối diện nhau trò chuyện. Tiếng gọi của cô gái người Mỹ đã khiến tất cả mọi người trong vườn đồng loạt ngoái đầu nhìn sang chỗ của Tạ Trạch Ích, cũng hại hai người bọn cô đang ăn tôm hùm dọa giật mình.

Một vị đại tá không quân đi đến gần Tạ Trạch Ích, vỗ ai anh cười nói: “Zoe, còn không mau đi an ủi bạn gái cậu đi.”

Tạ Trạch Ích cười hỏi bà Cát, bà Cát chỉ nheo mắt, sờ soạng rút ra hai điếu thuốc. Còn chưa châm lửa đã gật đầu. Vị đại tá kia ngồi xuống chỗ của Tạ Trạch Ích, đến gần châm lửa cho bà Cát. Bà cũng không từ chối, chỉ cười nhạt với ông ta, bình tĩnh hút hai hơi rồi kẹp điếu thuốc trong tay, ánh mắt lại nhìn sang phía Sở Vọng.

Người đại tá kia cũng nhìn sang đây, sau đó ngoái đầu hỏi bà Cát một câu, bà Cát chỉ lắc đầu chứ không trả lời.

Tôm hùm trong đĩa Sở Vọng ngày càng nhiều, xem ra không thể ăn hết ngay được. Cô cảm thấy thân làm vãn bối, nói gì cũng nên đi chào hỏi trước. Vậy là cô mỉm cười với bà, lau miệng rồi đứng lên định đi tới. Bàn tay cầm thuốc của bà Cát lại hạ xuống, ý bảo cô ngồi xuống.

“Dì ấy là…”

“Là cô út của em, ngày trước trong vườn nhà em ở Thiệu Hưng, anh cũng gặp rồi đấy.”

Tư Ngôn Tang nhớ lại, gật đầu, “Anh lúc đó thế nào?”

“Lanh lợi lắm.” Sở Vọng thấy anh mở to mắt, cười nói: “Bình thường trông anh cũng rất tốt.”

Bà Cát nói với người kia hai câu rồi đứng dậy rời đi. Bên cạnh Sở Vọng và Tư Ngôn Tang có hai binh sĩ đang ngồi, trước đó thấy bà Cát được cấp trên của mình quan tâm nên cũng không dám thất lễ, nịnh nọt gọi người hầu đến thu dọn chén bát ngổn ngang trên bàn rồi mới mời bà Cát ngồi xuống.

Sở Vọng ngoan ngoãn cất tiếng “chào cô út” một tiếng, Tư Ngôn Tang cũng chào y hệt vậy.

Bà Cát nhìn lướt qua anh, hỏi, “Họ Tư?’

Tư Ngôn Tang còn chưa kịp tự giới thiệu thì bà Cát đã cười hừ, “Mấy tuổi rồi?”

Rồi vẫn không cho anh cơ hội trả lời, bà Cát hỏi liền ba câu như bắn pháo, “Tôi nhớ vẫn chưa thành thân đúng không?”

Tư Ngôn Tang cười bất đắc dĩ trả lời, “Phải đợi hai năm nữa ạ.”

“Vậy giờ cậu tìm con bé làm gì? Tuy đã đính hôn nhưng vẫn chưa chắc chắn, nếu hôm nào đó có chuyện xấu, cậu lấy gì ăn nói rõ với con bé?” Bà cát phủi tàn thuốc, mỉm cười hỏi.

“Là cháu không cẩn thận…” Tư Ngôn Tang lễ phép giải thích.

Bà Cát cũng chẳng nhìn anh, quay sang hỏi Sở Vọng: “Có người Trung nào thấy hai đứa không?”

Sở Vọng nghĩ rồi đáp: “Ở trên thuyền có gặp Tạ Trạch Ích.”

Bà Cát à một tiếng, cười nói, “Tên nhóc kia à.”

Lúc này có người hầu đi đến, trang hoàng vườn hoa thành sân khiêu vũ. Đa số khách khứa cũng đã ăn xong, đặt dao nĩa xuống nâng ly uống rượu, số ít những người đang ăn thì đều lui vào trong góc khuất. Tạ Trạch Ích đang an ủi bạn gái ở góc nào đó, nhìn vào vườn hoa cầu khẩn. Bà Cát vẫy tay với anh, anh tức khắc đi đến – dẫn theo cả cô bạn gái với vẻ mặt không mấy tình nguyện.

Tạ Trạch Ích và cô bạn gái kia vừa ngồi xuống, Sở Vọng lập tức mỉm cười chào hai người. Vì cô chào là “anh Tạ”, lại thấy cô gái người Mỹ có vẻ không vui cho lắm, mà cũng không biết họ tên cô ấy là gì, nên cô lại dùng tiếng Anh chào cô ấy là “chị Tạ”.

Chữ “chị Tạ” vừa ra khỏi miệng, cả bà Cát và Tạ Trạch Ích đều im lặng. Cô gái người Mỹ trông tươi tắn hẳn, đâu còn nét u ám như ban nãy, mỉm cười quan sát cô một hồi rồi nhíu mày hỏi: “Em từng đi Mỹ à?”

“Chưa đi lần nào.” Sở Vọng trả lời.

“Chị Tạ” nói: “Phát âm tiếng Anh của em… khiến tôi cảm thấy em đã từng đến.”

Sở Vọng cười nói: “Do có gia sư dạy kèm.”

“Không phải biệt thự nhà họ Kiều mời người Scotland vô dụng kia ư, đổi sang người Mỹ rồi?” Bà Cát nhìn cô, cũng chẳng nghiên cứu sâu mà đi thẳng vào trọng tâm, hỏi Tạ Trạch Ích, “Một đứa du học về không muốn bị người quen thấy, đứa kia cũng không muốn bị người ta bắt gặp mình lén chuồn đi chơi với bạn trai nhỏ, nên mới đến đảo Bồ Đài này. Hai đứa này đúng là tức cười thật đấy.”

Nghe thấy xưng hô “bạn trai nhỏ”, Tư Ngôn Tang vừa mỉm cười thì lại bị bà Cát lườm.

Tạ Trạch Ích nghe vậy, cũng cười bảo, “Vâng, đúng là rất buồn cười.”

Bà Cát liếc xéo Sở Vọng đang uống cocktail, “Cháu tự thương lượng với cậu ta đi.”

Sở Vọng gật đầu, cười nói với Tạ Trạch Ích, “Vậy chúng ta giả vờ như chưa từng gặp nhau nhé?” Cuối cùng cô còn bổ xung thêm, “Nể tình thỏa thuận Coca Cola và xá xị.”

Tạ Trạch Ích mỉm cười, “Dù không nể tình thỏa thuận Coca Cola và xá xị, tôi cũng có thể giả vờ như không biết gì.”

Bà Cát hỏi: “Cậu mời nó uống Coca?”

Tạ Trạch Ích gật đầu, “Có mời một lần, lâu lắm rồi.”

Bà Cát cười cười, “Nếu sau này con bé không cao lên được thì là lỗi của cậu cả đấy.”*

(*Trẻ em uống nhiều nước ngọt có nhiều nguy cơ bị lùn.)

Tư Ngôn Tang nói: “Thế cũng tốt mà, đáng yêu lắm.”

Bà Cát liếc anh, rồi lại nhìn sang Sở Vọng. Sở Vọng cười hề hề, trong lòng thấy ấm ức: mình cũng có lùn lắm đâu!

Tạ Trạch Ích cười bảo: “Dì Cát đã lên tiếng, thế thì sau này tôi cũng không dám nữa.”

“Còn cả cậu nữa.” Lúc này bà Cát mới chịu nhìn Tư Ngôn Tang, “Không được có lần sau, nếu còn có thì cũng phải suy nghĩ cho con bé. Có hai năm mà không đợi được hả? Không biết cha cậu dạy cậu thế nào nữa, chuyện như thế này, tốt nhất đừng để tôi bắt gặp lần nữa.”

Tư Ngôn Tang ăn năn cười đáp, “Sẽ không có lần sau đâu ạ.”

Bà Cát nhìn anh cười, “Lần sau về là thành thân rồi hả? Cậu đừng tưởng tôi không biết cậu nghĩ gì.”

Tư Ngôn Tang mím môi, gật đầu vâng dạ.

Bà Cát hỏi ngược lại: “Lần này cậu về, là vì cha cậu muốn cùng với lão già Lâm Du đến châu Âu dạy học, cho nên về một thời gian rồi sẽ đi cùng bọn họ đúng không?”

“Vâng ạ.”

“Vậy tôi hỏi cậu, nếu Lâm Du nói với cậu là ông ta quyết định dẫn Sở Vọng đi cùng. Thì cậu định trả lời ông ta thế nào?”

Tư Ngôn Tang sửng sốt, sau đó cười nói: “Dĩ nhiên là cháu sẽ chăm sóc em ấy thật tốt.”

Bà Cát bĩu môi không nói gì. Cuối cùng chỉ khoát tay, quay sang hỏi Tạ Trạch Ích: “Chơi mạt chược không?”

Tạ Trạch Ích ôm “chị Tạ” cười nói, “Đi.”

Nhìn theo ba người đi xa, Tư Ngôn Tang thở dài một hơi, hỏi: “Đúng là kỳ lạ, vì sao nói chuyện với cô út của em mà anh còn thấy căng thẳng hơn cả bác trai thế này.”
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 41: Đảo nhỏ (5)
Những người lính kia đến đây là vì rượu, vừa uống rượu vào là lại bắt đầu làm càn không phân biệt nam nữ. Hai người trốn vào trong góc, nhìn lắc đầu ngán ngẩm rồi quay vào trong nhà. Máy thu thanh đang phát bài “Mưa Bụi” du dương, người người trong phòng đang khiêu vũ. Đáng tiếc là tỉ lệ nam nữ mất cân bằng nghiêm trọng, quân nhân hai nước cứ thế cùng nhau khiêu vũ mà không phân biệt binh chủng giới tính, trông còn điên hơn cả hiện trường say rượu ở bên ngoài.

Đêm đã khuya, hai người tựa vào lan can hành lang trong khách sạn nhìn cảnh vui. Neil đã say quắc cần câu, được người ta đưa về phòng.

Sở Vọng cười nói: “Thương anh đêm nay phải ngủ chung với con sâu rượu.”

“Chỉ mong cậu ta không ngáy to.”

Sở Vọng chợt nhớ đến chuyện gì đó, quay đầu sang cười nhìn anh: “Trên con thuyền đi từ Pháp đến Anh ——”

“Em nhanh chóng quên chuyện ấy đi hộ anh.” Tư Ngôn Tang cười bất đắc dĩ.

Sở Vọng chống tay lên cằm, khẽ nheo mắt lại. Hai người im lặng nhìn đám người bên dưới múa loạn, bất chợt Sở Vọng nhẹ nói: “Chỉ là em thấy thú vị thôi, anh đừng để trong lòng. Anh không phải là người khinh suất, trái lại còn tốt hơn bọn họ nhiều.”

Nói thật, nhìn một đám ma men khiêu vũ đâu có gì thú vị, nhưng hai người chưa muốn lên lầu ngủ bây giờ. Một nhân viên phục vụ đi qua đi lại nhiều lần, thấy hai người có vẻ không thích xuống dưới khiêu vũ, lại không biết nên chơi gì, thế là tốt bụng đến gần nói: “Sáng sớm ngày mai ở dưới tầng trệt khách sạn có chiếu phim, hai người có thể xuống đó xem.”

Hai người cười cám ơn nhân viên, cũng không hỏi là chiếu phim gì. Lại nhìn ra ngoài một lúc, hẹn sáng mai gặp nhau dưới lầu rồi mỗi người mới về phòng ngủ.

Đêm đó không gặp lại bà Cát và Tạ Trạch Ích nữa, có lẽ chê đám đông ồn ào nên trốn đi đâu đó đánh mạt chược rồi.

Đang nằm trên giường, đột nhiên Sở Vọng thấy đầu giường có điện thoại nam châm làm bằng đồng to tướng, bất chợt nhớ lại đoạn ở khách sạn vịnh Nước Cạn trong tác phẩm “Khuynh Thành Chi Luyến”. Cô nghĩ bụng, ngày mai sẽ nói với Tư Ngôn Tang thế này: “Nếu Neil ngáy to quá thì có thể gọi điện đến phòng em, chúng ta có thể đến nhà cũ của thầy pháp dạo chơi buổi tối, rồi ban ngày quay về ngủ.” Nhưng sau đó lại nghĩ, có lẽ ngày mai Neil sẽ không say nữa. Vì quên mất chuyện trong phòng khách sạn cao cấp đều có điện thoại nên cô ủ rũ mãi, có điều ngủ xong tỉnh dậy lại quên chuyện này đi.

Sáng ngủ dậy, vừa đánh răng rửa mặt xong thì có nhân viên đến gõ cửa, hỏi cô: “Phòng 215 có đặt bàn ăn, hai quý ngài hỏi cô có muốn ăn sáng chung không?”

Sở Vọng nhớ ngày hôm qua Neil say khướt, nếu hôm nay dậy sớm thì chắc chắn sẽ đau nhức đầu, nhất định sẽ muốn ngủ thêm. Đang định từ chối thì ở ngã rẽ hành lang, Tư Ngôn Tang lại gần cười nói, “Thế thì xuống lầu ăn thôi.”

Sở Vọng nghĩ anh đúng là lạ thật, rõ ràng bản thân cũng muốn xuống ăn nhưng lại mất công nhờ người đến mời. Có điều cô cũng chỉ mỉm cười, im lặng đi theo anh.

Băng qua tiền sảnh tù mù, cửa vừa mở ra, chợt thấy “chị Tạ” đang đứng tựa vào cửa đợi bạn, nói: “… Nghe bảo là chiếu phim Metropolis, vừa dài vừa chán, không hay bằng The General.”

Cô bạn kia cười nói: “Dù gì cũng là đồ của người Đức mà.”* Sau đó lại bổ sung thêm: “Sao Tse không đến?”

(*“Metropolis” là bộ phim truyền hình khoa học viễn tưởng của Đức do hãng Paramount sản xuất năm 1927, là bộ phim khoa học viễn tưởng đầu tiên trên thế giới.)

“Chị Tạ” ai oán bảo: “Tối qua chơi mạt chược cả đêm. Mạt chược thì có gì hay ho?”

Cô bạn nói: “Đúng thế, cá cược cũng chẳng được mấy đồng bạc, tôi thấy hầu như người Trung Quốc nào cũng tẻ nhạt cả.”

Bắt gặp hai người, Sở Vọng mỉm cười nói: “Chào buổi sáng chị Tạ.”

Lập tức “chị Tạ” trưng ra nụ cười tiêu chuẩn hoàn mỹ: “Chào buổi sáng.” Chợt quan sát cô một phen: “Oh! Hôm nay em mặc đồ đẹp lắm.”

Sở Vọng khách khí cám ơn, miễn cưỡng coi như chào hỏi xong, sau đó đi xuống lầu.

Quả nhiên dưới sảnh đang chiếu Metropolis, lại còn là bản đã được biên tập để chiếu ở Mỹ. Sàn khiêu vũ đá hoa tối qua đã thành phòng ăn tù mù. Khách đến đều ăn uống tán gẫu, chẳng mấy ai xem phim. Sở Vọng thấy buồn cười: người ngoại quốc ngàn dặm xa xôi đến Hương Cảng để xem Trung Quốc thế nào, nhưng lại chỉ thấy được một phương Tây chẳng ra gì.

Hai người gọi chân giò hun khói, trứng rán và nước trái cây, ngồi xuống nghiêm túc xem phim. Tư Ngôn Tang cười nói: “Cắt bỏ nhiều đoạn có ý nghĩa mất rồi.”

“Anh xem bản gốc rồi hả?”

“Anh có người bạn học điện ảnh được xem bản chiếu thử, sau đó lén cầm đĩa phim bản sao đến casino chiếu, may mắn được xem một lần.”

Sở Vọng cực kỳ hâm mộ. Nghe nói ngày xưa bản gốc phim nhựa rất đắt, một đĩa bản gốc của phim Metropolis tốn 1/20 số đồng Mark bỏ ra để chế tác bộ phim này. Có thể nói bộ phim này là cha đẻ của tất cả các dòng phim khoa học viễn tưởng ở đời sau, thế mà lại bị hãng Paramount biên tập cắt bỏ những cảnh quay nổi bật. Phim gốc thất lạc, đến thế hệ sau lại cứ làm đi làm lại nhiều lần, thậm chí còn được xem là di sản tư liệu thế giới. Nếu bây giờ quay trở lại thế kỷ 21 mà nói mình từng được xem bản gốc, kiểu gì cũng bị rất nhiều người ghen ghét cho xem.

Nhìn vẻ mặt cô, Tư Ngôn Tang dịu dàng nói: “Nếu muốn xem thì tháng 6 này đi Anh, anh có thể dẫn em đi xem một lần.”

Sở Vọng đang định mở lời thì Tư Ngôn Tang đã nói tiếp: “Có điều nghe nói gia cảnh người bạn kia sa sút, không biết bản sao còn may mắn tồn tại không.”

Có lẽ là không đâu. Sở Vọng tiếc nuối nhớ lại, không khỏi tò mò cười hỏi: “Năm 2000 thật sự sẽ như thế nào, liệu có giống trong Metropolis không?”

Cô thật sự rất muốn biết, ở trong thời đại này, một chàng trai có trí tưởng tượng phong phú sẽ miêu tả về thế giới tương lai như thế nào.

Tư Ngôn Tang híp mắt suy nghĩ, sau đó bảo: “Sau hòa ước Versailles, người Đức sẽ muốn tạo ra một thế giới như Metropolis: Công nghiệp hóa cơ giới hóa trong cuộc sống hàng ngày, lấy đó để giảm áp lực cho con người; người Anh vẫn là đại đế quốc đứng số một thanh lịch trang trọng, mang theo phong cách hài kịch châm biếm* phát triển mạnh mẽ… Có điều hy vọng đồ ăn của bọn họ sẽ ngon hơn bây giờ.”

(*Từ gốc là Dark comedy, đây là một thể loại hài kịch sử dụng sự hài hước một cách không lành mạnh, là một thể loại lai giữa hài kịch và trào phúng khi tiếng cười được dựa trên sự nhạo báng và hoài nghi, với những chủ đề như cái chết.)

Sở Vọng mỉm cười, hỏi: “Vậy còn người Trung Quốc thì sao?”

