Lượt xem của khách bị giới hạn

[Thơ] [Thơ Dịch] Cổ Thi: Bản Sắc Thi Ca

[Thơ] [Thơ Dịch] Cổ Thi: Bản Sắc Thi Ca
Tham gia
16/4/19
Bài viết
377
Điểm cảm xúc
543
Điểm
93
Thu Phố Ca kỳ 12
Tác giả: Lý Bạch
***

秋浦歌其十二


水如一匹練,
此地即平天。
耐可乘明月,
看花上酒船。

Thu phố ca kỳ 12

Thủy như nhất thất luyện
Thử địa tức bình thiên
Nại khả thừa minh nguyệt
Khán hoa thượng tửu thuyền.

(Năm 754)

Bản dịch: Bài Ca Thu Phố kỳ 12

Sông kia một dải như dòng lụa
Đất này san phẳng tựa trời cao
Thừa lúc trăng treo vừa kịp sáng
Du thuyền thưởng rượu ngắm hoa nào.

Lạc Mỹ Xuyên Thu
 
Tham gia
16/4/19
Bài viết
377
Điểm cảm xúc
543
Điểm
93
Thu Phố Ca Kỳ 13
Tác giả: Lý Bạch
***

秋浦歌其十三


淥水淨素月,
月明白鷺飛。
郎聽採菱女,
一道夜歌歸。

Thu phố ca kỳ 13

Lục thuỷ tranh tố nguyệt,
Nguyệt minh bạch lộ phi.
Lang thính thái lăng nữ,
Nhất đạo dạ ca quy.

(Năm 754)

(Tư liệu: thivien.net)

Bản dịch: Bài Ca Thu Phố kỳ 13

Nước xanh đua sắc trăng ngời sáng
Trăng trong như tựa cánh cò bay
Tai nghe nàng hái nơi đồng ấu
Đường về vang khúc Tử Dạ này.

Lạc Mỹ Xuyên Thu
 
Tham gia
16/4/19
Bài viết
377
Điểm cảm xúc
543
Điểm
93
Thu Phố Ca kỳ 14
Tác giả: Lý Bạch
***

秋浦歌其十四

爐火照天地,
紅星亂紫煙。
赧郎明月夜,
歌曲動寒川。

Thu phố ca kỳ 14

Lô hỏa chiếu thiên địa
Hồng tinh loạn tử yên
Noãn Lang minh nguyệt dạ
Ca khúc động hàn xuyên.

Dịch nghĩa
Lửa trong lò sáng rực cả trời đất,
Những tia lửa hồng bắn tung trong đám khói màu tía.
Người thợ rèn trẻ tuổi mặt đỏ hồng trong ánh trăng,
Tiếng chàng hát vang động dòng sông lạnh.

(Năm 754)

Bản dịch: Bài Ca Thu phố kỳ 14

Lửa lò thắp sáng mảnh trời đêm
Hồng, tía đan xen nhảy êm đềm
Thợ rèn mặt đỏ trong trăng sáng
Sông lành nghe hát động lòng thêm.

Lạc Mỹ Xuyên Thu
 
Tham gia
16/4/19
Bài viết
377
Điểm cảm xúc
543
Điểm
93
Thu Phố Ca kỳ 15
Tác giả: Lý Bạch
***

秋浦歌其十五


白髮三千丈,
離愁似個長。
不知明鏡裡,
何處得秋霜。

Thu phố ca kỳ 15

Bạch phát tam thiên trượng,
Ly sầu tự cá trường.
Bất tri minh kính lý,
Hà xứ đắc thu sương!

Dịch nghĩa

Tóc trắng dài ba ngàn trượng,
Sầu ly biệt dài dằng dặc.
Không biết ở trong gương sáng kia,
Sương thu ở đâu vào được.

(Năm 754)

Bản dịch: Bài Ca Thu Phố kỳ 15

Ba ngàn trượng tóc bạc phơ
Biệt ly thương nhớ ngẩn ngơ hóa dài
Soi gương chẳng thể tỏ bày
Vì sao sương giá thu nay lại vào?