Tư Ngôn Tang thoáng nhíu mày, có lẽ cảm thấy đề này phức tạp nặng nề hơn. Dừng một lúc rồi anh mới trả lời: “Hy vọng Trung Quốc sẽ trả hết nợ sớm hơn Đức. Lúc đó không còn bị thực dân, quốc gia toàn vẹn, nhân dân tự do.” Cuối cùng, anh cười nói: “Vì có quá nhiều kỳ vọng vào quốc gia của mình nên không tưởng tượng phong phú. Em nghĩ thế nào?”

Sở Vọng chống cằm, làm bộ như trầm ngâm một hồi, rồi gật đầu nói: “Nước Đức sẽ phát minh ra rất nhiều máy móc trong nhà, nhưng chủ yếu cũng như như vật dụng trong gia đình thôi, tỉ lệ sử dụng khá thấp. Chắc chắn sẽ có đầy đủ thiết bị phòng bếp, có điều cũng không có nhiều tác dụng. Đồ ăn ở Anh cũng như mấy trăm năm trước, dù đến năm 2000 thì cũng không tiến bộ nhiều. Còn Trung Quốc ấy à, quốc gia toàn vẹn, nhân dân tự do, nhưng có lẽ còn cần nhiều tự do hơn… Em cũng giống anh, không có nhiều tưởng tượng về đất nước của mình.”

Sau khi kết thúc bữa sáng, sẽ có một chuyến xe buýt từ Đại Loan đến Nam Loan. Có điều xem Metropolis xong thì hai người cũng đã để lỡ chuyến xe duy nhất này rồi. Đúng lúc ấy, Tạ Trạch Ích cùng bạn gái từ trên lầu đi xuống, đeo kính râm và áo choàng đi biển, mặc đồ in hoa, nhìn là biết ngay muốn đi biển. Tạ Trạch Ích hỏi nhân viên phục vụ, nghe nói đã bỏ lỡ chuyến xe thì “chị Tạ” lại sầm mặt, trách Tạ Trạch Ích “chơi mạt chược” mà “dậy muộn”, mấy câu trách móc cứ thế lọt vào tai hai người. Tạ Trạch Ích mỉm cười nghe, không có vẻ gì là tức giận. Lại đi hỏi một hồi, nghe nói khách sạn có dịch vụ cho thuê xe đạp, lúc này anh mới thong thả bước ra cửa. Đến khi quay về thì trong tay vác chiếc xe đạp màu đen to tướng, đứng trước cửa cười vô cùng lịch thiệp. “Chị Tạ” được dỗ mỉm cười, kéo dép lê vui vẻ đi ra.

Hai người cũng hỏi nhân viên thuê xe đạp. Có điều toàn là Sở Vọng nói, Tư Ngôn Tang chỉ đứng cạnh lắng nghe, trên mặt nở nụ cười khó hiểu. Cuối cùng cũng tìm được hai chiếc xe đạp, lúc hai người đẩy xe ra khỏi cửa thì Neil cũng tỉnh ngủ.

Nghe thấy tiếng Neil hét lớn “Tư, Lin ——”, hai người ngẩng đầu lên, thấy sau hàng cây cọ là gương mặt sưng phù vì say của anh ta, khiến cái đầu tròn vo hơn trước nhiều. Anh ta dựa đầu vào khung cửa, ồ lên một tiếng cười nói: “Tư! Cậu tập đi xe đạp từ bao giờ vậy?”

Tư Ngôn Tang ừm một tiếng, phải nheo mắt vì bị ánh nắng trên cửa sổ thủy tinh ở mái nhà phản chiếu, “Mới tập.”

Neil nói: “Nếu hai người đến Nam Loan thì cho tôi quá giang nhờ một đoạn đi!”

Tư Ngôn Tang nheo mắt: “Tôi từ chối.”

Cái đầu tròn sau cửa sổ kính trên tầng hai ảo não, một phút sau, Neil mũm mĩm chạy xuống cửa. Vừa thấy anh ta, Tư Ngôn Tang lập tức ngồi lên xe đạp, nghiêng ngả đạp xe đi một đoạn. Nhưng vì đạp quá chậm nên bị Neil giữ lấy yên sau kéo về.

Neil *chậc chậc* hai tiếng: “Cậu chạy gì hả? Sợ tôi vạch trần cậu không biết đạp xe à!”

Tư Ngôn Tang nhíu mày: “Cậu đã nói ra rồi.”

Sở Vọng cảm thấy mới lạ, cười hỏi: “Thật thế hả, sao ban nãy anh không nói với em?”

“Đạp xe thôi mà, anh cho rằng sẽ không khó lắm.”

Anh ta vừa dứt lời, Neil làm như nghe thấy một câu chuyện buồn cười: “Chắc là không khó lắm? Thế sao ngày trước ở trường công đăng ký đi học quân sự, hôm Chủ nhật đi ra ngoài, là ai không chịu đạp xe bắt kịp đại đội mà tự mình bắt xe điện hoặc đi bộ xuất phát trước, không phải vì sợ đạp xe đạp à?”

Tư Ngôn Tang lại sầm mặt, lạnh lùng nói: “Đột nhiên muốn thử.”

Ba người cùng đẩy xe đi về phía trước. Một lúc sau, anh lại bổ sung: “Nếu xét từ mức độ nào đó, thì việc gì tôi cũng muốn cố gắng thử xem thế nào.”

___

*Qin: Thật sự xin lỗi mọi người vì có sự nhầm lẫn trong tên chương truyện phần này, đúng là đảo xa chứ không phải đảo nhỏ.
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 42: Đảo nhỏ (6)
Đi xe đạp trên đảo thật sự không phải là một ý kiến hay.

Trên đảo vốn có nhiều núi, dù không cao lắm, nhưng hễ cứ đi được một đoạn là hai chàng trai sẽ phải khiêng xe đi bộ. Tuy lúc này chưa cần phải khiêng xe, nhưng Neil đi theo hai người, thấy có dốc là lại tự động cầm lấy xe trong tay Sở Vọng thay Tư Ngôn Tang, khiêng xe lên núi.

Đường núi dài có hơn chín trăm bậc. Vầng thái dương sắp dâng cao, nắng tháng 5 lại rất khá độc, nên ba người dừng chân nghỉ ngơi trong đình ở sườn núi một lúc. Tới khi đến gần bến sông làng chài thì Sở Vọng đã mất sức mệt lả, còn hai người khiêng xe đạp vẫn trò chuyện bình thường, nhưng chủ yếu là Neil kể rất nhiều chuyện vui của Tư Ngôn Tang hồi ở Anh.

Ví dụ như: “Cuối năm ngoái, cậu ta được toàn A khoa triết học tự nhiên Oxford, thế mà cứ ba ngày hai hôm lại chạy đến khoa văn học Cambridge… Còn nhờ người ta sửa thơ cho mình nữa.”

Lại ví dụ như: “Tư thấm nhuần giáo dục kiểu Đức quá rồi, dù nói chuyện hay hành sự cũng vừa mỉa mai cay nghiệt lại rất thú vị, khác hẳn tụi sinh viên người Anh hoặc sinh viên Trung Quốc đã Anh hóa, đây là điều tôi thích nhất ở cậu ta. Hồi trước khi học ở trường công, vì chỉ có con trai với nhau nên không cảm thấy. Về sau lên đại học, càng ngày càng phải xã giao nhiều, phải gặp rất nhiều phái nữ Anh Quốc. Phái nam Anh Quốc chẳng mấy người có tác phong, mà người có tác phong nhanh nhẹn thì lại không đáng yêu bằng…”

Trong mấy ngày qua, hễ cứ gặp nhau là Neil lại trêu Tư Ngôn Tang. Hồi đầu lúc nào anh cũng sa sầm mặt, nhưng riết cũng thành quen, bây giờ chỉ im lặng mà nghe. Có điều khi nhắc đến từ “đáng yêu”, Neil lại dùng từ “adorable” chứ không phải “cute”, thế là bị Tư Ngôn Tang đánh vào đầu. Sở Vọng lắng nghe, cười cổ vũ anh ta kể tiếp.

Neil xoa gáy, nói tiếp: “Cô có biết người gốc Anh có tác phong ‘thờ ơ làm việc’ không – tức là, càng để ý đến chuyện gì thì càng lạnh lùng, càng thong thả. Khi các cô gái người Anh im lặng tiếp cận Tư thì bị Tư đáp trả bằng sự im lặng lạnh lùng hơn thế – Đương nhiên bọn họ không biết đó là chỉ đơn giản là sự lạnh lùng kiểu Đức của cậu ta.”

Sở Vọng nghe thế thì phá lên cười.

Cô hiểu rất rõ điểm đó: đa số con trai x Đức đều rất xấu hổ. Nhưng chỉ cần bạn có ý tốt với họ thì họ sẽ nhiệt tình đáp trả bạn. Còn nếu bạn “có thiện ý” với con trai Đức, nhưng lại nhận được là sự “im lặng”, thì có nghĩa đó chính là sự im lặng lạnh lùng số một toàn thế giới.

Tư Ngôn Tang lơ đãng nói: “Vì trong mắt người Anh các cậu, người Đức đều là dân làng rừng núi. Người Trung Quốc ư? E là vẫn đang ở thời đại hoang vu nào đó.”

Đi qua căn nhà cũ của thầy pháp trong rừng rậm âm u, nhiệt độ không khí giảm đột ngột, nên mọi người không nán lại lâu. Hai người vừa đẩy xe đạp vừa trò chuyện câu được câu chăng, là kiểu nói chuyện nhẹ nhàng bâng quơ kiểu Anh.

Vừa tới bến sông làng chài thì ba người đã khát khô cổ họng, bèn tấp vào một cửa tiệm dừng chân dùng trà. Sở Vọng gọi nước ép hắc mai biển chua ê cả răng, còn Tư Ngôn Tang cầm một chai nước soda. Có một ly hồng trà được đặt bên trên tấm ván gỗ bên ngoài cửa hàng, trên đó dùng bút lông viết bằng tiếng Anh: “Chinese tea, try it.”

Vì giá khá rẻ nên Sở Vọng nghĩ có lẽ không phải là trà ngon, có thể là bột trà trong tiệm bán dư nên đem pha. Neil lại hứng thú cầm lên, uống một hớp rồi cau mày nói: “Trà Trung Quốc, đừng thử.”

Gần cửa tiệm có xe đưa đón của khách sạn – nhưng cũng chỉ có một chuyến này. Khi mặt trời bị mây che phủ, không khí trở nên ngột ngạt hẳn đi. Sở Vọng sực nhớ còn phải mua Côn bố nên không đi chuyến xe này về – tuy không thích bà Kiều lắm, nhưng ngoài mặt vẫn cần phải lấy lòng trưởng bối. Neil không muốn làm bóng đèn của hai người nữa nên chia tay nhau ở chỗ xe buýt đưa đón, đồng thời khiêng phụ bọn họ một chiếc xe đạp về.

Bởi vì cũng có người đem theo xe đạp, cho nên xe buýt vốn cũng không rộng lắm cũng không còn chỗ cho hai người Sở Vọng và Tư Ngôn Tang. Khi cửa xe đóng lại sắp khởi động, bất chợt trên xe truyền tới tiếng nữ hét ầm lên đầy giận dữ, cùng âm thanh của cái tát giòn giã – “Zoe Tse, you bastard!” (Zoe Tse, anh là thằng khốn!)

Xe chỉ mới nổ máy đã lại phanh gấp. Cửa xe mở ra, “chị Tạ” kích động nhảy xuống xe. Người trong xe tò mò nhìn ra ngoài, nhưng cũng chỉ mở cửa xe ra nhìn.

Tạ Trạch Ích dựa vào cửa sổ, nở nụ cười có lỗi: “Molly, trời sắp mưa rồi, đợi quay về rồi giận dỗi cũng được.”

Molly nức nở hét lớn: “Cút xéo!”

Tạ Trạch Ích nghe thế thì cười gật đầu: “Được thôi.”

Lần này đến tài xế cũng cười hỏi: “Anh Tạ à, không cần chờ thật hả?”

Tạ Trạch Ích nói: “Nếu một quý cô đã lên tiếng, vì sao không làm theo?”

Tài xế chậc lưỡi thở dài: “Được rồi.”

Cửa xe khép lại không chút do dự, xe buýt nhanh chóng chạy đi.

Cô Molly nhìn chằm chằm chiếc xe nghênh ngang rời đi, sau đó ngoái đầu nhìn hai người khác đang đưa mắt nhìn nhau.

Sở Vọng và Tư Ngôn Tang nở nụ cười ái ngại với cô ấy.

Molly giật phăng kính râm ném theo hướng xe buýt biến mất. Không phát tiết được lửa giận, nên quay sang châm chọc Tư Ngôn Tang: “Đàn ông Trung Quốc các người.”

Tư Ngôn Tang lễ phép cười nói: “Thay mặt đàn ông Trung Quốc, tôi vô cùng xin lỗi.”

Sở Vọng bước tới trước, chắn ngang giữa hai người, cười bảo: “Đàn ông Trung Quốc kiểu gì cũng có, chỉ tiếc là cô gặp phải người tệ nhất, còn anh đây là người tốt nhất. Cô Molly, cô phải biết rõ điều này.”

Hai từ “cô Molly” được Sở Vọng nhấn mạnh khiến Molly ngượng ngập, khó có thể lấy lại thăng bằng giữa chênh lệch của xưng hô “chị Tạ” và “cô Molly”. Bộ ngực cao vút phập phồng mạnh mẽ, muốn thở hắt nhưng lại không được.

Rồi Sở Vọng quay sang hỏi Tư Ngôn Tang: “Sắp mưa rồi, hay chúng ta đạp xe về khách sạn đi?”

Tư Ngôn Tang cười đầy yêu thương: “Đi mua Côn bố với em trước đã.”

Sở Vọng nhìn Molly cười nói: “Đã thấy chưa, người với người khác nhau lắm.” Rồi cô lại quay sang nháy mắt với Tư Ngôn Tang, “Chúng ta đi thôi.”

Molly còn đang tức giận, nhưng cơn giận đó lại bị một cô gái nhìn như yếu đuối đè nén. Cô nàng khó tin vuốt tóc, nở nụ cười tự giễu. Có điều trên đảo này cô nàng không biết chữ, lại càng không biết đường, nên dù giận tới mấy thì cũng chỉ có thể đi theo họ.

Dĩ nhiên hai người cũng biết cô ấy đi theo mình. Đẩy xe vào trong trấn, Tư Ngôn Tang không nhịn được cười hỏi: “Tức giận thế làm gì?”

Sở Vọng lườm ra sau, tức tối nói: “Còn không cho em vẩy nước quét sân à.”

“Vẩy nước quét sân.” Tư Ngôn Tang cụp mắt đi tới, một lúc sau, anh dịu dàng bảo: “Đương nhiên là được.”

Sau đó lại mỉm cười nói thêm, “Thì ra là vẩy nước quét sân.”

Trên tấm lưới sắt giữa hai cây cọ cách đó không xa có một hàng Côn bố đang được phơi nắng. Sở Vọng lại gần nhìn nhưng nhìn mãi cũng không phân biệt được gì, không biết đây có phải là “loại Côn bố tốt nhất” mà bà Kiều nói không. Đang do dự thì chợt có mây đen kéo tới, Sở Vọng không còn thời gian để do dự nữa. Đi đến gõ cửa nhà, có lẽ trong nhà ngư dân đang ăn cơm, bởi vì khi nam chủ nhân ra mở cửa, trong tay anh ta đang cầm một bát cơm. Hỏi giá cả Côn bố, Sở Vọng phát hiện mình không có tiền lẻ, dùng tiền chẵn mà mua một dây thì vẫn còn dư.

Đang thương lượng thì mưa rơi tí tách. Ngoài mái hiên ở đây này ra, xung quanh không còn nơi nào khác để trú mưa. Chợt một tia sáng vụt qua trong đầu Sở Vọng, cô xin chủ nhà chiếc dù che mưa để bù vào phần tiền thừa kia, chủ nhà vô cùng mừng rỡ. Khi vào nhà lấy dù che, Molly cũng chạy đến trú mưa, toàn thân ướt sũng, có lẽ đã dầm mưa một lúc lâu, cuối cùng cũng đành thỏa hiệp.

Đứng dưới cùng mái hiên thì đương nhiên sẽ có trò chuyện. Molly tức giận nhìn túi Côn bố Sở Vọng ôm trong lòng, đến gần hỏi: “Đây là gì?”

Sở Vọng mỉm cười trả lời: “Người Trung Quốc dùng để nấu cháo.”

Molly lại hỏi: “Người Mỹ ăn được không?”

Sở Vọng đáp: “Tôi không biết người Mỹ ăn được không, nhưng anh Tạ thì ăn được thật.”

Molly im lặng một hồi, sau đó thấp giọng nói: “Tôi… lúc ra ngoài không đem theo tiền, có thể về khách sạn trả lại em không?”

Sở Vọng cúi đầu cười, quyết tâm bỏ qua hiềm khích trước đó: “Chỗ này cũng nhiều quá, có thể chia cho chị một ít, cũng không tốn bao nhiêu, không cần phải trả lại.”

Đang nói chuyện thì chợt có tiếng động cơ ở cách đó không xa truyền đến, một chiếc xe chở hàng nhỏ xình xịch chạy tới. Cửa xe hạ xuống, Tạ Trạch Ích ngồi bên ghế lái nhướn mày, nói với Molly, “Em có biết nơi này khó tìm lắm không hả?”

Sở Vọng và Tư Ngôn Tang thấy vẻ mặt Molly biến đổi liên tục, muốn làm ra tự cao tự đại nhưng cuối cùng vẫn mềm lòng, mỉm cười chạy tới ôm chầm Tạ Trạch Ích òa khóc.

Tạ Trạch Ích bất đắc dĩ: “Trời mưa rồi, lên xe trước đã.”

Molly ngoan ngoãn nghe lời, lên xe ngồi vào ghế phụ. Một lúc sau, Tạ Trạch Ích lại hỏi hai người: “Đáng tiếc chỉ có hai chỗ, hay là đợi tôi một lát, chốc nữa tôi sẽ quay lại đón hai người về khách sạn?”

Ở đây cũng không xa khách sạn cho lắm, Sở Vọng không muốn làm phiền nên cười từ chối: “Chúng tôi mượn được dù rồi, không cần phiền anh Tạ đâu.”

Tạ Trạch Ích cũng không nài nỉ thêm, cúi đầu nghĩ ngợi rồi nói với Tư Ngôn Tang: “Đừng để bạn gái mình bị cảm, nếu không cậu không qua được cửa của dì Cát đâu.”

Tư Ngôn Tang cười cám ơn, trả lời: “Nhờ anh nhắn với dì ấy là cứ yên tâm.”

Lúc đó cả hai đâu ngờ rằng, mưa trên hòn đảo nhiệt đới sẽ thay đổi nhanh như thế. Lúc đầu chỉ là mưa lất phất kéo dài, nhưng ôm túi Côn bố đi được nửa đường thì gặp mưa to gió lớn, chiếc dù đơn sơ bị gió thổi bay. Sở Vọng lạnh run cầm cập, Tư Ngôn Tang thấy thế thì nhường áo khoác cho cô.

Trên đường về khách sạn, Tư Ngôn Tang toàn thân ướt sũng, còn Sở Vọng lại chỉ ướt mỗi ống quần và vớ giày. Nhân viên khách sạn chạy đến hỏi thăm, cũng lấy làm ngạc nhiên: “Không phải hai người về cùng nhau à, vì sao một người không sao mà một người lại ướt như chuột thế này?” Một nhân viên khác vội đem khăn sạch tới, ngay đến Sở Vọng cũng chỉ lo cho Tư Ngôn Tang.

Anh lại làm như không có chuyện gì, còn đùa với Sở Vọng: “Có thể có một đám mây mưa ở trên đỉnh đầu anh.”

Sở Vọng khó khăn xua anh về phòng, dặn đi dặn lại: “Nhớ tắm nước nóng, thay quần áo ướt ra, em sẽ nhờ người đi nấu nước ấm đem đến cho anh.”

Ngoài miệng anh đáp ừ, nhưng mãi vẫn không chịu vào phòng.

Sở Vọng nhíu mày, “Nhanh lên, nếu không sẽ cảm lạnh đấy.” Một lúc sau lại nói: “Tắm sạch sẽ thay áo mới, gọi điện đến phòng em, lát nữa xuống dưới lầu chơi.”

Nghe thấy câu cuối, anh mới gật đầu chịu vào phòng.

Sở Vọng thở dài, cũng lập tức về phòng thay áo ướt ra, cầm nước ấm uống trong lúc chờ điện thoại. Không biết đợi đã bao lâu, đợi tới khi nhân viên gõ cửa mời xuống ăn tối, đợi tới khi mặt trời đã khuất bóng, sương chiều nặng nề, Sở Vọng gần như thiếp ngủ, thì điện thoại ở đầu giường mới reo lên.

Cô cầm lấy ống nghe “alo”, song đầu dây không ai trả lời. Nghi có người gọi nhầm số, nhưng đầu dây lại truyền đến tiếng thở đều đều khe khẽ. Đúng là có người thật mà.

Sở Vọng nín thở lắng nghe, không biết đã trải qua bao lâu, cuối cùng ở đầu bên kia cũng có động tĩnh.

“Alo, là cô Linzy đúng không?” Là giọng của Neil.

“Ừm, là tôi.” Sở Vọng đáp.

Neil nói: “… Là thế này, Tư vừa về phòng thì lăn ra ngủ. Nhưng không biết ban nãy bị gì mà lại đột nhiên mò lấy điện thoại, tôi cũng không biết cậu ta có bấm số không, nhưng cậu ta cứ ôm khư khư ống nghe mà ngủ.”

“Ừm.” Sở Vọng lên tiếng.

Neil cười nói: “Cô có muốn lén đến nhìn cậu ta không? Cực cực cực kỳ đáng yêu lắm luôn. Tôi sẽ không nói cho ai biết đâu…”

Sở Vọng cười nói: “Không cần, anh để anh ấy ngủ yên đi.”
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 43: Đảo nhỏ (7)
Tư Ngôn Tang bị cảm lạnh thật rồi.

Sáng sớm hôm sau ngủ dậy, đến Sở Vọng khỏe mạnh hơn ba năm cũng phải hắt xì chảy mũi mấy lần.

Neil gọi điện thoại đến nói nửa đêm Tư lên cơn sốt, ngủ miên man tới giờ này chưa dậy, vẫn chưa mời bác sĩ. Nhân viên nói trên khách sạn không có bệnh viện, sáng nay phòng 215 có nhờ nên khách sạn đã mời đại phu Trung y đến, nhưng có vẻ vị sĩ quan người Anh nọ không tin vào Trung y, cho nên mới bảo với cô là chưa gọi bác sĩ.

Cũng không phải Sở Vọng không tin Trung y. Chỉ là theo bản năng cô cho rằng Trung y chủ yếu thiên về dưỡng bệnh, không uống thuốc ba đến năm ngày thì sẽ không khỏe. Mấy ngày sau anh còn phải đi thuyền đến Thượng Hải, lênh đênh trên biển ba ngày không có ai chăm sóc, cho nên Sở Vọng mới lo lắng. Cô mặc vội áo sơ mi và váy xếp li rồi chạy ra khỏi phòng, chợt bắt gặp bà Cát ở phía đối diện.

Bà Cát hỏi trước: “Gấp gáp làm gì?”

Sở Vọng vuốt nếp nhăn trên áo, đáp, “Chào cô út, cháu đi thăm bệnh ạ.”

“Cô biết cháu đi thăm bệnh.”

Sở Vọng cười nói: “Sao cô út biết?”

“Hôm qua nghe trong khách sạn nói có hai đứa trẻ dầm mưa về, sáng nay lại có người mời đại phu. Không phải hai đứa thì là ai? Cô tưởng thằng nhóc kia không chăm sóc cháu tốt, làm cháu dầm mưa bị cảm nên mới đến xem sao.”

“Cám ơn cô út đã quan tâm.” Sở Vọng cúi đầu.

“Nếu cháu không sao thì tốt rồi. Có điều cô hỏi cháu: cháu hấp tấp chạy đến, ngoài việc thêm rắc rối hoặc bị cậu ta lây cảm, thì cháu làm được gì hả?” Dừng lại một lúc, bà Cát lại hỏi, “Đi thăm cậu ta, an ủi tâm lý cậu ta thì cậu ta có thể hết bệnh?”

Sở Vọng im lặng.

Bà Cát vừa hỏi thế, cô cũng thấy mình sốt ruột quá, nhưng hiện tại cô cũng không có cách gì.

Nếu ở thế kỷ 21, có lẽ cô sẽ có nhiều lựa chọn hơn: nhờ người quen đưa anh xuống lầu, lái xe đến bệnh viện; hoặc gọi luôn cấp cứu 120. Nhưng đây là năm 1927, trên hòn đảo cách xa đất liền, mọi nguồn nhân lực và tài nguyên cô ấy có thể dùng lại không đủ để cô đưa ra lựa chọn chính xác.

Bà Cát mỉm cười nhìn cô, một hồi sau mới từ tốn hỏi, “Ngày nào thì cậu ta đi thuyền đến Thượng Hải?”

“Chắc là ngày 17.”

Bà Cát “ừ” một tiếng, dựa vào lan can trầm tư một khắc rồi bảo: “Cháu đi xuống với cô, cô sẽ nghĩ cách giúp cháu.”

Xuống tầng một khách sạn, bà Cát mượn điện thoại ở chỗ tiếp tân quay số. Bà vừa nghịch móng tay sơn đỏ vừa nói: “Xin nối máy với ngài Đường.”

Qua một lúc sau, bà mỉm cười nói, “Ngài Đường đấy hả? Ừm. Từ Thượng Hải đến có tiện thể mang gì cho tôi không? Thế thì không cần, vất vả anh suốt ngày nghĩ thay tôi… Ừ, là thế này. Tôi có cậu cháu đang bị bệnh ở Hương Cảng, mà ngày 17 lại phải đi thuyền đến Thượng Hải… Anh cũng đi ngày 17 hả? A…? Sao lại khéo thế? Tôi chỉ gọi điện hỏi thăm thôi, anh Đường không cần phải vì tôi mà đổi hành trình sang ngày 17 đâu. Thật hả? Thế thì cám ơn anh Đường nhiều…”

Sở Vọng nghe mà ngẩn tò te.

Chỉ hai ba câu đã giải quyết được vấn đề, đến khi cúp máy, bà Cát vẫn mang gương mặt lạnh lùng cao ngạo như thái hoàng thái hậu. Bà nhướn mày nhìn Sở Vọng, thản nhiên nói: “Được rồi. Lát nữa cô sẽ nhờ người đưa cậu ta đến bến tàu Hương Cảng, tới đó tự có người đón cậu ta đến bệnh viện. Ngày mai tức ngày 17 sẽ lên thuyền, trên đường đến Thượng Hải cũng có chuyên gia chăm sóc, cháu bớt lo được rồi đấy.”

Sở Vọng vẫn trong tình trạng ngẩn ngơ. Gật đầu, rồi lại gật đầu…

Cô cũng không có biện pháp gì tốt hơn thế. Tuy số lần gặp cô út chỉ có thể đếm được trên đầu ngón tay, hơn nữa lại nghe người khác nói rất nhiều về lời đồn của bà, nhưng không biết vì sao, chỉ cần đứng trước mặt bà ấy là cô lại có cảm giác yên tâm chưa từng có: như thể số mệnh của thân thể này đang mách cô rằng, người trước mặt là chỗ dựa duy nhất cô có thể tin cậy phó thác trong thế giới này.

“Ngày 21 cô cũng phải đến Thượng Hải một chuyến, nên cô cũng có thể sai người trong biệt thự đến chăm sóc cậu Tư của cháu.” Bà Cát im lặng, rút một điếu thuốc trong áo khoác mặc ngoài sườn xám ra, bỗng sực nhớ Sở Vọng đang đứng đây, thế là lại thả điếu thuốc vào lại trong bao, nói, “Vậy cháu đã yên tâm chưa?”

“Sở Vọng không biết báo đáp gì…”

Bà Cát xì một tiếng, hiếm khi cười nói: “Cháu nói xem việc này cháu có giải quyết thỏa đáng không hả? Ba năm qua bác cả của cháu đã dạy gì cho cháu vậy? Cắt xén sinh hoạt phí của cháu, thay chị hai cháu ngăn cháu gửi thư, khiến cháu vì để tìm không gian riêng mà phải ra ngoài học nghề với thợ may người Pháp… Thời đại này còn cho phép con gái thế gia vọng tộc ra ngoài đi lung tung hả? May mà thợ may kia là người tốt đấy.”

Sở Vọng ngạc nhiên: “Cô út, sao chuyện gì cô cũng biết thế?”

Bà Cát cười lạnh: “Trong biệt thự họ Kiều thiếu gì người của cô, có chuyện gì của chị ta mà cô không biết? Nếu không cháu nghĩ cô sẽ cho phép cháu đến đó ở hả?”

Sở Vọng cẩn thận ngẫm lại, trong ba năm qua, cho dù bà Kiều rất bất mãn về mình, nhưng người hầu trong nhà chưa bao giờ lên mặt hách dịch với cô. Điệp Nhi thì không nói; nhưng nha hoàn của Doãn Yên và Chân Chân cũng chưa bao giờ bênh vực chủ mình, nếu không bọn họ cũng không xin bà Kiều cho mình tự lập sớm; thậm chí Kiều Mã Linh và ông Kiều cũng đối xử với cô rất tốt… Cô vẫn cho rằng do mình cố gắng lấy lòng nên mới được thoải mái như thế, lại không ngờ là do bà Cát mở đường thay mình.

Cô đang thất thần thì bà Cát cắt ngang: “Lát nữa đi tiễn cậu Tư kia đi, đến chiều cháu ngồi thuyền về Hương Cảng với cô. Hai ngày tới ở Hương Cảng chắc cháu cũng không tiện đi thăm cậu ta. Đợi đến Thượng Hải, thằng nhóc đó đỡ bệnh thì kiểu gì cha nó cũng sẽ dẫn nó đến cửa thăm, lúc đó gặp lại cũng không muộn.”

***

Quá trưa, Tư Ngôn Tang và binh sĩ người Anh cùng đi thuyền về. Phần lớn thủy quân đều biết bà Cát, lại được cấp trên dặn dò nên ai cũng bày tỏ sẽ chăm sóc Tư Ngôn Tang thật tốt. Hơn nữa có cả Neil đi cùng, Sở Vọng vô cùng yên tâm.

Chỉ là cảnh tượng chào tạm biệt ở bến tàu khá thú vị.

Anh đang bị bệnh, từ chiều hôm qua trở về là anh ngủ thẳng đến giữa trưa hôm nay, tới khi tỉnh dậy, cả người được quấn chặt trong chiếc áo khoác màu đen to đùng, mũ che kín đầu, chỉ để lộ gương mặt tái nhợt – ngoài con ngươi đen láy ra thì cả gương mặt đều trắng bệch. Anh miễn cưỡng cố gắng đững vững, tuy đầu óc mơ hồ, nhưng đôi mắt đen láy kia vẫn nhìn Sở Vọng mỉm cười không chớp mắt.

Thuyền sắp rời cảng rồi mà anh vẫn không chịu lên, cứ đứng cạnh cô không đi. Hai ngày qua, binh lính Anh Quốc đều thấy bọn họ cùng ra cùng vào khách sạn, nên bây giờ cũng đứng trên khoang thuyền huýt sáo với hai người.

Mãi đến lúc không thể không đi, anh mơ màng cúi người hôn chụt lên má trái Sở Vọng, dọa cô giật mình rụt người lại.

Thấy thế, Tư Ngôn Tang khẽ cười, thấp giọng nói: “Đừng sợ, anh chỉ muốn tạm biệt em thôi.”

Sau đó lại tiến sát đến, thơm lên má phải cô cái nữa.

Trong tiếng huýt sáo của thủy binh Anh Quốc, Sở Vọng đỏ bừng mặt.

Bà Cát đứng cạnh, giả vờ như không thấy gì.

Đến tận khi thuyền rời đi rồi mà Sở Vọng vẫn đang trong trạng thái ngẩn ngơ, không biết vì sao lại có chiếc hôn má bất ngờ này, có lẽ do anh sốt đến hồ đồ rồi.

Trên đường về khách sạn, mơ màng nghe bà Cát nói chuyện cùng Tạ Trạch Ích.

Bà Cát hỏi: “Cậu quay về làm gì?”

Tạ Trạch Ích nói: “Vừa tiễn bạn gái.”

“Lại cãi nhau?”

“À, không có.” Dừng lại một lúc, anh nói tiếp, “Có điều không cãi nên mới mệt đây.”

Bà Cát hừ lạnh, “Gây chuyện gì đấy?”

“Không biết cô ấy nghe ai bảo mà nói chữ ‘xa’ trong đảo xa trong tiếng Trung không phải là điềm tốt, lại trách tôi có ý xấu dẫn cô ấy đến đây, nên mới nổi giận. Bản thân tôi còn không giỏi tiếng Trung đến mức hiểu được hàm nghĩa thật sự trong cái chữ kia nữa là.”

“Không biết bao nhiêu nam nữ Hương Cảng đã đến đảo này, chẳng lẽ về sau đều ly hôn cả chắc? Người da trắng lại còn mê tín hơn người Trung Quốc, lần này cậu bị oan rồi.”

“Oan ở đâu? Vừa rồi ở bến tàu đưa tiễn, không hợp cảnh sao?”

“Sao nào, không định tiếp tục với cô nàng người Mỹ kia nữa hả?” Bà Cát nhíu mày, “Từ khi nào mà cậu có tính nết đó thế hả?”

Tạ Trạch Ích cười khổ, “Từ nhỏ đường tình đã không suôn sẻ, đây cũng không phải là lần đầu, dì cũng biết mà. Có điều danh tiếng của tôi đã lan xa rồi, dì Cát không cần phải lo cho tôi đâu.”

“Sao?”

“Cô ấy bảo tôi về Mỹ thì hãy kết hôn với cô ấy. Nhưng tôi muốn ở lại Trung một thời gian đã, chờ ổn định rồi sẽ kết hôn với cô ấy ở Thượng Hải. Hôm qua ở trên xe buýt, cô ấy tức giận tát tôi một cái, nói gì mà không chịu đi Mỹ thì thôi, không thì đến Anh kết hôn cũng được. Nếu kết hôn ở Thượng Hải thì phải đợi thêm mấy năm, như thế khác gì trêu chọc cô ấy. Muốn chia tay thì cứ nói thẳng, hà tất phải quanh co?” Tạ Trạch Ích nheo mắt, “Nhưng tôi thật sự có ý định như vậy. Nghiêm túc ở lại Thượng Hải, nghiêm túc định kết hôn, bộ giống chuyện cười lắm à?”

Bà Cát cười nói: “Chính miệng cậu nói ra, dù ai nghe cũng thấy cậu như đang nói đùa. Bây giờ tình hình trong nước thế nào mà cậu dám nói vậy?”

“Đúng thế.” Tạ Trạch Ích tự vui, “Đúng là không thể nói như thế, vậy thì tôi nên nói như thế nào đây?”

Lời này được thốt ra từ miệng chàng dân chơi số một Hương Cảng, Sở Vọng rất đỗi tò mò.

Cô không nhịn được hỏi: “Vậy lúc trước anh cũng thật sự muốn kết hôn với chị họ của em à?”

Vừa dứt lời, bà Cát và Tạ Trạch Ích đã bật cười.

Bà Cát nói: “Cậu ta dám. Nếu muốn kết hôn thật, thì với thủ đoạn của cha cậu ta, không biết người cháu kia của cô sẽ gặp kết cục gì nữa. Cô nói để cô bỏ ít tiền, hai đứa chạy ra nước ngoài hai năm đi, chịu khổ một thời gian, đợi ông Tạ hết tức giận rồi quay về kết hôn cũng không muộn. Nhưng con bé kia sống sướng từ nhỏ quen rồi, đâu bỏ được cẩm y ngọc thực vinh hoa phú quý trong tổ vàng? Đương nhiên là không chịu. Thế là cô nói nếu cháu chịu bỏ thằng nhóc này, cô sẽ tìm một hôn nhân môn đăng hộ đối cho cháu, ngoài ra ông Tạ cũng đồng ý tặng cháu một căn nhà ở đường Burton. Toàn bộ chuyện đó đều là do con bé tự chọn.”
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 44: Ẩn số về bà lẽ nhà họ Lâm
Nghe họ nói chuyện, Sở Vọng mới biết thì ra Tạ Trạch Ích cũng chỉ mới về nước không lâu, cũng không gặp ai, không biết vì lý do gì lại chỉ mời một mình bà Cát đến đảo.

Vú già của bà Cát xách hành lý vào trong khoang trước, còn Sở Vọng đi cạnh cô mình. Hai người kia trò chuyện với nhau, Sở Vọng chỉ im lặng lắng nghe. Một lúc lâu sau, đột nhiên Tạ Trạch Ích dừng bước nhìn cô, hỏi: “Dì Cát, cô cháu gái này của dì kiệm lời thật đấy.”