Lạc Mỹ Xuyên Thu
 
Tham gia
16/4/19
Bài viết
377
Điểm cảm xúc
543
Điểm
93
Thu Phố Ca kỳ 16
Tác giả: Lý Bạch
***

秋浦歌其十六


秋浦田舍翁,
採魚水中宿。
妻子張白鷴,
結罝映深竹。

Thu phố ca kỳ 16

Thu Phố Điền Xá Ông
Thái ngư thuỷ trung túc
Thê tử trương bạch nhạn
Kết đăng ánh thâm trúc.

(Năm 754)

Bản dịch: Bài Ca Thu Phố kỳ 16

Có ông Điền Xá nơi Thu Phố
Lưới giăng nơi cá ngụ ngang hồ
Vợ con gài bẫy thu nhạn trắng
Trúc rừng tăm tối ánh đèn phô.

Lạc Mỹ Xuyên Thu
 
Tham gia
16/4/19
Bài viết
377
Điểm cảm xúc
543
Điểm
93
Thu Phố Ca kỳ 17
Tác giả: Lý Bạch
***

秋浦歌其十七

桃波一步地,
了了語聲聞。
闇與山僧別,
低頭禮白雲。

Thu phố ca kỳ 17

Đào ba nhất bộ địa,
Liễu liễu ngữ thanh văn.
Ám dữ sơn tăng biệt,
Đê đầu lễ bạch vân.

Dịch nghĩa
Sóng hoa đào trôi xa thêm một bước,
Vẫn nghe rõ những lời của người nơi xa.
Ngầm từ biệt vị sư trên núi,
Cúi đầu chào vầng mây trắng.

(Năm 754)

Bản dịch: Bài Ca Thu Phố kỳ 17

Hoa đào sóng gợn tiễn chân ai
Vang tiếng nơi xa vẫn ghi bày
Âm thầm từ biệt người sư ấy
Cúi chào mây trắng tại nơi đây...

Lạc Mỹ Xuyên Thu


*** Hoàn 17 kỳ Thu phố ca

Đôi lời: Cuối cùng cũng hoàn bộ Thu Phố Ca này rồi, tôi vẫn cảm thấy mình có thể trải qua 17 kỳ đúng là một kì tích.
 
Tham gia
16/4/19
Bài viết
377
Điểm cảm xúc
543
Điểm
93
Thu tịch lữ hoài
Tác giả: Lý Bạch
***

秋夕旅懷


涼風度秋海,
吹我鄉思飛。
連山去無際,
流水何時歸。
目極浮雲色,
心斷明月暉。
芳草歇柔豔,
白露催寒衣。
夢長銀漢落,
覺罷天星稀。
含悲想舊國,
泣下誰能揮。

Thu tịch lữ hoài

Lương phong độ thu hải,
Xuy ngã hương tứ phi.
Liên sơn khứ vô tế,
Lưu thuỷ hà thời quy?
Mục cực phù vân sắc,
Tâm đoạn minh nguyệt huy.
Phương thảo yết nhu diệm,
Bạch lộ thôi hàn y.
Mộng trường Ngân Hán lạc,
Giác bãi thiên tinh hy.
Hàm bi tưởng cựu quốc,
Khấp hạ thuỳ năng huy.

Dịch nghĩa

Gió lạnh thổi qua bể mùa thu
Thổi theo lòng nhớ quê nhà của tôi
Núi liền nhau như chạy dài vô cùng tận
Nước trôi mãi hỏi có khi nào trở về chăng?
Sắc mây nổi xa cùng cực khỏi tầm mắt
Trăng sáng soi tỏ làm đứt tươm khúc ruột
Cỏ thơm hết đẹp mướt
Sương bạc giục người mặc áo rét
Giấc mơ dài tưởng rơi dải Ngân Hà
Tỉnh dậy sao trên trời chỉ còn lác đác
Ôm mối sầu tưởng nhớ đến nước cũ
Khóc rơi nước mắt ai lau cho được

(Năm 758)

(Tư liệu: thivien.net)


Bản dịch: Đêm Thu Nhớ Nhà

Trời thu gió lạnh qua dòng bể,
Thoảng hồn nhung nhớ mảnh chân quê.
Núi bao một dãy dài khôn tận,
Hỏi theo dòng nước, mấy khi về?
Mỏi mắt trông theo mây trời thẳm,
Trăng soi lòng dạ cũng ê chề.
Cỏ thơm xanh mướt nay tàn úa,
Giục người thêm áo gió sương khê.
Ôm mối sầu thương nơi cố quốc,
Lệ dâng chẳng gạt hết não nề...