Hai người quay sang nhìn cô: trên gương mặt non nớt như nụ hoa mới hé, ngũ quan tuy không nổi bật nhưng có xu hướng đang phát triển; nhìn trắng nõn ốm yếu là vì khung xương nhỏ, trên người trên mặt có vẻ phúng phính của trẻ con; cằm vừa nhỏ vừa đáng yêu, tựa như trái đào non mọng nước phủ sương; môi nhạt như phấn, thoạt trông vô hại; đôi mắt đen láy kia lại rất to – nhìn như động vật hoang dã được nuôi trong nhà. Cô mặc áo sơ mi màu lam khổng tước và quần yếm màu trắng, ung dung thong thả bước đi theo sau. Có lẽ vì không muốn làm hai người kia cụt hứng nên không nói xen vào, chỉ im lặng nghe hai người nói chuyện, đoán chừng trong lòng cô cũng có suy nghĩ riêng. Nghe thấy người ta nhắc đến mình, cô chỉ nheo mắt mỉm cười —— thì ra là một chú hồ ly tinh quái.

Bà Cát thờ ơ liếc cô, “Bị ngộp nên mới như thế.”

Tạ Trạch Ích nhớ lại, cũng bảo: “Ừm. Nhớ hình như ngày xưa đâu có như vậy.” Nghĩ một lúc, anh ta lại nói tiếp, “Sao dì không đón em ấy đến ở cùng?”

“Chỗ tôi trước kia loạn thế nào hả, dù con bé có muốn thì tôi cũng không chịu.”

“Không phải từ nhỏ tôi cũng đến biệt thự họ Cát chơi đấy sao?”

“Cậu?” Bà Cát trừng mắt với anh, “Cậu giống con bé hả?”

Hai người này lúc lại như bạn bè, lúc lại giống mẹ con, lúc lại như thái hậu và nịnh thần.

Sở Vọng đang xem đùa vui thì bà Cát đột nhiên hỏi cô: “Cháu có biết lần này đi Thượng Hải, cha cháu định dẫn cháu và người chị gái kia đi châu Âu không?”

Cô gật đầu, “Cháu có nghe ạ.”

“Cháu có quyết định riêng không?”

“Cũng có ạ, nhưng không chắc chắn lắm.” Sở Vọng hồi bẩm chi tiết.

Tạ Trạch Ích nghe bọn họ nhắc đến chuyện này thì nói là gặp người quen trên thuyền, vô cùng thức thời tránh xa ra, nhường lại không gian riêng cho cô cháu hai người.

“Cô không xen vào quyết định của cháu. Nhưng có vài chuyện, cô nghĩ cháu cần biết trước rồi hẵng đưa ra quyết định.”

“Cô út nói đi ạ.”

Bà Cát ừ một tiếng, trầm ngâm một lúc rồi nói, “Nói đến cha cháu trước đã. Ông ta đối đãi với cháu thế nào, hẳn cháu cũng rõ đúng không?”

Sở Vọng đáp: “Nếu nói rõ thì cũng không rõ lắm, chỉ biết là cháu không được ông ấy thương bằng chị hai.”

“Trong thời gian cháu ở biệt thự nhà họ Kiều, cô biết cháu có chủ ý riêng của mình. Ngay từ đầu cô đã không quan tâm nhiều đến chuyện này, về sau nghe nói bà vợ người Nhật của Tư Ưng muốn sinh con nhưng không được, hiện tại đến châu Âu chỉ có cha cháu, chị cháu và cậu Tư, không có người khác. Cậu Tư có chuyện học của mình, dĩ nhiên sẽ về lại Anh. Còn cha cháu muốn dắt hai đứa cháu đến Paris rồi đến Berlin, Milan trước, ở ba nơi này chừng một năm rồi mới sang Anh. Hai đứa cháu được chiều quen rồi, đường dài vất vả, cũng chỉ có ba cha con chăm sóc lẫn nhau. Coi như cô nói không khéo đi, nhưng lỡ cháu và chị cháu đổ bệnh, cháu thử nghĩ xem cha cháu sẽ lo cho ai hơn. Đây là điều thứ nhất mà cô hy vọng cháu suy nghĩ cẩn thận.”

Sở Vọng cười gật đầu, “Cháu biết rồi ạ.”

“Nếu như sang Anh, có cậu Tư chăm sóc cháu thì cô cũng thoáng yên tâm. Chỉ là tha hương nơi nước lạ, dù cậu ta có lòng chăm sóc cháu thì sợ cũng không có lực. Nếu cháu gặp chuyện gì không hay, cậu ta lại không thể quan tâm được, e muốn khóc cũng khóc không kịp; đồng thời nếu sau này có ngày xảy ra chuyện như hôm nay, cậu ta cũng không thể phân tâm chăm sóc cháu. Đến lúc đó ngoài nhìn cậu ta tái mặt nằm một chỗ, thì cháu có cách gì nữa không? Đây là điều thứ hai.”

“Vâng ạ.”

Sở Vọng gật đầu. Cô cũng đã nghĩ đến hai điều này rồi, và điều thứ hai cũng là điều hôm nay cô đang nghĩ.

Đến một vùng địa lý khác trong thế giới này để sinh sống, cô thừa nhận bản thân vẫn chưa đủ sức chăm lo cho mình. Nhưng nếu vừa sinh ra đã đáp xuống bản đồ châu Âu, cô cũng không biết liệu bản thân có thể sống sót được không. Cho nên hai điều trên đều bị cô phủ quyết.

Rốt cuộc bà Cát cũng không dằn được cơn thèm thuốc mà châm một điếu, sau đó lại hỏi: “Cháu chưa bao giờ nghe nhắc đến mẹ của Doãn Yên, không tò mò sao?”

“Không phải đã qua đời rồi ạ?” Sở Vọng giật mình, “Không lẽ bà ấy vẫn còn sống?”

Điều này cô cũng đã nghi hoặc từ lâu: chưa bao giờ nghe nói bà hai này qua đời, toàn bộ nhà họ Lâm như thể không hề có người này, Lâm Du không nhắc đến, Doãn Yên cũng không nốt, một sự im lặng cấm kỵ. Điều này khiến cô bất giác cho rằng: có lẽ bà hai cũng đã qua đời rồi.

Bà Cát cười lạnh: “Còn sống nhăn răng kia kìa.”

“Vì sao trong nhà không ai nhắc đến bà ấy?”

“Bà hai này mang họ Chu, bảo là xuất thân không tốt, có điều tốt xấu gì tổ tiên cũng là bô lão tiền triều. nhà họ Chu tuy đã suy vong, nhưng cũng là một vọng tộc có danh có tính. Đưa bà ta sang Nhật học một năm, gia sản bị mấy ông anh đánh bạc, hút thuốc phiện phá sạch, không còn tiền để bà ta đi học nên gọi về. Bà ta lại đi đường vòng, tìm được Lâm Du ở Nhật Bản đồng ý bỏ tiền cho bà ta đi học tiếp, sau đó nhận giấy kết hôn ở Nhật, đến khi về nước thì đã mang thai đứa đầu. Nhưng nhà họ Lâm không chịu nhận. Đúng lúc đó nhà họ Lâm cần tiền, ông bà nội cháu cho rằng sau này cha cháu sẽ thành tài, cần phải kết hôn với cô dâu nhà giàu, nên đâu để ý đến gia tộc nghèo túng như Chu thị? Nhà họ Lâm không chịu cưới bà ta. Lúc đó đã có con nên cũng không muốn làm phòng ngoài. Bà ta cũng biết tạm nhân nhượng, cam nguyện làm lẽ cho cha cháu, đổi lại kết quả là bị nhà họ Chu gạch tên ra khỏi gia phả.”

Bà Cát im lặng rít hai hơi, lạnh lùng nói, “Về sau Lâm Du có chút danh tiếng trong giới chính trị, nên mới có người giới thiệu mẹ cháu cho ông ta —— việc này chị ấy cũng không làm chủ được. Sau khi gả vào nhà, dù không được như ý nhưng chị ấy cũng không để bụng. Hơn mười năm trước không như bây giờ, vợ lẽ bị trục xuất khỏi gia phả, danh tiếng bị vấy bẩn, sẽ ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của con cái. Lâm Du lại tìm được một cách, lấy lý do không có con để chị ấy nuôi thằng con lớn. Nói là cho chị ấy tiếng tốt, thực chất là cho con trai ông ta thanh danh tốt —— việc này mẹ cháu cũng ngầm đồng ý, không nói gì. Rồi hai năm sau bụng mẹ cháu vẫn phẳng lì, thế mà ả vợ lẽ đã mang thai lần hai. Lâm Du lại vòi vĩnh thêm cho con hai.”

“Mẹ cháu không chịu. Nói nếu muốn đứa bé được nuôi dưới danh nghĩa của chị ấy, thì phải để bên ngoài biết nhà họ Lâm chỉ có một người vợ, và đứa con gái ấy cũng trở thành cơn vợ cả. Ngày nào còn có lẽ thì ngày đó hai đứa trẻ sẽ không được thấy ánh sáng. Nếu đồng ý thì mời danh nhân ở Giang Nam đến nhà họ Lâm làm chứng, sau khi vợ lẽ sinh đứa thứ hai thì phải đuổi đi. Cha cháu biết thủ đoạn của mẹ cháu nên cũng đồng ý. Ngày hôm sau khi chị hai cháu ra đời, ông ta mời hiệu trưởng học đường pháp chính và phó bí thư trưởng tham nghị viện Nam Kinh đến làm chứng, nhà họ Lâm không có ai tên là Chu thị. Sau đó mẹ cháu đưa ả ta đến Việt Nam. Người vô danh vô tính bị hai nhà Chu Lâm không nhận, dĩ nhiên bà ta không muốn quay về làm bẩn thanh danh con cái mình. Mấy năm nay không ai nhắc đến bà ta, bà ta ở Việt Nam xa xôi cũng không gây ra sóng gió gì.”

“Chỉ là sau khi mẹ cháu qua đời, vì hai đứa con nên tuy cha cháu không đón bà ta về nước, nhưng cũng gián tiếp nhờ người đưa bà ta từ Việt Nam sang Pháp. Bây giờ hả, mẹ đẻ của chị hai cháu, Chu thị mà Lâm Du yêu thương đang ở tại Paris.” Đôi mắt mị hoặc màu hổ phách lẳng lặng nhìn Sở Vọng sau sợi khói mỏng, chậm rãi nói, “Một nhà ba người họ đoàn tụ ở Paris, cháu muốn đi ư? Đây là điều thứ ba.”

Sở Vọng im lặng.

Đối với chuyện có cùng Lâm Du đến châu Âu không, cô cũng có suy nghĩ riêng của mình.

Nếu bàn về vấn đề ngây thơ thì cô có rất nhiều thần tượng muốn gặp, có rất nhiều nhân vật cô không muốn bọn họ chết đi trong tiếc nuối; còn nếu xét về thực tế, thì với trình độ ngoại ngữ của mình, cô hoàn toàn có thể sinh tồn được ở châu Âu, huống hồ hiện tại nền khoa học tự nhiên ở châu Âu hơn hẳn Trung Quốc nhiều.

Dù cô không có nơi nương tựa: không thuộc về văn hóa nào, dị quốc tha hương, cô đơn một mình, không có ai dựa dẫm… Nhưng đương nhiên cô có thể tìm được cách mưu sinh, tuy sẽ khó khăn nhưng không đến mức không sống được.

Ở thời đại này, luân lý đạo đức vẫn chưa được đem ra để thảo luận thật sự: dùng đinh đóng vào đầu bệnh nhân tâm thần để trị liệu, người đồng tính bị tiêm thuốc kích thích để điều trị… Tại Trung Quốc thiếu nhà khoa học, nếu cô cẩn thận thì còn có thể che giấu được một thời gian. Cô cũng đã từng thử nghĩ, nếu hiện tại bị lộ ở châu Âu, rất có khả năng cô sẽ bị xem là bệnh nhân tâm thần để đưa đi châm cứu điều trị, hoặc ghê gớm hơn thì có lẽ sẽ bị đưa lên bàn giải phẫu để phân tích nghiên cứu —— đương nhiên đó cũng chỉ là vấn đề xác suất.

Điều lo lắng nhất là hiểu biết của mình về Lâm Sở Vọng. Trong sách chỉ ghi vài dòng ngắn ngủi về “cô” trước khi đi châu Âu: 1929, tạm biệt người thân, đi thuyền đến Marseille, Pháp.

Cô không biết quãng thời gian lịch sử đó đã xảy ra thay đổi gì mà lại khiến năm 1929 chuyển đến 1927 hiện nay, hoặc năm 1927 đã bị lịch sử lược bỏ.

Cô cũng không biết người thân này là chỉ bác cả hay cô út, cũng không biết trong lịch sử trước khi Lâm Sở Vọng rời đi, có phải cô út cũng từng ngăn cản “cô” không. Chỉ là Lâm Sở Vọng đó vẫn đi châu Âu, sau đó bơ vơ qua đời ở Paris.

Một lúc sau, bà Cát nói: “Cô đã nói rồi đấy. Cháu là con gái Lâm Du, nếu như cháu vẫn muốn đi thì cô cũng không ngăn cháu được. Nhưng nếu cháu không muốn thì cô rất vui. Bác cả cháu không muốn để cháu ở lại Hương Cảng, vậy thì cứ đến chỗ cô đi. Đừng sợ danh tiếng của mình bị xấu, hai năm qua không có nhiều sĩ quan không đứng đắn ra vào biệt thự nhà cô đâu. Thậm chí vì cháu, trong nhà sẽ cầm gậy tre đuổi mấy người không ra gì đi là được. Cô chu cấp cho cháu ăn ngon mặc đẹp mấy năm, học đại học Hương Cảng cho đến lúc tốt nghiệp, tới khi ấy cháu muốn đi du học cũng được, hay muốn ở lại với cô cũng được – cháu suy nghĩ kỹ đi!”

Trong lúc suy nghĩ, thuyền đã cập bờ. Cô luôn miệng cám ơn cô út, chỉ nói mình sẽ nghĩ thật kỹ về chuyện này.
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 45: Thư từ của Từ Thiếu Khiêm
Bà Cát đề nghị muốn đưa Sở Vọng về biệt thự họ Kiều nhưng bị cô từ chối, cũng không đề nghị thêm. Bà Cát và Tạ Trạch Ích tạm biệt nhau ở bến tàu, Sở Vọng đứng trước bốt điện thoại bên đường gọi điện đến nhà họ Từ, là Từ Thiếu Khiêm nhận máy. Cô gói gọn chuyện có lẽ cha muốn dẫn mình đi châu Âu trong hai ba câu, cũng bày tỏ muốn đến nhà xin ý kiến của giáo sư Từ.

Từ Thiếu Khiêm nghe xong, ừ một tiếng rồi chỉ nói “nếu rảnh thì đến Thuyên Loan giờ luôn đi”, sau đó cúp máy.

Sao lần này thầy ấy nghe máy lại không có phong độ lịch sự của ngày xưa thế?

Sở Vọng cầm ống nghe kêu tiếng tút tút ngẩn người hai giây, sau đó xoay người băng qua phố bắt xe buýt đến quận Thuyên Loan.

Tới nhà họ Từ ở đại lộ Liên Hoa, dì Văn đỡ chị Từ đi ra mở cửa dẫn cô vào nhà, lại nói Từ Thiếu Khiêm nghe máy xong, chỉ để lại một bức thư rồi vội vã ra ngoài.

Cô chia một nửa Côn bố cho dì Văn, xem như là món quà của chuyến đi du lịch. Dì Văn đi ra, chị Từ kéo cô ngồi xuống giường, hỏi: “Nghe nói em sắp đi châu Âu hả?”

Sở Vọng cười đáp: “Vì vẫn chưa chắc chắn lắm nên em mới đến đây, xin giáo sư Từ chỉ điểm một hai.”

“Ngày xưa khi nhắc đến du học, người ta luôn coi bên ngoài đại dương xa xôi là yêu ma quỷ quái ăn thịt người. Tuy hai năm qua đã biết phần lớn người nước ngoài là người văn minh, nhưng nhìn đi nhìn lại cũng không phải môi trường mình quen thuộc. Có điều nếu có cha đi cùng thì sẽ dễ chịu hơn đi một mình.” Chị thở dài, “Kể ra thì, ngày xưa tôi mất đứa con đầu là trên thuyền đến châu Âu…”

Sở Vọng không muốn nhắc lại chuyện đau lòng của chị nên chỉ nói “đợi cơ thể khỏe lại, về sau muốn sinh bao nhiêu đứa thì sinh, ôm con cùng giáo sư Từ” hoặc là “tuy giờ không có, nhưng sau này Từ Văn Quân cũng có thể có được tiền đồ như giáo sư Từ” để an ủi chị.

Lại đâu biết chị Từ nhận định cô chắc chắn sẽ đi châu Âu, thế là không khác gì mở cống nước, nói rất nhiều những lời trước khi chia tay:

“Tôi không biết nhiều chữ, lại càng không biết tiếng Anh, sáu tháng sau khi kết hôn lại hấp tấp đi theo giáo sư Từ của em lên thuyền đến châu Âu. Năm đó tuổi còn trẻ, cũng không có kinh nghiệm nhiều, đâu biết mình đã mang thai? Đi thuyền là đi liền một tháng, trên thuyền có sóng to gió lớn, lại đang ở thời kỳ đầu mang thai, cái thai vẫn chưa ổn định, hôn mê mấy ngày, thế là con ra đi…”

“May mà trên thuyền có sinh viên học y nên mới miễn cưỡng giữ được cái mạng này. Tôi cũng buồn lắm, có điều cảm thấy sau này sinh lại là được, chỉ xót cho giáo sư Từ của em thôi, khi ấy anh vẫn chưa đến 16 tuổi, cứ tưởng sắp mất đi hai người thân, tuyệt vọng chạy khắp thuyền tìm người đến cứu mạng tôi. Về sau giữ được mạng, nhưng vì thuyền chưa cập bến nên mấy ngày liền anh ấy thức trắng, chăm sóc cho tôi. Đó cũng là đại nạn sinh tử dữ dội nhất anh ấy gặp phải, chỉ trong một đêm đã muốn đội trời đạp đất.”

“Nhưng chung quy vẫn là đường đi chòng chành, đến khi tới Anh, bác sĩ Anh Quốc lại không cho nghỉ ngơi điều độ, nằm trong bệnh viện mở cửa sổ tắm gió lạnh uống nước lạnh, nghĩ chắc là ghét tôi lắm, nói gì mà ‘phụ nữ người Anh sinh con xong là có thể xuống giường về nhà’, thậm chí còn nói có thể xuống nước bơi lội gì đó.” Chị Từ thở dài thườn thượt, “Phụ nữ Trung Quốc bao giờ cũng ốm yếu hơn họ, phong tục Trung Quốc cũng khác nước ngoài. Về sau có làm cách gì cũng không có thai, đến khi đi khám bác sĩ mới biết trên người có vấn đề lớn, không thể thụ thai được nữa.”

Thấy Sở Vọng nghiêm mặt, chị lại an ủi cô: “Sau này tôi sẽ chăm lo cho thằng bé Văn Quân, thông minh, tuy bướng bỉnh nhưng cũng là đứa có nghĩa, rất giống giáo sư Từ của em ngày xưa. Tuy nó kiêu căng cực đoan, nhưng cũng thường xuyên khen em đấy. Thằng bé không hay thích người lạ, nếu như em quyết định đi châu Âu, vậy thì trước khi chia tay phải tạm biệt thằng bé đấy.”

Cô biết rõ chị Từ kể chuyện buồn ngày xưa của mình là để dọa cô, để cô biết sợ khó, kỳ thật là muốn giữ cô ở lại.

Sở Vọng bèn mỉm cười, gật đầu thưa: “Chắc chắn rồi ạ.”

Chị Từ nói xong, lúc này mới bảo dì Văn đem bức thư được đặt dưới chặn giấy trên bàn đến cho Sở Vọng. Tổng cộng ba bốn trang giấy trắng mới toanh, kiểu chữ cứng cáp liền mạch, hành văn lưu loát, là bằng chứng cho câu “viết vội rồi đi ra cửa” của chị Từ.

Tạm biệt chị Từ ra về, Sở Vọng đọc thư trên xe buýt.

Gửi Lâm Trí,

Tôi thường xuyên đề nghị sinh viên Hương Cảng ra nước ngoài du học: vì trên mảnh đất thực dân hiện nay, chưa biết rõ quốc gia thế nào, dĩ nhiên nên đặt lợi ích cá nhân lên đầu. Học tập không có trước sau, cần trở thành người tài dẫn đầu.

Đã có người mở đường thì sẽ có người theo sau, sóng sau hơn sóng trước. Cường quốc phương Tây đánh Đông dẹp Bắc, quốc gia dần suy yếu, thế là có phong trào phương Tây ùa vào phương Đông. Còn cây cầu lớn nhất bắc nối đến phương Tây học tập, đương nhiên chính là du học sinh. Sau khi về nước, tôi hay nghe nói du học sinh Nhật chịu rất nhiều vất vả cực khổ. Bắt đầu từ thời nhà Thanh, vì bị “ngoại tộc đô hộ” mà người Trung đã trở thành “dân mất nước” trong miệng người Nhật Bản. Sinh viên Trung Quốc đến Nhật Bản bị giáo dục chủ nghĩa quân phiệt, ở đầu đường lại bị trẻ con Nhật Bản nhục mạ là “con lợn Shina”, “đồ mất nước”. Rất nhiều người vì không chịu nổi sự lăng nhục đó mà phải vất vả tìm đường về nước. Châu Âu văn minh hơn thế nhiều, tuy không giống Nhật nhưng cũng hay tự hỏi: “Rốt cuộc vì sao mình phải đến Anh du học?”

“Vì sao các người không đi học trong nước, mà phải vượt dương xa xôi đến đây học đại học, rốt cuộc là nền giáo dục của các người bị gì vậy?” Đây đúng là câu hỏi làm người ta mất mặt, may mà không có ai hỏi tôi câu này. Tôi vẫn luôn cho rằng, du học là một chuyện bất đắc dĩ, hơn nữa cũng không phải là chuyện vẻ vang gì. Thử nghĩ sâu xa mà xem, như thế cũng là một kiểu sỉ nhục quốc gia còn gì.

Quốc gia đại sự ngày càng tệ hại, chiến loạn liên miên, giáo dục không được phát triển. Con đường học tập khó khăn trăm ngàn, đi học còn sợ khó, người đi du học càng do dự hơn. Đây là một con đường chật hẹp cô độc, nếu như em là con gái tôi, tôi nhất định sẽ cam đoan với em rằng: sau này sẽ có ngày Trung Quốc có những ngôi trường thực thụ để em đi học, để em không phải chịu nỗi nhớ quê nhà hay say sóng. Nhưng em không phải là con gái tôi. Trên danh nghĩa em là học trò của tôi, song em có tự do độc lập, có suy nghĩ của riêng mình, thậm chí em còn là một cá nhân có tự do hơn thế, cần có nhiều tôn trọng.

Nếu như tôi chưa bao giờ đi du học thì sẽ không thể nói ra được lời tâm huyết lần này, càng không có tư cách để góp ý. Tôi biết mình không thể chi phối ý chí của em, chỉ nói ra nhiều cảm tưởng cho em nghe, hy vọng giúp ích được phần nào lúc em đưa ra lựa chọn.

Trước khi quyết định, tôi cũng có một vấn đề đã trằn trọc nhiều năm, hy vọng em có thể suy nghĩ thêm. Hiện tại cuộc chiến tranh luận giữa Tây hóa và Trung hóa, cách tân và bảo thủ ngày càng quyết liệt, Trung Quốc bây giờ rất cần người có kiến thức, không kiêu không hèn để vạch ra một con đường tương lai cho đất nước. Nếu đến châu Âu, tôi tin rằng em sẽ không sống uổng phí thời gian mà làm một người bình thường. Vậy thì cuối cùng cho phép tôi dùng thân phận thầy giáo, xin em suy nghĩ rõ một vấn đề duy nhất: Một nhà vật lý sẽ dốc sức vì đất nước như thế nào?

Chữ của Từ Thiếu Khiêm

Ngày 15 tháng 5

Ngoài ra, nếu em vẫn muốn đến châu Âu, nếu gặp được quái nhân khoa học chuyên soi mói thì hãy phòng bị họ như cách ngày trước em phòng bị tôi, nhớ bảo vệ bản thân thật tốt.

Nhớ kỹ điều này.


***

Ba trang giấy thư cùng một lá thư giới thiệu vào đại học Oxford. Tuy thư viết cho giáo sư Anh Quốc đọc, nhưng trong mỗi phong thư đều viết một hàng: nếu Lâm Trí hoàn thành bậc đại học ở Hương Cảng thì chỉ mất hai năm mà thôi. Còn nếu như cô cầm thư giới thiệu đến Anh Quốc học hết đại học thì kiểu gì cũng mất hơn bốn năm.

Cô cũng từng cân nhắc đến chuyện đó, dĩ nhiên không cần phải chỉ rõ ra. Nhưng nội dung lá thư này của Từ Thiếu Khiêm như hồi chuông cảnh báo, cứ kêu *ong ong* trong đầu cô.

Cô thừa nhận mình chưa bao giờ thật sự suy nghĩ đến vấn đề này. Ở thế kỷ 21, lý do duy nhất cô học tiến sĩ là: trốn tránh công việc. Ở trong thời đại hòa bình đó, hận nước thù nhà, cứu quốc cầu sinh chỉ là những con chữ hư vô mờ mịt. Trong lựa chọn sinh tồn, ích lợi cá nhân sẽ nằm trên lợi ích quốc gia. Đây là lý do vì sao mà sau một thế kỷ, quỹ nghiên cứu khoa học quốc gia bị thiếu hụt, thiết bị thí nghiệm lạc hậu, rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học xuất sắc đều bị các phòng thí nghiệm nước ngoài “đào” đi.

Đây đơn giản chỉ là một quá trình lựa chọn. Chỉ là trong quá trình suy nghĩ để đưa lựa chọn, có lẽ đã lược bớt mục “nước nhà”.

Từ khi tới thế giới này cho đến nay, cô cũng chỉ suy nghĩ từ góc độ của một công dân bé nhỏ, tìm cách tích cóp đủ tiền bạc để thoát ra khỏi đầm rồng hang hổ nhà họ Lâm. Có lẽ một ngày nào đó dựa vào những gì mình biết trước được, có thể làm một bà chủ khu Chuồng Heo* suốt ngày ăn chơi. Nhưng chưa bao giờ có người hỏi cô: Cô cho rằng là một nhà khoa học, bản thân nên dốc sức vì đất nước như thế nào?

(*Nhân vật bà chủ nhà trong phim ‘Tuyệt đỉnh Kungfu’ của Châu Tinh Trì.)

Cô nhớ lại cảnh ở đời trước, khi lần đầu tiên đi xin thị thực du học. Nhân viên thị thực đã hỏi cô một câu: “Vì sao cô muốn đến Anh du học?” Lúc đó cô cho rằng người ta chỉ muốn biết trình độ hiểu biết của cô về văn hóa Anh và mức độ yêu mến của cô với đất nước này, chứ chưa bao giờ suy nghĩ sâu xa.

Cô lại nhớ đến cảnh ngày đầu tiên báo danh đi học. Ở chỗ báo danh có rất nhiều sinh viên ở các nước thế giới thứ ba*: Châu Phi, Mỹ Latinh, Trung Đông và Trung Quốc. Đối với các quốc gia ở thế giới thứ ba, làn sóng du học vẫn chưa kết thúc. Ở thời đại đó của cô, Trung Quốc là đất nước có số du học sinh đông nhất, số lượng sinh viên du học còn nhiều hơn tổng số du học sinh trong thời đại “du học” này. Nhưng nếu nói đến phương diện khác, làn sóng du học vẫn còn kéo dài mãi đến thế kỷ 21 vẫn còn. Nguyên nhân cũng như Từ Thiếu Khiêm nói: Học tập không có trước sau, trở thành người tài dẫn đầu. Cho nên, du học là du học, quốc gia suy yếu tất sẽ đưa sinh viên đi du học, bù vào chỗ thiếu sót của mình – vậy vì sao du học sinh về nước lại không được gọi là cứu quốc?

(*Thế giới thứ ba là từ để chỉ các nước đang phát triển, bất kể hình thức chính trị ra sao.)

Xe buýt chậm rãi đi qua đường Hillwood. Từ trên núi nhìn xuống phong cảnh Hương Cảng thì đúng là không gì hơn: núi non dựa lưng vào Trung Quốc, ban đêm có đèn rực rỡ. Đẹp thì đẹp, nhưng nơi này là thuộc địa. Hương Cảng có phải là Trung Quốc không? Người dân ở đây nói tiếng Quảng, học sinh Trung Quốc đến Hương Cảng nếu muốn trao đổi thì phải dùng tiếng Anh và ra dấu bằng tay – điều này khiến học sinh Trung Quốc thường xuyên cảm thấy khó chịu, cũng hay nói là: cùng là con cháu Viêm Hoàng, cùng học chữ Hán, nhưng sao không phải là của Trung Quốc? Tá điền cày ruộng cho địa chủ, trong thơ ca lại ca tụng đất đai thấm đẫm mồ hôi và máu là của người nông dân vất vả cần cù. Nhưng đất đai có thật sự là của nông dân không? Sở Vọng buồn rầu cảm khái.

Lắc chuông xuống xe ở đường Bá Tước, vội vã chạy lên bậc thềm trước biệt thự nhà họ Kiều. Về nhà đúng ngay giờ ăn tối, bà Kiểu ngạc nhiên: “Sao về sớm vậy?”

Doãn Yên thấy vẻ mặt sầu lo của cô thì cười nói: “Sao, chơi không vui à?”

Chân Chân nhướn mày: “Có lẽ là quên đem quà về nên mới thế.”

Cô đáp qua loa rồi cởi áo khoác ra, giao Côn bố cho dì Triệu. Đang định lên lầu thì bà Kiều lại hỏi: “Hai ngày tới dọn dẹp đồ đạc đi. Hai hôm nữa đến Thượng Hải, có thể sẽ đi thẳng đến Pháp, cho nên cần phải chuẩn bị từ bây giờ.”

Tâm tư Sở Vọng đang đặt vào chuyện khác, vội lên lầu thay áo sơ mi quần trắng, lúc này mới đột nhiên sực nghĩ tới chuyện bà Kiều nói. Thay đồ xong đi xuống lầu, cô xoắn xuýt đứng tại chỗ, nói: “Vậy, cháu không cần phải dọn đồ đâu.”

“Hả?” Bà Kiều ngạc nhiên, “Tuy đồ đạc không quá giá trị, nhưng dù sao cũng là đi xa, nếu mua mới tất cả thì quá tốn kém, hơn nữa cũng không kịp. Chẳng lẽ cháu còn định để cái đầu gỗ của cha cháu nghĩ đến đồ dùng sinh hoạt của con gái các cháu hả? Đi theo chị Từ ra ngoài một chuyến là bắt đầu không để ý đến chuyện trong nhà nữa rồi đúng không?”

Sở Vọng luôn cảm thấy để ý đến chuyện không quan trọng là một chuyện rất làm giảm giá trị bản thân, nên bà Kiều có kỳ lạ cô cũng không bận tâm, chỉ nói thẳng vào vấn đề: “Cháu không định đến châu Âu.”
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 46: Tôn giới công cộng (1)
Ba ngày sau, Doãn Yên và bà Kiều bắt đầu vào guồng quay bận rộn. Chỉ mỗi việc dọn dẹp hành lý của Doãn Yên thôi mà điều hết hơn nửa người hầu trong nhà. Doãn Yên cực kỳ cứng đầu —— thứ gì cũng muốn đem theo, không nỡ bỏ lại hay vất đi. Sở Vọng không khỏi cảm thái, xem ra chứng ái vật của cô nàng là bẩm sinh mà có, sống thêm mấy năm cũng không đổi.

Chuyến này đi Thượng Hải, Lâm Du mời rất nhiều bạn bè thân thích đến biệt thự nhà mình ở tô giới công cộng, coi như là tiệc nhà quy mô lớn. Vì thế nên Kiều Mã Linh và anh Hoàng cũng muốn đi cùng. Có điều tháng trước chị và anh Hoàng đã đến khu định cư Eo biển Singapore*, nên hai người sẽ đi thuyền từ Singapore đến thẳng Thượng Hải, tới lúc đó mới gặp nhau.

(*Các khu định cư Eo biển là một nhóm các lãnh thổ của Anh nằm tại Đông Nam Á từ 1826–1942, gồm có bốn khu định cư riêng biệt: Malacca, Dinding, Penang và Singapore.)

Con thuyền mang số hiệu Tử Tước lần này là thuyền của Anh Quốc, vẫn là khoang hạng nhất, có điều rộng hơn con thuyền Nhật Bản nhiều. Bà Kiều ở chung một gian với Doãn Yên, còn Sở Vọng và Chân Chân ở gian khác, một gian khác nữa là của vú già. Sóng gió trên biển lặng hơn lần trước, nhưng Doãn Yên vẫn nôn nhiều. Nôn ba ngày liền, đến bà Kiều cũng không chịu nổi, “Sau này phải băng qua Ấn Độ Dương và biển Đỏ mất gần một tháng, ở đấy sóng to gió lớn, đến lúc đó biết làm thế nào đây?”

Tiết Chân Chân nhìn Doãn Yên ở bên ngoài, rồi quay sang nói với Sở Vọng như bắn súng liên thanh: “Nước ngoài có nhiều đồ ngon chơi vui, lại còn có trai đẹp nước Pháp, vì sao em không đi? Em không đi mà ở lại đây làm gì? Hưởng thụ Hương Cảng một năm hai mùa rõ rệt à?”

Sở Vọng thở dài, đầu tiên là nói: “Em ở lại chơi với chị.”

Sau đó bảo, “Đến Anh cũng không có bốn mùa rõ rệt đâu.”

Cuối cùng thản nhiên nói, “Trai đẹp người Pháp thì thôi đi, không phải còn có vị hôn phu đó sao?”

Bớt đi một Doãn Yên ở bên cạnh ỡm ờ õng ẹo, ba ngày nay trên thuyền vô cùng thoải mái, có điều cô phải chịu đựng màn tra khảo của Tiết Chân Chân.

Đến khi thuyền cập bến, Chân Chân mới thổ lộ tiếng lòng, “Em cố ý ở lại chơi với chị, là vì sợ chị cô đơn một mình ở biệt thự đúng không?”

Sở Vọng tiếc nuối nói: “Không phải chỉ vì mình chị đâu.”

Chân Chân thở dài, “Chị vui lắm.”

Tại bến cảng thuê người đến chuyển hành lý xuống thuyền, vú già đỡ Doãn Yên đi cạnh bà Kiều, còn Sở Vọng và Chân Chân lê bước chậm rãi theo sau. Nười trên thuyền dỡ hàng chuyền cho người nhận hàng trên bến, xe hơi chậm rãi chạy ra chạy vào – giao thông trở nên hỗn loạn. Tiết Chân Chân nhác thấy ông Tiết, đứng trên bậc thềm nhảy cẫng lên: “Cha ơi!”

Sở Vọng nhìn sang bên kia: Ông Tiết đi cùng Lâm Du tới. Lâm Du cao gầy, nét mặt trang nghiêm, đeo kính tròn, mặc kiểu áo Tôn Trung Sơn màu nâu nhạt – trông rất truyền thống cũ kỹ, làm nổi bật ông Tiết có phong cách riêng vô cùng sinh động bên cạnh – âu phục giày da mũ phớt rất phương Tây, mặt to bóng loáng, đầu trọc, bụng tròn vo đội cả hàng nút áo com lê.

Đỗ bên cạnh hai người là xe Ford và Buick, ngoài ra còn có hai chiếc xe đưa đón. Tuy trước đó đã gọi điện cho bà Kiều, song khi hai người cha tận mắt thấy số hành lý có quy mô của Doãn Yên thì vẫn hoảng hốt.

Tiết Chân Chân muốn ngồi cùng xe với Sở Vọng, nhưng bà Kiều, Doãn Yên và Sở Vọng phải đi xe nhà họ Lâm, người hầu thì lên xe đưa đón ở phía sau, dĩ nhiên không còn chỗ cho Chân Chân. Ông Tiết khuyên hết lời, cuối cùng mới khuyên được cô lên xe nhà mình, đồng ý lát nữa sẽ dẫn cô đến biệt thự nhà họ Lâm chơi.

Mấy người lên xe, xe từ bến cảng Jardine đi qua cầu lớn, rồi từ đường cái rộng thênh thang dần tiến vào tô giới công cộng. Sở Vọng nhìn lướt qua, để ý trên bảng tên con đường trước đó viết “Kiukiang road”. Hiếm có dịp Lâm Du đến tầm mắt cô, giải thích nói: “Đây là đường số 2.”

Lúc này không biết vì sao Lâm Doãn Yên lại hỏi: “Thế còn đường số 4 đâu ạ?”

Lâm Du đột nhiên nhìn bà Kiều: “Nghe ai nói vậy?”