Lạc Mỹ Xuyên Thu


 
Tham gia
16/4/19
Bài viết
377
Điểm cảm xúc
543
Điểm
93
HỒ CHÍ MINH

Phần Một:
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
***


☆ Cuộc đời

Hồ Chí Minh 胡志明 (1890–1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành, khi hoạt động ở nước ngoài lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, rồi Hồ Chí Minh. Người sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890, trong một gia đình trí thức nghèo, gốc nông dân. Thân phụ là cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng và từng làm việc cho triều Nguyễn, nhưng bị cách chức vì có tinh thần yêu nước thương dân, ông thường có thái độ chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp. Thân mẫu cụ bà Hoàng Thị Loan là con gái một nhà Nho làm nghề dạy học nên cũng được học ít nhiều, bà tính tình hiền hậu, đảm đang, quen việc đồng áng, dệt vải, hết lòng săn sóc chồng, dạy dỗ các con. Chị của Người là Nguyễn Thị Thanh và anh là Nguyễn Sinh Khiêm đều vào tù ra tội nhiều lần vì có tham gia chống thực dân Pháp.

Quê hương của Người (làng Kim Liên quê nội liền kề với làng Hoàng Trù quê ngoại, đều thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An). Người rất khâm phục cuộc khởi nghĩa Cần Vương do Phan Đình Phùng lãnh đạo (1885-1896), phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1904-1908), Cuộc vận động cải cách do Phan Chu Trinh khởi xướng (1905-1908), Cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám đứng đầu (1885-1913). Nhưng vượt qua những hạn chế của các nhà yêu nước đi trước, năm 1911 Người quyết định vượt biển sang phương Tây, quê hương của những cuộc cách mạng dân chủ, nơi có nền khoa học và kỹ thuật phát triển để thực hiện mục đích là dành độc lập, tự do. Trước khi xuất dương tìm đường cứu nước Người đã có thời gian học tại các trường học tại Vinh, Huế nên có điều kiện chủ động và nhanh chóng hoà nhập vào xã hội phương Tây.

Người nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin khi hoạt động trên đất Pháp. Chính vào lúc phong trào cách mạng Pháp đang dâng cao dưới ảnh hưởng tốt đẹp của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) và thông qua những đại biểu của những người cùng khổ nhất của nước Pháp, Người đã bắt gặp chân lý cứu nước là chủ nghĩa Mác Lênin. Từ đến với chủ nghĩa Mác Lênin, trở thành người cộng sản đầu tiên ở Việt Nam và là một trong số những người sáng lập ra Đản.g Cộng sản Pháp (1920).

Từ năm 1921 đến 1930, với những hoạt động phong phú và sáng tạo ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc... vừa ra sức học tập nâng cao trình độ lý luận cách mạng vừa tham gia các hoạt động của Đản.g Cộng sản Pháp và của Quốc tế cộng sản, viết sách, báo, mở lớp huấn luyện đào tạo, truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam một cách hệ thống...

Từ sau khi Đản.g Cộng sản Việt Nam ra đời (ngày 3 tháng Hai 1930) trong những năm tiếp theo, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cách mạng, có thời gian bị bắt và tù đày trong nhà lao đế quốc Anh ở Hồng Kông (1931-1932), Người vẫn theo dõi sát sao phong trào cách mạng trong nước, kịp thời đóng góp với Trung ương Đản.g ở trong nước nhiều ý kiến cụ thể để chỉ đạo tốt đường lối của Đản.g.

Ngày 8 tháng Hai 1941, Người trở về Tổ quốc chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ VIII của Trung ương Đản.g Cộng sản Việt Nam họp vào tháng Năm 1941.

Tháng Tám 1942 với tên gọi mới là Hồ Chí Minh, Người sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam bên đó và lực lượng của Đồng minh. Vừa qua biên giới, Người đã bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch vô cớ bắt giam hơn một năm, qua gần 30 nhà lao của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây. Thời gian Người đã viết tập thơ Ngục trung nhật ký, một tác phẩm lịch sử và văn học được đánh giá cao.