Bà Kiều gượng gạo đáp: “Cháu ngoại chị lớn lên ở Thượng Hải, từ nhỏ đã nghịch ngợm, có lẽ lúc mới đến Hương Cảng đã nghe con bé nói…”

Dĩ nhiên Sở Vọng không biết đường số 4 là đường gì, mà cũng không thể hỏi được, chỉ thán phục trí nhớ siêu việt của Doãn Yên —— ba năm trước Tiết Chân Chân chế giễu cô nàng lúc bị say sóng, thế mà đến giờ cô ấy vẫn còn nhớ.

Lâm Du nói sang chuyện khác: “Sở Vọng, con không định đi châu Âu với cha, có thể nói cho cha biết vì sao không?”

Sở Vọng mỉm cười: “Không có gì, chỉ là con không muốn phải trì hoãn chuyện học hai năm. Sau này vẫn còn nhiều cơ hội đi châu Âu mà.”

Lâm Du nghe vậy thì đáp được, khen cô: “Có chủ kiến riêng cũng không tệ.”

Sở Vọng nghe thế cũng không nói gì thêm, quay đầu nhìn ra ngoài cửa xe – nhà cao tầm san sát nhau dần biến mất, từ xa dần đi vào đường lớn ở khu dân cư. Vì trời mưa nên cô không thấy rõ cột mốc đường. Giữa một dãy các tòa nhà màu trắng, đột nhiên xen vào một khu đất trống – là một bãi cỏ rộng lớn, đằng sau bãi cỏ là ngôi nhà cực to màu xám, nhà gắn cửa thông gió màu xanh nhạt. Có cảm giác đây không phải ở Trung Quốc mà đang ở nước ngoài, bề ngoài rạp hát Vienna có lẽ cũng giống thế này.

Trong lúc ngẩn người thì xe đã dừng lại cạnh tòa lầu nhỏ màu trắng sữa bình thường cạnh ngôi nhà màu xám kia. Hai người hầu đi ra chỉ huy đỗ xe gỡ hành lý, còn bà Kiều đỡ Doãn Yên xuống xe. Cô nàng cũng nhìn căn nhà lớn màu xám kia, hỏi: “Cha, đó là biệt thự nhà họ Tư đúng không ạ?”

Lâm Du đáp: “Đúng thế. Hôm qua cậu Tư mới về, sinh bệnh trên đường đi. Nhưng khi nghe bảo hôm nay hai đứa tới, nhất quyết đòi ra bến đón, cha phải khuyên một hồi mới chịu ở nhà. Để cậu ấy dưỡng bệnh khỏe lên rồi hai hôm nữa sẽ lại nhà ăn bữa cơm.”

Sở Vọng dỏng tai nghe, đi theo bà Kiều bước vào cánh cổng biệt thự nhà họ Lâm. Bấy giờ là bốn giờ chiều, trong nhà đã lên đèn. Nhà họ Lâm không có nữ quyến nên không có cảnh các bà mặc sườn xám ngồi lại với nhau đánh mạt chược. Tuy Lâm Du từng đi du học nhưng tác phong vẫn khá bảo thủ – hầu hết đồ gia dụng đều làm bằng gỗ sơn đen, mà cũng không có quá nhiều đồ đạc, cứ như chuyển nhà họ Lâm vắng lặng ở Thiệu Hưng đến một nơi nửa hiện đại hóa vậy.

Hai căn phòng trên tầng hai có ban công đối diện với bãi cỏ được dùng làm phòng ngủ tạm thời cho Sở Vọng và Doãn Yên. Sở Vọng chỉ đem theo vài bộ quần áo, vừa vào phòng đã giang tay giang chân nằm phịch xuống giường, trong tiếng di chuyển hành lý ầm ĩ ở bên cạnh, cô ngẩn ngơ một hồi.

Đợi đến khi cái người phòng bên dọn dẹp gần xong thì cũng tới giờ ăn tối. Ở Hương Cảng ăn cơm Tây ba năm đến phát ngán, nên khi món canh ngó sen hầm xương vừa được nấu xong, Sở Vọng lập tức đi theo mùi hương xuống lầu, Doãn Yên cũng đi sát theo sau. Hai ngày nữa nhà họ Lâm sẽ mở tiệc thiết đãi bạn bè thân thích, mà bây giờ trong nhà vẫn đang thiếu nhiều đồ, thế là Lâm Du nhờ bà Kiều mua đồ giùm mình. Sở Vọng và Doãn Yên uống canh hầm xương, còn bà Kiều dặn vú già đem giấy bút đến để lên danh sách mua hàng.

Một lúc sang điện thoại reo lên. Nữ giúp việc đi đến nghe máy, sau đó nói, “Cô Tiết mời hai cô nhà mình tối nay đến Đại Thế Giới* chơi.”

(*Đại Thế Giới là trung tâm giải trí lớn nhất Thượng Hải thời bấy giờ. Ảnh.)

78034506_548378489330944_2889041766340624384_n




Bà Kiều nói: “Thế cũng được, đỡ lo không có ai dẫn hai đứa đi chơi.”

Lâm Du cười nói: “Đúng thật là, ba đứa này vừa đến nơi đã lại đi chơi.”

Một lúc sau, ông lại nghĩ đến điều gì đó, “À… Vừa nãy bác Tư có gọi điện đến nói lát nữa cậu Tư sẽ đến nhà mình. Hầy, lớn tuổi rồi nên cứ hay quên.”

Ông vừa dứt lời thì chuông cửa vang lên. Khi người giúp việc đi ra mở cửa, Doãn Yên chợt nói: “Chị không đi Đại Thế Giới nữa.”

Quả nhiên, giúp việc đứng ở cửa nói: “Là ông Tư và cậu Tư đến ạ.”

Lâm Du và bà Kiều đứng dậy ra đón, Sở Vọng ăn hết miếng ngó sen cuối cùng rồi đi đến sau lưng Doãn Yên. Tư Ưng tuy gầy song vẫn tuấn tú, năm nay đã gần bốn mươi nhưng vẫn có thể được xem là mỹ nam, mỗi một động tác đều thể hiện rõ sự mạnh mẽ trong tác phong làm việc của ông. Nghe nói năm ngoái ông mới cưới một bà vợ Nhật Bản, có người đẹp bầu bạn nên mặt mũi càng thêm hồng hào.

Hai ông bạn già đứng ở cửa trò chuyện một hồi, sau đó mới nhìn sang Tư Ngôn Tang đứng sau lưng Tư Ưng —— vẫn áo sơ mi và áo gi–lê màu than như trước, có lẽ vì trời mưa làm nhiệt độ giảm nên anh khoác thêm tây trang màu đen, gài kín cúc áo. Vì bị bệnh nên sắc mặt vẫn không được tốt lắm, chỉ đứng sau lưng Tư Ưng mỉm cười với Sở Vọng.

Tư Ưng cũng phát hiện ra, quay đầu nhìn con trai mình, cười mắng: “Thằng nhóc này, hôm qua về bị ốm, hôm nay đã ồn ào đòi ra bến đón em gái nhà mình.”

Lúc này Tư Ngôn Tang mới thôi cười, chào hỏi Lâm Du và bà Kiều, sau đó nói: “Em hai, em ba…” Nói đoạn, hai mắt anh sáng rực như bó đuốc, nhìn Sở Vọng chằm chặp: “… Đã lâu không gặp.”

“Đã lâu không gặp.” Sở Vọng bất đắc dĩ cười nhìn trời.

“Anh Ngôn Tang, nghe nói anh bị bệnh trên thuyền về nước hả? Bây giờ sao rồi, đã khỏe lên chưa?”

“Đã đỡ hơn nhiều rồi, cám ơn em hai đã quan tâm.” Anh đáp, sau đó lại cười nhìn Sở Vọng.

Doãn Yên ân cần hỏi han: “Hai ta cũng coi như cùng bị bệnh rồi, mấy hôm trước em cũng nôn một trận trên thuyền, vì thế nên hôm nay vẫn chưa khỏe lắm.”

“Chưa khỏe?” Lúc này Tư Ngôn Tang mới giả vờ nghiêm túc nhìn mặt Doãn Yên, “Ừm? Anh thấy sắc mặt rất tốt, có vẻ đen đi nhỉ?” Chợt anh phì cười thành tiếng, “Sao lại đen thế này?”

Anh vừa dứt lời, mặt Doãn Yên càng đen thêm.

Bà Kiều cười nói: “Có một thời gian ở Hương Cảng thịnh hành trào lưu con gái để da ngăm, thế mới đẹp. Cậu Tư đang khen cháu đấy.”

“À? Là vậy sao.” Tư Ngôn Tang khách khí cười, “Thì ra ngày trước em hai gửi thư có nhắc đến chuyện này hả? Anh nên đọc mới phải, xin lỗi xin lỗi.”

Tư Ưng nghe vậy thì hỏi: “Chỉ mới nghe nói cháu ba và thằng nhóc nhà tôi thư từ qua lại. Nó viết thư cho tôi, khen cháu ba thông minh hiếu học. Thì ra cháu hai cũng viết thư à?” Ông đưa mắt hỏi Ngôn Tang, “Sao không nghe con nói năng gì?”

Lâm Du nghe Tư Ưng nói thế, lập tức nhìn sang bà Kiều và Doãn Yên. Bà Kiều không lên tiếng, còn Doãn Yên cúi gằm đầu, tay siết chặt vạt áo sườn xám.
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 47: Tôn giới công cộng (2)
Tư Ưng và Lâm Du vào thư phòng nói chuyện, bà Kiều ngồi ở chỗ sáng trong nhà ăn trải danh sách ra. Sở Vọng lại nhớ đến bát canh hầm xương, nhân cơ hội ngồi xuống uống nốt chỗ canh còn lại. Tư Ngôn Tang ngồi cạnh, vui vẻ nhìn cô: “Sao lại nôn nóng thế?”

Doãn Yên đứng trước mặt cô nói: “Lát nữa em ba phải đến Đại Thế Giới với bạn, sắp đến giờ rồi nên mới vội vã ăn cho nhanh ấy mà.”

“Sắp ra ngoài hả?”

Sở Vọng ừm một tiếng, “Vừa rồi bạn gọi điện mời, trước khi cha con anh đến.”

“Vậy là anh đến chậm rồi?” Tư Ngôn Tang cười nói, “Ăn từ từ thôi, anh có con gấu định tặng người ta nhưng bị mưa làm ướt, lát nữa cần đem đến cửa hàng đồ chơi xử lý, có lẽ sẽ tiện đường.”

Hai người đều biết con gấu đó là gì, cùng nở nụ cười trong lòng hiểu rõ không cần nói ra. Doãn Yên nhìn thấy cả, nhưng không biết nên xen vào như thế nào.

Đang trò chuyện thì chuông cửa vang lên. Người giúp việc đi ra mở cửa, nói cô Tiết đi xe đến đón cô ba. Vì không muốn để người ta đợi lâu nên Sở Vọng vội vã lên lầu thay đồ, đến khi ra cửa thì cả Doãn Yên và Tư Ngôn Tang cũng đi theo sau.

Ngồi trong xe hơi là Tiết Chân Chân mặc âu phục xanh thẫm và đi giày da, vừa thấy Doãn Yên thì hỏi: “Không phải cô không đi à, sao lại ra đây?”

Doãn Yên đưa mắt nhìn ra ngoài xe hỏi, “Anh Ngôn Tang, không phải anh muốn đi cùng à, sao không lên xe?”

Tư Ngôn Tang cười nói: “Không ai mời anh.”

Dường như Tiết Chân Chân biết anh là ai nên thò đầu ra: “Vậy giờ em mời anh, anh có lên không?”

Tư Ngôn Tang cười nói: “Lần sau xin hẹn trước.”

Tiết Chân Chân hừ cười: “Mặt mũi của cậu Tư lớn thật! Vậy chúng ta đi thôi, tạm biệt!”

“Xin lỗi, lần sau sẽ đi chơi cùng.” Anh nhìn theo ba người ngồi xe rời đi.

Ba người trong xe đều ngoái đầu nhìn ra sau, mãi đến khi xe hơi chạy vào ngã rẽ không còn nhìn thấy bóng người nữa, Tiết Chân Chân mới quay sang nói với Sở Vọng, “Anh chồng chưa cưới này của em cũng được đấy, rất lịch thiệp.”

Sở Vọng cười nói, “Em có nên cám ơn chị đã khích lệ không?”

Doãn Yên cứ tưởng Tư Ngôn Tang sẽ đi cùng, thế mà vòng đi vòng lại lại bắt hụt, lúng túng ngồi trên xe hơi của nhà họ Tiết không nhìn ngang nhìn dọc. Sở Vọng nhìn hàng cây ngô đồng Pháp cành lá xum xuê ngoài cửa xe, còn Tiết Chân Chân ngồi cạnh lại vui vẻ giới thiệu: “Ở ngõ bên kia toàn là nhà cửa cấp cao ở Thượng Hải thôi” “phu nhân người Nga đẩy xe nôi kia, nhìn bụng như đang mang thai” “tòa nhà màu vàng thô đó là nhà chị ở khi mới đến Thượng Hải, về sau mới chuyển đi”.

Cho đến khi tới cửa Đại Thế Giới, trên đường lớn rộng thênh thang nào là xe taxi, xe kéo và người qua đường đi qua đi lại, tấp nập nườm nượp, khung cảnh vô cùng náo nhiệt. Đến lúc này Tiết Chân Chân lại không nói gì thêm, chỉ bảo lái xe lát nữa quay lại đón. Đèn sáng chói mới lên, Đại Thế Giới đèn đóm sáng rực, khác hẳn hộp thư màu xanh lá và thùng nước máy ở bên đường. Sở Vọng đứng bên ngoài nhìn những tấm biển quảng cáo trước mắt mà than ôi không ngớt. Quảng cáo cửa hàng nhiều vô cùng tận – nào là thuốc lá Hồng Cao Lạc, khăn len hiệu Anh Hùng, chăn đệm Thiên Long và khăn mặt 313, dầu Vạn Kim, xà phòng… Xen kẽ ở giữa còn có rất nhiều con chữ to “diệt cường đạo cứu quốc cứu dân” rất đặc sắc của năm 1927.

Tiết Chân Chân hỏi: “Lát nữa có thể lên tầng hai nghe bình đàn* Tô Châu, đêm nay có vở Đỗ Thập NươngMiêu Kim Phượng. Đến tối nữa ở trên tầng thượng sẽ chiếu phim, hôm nay chiếu Thiên Nhai Ca Nữ.”

(*Bình đàn: một hình thức văn nghệ dân gian, vừa kể chuyện, vừa hát, vừa đàn, lưu hành ở vùng Giang Tô, Chiết Giang,Trung Quốc.)

Ba người theo đám đông dưới biển quảng cáo cùng tiến vào cửa Đại Thế Giới. Có các quý ông quý bà nói giọng Thượng Hải cười đùa với nhau, tay cầm xẻng đi về hàng rào ở dưới tầng một. Tiết Chân Chân nói, “Hoặc đến trường đua ngựa xem cũng được, chị cũng chưa đến đó bao giờ.”

Một lúc sau, cô nàng nhìn đồng hồ rồi la lên: “Á, xem chị kìa, quên luôn giờ giấc, sắp diễn Miêu Kim Phượng rồi!” Vừa dứt lời, lập tức dẫn hai người len vào thang máy.

Từ trước đến nay Sở Vọng không có khả năng giám định và thưởng thức biểu diễn nghệ thuật truyền thống bình đàn. Nghe xong đoạn đạo trưởng tế con rồi lại đi xem một vở kịch than hoàng*, cuối cùng là lên vườn hoa tầng thượng xem hết Thiên Nhai Ca Nữ. Màn hình điện ảnh nhấp nháy liên tục, trong âm thanh “chân trời góc bể…” quen thuộc của Chu Tuyền, Sở Vọng dần ngủ gà ngủ gục.

(*Than hoàng: nghệ thuật hát nói lưu hành ở vùng Giang Tô, Chiết Giang, Trung Quốc.)

Xem xong phim thì cũng không còn sớm nữa, nhưng Tiết Chân Chân vẫn chưa thỏa mãn, nói: “Tối nay thời gian ít quá, hôm nào chúng ta đến sân trượt băng đi, hoặc đi vòng quay du thuyền cũng được.”

“Đại Thế Giới cũng chỉ thế mà thôi, chẳng có gì thú vị để chơi.” Doãn Yên nói, “Sớm biết vậy đã không đến.”

Sở Vọng nói bâng quơ: “Không phải từ đầu chị bảo không đi à?”

Doãn Yên nói: “Chẳng lẽ những thứ này không phải từ nước ngoài đem đến? Ra nước ngoài sẽ vui hơn ở đây nhiều.”

“Lâm nhị tiểu thư à.” Tiết Chân Chân nhìn Doãn Yên vài lần, có lẽ cũng không nhịn nổi nữa, đổi sang lời Thượng Hải chế giễu: “Ây da đúng là người “nước ngoài” mà, tầm mắt cao ghê ha, mấy thứ ở Thượng Hải này thì có là gì.”

Đương nhiên Doãn Yên hiểu Tiết Chân Chân đang nói gì, biết mình không có sức cãi lại nên cũng chỉ đi theo hai người ngồi vào xe hơi nhà họ Tiết. Vốn vui vẻ mời bạn mới đến Thượng Hải đi chơi Đại Thế Giới, thế mà bị Doãn Yên phá hỏng hết trơn, nên trên đường về Tiết Chân Chân cũng không dễ chịu gì.

Mưa phùn rơi rả rích, Sở Vọng nhìn xe kéo bên đường, nói: “Nhất định hôm nào đó phải đi một lần mới được.”

Tiết Chân Chân nhìn theo ánh mắt cô, cuối cùng cũng cười phì một tiếng, “Chuyện này thì có gì khó?” Nói rồi đập vào lái xe, “Dừng xe lại đi bác.”

Xe rời đi được một lúc, hai người ngồi bên đường ăn một bát tào phớ rưới tương ngọt đựng trong bát tráng men ở bên đường, sau đó lại lên chiếc xe kéo duy nhất còn lại. Vừa lên xe thì mưa rơi xối xả, nước mưa rơi xuống vải dầu phủ trên nóc xe kêu *lộp độp*. Trong không gian nhỏ bé, hai người không nghe thấy tiếng đối phương nói gì, phải hét thật to mới nghe thấy rõ. Định bụng nếu lát nữa gặp chiếc xe khác thì sẽ đổi xe, tiếc là cho đến khi về tới nhà họ Lâm cũng không thấy.