Người đã vận dụng thành công học thuyết Mác Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam đưa tới thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 có ý nghĩa lịch sử và có tính chất thời đại mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, n.hà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Sau ngày Tuyên ngôn độc lập (ngày 2 tháng Chín 1945) tình hình đất nước vô cùng khó khăn, vì giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đản.g do Hồ Chí Minh đứng đầu, nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ với chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội (1954). Sau giải phóng miền Bắc, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đản.g lãnh đạo nhân dân hai miền Nam, Bắc tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.

Hồ Chí Minh là linh hồn của hai cuộc kháng chiến cứu nước, Người chủ trương tiến hành chiến tranh nhân dân, dựa vào sức mạnh chính nghĩa và truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân đánh thắng bọn xâm lược.

☆☆ Sự Nghiệp Sáng Tác

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn. Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam di sản văn học có giá trị, gắn liền với tiến trình phát triển của cách mạng và đời sống tinh thần của dân tộc.

Sinh thời, Bác Hồ không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương và Người cũng không bao giờ tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ hay nghệ sỹ mặc dù Bác rất yêu văn thơ và cũng rất đỗi tài hoa. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, với lòng yêu nước cháy bỏng, Bác đã quyết tâm tìm đường giải phóng dân tộc và trên con đường hoạt động cách mạng đầy gian khổ ấy, Người nhận ra rằng, văn chương cũng có thể là vũ khí đấu tranh cách mạng. Vì vậy, Người đã dùng văn chương như một vũ khí để phục vụ cách mạng và đã trở thành nhà văn, nhà thơ lớn ngoài ý muốn của mình. Chính Bác đã từng viết rằng:

“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do”.


tpsd14072016(1).jpg

Ảnh tư liệu
Quan điểm sáng tác nghệ thuật của Bác cũng rất đặc biệt. Người xem văn nghệ là vũ khí, nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất công ngang trái. Lúc ở trong tù ngục, Bác cũng đã từng quan niệm:

“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp
Mây gió trăng hoa tuyết núi sông
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”

Năm 1951, trong thư gửi các họa sĩ tại Đại hội Văn hóa nghệ thuật ở chiến khu Việt Bắc, Bác viết: “Văn hóa, nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.

Quan điểm nghệ thuật này của Bác được kế thừa, xuất phát từ truyền thống của dân tộc “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại đáng thờ là chuyên chú ở con người, loại không đáng thờ là chuyên chú ở văn chương (Nguyễn Văn Siêu) và Nguyễn Đình Chiểu cũng đã từng quan niệm:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Hay Sóng Hồng:

“Dùng bút làm đòn, chuyển xoay chế độ
Mỗi vần thơ: bom đạn phá cường quyền”

Bác Hồ cũng đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức và tiếp nhận văn chương. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người quan tâm đến quảng đại quần chúng vì Người cho rằng cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Văn thơ của Bác nhằm vận động tuyên truyền quần chúng làm cách mạng và Người đã nêu lên một kinh nghiệm chung cho các văn nghệ sĩ, người cầm bút phải xác định rõ: Viết cho ai? Viết để làm gì? Và viết cái gì? Viết như thế nào? và đó chính là ý thức, là trách nhiệm của người cầm bút.

Theo Bác, văn chương phải phản ánh chân thực và hùng hồn cuộc sống và hiện thực cách mạng, chú ý noi gương người tốt việc tốt và uốn nắn phê bình cái xấu. Nhà văn cũng phải chú ý đến hình thức biểu hiện, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, hình thức của tác phẩm phải hấp dẫn, ngôn từ chọn lọc, bảo đảm sự trong sáng của tiếng Việt.


img_20170516154240.jpg

Tác phẩm "Nhật ký trong tù". Nguồn ảnh: dantri.com.vn

Sự nghiệp sáng tác văn học của Bác in đậm dấu ấn ở 3 thể loại: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca.