Cho người kéo xe hai đồng bạc, hai người đứng trước cửa nhà nói chuyện. Tiết Chân Chân nói: “Chồng chưa cưới của em thật sự rất được, hèn gì chị em cứ nhớ nhung mãi. Em không đi châu Âu, không lẽ định để mặc chị em tác oai tác quái bên cạnh anh ta sao?”

“Bọn mình đều biết chị ấy tác oai tác quái, thì sao anh ấy có thể không biết?”

“Cũng đúng.” Tiết Chân Chân gật đầu, “Nếu như anh ta không rõ đạo lý này, thì chị sẽ là người đầu tiên không tha cho anh ta.”

Lái xe của nhà họ Tiết đã đợi ở cửa lâu rồi. Sở Vọng biết hôm nay cô đi chơi không vui nên không muốn về nhà sớm. Khó khăn lắm mới đẩy cô nàng lên xe, Sở Vọng cười nói: “Được, hôm nào đó, hai ta lại đến Đại Thế Giới chơi một lần, còn nhiều cơ hội mà, việc gì phải ủ rũ.”
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 48: Tôn giới công cộng (3)
Tuy nói vậy, nhưng Sở Vọng lại không có nhiều cơ hội ra ngoài với Chân Chân.

Hai ngày sau, họ hàng của nhà họ Lâm dần đến Thượng Hải.

Dù đến Thượng Hải thì phép tắc khác xưa, nhưng hầu hết họ hàng trong nhà vẫn rất bảo thủ. Đến biệt thự nhà họ Lâm chơi rồi được Lâm Du và bà Kiều đưa tới khách sạn gần đường số 2 ở, bọn họ có phê bình kín đáo về bữa tiệc kiểu mới của Lâm Du.

“Nam đinh nữ quyến trong nhà ngồi cùng phòng ăn uống trò chuyện thì còn ra thể thống gì nữa?” Một bà thuộc chi trưởng nhà họ Lâm nói.

“Trong nhà không có mẹ nên thiếu phép tắc lễ nghi. Chị nhìn hai con bé kia đi, còn là khuê nữ mà đã bị cha kéo ra khỏi khuê phòng tiếp khách, đúng là đáng thương.” Bà lẽ phòng ba nói.

“Các cô đừng có kén cá chọn canh, cũng do điều kiện có hạn thôi. Nhà hiện tại nhỏ hơn nhà họ Lâm ở Thiệu Hưng ngày trước nhiều, nhưng lại phải dựa theo phép tắc Thượng Hải. Bây giờ ấy hả, phương Tây du nhập vào Thượng Hải rất nhiều, làm gì còn tập tục cổ hủ của đại gia đình ngày xưa? Mấy năm trước hai con bé đến Hương Cảng, được con gái lớn phòng hai nuôi nấng, đương nhiên rất biết phép tắc quy củ rồi.” Bà cả phòng ba lên tiếng bênh vực.

“Con bé lớn đó, tài học xuất chúng, từ nhỏ đã nổi danh. Mấy năm không gặp, giờ con gái lớn rồi, tướng tá cũng phải nhất nhì đấy. Mấy ngày nay thấy nó tiếp khách rất ra dáng, không cậy thế cũng không luồn cúi. Nếu đi châu Âu với cha nó chừng hai năm rồi về, nói không ngoa chứ, đến lúc đó không đứa con gái nhà giàu nào ở Thượng Hải có thể so được với con bé…” Bà năm phòng ba cũng nịnh nọt.

“Các chị toàn nói cháu hai tốt, sao không thấy ai nói đến cháu ba? Nghe nói ở Hương Cảng, con bé còn vào đại học sớm hơn chị nó hai năm, có thể thấy cháu nó thông minh, trò giỏi hơn thầy… Tuy hai ngày nay con bé nói ốm nên không gặp khách, nhưng có một lần tôi tình cờ gặp nó khi uống nước…” Dì sáu phòng ba thấp giọng nói.

Có vài bà bác đã nghe nói đến cô con gái ba của nhà con trai trưởng chi thứ hai trong truyền thuyết, nhưng lại chưa gặp bao giờ, thế là châu đầu đến hỏi:

“Sao? Có đẹp không?”

“Cử chỉ có khôn khéo không?”

“Lớn lên trông giống mẹ hay giống cha hơn?”

Dì sáu phòng ba nhớ lại tình cảnh lúc mình gặp Sở Vọng. Bà lấy cớ đi thay quần áo để đi xem cô cháu ba kia trông ra sao, để sau này còn có chuyện mà nói với các bà trong phòng ba.

Cô bé ấy mặc áo lụa hồng cánh sen thêu hình hoa sen, gương mặt trắng mộc mạc, ngũ quan vẫn chưa phát triển hết. Vì nét mặt lạnh lùng nên trông khá bình thản, nhưng bù lại với chị gái đoan trang thanh lịch là cô bé có nụ cười đầy hoạt bát. Ở các gia đình giàu có, thường rất khó phân biệt được ai là tiểu thư ai là nha hoàn, phải dựa vào khí chất mới biết được. Tuy hiện tại khuôn phép trong nhà đã khác, nhưng chỉ cần nhìn một lần, từ khi chất biết ngay đây chính là cô ba.

Bà chưa từng gặp cô cháu ba này lần nào, cô bé trong lời đồn không thường xuyên lộ diện dù bị người lạ bắt quả tang nói dối cũng không rụt rè, còn đứng lại *suỵt* một tiếng, cười tít mắt, “Phu nhân này, mấy ngày qua người hầu trong nhà đều bận tít mắt, nếu dì muốn đi vệ sinh thì để cháu dẫn dì đi.”

Dì Lục đã quen luồn cúi nay được gọi là “phu nhân” thì rất vui. Nhớ lại chuyện ngày hôm đó, bà mỉm cười trịnh trọng tuyên bố với các phu nhân: “Nói về dung mạo thì cháu nó giống mẹ hơn, như vậy có thể tưởng tượng được, sau này ắt sẽ là đệ nhất mỹ nhân. Tuy có vẻ tinh nghịch nhưng nếu đem ra so thì chị nó không phóng khoáng bằng.”

Hoàng Mark có một căn hộ nhỏ trong khu nhà có thang máy tại tô giới, nên Kiều Mã Linh ở bên kia với anh, có điều chị cũng thường xuyên đến biệt thự nhà họ Lâm đánh mạt chược với bà Kiều và các bà khác. Từ khi nghe thấy dì sáu phòng ba khen em ba “ngày càng giống tiểu thư nhà họ Tô hồi xưa” “còn phóng khoáng hơn chị hai nó”, thì người đến nhà họ Lâm góp vui ngày một nhiều, muốn hỏi thăm bà Kiều chuyện của cô cháu ba này.

Bản thân bà Kiều chưa bao giờ cảm thấy Sở Vọng đáng yêu. Bị một đám đàn bà hỏi này hỏi nọ, bà moi ruột gan cũng chỉ nói được một chuyện “con bé rất đáng yêu, đáng yêu tới mức vợ của giáo sư trong trường ra ngoài du lịch cũng dẫn nó theo”, còn lại đều do Kiều Mã Linh kể chuyện.

“Là một cô bé rất biết tìm cách để người khác vui. Vì để may áo cưới giúp cháu, em ấy còn xin cha mẹ cho em ấy ra ngoài học, thậm chí còn học cả tiếng Pháp nữa, hiện tại nghe nói cũng được tương đối rồi. Về sau nghe nói em ấy được giáo sư vật lý của trường đại học Oxford nhìn trúng, cháu cũng không ngạc nhiên. Dù gì thì trong một năm cũng có thể thành thạo tiếng Pháp mà, không bắt bẻ gì được em ấy cả… Nhị đồng, xin lỗi, cháu ù rồi.” Kiều Mã Linh mỉm cười.

Các bà đâu có tâm tư chơi mạt chược, nên dù thua cũng không buồn quá. Qua miệng của mấy người họ hàng, bà Kiều có thể nhận ra bọn họ đang âm thầm so sánh hai cô bé với nhau, nhưng vì không thể nâng bên này hạ bên kia, cộng thêm thua liên tục nhiều ngày nên càng không thoải mái. Đánh bài với trưởng bối vốn là dỗ người ta vui vẻ chứ đâu không mơ thắng, thế mà Kiều Mã Linh bỗng trở thành người thắng liên tiếp mấy hôm, về đến nhà lại nơm nớp lo sợ, Hoàng Mark đành an ủi: “Ngày mai chúng ta đến cửa hàng mua quà tặng mẹ và các dì là được.”

***

Sở Vọng nhìn ra đường số 2 ở xa, hắt hơi một cái.

Hai ngày qua họ hàng đến đây khá nhiều, hồi đầu Sở Vọng còn miễn cưỡng phân ưu với Lâm Du. Nhưng người càng nhiều, càng có người đến vì “tài học” của hai cô con gái nhà ông. Có một ngày học trò của Lâm Du đến cửa chào hỏi, đã đề cập đến một câu: “Nghe nói con của thầy ai cũng tài hoa hơn người; anh Tử Đồng thì còn một năm nữa mới tốt nghiệp, nhưng bây giờ đã được lên hàm thiếu úy; em Doãn Yên đang ở tuổi ăn học, thế mà nhiều lần có thơ được đăng trên báo “Tân Thanh Niên”…”

Cứ nhắc đến thơ là Sở Vọng biến sắc, để đề phòng xuất hiện lại chuyện “làm thơ thi đấu” như hồi ở nhà cũ, không đợi học trò của cha đắc ý chỉ đích danh khen mình, cô đã nhanh như chớp lẻn vào trong khách khứa mất tăm mất tích, mấy ngày sau cũng lấy cớ bị ốm, nằm trên tầng hai không gặp khách. Tất cả việc nhà đều vào tay Lâm Du và Lâm Doãn Yên, tuy sẽ bị cái tội “ham ăn biếng làm” nhưng cũng không sao.

Chỉ cần không bắt cô làm thơ là được rồi, còn những chuyện khác cô không quan tâm…

Có điều nếu bị bệnh nằm liệt giường thì sẽ không đi chơi được. Cả ngày nằm bẹp dí trong nhà, cô chỉ biết nghiên cứu ống dẫn nước nóng. Lần đầu tiên Sở Vọng bị sốc là khi biết giá than đá không tăng mà đã có hệ thống “cung cấp nước nóng” đầy nhân tính như vậy; vặn vòi nước ra, lần thứ hai bị sốc là khi nước ấm chảy ra, ống dẫn nước được dấu bằng chữ H phát ra âm thanh gầm rú như địa ngục, nhưng sấm to mà mưa nhỏ, chỉ có vài giọt nước đỏ rỉ sét nhỏ *tong tong*.

Mạng lưới cấp nước ống nhánh có điểm yếu là thế đấy. Áp lực chỉ lên đủ đến tầng hai, làm thế nào mà lên được cả tầng ba và bốn nhỉ? Sở Vọng đưa ra kết luận.

Hai ngày sau đó, cô dành thời gian đọc sách giáo khoa môn phiên dịch trong học kỳ này. Có thể vì để bớt việc đi mà người biên soạn sách đã viết nội dung rất “đỉnh”: bài một – dịch “Trần Tình Biểu”; bài hai – dịch “Xuất Sư Biểu”. Bài tập cuối khóa: sinh viên thực hành phiên dịch một đoạn trong đó rồi nộp lên. Sở Vọng thử viết câu đầu tiên “your servant mi state…”, lập tức gục xuống bàn gào khóc: Đúng là trốn được cuộc thi làm thơ, nhưng lại không trốn được nhu cầu bằng cấp.

Cô nhìn ra ngoài cửa sổ, ở bên kia khu vườn có người có thể thực hiện được công việc này. Chỉ là mấy tối nay ở dưới lầu có các bà chơi mạt chược với nhau, cô ở trên lầu nghe nói bà hai Sachiko Tanaka sinh cho Ngôn Tang một cậu em trai, tên là Ngôn Bách, cũng đã mấy ngày rồi. Nên biệt thự bên kia cũng bận tối mắt.

Sở Vọng chỉ thoáng trông thấy anh hai lần. Lần đầu là thấy anh đem con gấu kia lên xe rồi đi ra ngoài, lần thứ hai là tiễn khách ra về. Lần thứ ba, hình như anh biết phòng của Sở Vọng là phòng nào, thế là viết rõ ba từ tiếng Đức lên giấy, trắng trợn giơ lên ngoài cửa sổ phòng cô. Trên tờ đầu tiên ghi chữ krank (bị bệnh), tờ thứ hai ghi fur die gäste (vì khách), tờ thứ ba chỉ vẽ một dấu chấm hỏi (?). Thấy Sở Vọng trông thấy, anh cười hì hì đi bộ một lúc rồi lập tức biến mất. Để tránh tị hiềm nên đã nhiều ngày hai nhà không gặp nhau, nhưng dù vậy anh vẫn chơi trò này rất vui vẻ.

Kể ra vẫn phải cám ơn Lâm Tử Đồng. Ngày anh ta về, Lâm Tử Đồng đã thu hút ánh mắt của các cô các bác giúp Sở Vọng. Mấy năm trước nghe Tạ Di Nhã kể các chị nhà mình “giật mình” khi gặp Lâm Tử Đồng, còn bây giờ đã hai năm trôi qua, người anh cả nhà họ Lâm càng trầm ổn chính chắn. Mặt mày khôi ngô, ánh mắt cương trực, vóc dáng kiêu ngạo, áo thanh niên màu cọ sẫm mặc trên người khiến anh trông hệt như một khẩu súng.

“Đến Thượng Hải lâu thế rồi mà không về nhà, là đến nhà họ Hứa trước à?”

“Đã gặp cô tư Hứa chưa?”

“Nghe nói từ nhỏ nhà họ Hứa đã mời thầy Ngô Mai đến dạy bốn cô con gái hát hí khúc. Ngoài hát hí khúc ra thì còn biết gì nữa?”

Trong tiếng cười đùa của các cô các bác, Lâm Tử Đồng không hề cười. Anh chào hỏi qua loa rồi đi thẳng lên lầu, không đến phòng của Doãn Yên ở cuối mà lại gõ cửa phòng Sở Vọng, hỏi: “Em ba, anh vào được không?”

Sở Vọng thu dọn sách giáo khoa, mời anh ta vào ngồi xuống cạnh bàn.

Lâm Tử Đồng bước hai ba bước đi vào, ngồi ngay ngắn trên ghế, “Em vẫn không thích ồn ào như xưa.”

Sở Vọng mắt to trừng mắt nhỏ với anh, chỉ cảm thấy không khí quá quái dị, đành tốt bụng nhắc nhở: “… Anh cả à, em, là em ba.”

“Ừ, anh biết.” Lâm Tử Đồng gật đầu: “Tới thăm em không được à?”

Sở Vọng ngượng ngùng cười, “Dĩ nhiên là được.”

“Ngôn Tang nghe nói em bị bệnh, nhưng đợt này lắm người lắm miệng, sợ người ta chỉ trỏ nên không tiện đến thăm, cho nên mới nhờ anh đến đây. Bị cảm lạnh à?”

Sở Vọng cười nói, “Có hơi hơi.”

“Hay chỉ là không muốn gặp khách?”

Sở Vọng cười ha ha giả ngớ ngẩn đánh trống lảng, “Cũng có.”

“Gần đây trong nhà nhiều họ hàng, Ngôn Tang cược với anh xem em bị bệnh thật hay là viện cớ tránh gặp người ta. Thì ra là giả vờ.”

Sở Vọng cười gượng: “Cám ơn anh cả đã quan tâm.”

“Ừ.” Lâm Tử Đồng cúi đầu trầm ngâm.

Im lặng, vẫn là im lặng.

“Nghe cha nói em không định đi châu Âu, vì sợ trễ nải chuyện bài vở?”

“Vâng ạ.”

“Có chủ trương của mình như thế là tốt.” Lâm Tử Đồng khen. Một lúc sau, anh lại hỏi, “Vẫn định ở chỗ của bác cả à?”

“Em không biết nữa.” Sở Vọng đáp.

“Nếu ở chỗ cô út thì sẽ dễ chịu hơn ký túc xá trường.” Lâm Tử Đồng nói.

Sở Vọng ngơ ngác gật đầu.

“Cần giúp gì thì cứ nói với anh.”

“Cám ơn anh cả.”

Nhìn Lâm Tử Đồng đứng dậy rời đi, mấy cô mấy bác bên dưới lại lôi anh đến cười đùa. Mấy phút sau, anh lại vòng về hỏi dò, “Ngôn Tang vẫn chưa biết chuyện em không đi châu Âu đúng không? Cậu ta vẫn tưởng là em đi cùng.”

Sở Vọng thở dài, “Vâng. Em sẽ nói với anh ấy sớm.”
 

MUALARUNG91

Tác giả
Sưu tầm
Tham gia
25/8/19
Bài viết
4,780
Điểm cảm xúc
577
Điểm
113
Chương 49: Tôn giới công cộng (4)
Ngày Tư Ngôn Tang đến biệt thự họ Lâm là ngày tổ chức tiệc nhà. Hôm đó Sở Vọng mặc áo lụa cổ đứng năm viền năm mép màu xanh truyền thống, đứng trong góc khuất hạ thấp cảm giác tồn tại, để chị gái mặc sườn xám thêu hoa màu đỏ được các cô các bác khen ngợi.

“—— Con gái đúng là không cần phải chọn đồ. Mấy đứa nó mặc là áo váy tôn dáng, còn đến lượt chúng ta thì lại thành người không bằng váy vóc.”

“—— Thì cũng chọn người thôi. Nếu để cháu gái của trưởng thư ký Triệu mặc bộ đồ này thì đâu đẹp như thế.”

“—— Giống hệt Na Tra bị đánh nguyên hình, trông trẻ con quá.”

Mấy bà cô cùng nghĩ đến vóc dáng của vị Triệu tiểu thư kia, người nào người nấy cũng gật đầu tán thành, cười ầm lên, “Đúng là Na Tra thật.”



Tư Ngôn Tang vất vả lấy được thông tin chính xác từ cha mình, cẩn thận ôm một chiếc tã lót, lại không kìm nén được kích động mà chạy như bay từ nhà họ Tư sang nhà họ Lâm. Anh người cao chân dài lại còn sải bước lớn, mấy vú già ở phía sau đuổi theo thở không kịp: “Cậu chủ —— cậu chạy chậm thôi.”

Chuông cửa nhà họ Lâm kêu inh ỏi —— “Cậu Tư… và cậu hai Tư đã đến rồi!”

Trong tiếng cười của người giúp việc đi ra mở cửa, Tư Ngôn Tang ôm Tiểu Ngôn Bách hỏi ngay: “Cô ba nhà cô đâu rồi?”