Ở thể loại văn chính luận, Người dùng lối tư duy sắc sảo, giàu trí tuệ, lập luận sắc bén, giàu chất luận chiến, dẫn chứng xác thực và tính thuyết phục. Các tác phẩm ở thể loại này được Bác viết với mục đích chính trị, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử. Tiêu biểu có thể kể đến như “Bản án chế độ thực dân Pháp”, viết từ năm 1921 đến 1925 bằng tiếng Pháp, có 12 chương. Đây là tác phẩm chính luận sắc sảo nói lên nỗi đau khổ của người dân bản xứ và tố cáo trực diện chế độ thực dân Pháp, thức tỉnh, kêu gọi những người nô lệ đứng lên chống lại ách áp bức bóc lột. Bản án chế độ thực dân Pháp là một tác phẩm có phần luận bàn lý lẽ, có chứng cứ ở sách vở và cuộc đời, có phần kết tội đanh thép. Tiếp đó là tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập”, đây là một văn kiện chính trị có giá trị lịch sử lớn lao phản ánh khát vọng độc lập tự do và cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ của dân tộc ta và đã giành chiến thắng. Tác phẩm tuyên bố quyền độc lập của dân tộc Việt Nam trước nhân dân Việt Nam và cả thế giới, được viết với cảm hứng phấn chấn, giàu cảm xúc, cấu trúc chặt chẽ, lý lẽ sắc bén. Ngoài ra là một số tác phẩm khác như: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946); Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966); Bản Di chúc (1965-1969).

Ở thể loại truyện và kí, các tác phẩm của Bác Hồ đem lại cho người đọc những rung cảm sâu xa và nhận thức lớn lao với một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Một số tác phẩm nổi bật như: Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Chuyện con rùa, Những con người biết mùi hun khói, Vi hành, Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu. Hay Nhật ký chìm tàu, Vừa đi đường vừa kể chuyện, Giấc ngủ 10 năm… Tất cả các tác phẩm này nhằm vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào dân tộc.

Hàm chứa chất trí tuệ sắc sảo, nội dung các tác phẩm hướng về những vấn đề lớn của nhân sinh, của quốc gia và cách mạng với cách viết hiện đại cả về ngôn từ, cách xây dựng nhân vật. Ngòi bút của Bác chủ động, sáng tạo, khi là lối kể chân thực tạo không khí gần gũi, có khi lại là giọng điệu châm biếm thâm thúy và tinh tế. Người thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén, mang giá trị về văn học và chính trị, đem lại cho người đọc những rung cảm sâu xa và nhận thức lớn lao với một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa.


img_20170516154239.jpg

Bản thảo tác phẩm "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến". Ảnh: dantri.com.vn

Ngoài văn chính luận và truyện, kí, Bác còn để lại một di sản thơ ca phong phú. Trước hết phải kể đến là tập thơ “Nhật kí trong tù”, gồm 133 bài với hai nội dung lớn: Tố cáo nhà tù vô nhân đạo và xã hội Trung Quốc bất công đồng thời khắc họa bức chân dung vĩ đại của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Ngoài ra, Bác Hồ còn viết nhiều bài thơ với bút pháp giản dị nhằm tuyên truyền đường lối của Đản.g và động viên nhân dân hăng hái tham gia cách mạng. Đặc biệt trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, Bác cũng viết nhiều bài thơ tức cảnh, trữ tình thể hiện chất trữ tình đằm thắm và cảm hứng anh hùng ca thời đại của bậc đại trí, đại dũng với tâm hồn lạc quan tươi sáng, phong thái ung dung tự tại và một tấm lòng luôn canh cánh nỗi niềm lo âu cho “nỗi nước nhà”. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Tức cảnh Pác Bó, Cảnh khuya, Đi thuyền trên sông Đáy, Lên núi, Rằm tháng giêng, Báo tiệp, Tặng cụ Bùi Bằng Đoàn…

Thơ ca của Bác có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Nét cổ điển thể hiện ở ngôn từ hàm súc, giàu sức gợi, nhân vật trữ tình thường có phong thái ung dung, đề tài thiên nhiên chấm phá, nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Nét hiện đại thể hiện ở đề tài dân chủ gắn với chính trị, thời sự và cách mạng, chất lãng mạn bay bổng, giọng điệu thâm trầm.

Có thể khẳng định rằng, sự nghiệp sáng tác văn thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản vô giá, có những tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của mỗi con người Việt Nam. Những tác phẩm văn học của Người cũng có sự gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng, thể hiện tư tưởng, tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân. Văn thơ, dù chỉ là thể hiện phần nào phong cách, con người Bác nhưng đối với dân tộc Việt Nam, đó lại chính là kho tàng quý giá, chứa đựng giá trị truyền thống và hiện đại, không chỉ là kết tinh của dân tộc mà còn cả của nhân loại.

Theo cinet.vn

☆☆☆ Tác Phẩm


Trong các tác phẩm của ông có thể nói bản tuyên ngôn độc lập do ông biên soạn là có tiếng vang nhất và được sánh vai cùng các bản tuyên ngôn độc lập trong lịch sử Việt Nam như bài thơ thần Nam Quốc Sơn Hà tương truyền của Lý Thường Kiệt và Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi.
độ thực dân Pháp (1925)
  • Đường kách mệnh (1927)
  • Con rồng tre (1922, kịch, nhằm đả kích vua Khải Định)[292]
  • Các truyện ngắn: Pari (1922, Nhân đạo), Lời than vãn của bà Trưng trắc (1922, Nhân đạo), Con người biết mùi hun khói (1922, Nhân đạo), Vi hành (1923, Nhân đạo), Đoàn kết giai cấp (1924, Người cùng khổ), Con rùa(1925, Người cùng khổ), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925, Người cùng khổ)[293]
  • Nhật ký trong tù (1942, thơ)
  • Sửa đổi lối làm việc (1947)
  • Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch (bút danh Trần Dân Tiên[294][295][296][297])
  • Vừa đi đường vừa kể chuyện (bút danh T. Lan[298][299])
    Trong cuốn sách này, Hồ Chí Minh hóa thân thành một cán bộ trong đoàn tùy tùng (T. Lan), đi công tác cùng với Hồ Chí Minh trong rừng núi Việt Bắc và được Hồ Chí Minh vui miệng kể chuyện cho nghe nhiều chuyện.
  • Di chúc Hồ Chí Minh

☆☆☆☆Tìm Hiểu Thêm:

♧Hồ Chí Minh trong văn học và nghệ thuật♧

Âm nhạc
Bài chi tiết: Danh sách ca khúc về Hồ Chí Minh
  • Bài hát "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" của nhạc sĩVăn Cao:
Người về đem tới ngày vui Mùa thu nắng toả Ba Đình Với tiếng Người còn dịu dàng như tiếng đất trời. Người về đem tới xuân đời từ đất nước cằn, Từ bùn lầy cả cuộc đời vùng lên.
  • Bài hát "Ca ngợi Hồ Chủ tịch" của nhạc sĩLưu Hữu Phước:
Hồ Chí Minh sáng ngời gương đấu tranh. Vững bền đưa chúng ta vượt khó khăn. Hồ Chí Minh muôn năm chỉ lối cho nhân dân. Đến ngày chiến thắng vẻ vang.
  • Bài hát "Người là niềm tin tất thắng" của nhạc sĩ Chu Minh:
Đất nước nghiêng mình đời đời nhớ ơn. Tên người sống mãi với non sông Việt Nam. Lời thề sắt son theo tiếng bác gọi, bốn ngàn năm dồn lại hôm nay, người sống trong muôn triệu trái tim... Thế giới nghiêng mình, loài người tiếc thương. Đây người chiến sĩ đấu tranh cho tự do. Người là ước mơ của các dân tộc. Tiếng người vang vọng đến mai sau. Nguyện ước theo con đường Bác đi...
  • Bài hát "Bác Hồ, một tình yêu bao la" của nhạc sĩ Thuận Yến
... Bác thương các cụ già xuân về gửi biếu lụa, Bác yêu đàn cháu nhỏ trung thu gửi cho quà. Bác thương đoàn dân công đêm nay ngủ ngoài rừng, Bác thương người chiến sĩ đứng gác ngoài biên cương..."
  • Bài hát "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người" của nhạc sĩ Trần Kiết Tường:
... Trên cánh đồng miền Nam, đau thương mây phủ chân trời. Khi ca lên Hồ Chí Minh, nghe lòng phơi phới niềm tin...
  • Bài hát The Ballad of Ho Chi Minh (Bài ca Hồ Chí Minh)[304] của nhạc sĩ người Anh Ewan MacColl
... From VietBac to the SaiGon Delta. Marched the armies of Viet Minh. And the wind stirs the banners of the Indo-Chinese people. Peace and freedom and Ho Chi Minh...
  • Bài hát Teacher Uncle Ho (Bác Hồ – Thầy giáo) của Pete Seeger:
... I'll have to say in my own way. The only way I know, that we learned power to the people and the power to know. From Teacher Uncle Ho!
  • Bài hát Inolvidable Ho Chi Minh (Hồ Chí Minh – Không thể nào quên) của Alí Primera:
Tenía la figura pequeña y la barbita blanca el camarada Ho Chi Minh querido tío Ho Chi Minh inolvidable Ho Chi Minh indoblegable Ho Chi Minh inolvidable Ho Chi Minh indoblegable Ho Chi Minh...
  • Nhiều sáng tác khác: "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" (Huy Thục), "Thanh niên làm theo lời Bác" (Hoàng Hà), "Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ" (Triều Dâng), "Tấm áo Bác Hồ", "Gửi tới Bác Hồ" (Kapapúi - Tường Vi), "Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác" (An Thuyên), "Vầng trăng Ba Đình", "Miền Trung nhớ Bác", "Người về thăm quê" (Thuận Yến), "Bên lăng Bác Hồ", "Bên tượng đài Bác Hồ" (Lê Giang), "Đêm Trường Sơn nhớ Bác" (Trần Trung), "Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên", "Cô gái Pakô con cháu Bác Hồ" (Huy Thục), "Đôi dép Bác Hồ"(Văn An - thơ Tạ Hữu Yên), "Bài ca dâng Bác" (Trọng Loan), "Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng" (Phạm Tuyên), "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" (Trần Hoàn), "Tình Bác sáng đời ta"(Lưu Hữu Phước), "Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người" (Trần Kiết Tường)...
Thơ, văn, tuyển tập
250px-Thieunhi4_52011.jpg