Hỏi ba bốn người mới có được câu trả lời, Tư Ngôn Tang băng qua đám đông, cuối cùng tìm được Sở Vọng ở cuối hành lang trong góc nhỏ, lúc này mới thở hắt ra, cười nói: “Em nhìn này…”

Sở Vọng đứng dậy, ánh mắt chuyển từ chân mày không kìm nén được hưng phấn của Ngôn Tang sang cục thịt nhỏ đang say ngủ trong lòng anh.

“Ngôn Bách.” Tư Ngôn Tang thấp giọng nói, “Em ấy tên là Ngôn Bách.”

Ngôn Bách vươn bàn tay bé nhỏ ra khỏi tã lót lụa đỏ, có vẻ cu cậu đang rất hờn tủi. Sở Vọng giơ ngón trỏ ra, lập tức bị bàn tay nhỏ bé kia nắm chặt. Cô cười nói: “Thế là địa vị của anh ở nhà đã tụt xuống rồi, sẽ bị thất sủng cho xem.”

“Thất sủng?” Tư Ngôn Tang suy nghĩ về cái từ này, cười nói, “Từ lúc em ra đời là địa vị đã tụt xuống rồi.”

“Sao thế được?” Sở Vọng cười hỏi.

“Có một hôm cha gọi anh đến, nói với anh là bà Lâm mới sinh thêm em bé. Ông ấy nói,” Dưới ánh đèn sợi đốt, Tư Ngôn Tang mỉm cười nhìn Sở Vọng, bắt chước khẩu khí của cha, “‘Ngôn Tang, từ nay trở đi, cuộc đời con sẽ không còn thuộc về một mình con nữa. Vì thế nên trước khi nói năng hay hành động thì đều phải suy nghĩ, mình làm như thế có ích cho em ấy không? Có liên lụy đến em ấy không? Và con cũng không thể hại em ấy được.’ Cha anh nói vậy đấy, không phải là tụt xuống đấy sao?”

Sở Vọng cúi đầu im lặng, lại ngẩng đầu nghĩ ngợi một hồi, sau đó nói: “… Bát nước đổ đi?”

Cả hai cùng bật cười.

Mấy ngày qua anh ở nhà chăm sóc em trai mới chào đời, cho nên cũng biết cách ẵm trẻ con, thế là anh đề nghị Sở Vọng ôm thử, “Đỡ lưng đi… Đỡ cả đầu nữa…”

Sở Vọng bất ngờ, luống cuống đỡ lấy đứa trẻ, Ngôn Bách trong lòng lại khóc oe. Mọi người theo tiếng khóc nhìn sang bên này, Sở Vọng còn khóc không ra nước mắt hơn cả Ngôn Bách. May mà bà Tư và vú già đã dìu nhau đi đến, nhận lấy Ngôn Bách trong tay cô, chỉ à ơi hai ba lần đã dỗ con nín khóc.

Bà Tư nằm nhà nhiều ngày nên cũng muốn ra ngoài đi lại. Bà mặc áo hai lớp, đeo khăn quàng cổ và đội thêm mũ. Có vẻ bà đã ngoài 30, có gương mặt tròn phúc hậu, xem ra là người rất hiền từ. Tiếng Trung không tốt lắm, chỉ lời ít ý nhiều trách Ngôn Tang: “Láu táu.”

Rồi lại nắm tay Sở Vọng, hiền từ hỏi Ngôn Tang: “Đây là… cô ba?”

Ngôn Tang mím môi cười, gật đầu.

“Đáng yêu quá.” Bà Tư tối giản từ ngữ khen cô, “Sau này sẽ là người đẹp.”

Tư Ngôn Tang lại như nghe thấy người ta khen mình, dù khiêm tốn nhưng không che giấu được ý cười trên mặt: “Thế ạ?”

Bà Tư lại đánh giá cô một lượt từ đầu đến chân: “Vừa xinh xắn vừa thông minh, bảo sao người ta thích?”

Tư Ngôn Tang đứng bên tiếp lời: “Không tệ không tệ.”

“Là một hôn nhân tốt.” Bà Tư tổng kết, “Mấy hôm nữa sẽ đi châu Âu với Ngôn Tang và cha hả?”

Sở Vọng nhìn hai người đang cười trước mặt, im lặng không nói gì. Đang định mở miệng thì giúp việc đến gọi, nói là lão gia gọi cô vào thư phòng. Cô xin lỗi bà Tư rồi đi theo giúp việc. Đi được hai bước, Sở Vọng ngoái đầu nói với Tư Ngôn Tang: “Đợi em một lúc, em có chuyện muốn nói với anh.”

Anh đứng trong góc, mỉm cười gật đầu.

Trong thư phòng Lâm Du có hai tách trà, tách ở đối diện ông vẫn đang bốc khói, có lẽ khách vừa rời đi không lâu.

“Ở Hương Cảng, có dự định gì không?”

Sở Vọng nhìn tách trà kia, nghĩ ngợi rồi cười nói: “Con có thể ở trong ký túc xá.”

Lâm Du đang định tuôn ra những lời lẽ xúc động tình cha con, không ngờ Sở Vọng lại trả lời ngắn gọn dứt khoát như thế. Ông trầm ngâm một lúc, đành bỏ đi toàn bộ suy nghĩ trước đó, ướm lời: “Cha… có thể bàn bạc lại với bác cả của con.”

Theo lý thì cô sẽ trả lời: “Không sao, con ở ký túc xá là được rồi.”

Nhưng Sở Vọng lại không như thế, vẫn chỉ cười nói: “Vậy nhờ cha bàn bạc lại vậy.” Nói rồi xoay người đi, khép cửa phòng lại cho ông.

Ra khỏi thư phòng, cô đi tìm Tư Ngôn Tang. Anh vẫn đứng trong góc, có điều bà Tư đã đi.

Cô băng qua đám đông, “Sao anh lại ở đây?”

Anh đứng thẳng người dậy, “Không phải em bảo anh chờ em à?”

“Có chuyện này muốn nói với anh.” Sở Vọng gật đầu, “Em không thể đi châu Âu.”

“Xin lỗi, tôi lại ù rồi ——” Một bà bác cười nói. Những người khác thở dài, tiếng xào mạt chược lạo xạo vang lên, một ván mới lại bắt đầu.

Vì tạp âm xung quanh lớn quá nên anh không nghe rõ, cúi thấp đầu nhìn cô, “Gì cơ?”

“Em không đi châu Âu.” Sở Vọng nhìn vào đôi mắt đen kia, lặp lại lần nữa, “Xin lỗi, em nên nói sớm với anh mới phải…”

“Vì sao?”

“Nhiều nguyên nhân lắm.”

“Chú Lâm không cho em đi cùng?”

Sở Vọng lắc đầu, “Không phải.”

Tư Ngôn Tang ngước đầu, nhìn Lâm Du và bà Kiều đi xuống. Anh sải bước đẩy người ra đi đến bên kia. Nhận ra ý định của anh, Sở Vọng cuống quýt đuổi theo, ngăn không cho anh hỏi chuyện không thể hỏi.

Nhưng anh chạy quá nhanh, Sở Vọng chỉ túm được tay áo sơ mi anh, nghiêm túc nói: “Là do em lựa chọn, không liên quan đến ai hết.”

“Nên anh cũng không được biết lý do ư?” Tư Ngôn Tang bật cười, “Trong kế hoạch cuộc đời anh mãi luôn có em. Dù là làm chuyện gì, em cũng hỏi anh vì sao lần nào cũng hữu ích cho hai ta như thế. Vậy anh hỏi em, vì sao em không muốn đi châu Âu với anh, em trả lời anh thế nào?”

“Trên đời này có rất nhiều chuyện, không thể chỉ dựa vào mỗi chuyện là anh hay em, là hữu ích hay vô ích mà giải thích rõ ràng được.”

“Vì sao cha và chị em lại đồng ý? Vì sao em không nói rõ với anh?”

“Vì em tin anh.” Sở Vọng nói thật.

Cha và bác cả thiên vị chị hai, còn phòng ngoài ở nước ngoài xa xôi lại như hổ rình mồi với em… Trong cuộc đời này, anh từng là cọng rơm cứu mạng duy nhất của em.

Từ nhỏ cha anh đã dạy anh làm một người trọng tình nghĩa, giữ chữ tín, chính vì vậy nên anh cảm thấy mình nhất định phải tuân thủ hôn ước của hai ta, như vậy mới không phụ em.

Nhưng bắt đầu từ một ngày nào đó, em đã tìm được ý nghĩa đặt chân đến thế giới này, đó là một cọng rơm khác của em.

Nên em tin anh, cũng không muốn lợi dụng anh nữa.

Nhưng em biết nói với anh thế nào đây?

“Tin anh?” Tư Ngôn Tang cười thành tiếng, “Tin anh sẽ không tức giận dù có chuyện gì đi chăng nữa?”

“Không phải.”

“Tin anh sẽ không như các du học sinh khác, ‘tuy ở quê đã có vợ, nhưng có cũng như không, bản thân không khác gì người độc thân’? À đúng rồi, chúng ta chỉ mới đính hôn thôi mà. Kết hôn ư? Còn quá sớm.”

Cô im lặng nhìn vào đôi mắt đen kia, sau đó nói, “Anh sẽ không như vậy.”

“Vì sao em biết là sẽ không?” Một nụ cười vụt qua trên mặt, anh im lặng mê mang nhìn cô, xoay người bước nhanh ra ngưỡng cửa.

Sở Vọng đuổi theo hai bước, nhưng đã bị người đằng trước đóng cửa cái *rầm*. Cô nhìn chằm chằm cánh cửa ngơ ngác hai giây, sau đó mới kéo cửa ra nhìn ra ngoài: Anh đã sải bước đến ngoài cửa ngôi nhà bên kia bãi cỏ.

Cô đứng một bên thở dài, đang định đóng cửa đi vào thì nghe thấy giọng nữ ở trong góc vang lên:

“Cãi nhau à?”

Cô nghiêng đầu nhìn sang: Bà Cát mặc đồ đen từ đầu đến chân, đội mũ lưới khiến gương mặt như chìm trong bóng tối. Trên ngón tay có một điểm sáng lóe lên, đung đưa theo động tác tay bà hỏi lại: “Hối hận rồi?”

Sở Vọng thở dài, lắc đầu đáp, “Cháu sẽ không đổi ý.”

Bà Cát bằng lòng, “Ừ, coi như cũng biết rõ đấy.”

Sở Vọng nheo mắt cười, “Sao cô út lại đến đây?”

“Cô không được đến hả? Cô út của cháu vẫn chưa bị gạch tên ra khỏi gia phả nhà họ Lâm.”

“Là cháu sợ mọi người kiếm chuyện với cô thôi.”

“Kiếm chuyện?” Bà Cát như nghe được chuyện cười gì đó, “Nếu nói đến kiếm chuyện, cô út của cháu chưa bao giờ thua đâu.”

Sở Vọng cười hì hì.

“Vừa nãy cô đang đánh bài, đang trên đà thắng thì cảm thấy bồn chồn, cứ sợ trong nhà họ Lâm xảy ra chuyện nên mới ngồi xe kéo đến đây, chết cóng cô rồi.” Bà Cát dụi tắt thuốc lá lên tường nhà, “Đi.”

“Đi đâu ạ?”

“Đi kiếm chuyện.”

Bà Cát xoay lưng đi vài bước, bước lên bậc thềm biệt thự nhà họ Lâm. Cửa vẫn mở nhưng bà lại nhấn chuông cửa, một lần không được nhấn hai lần, nhấn đến khi hai giúp việc trong nhà đi ra đón mới thôi, cũng thành công thu hút ánh mắt của các ông các bà đang ngồi bên trong.

Cánh phụ nữ ngồi bên bàn đánh mạt chược đã dừng tay. Tiếng cười ồn ào cũng dần lắng lại, ai ai cũng đang nhìn ngọn cờ đen ở ngoài cửa.

Xuất hiện quá hoành tráng, cũng rất có khí thế… Sở Vọng đi theo sau cô út, nơm nớp nghĩ.

“Cô ba, rốt cuộc vị phu nhân này đến tìm ai vậy?” Giúp việc đi theo sau Sở Vọng, nơm nớp hỏi.

Lúc này trong đám đông lặng như tờ đã có người nhận ra bà ba nhà họ Lâm, “Đây không phải là Cẩn… cô Cát sao?”

“Cô ta đến đây làm gì?”

“Không phải cô ta bị gạch tên khỏi gia phả rồi à, còn chê chưa đủ mất mặt ư?”

Đúng lúc đi ngang qua phu nhân phòng lớn nói câu “chưa đủ mất mặt” kia, bà Cát chậm rãi lùi về sau hai bước, nhấc chân ngồi xuống cạnh bà ta, chỉnh lại váy áo rồi cười nói: “Không biết con mắt của ai thấy tôi bị gạch tên khỏi gia phả? Mắt trái hay mắt phải, hay là tìm đạo sĩ mở thiên nhãn cho chị nhé?”

Bà cả không biết nên cãi lại thế nào, lại còn đăm chiêu như thật sự nghĩ xem là con mắt nào.

Bà Cát sờ tai, thở dài, “Nếu đã thế, vậy xin mời gọi Lâm Du và Lâm Phỉ xuống đây giúp tôi, cũng để mọi người nghe về chuyện cũ của nhà họ Lâm trong thời gian đại gia đình đoàn viên, để xem ai mới mất mặt.”

Trên lầu có người ho khan hai tiếng, một người giúp việc nhanh chóng chạy xuống, nói: “Ông mời bà Cát và cô ba đến thư phòng nói chuyện.”

“Nói với ông ta là tôi chỉ ngồi đây, bảo ông ta xuống đây nói chuyện.”

Giúp việc lộ vẻ khó xử, trước mắt bao người vào thư phòng rồi lại đi ra, gần như nài nỉ: “Ông mời bà Cát lên nói chuyện ạ.”

Lúc này bà Cát mới uể oải ngước mắt lên, hỏi Sở Vọng: “Cháu nói xem chúng ta có đi không?”

Sở Vọng chớp mắt: “Có đi?”

Sở Vọng lại tò tò theo sau bà Cát lên cầu thang.

Dưới lầu im ắng một lúc rất lâu, mãi tới khi cửa thư phòng khép lại, một người đàn ông nào đó phá vỡ im lặng: “Ngẩn ra đó làm gì? Đánh bài đánh bài!”

Lúc này tiếng mạt chược lại lào xào vang lên.

Bà Cát đi vào thư phòng, tùy ý kéo ghế ra ngồi xuống, đi thẳng vào vấn đề: “Nếu chị không chịu thì ba ngày sau ở Hương Cảng, đưa nó đến ở chỗ tôi.”

Bà Kiều nhìn sắc mặt Lâm Du, lại nhìn vào mắt bà Cát, cười nói, “Ở chỗ của cô có vẻ… ảnh hưởng đến danh tiếng con gái lắm thì phải? Dù tôi muốn thì cha nó cũng không muốn.”

Bà Cát nhướng mày, ánh mắt tỏ rõ uy nghiêm, “Xem ra chị rất tự tin trong việc dạy con gái lắm nhỉ? Chưa lấy chồng đã chạy đến chỗ tôi ầm ĩ hẹn hò với trai, xé ảnh chụp của người ta, còn mặt dày hồi âm…”

Lâm Du cũng đã nghe nói đến chuyện này. Trên mặt hai người thoáng qua nét ngượng ngùng, Lâm Du nói: “Con bé bảo sẽ đến ký túc xá.”

“Ký túc xá?” Bà Cát cười lạnh, “Nâng niu ba năm, giờ lại dễ dàng cho con gái đến ký túc xá? Không khéo làm người ta tưởng nhà họ Lâm gần đất xa trời, sắp đi xuống đến nơi rồi. Anh không biết xấu hổ, nhưng chúng tôi thì có.”

Sở Vọng nghe bà Cát trách móc chị gái và anh trai như người lớn đang trách mắng trẻ nhỏ, cô nín cười rất vất vả.

“Cô đừng có ăn nói khó nghe thế. Nhà cô có biết bao người lui tới, con gái vẫn không nên ở đó, cô hẳn cũng biết.” Bà Kiều khuyên nhủ.

Bà Cát nhíu mày, “Chứ chị định làm gì?”

Bà Kiều thở dài, đưa ra một biện pháp trung lập: “Bình thường ở chỗ của cô —— bên ngoài nhà cô có tuyến xe tốc hành đến trường đại học; hai ngày cuối tuần thì đến chỗ tôi —— lỡ cô có xã giao gì thì cũng có thể tổ chức vào cuối tuần. Nhân tiện, đứa cháu kia vẫn ở chỗ tôi, Chủ Nhật để hai đứa đi chơi với nhau cũng được.”

Bà Cát nghe xong, dùng ánh mắt nhìn Lâm Du hỏi.

Thấy ánh mắt của bà, Lâm Du định thần, “Biện pháp này rất tốt, anh thấy ổn lắm.”

Bà Cát cười lạnh, “Tôi không hỏi anh chuyện này, tôi hỏi anh, việc ăn uống sinh hoạt cũng như sinh hoạt phí của con bé, anh đưa cho ai?”

Bà Kiều tiếp lời: “Dĩ nhiên là… đưa cho cô rồi.”

Bà Cát nhấn mạnh: “Không được thiếu đồng nào như anh chu cấp cho con bé hai.”

Lâm Du khẽ cười, “Đương nhiên rồi.”

Bà Cát mỉm cười nhìn hai người nọ rồi đứng lên, ngoảnh đầu đi ra cửa. Sở Vọng vội vã đi theo.

Hai cô cháu vừa đi, bà Kiều tức giận nói: “Sao… sao có thể không biết xấu hổ như vậy chứ.”

***

Sở Vọng tiễn bà Cát ra cửa biệt thự, hai người đứng dưới ánh trăng, bà Cát lườm nguýt căn biệt thự, nói, “Danh gia vọng tộc như họ thứ cần nhất là mặt mũi. Cả đời này sợ nhất là trở mặt với người khác, cũng sợ nhất gặp phải kẻ không biết xấu hổ.”

Sở Vọng gật đầu bày tỏ tán thành.

Một lúc sau, bà Cát nói tiếp, “Sau này cha cháu gửi tiền đến, cô cho cháu giữ hết, cứ lấy đó mà tiêu xài.”

Sở Vọng sửng sốt.

“Đừng từ chối. Cô cho cháu, bác cả chi là được. Tiền có bao nhiêu đâu.”

Sở Vọng cười nói, “Cháu không từ chối.”

Bà Cát ừ một tiếng, “Biết chỗ tốt của tiền là được rồi.”
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top