Tác phẩm "Bác Hồ và ba em thiếu nhi Trung -Nam -Bắc" (Tranh lụa vẽ bằng máu 1947) của họa sĩ Diệp Minh Châu.

  • Bài thơ "Người đi tìm hình của nước" của nhà thơ Chế Lan Viên:
...Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba-lê
Một viên gạch hồng Bác chống lại cả một mùa băng giá
Và sương mù thành Luân Đôn, người có nhớ
Giọt mồ hôi Người nhỏ giữa đêm khuya...

  • Bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu:
...Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường...

  • Bài thơ "Bác ơi" của Tố Hữu, sáng tác ngày 6 tháng 9 năm 1969, ngay sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, có đoạn:
Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
[305]

  • Bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên::
Giữa một vầng trǎng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!

  • Bài thơ "Một con người chủ nghĩa Mác sinh ra" của Hải Như:
Bác đã cho ta, Bác đã cho đời
Lẽ sống của ngày mai trên Trái Đất
Lẽ sống đẹp, không coi mình cao nhất
Mong kiếp người, ai cũng cất đầu cao

  • Bài thơ "Chúc tụng Bác Hồ" của Ismael Gomes Braga (Brazil):[306]
Vị thánh sống của nghìn thánh sống
Và ân nhân của cả muôn đời
Hồ Chí Minh! - Chưa dễ thấy người
Chúng tôi đây bọn mù mắt sáng!

Tác phẩm Búp sen xanh của Sơn Tùng kể về thời tuổi trẻ của Hồ Chí Minh.

Trong tiểu thuyết Đỉnh cao chói lọi của Dương Thu Hương, Hồ Chí Minh được hư cấu thành nhân vật chính Chủ tịch.[307][308]

Hồ Chí Minh toàn tập, ấn bản I: Nhà xuất bản Sự thật (1980–1989), ấn bản II: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (1995-1996), bản số hóa trên CD-ROM: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2001–nay).

Hội họa
Đã có ít nhất bốn bức vẽ bằng máu về Hồ Chí Minh (huyết họa)[309]

Điện ảnh

  • Hình tượng Hồ Chí Minh trong phim truyện video Hà Nội – Mùa đông 1946 do NSƯT Tiến Hợi thể hiện.
  • Hình tượng Nguyễn Tất Thành (Văn Ba) trong phim truyện nhựa Hẹn gặp lại Sài Gòndo NSƯT Tiến Hợi thể hiện.
  • Hình tượng Tống Văn Sơ trong phim truyện Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông do NSƯT Trần Lực thể hiện.
Sân khấu
  • Hình tượng Hồ Chí Minh trong vở kịch Đêm trắng NSƯT Tiến Hợi thể hiện.
  • Hình tượng Hồ Chí Minh trong vở chèo Những vần thơ thép do NSƯT Mạnh Kiên thể hiện.
  • Hình tượng Hồ Chí Minh trong nhiều vở kịch nói do nghệ sĩ Văn Tân thể hiện từ năm 1974 – nay.


(Nguồn tư liệu: wikipedi, thivien.net,...)

 
Tham gia
16/4/19
Bài viết
377
Điểm cảm xúc
543
Điểm
93
Phần hai: Tác Phẩm

◇ Ngục Trung nhật ký (Nhật ký trong tù) 獄中日記 ◇
Ngục trung nhật ký là tập thơ gồm các bài chữ Hán của Hồ Chí Minh viết từ ngày 29-8-1942 đến ngày 10-9-1943 dưới dạng một quyển sổ tay nhỏ. Tác phẩm được nhiều người đánh giá là một thể hiện khác của con người Hồ Chí Minh qua cách nhìn là một nhà thơ. Đến nay tác phẩm đã được xuất bản nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau, được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới, nhiều lần được thể hiện bằng thư pháp tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật... Ngày 1-10-2012, thủ tướng đã ra quyết định công nhận đây là bảo vật quốc gia.

Vô Đề
Tác giả: Hồ Chí Minh
***

無題


身体在獄中,
精神在獄外。
欲成大事業,
精神更要大。

Vô đề (I)

Thân thể tại ngục trung,
Tinh thần tại ngục ngoại.
Dục thành đại sự nghiệp,
Tinh thần cánh yếu đại.

Dịch nghĩa

Thân thể ở trong ngục,
Tinh thần ở ngoài ngục;
Muốn nên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao.

Bản dịch: Không Tên

Thân nay trong chốn tù lao
Nhưng tinh thần quyết chẳng vào ngục môn
Muốn nên nghiệp lớn cao hơn
Tinh thần phải cả chẳng sờn ngại chi.

Lạc Mỹ Xuyên Thu



Chú thích:
Trong nguyên bản, bốn câu thơ này không có đầu đề, chép ở ngoài bìa tập Ngục trung nhật ký cùng hình vẽ hai tay bị xiềng, có lẽ được tác giả xem như lời đề từ cho toàn tập.

Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập (tập 3), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000
 
Tham gia
16/4/19
Bài viết
377
Điểm cảm xúc
543
Điểm
93
Tảo
Tác giả: Hồ Chí Minh
***



太陽每早從牆上,
照著龍門門未開。
籠裡現時還黑暗,
光明卻已面前來。

早起人人爭獵虱,
八鐘響了早餐開。
勸君且吃一個飽,
否極之時必泰來。

Tảo

Thái dương mỗi tảo tòng tường thướng,
Chiếu trước lung môn môn vị khai.
Lung lý hiện thời hoàn hắc ám,
Quang minh khước dĩ diện tiền lai.

Tảo khởi nhân nhân tranh liệp sắt,
Bát chung hưởng liễu tảo xan khai.
Khuyến quân thả ngật nhất cá bão,
Bĩ cực chi thì tất thái lai.

Dịch nghĩa
Mỗi sớm, mặt trời vượt lên khỏi đầu tường,
Chiếu tới cửa nhà lao, cửa chưa mở;
Giờ đây trong lao còn đen tối,
Nhưng ánh sáng đã bừng lên phía trước mặt.

Sớm dậy, mọi người đua nhau bắt rận,
Chuông điểm tám giờ, bữa cơm sáng bắt đầu;
Khuyên anh hãy cứ ăn no,
Khổ đến tột cùng, vui ắt tới.

Bản dịch: Buổi Sớm

Mỗi sớm trời lên khỏi ngọn tường
Chiếu vào lao ngục, cửa chưa giương
Khắc này nơi đây còn u tối
Ánh sáng ngoài kia đã tỏ tường.

Sớm dậy mọi người đua bắt rận
Tám giờ chuông điểm, bữa tinh sương
Khuyên anh lấp đầy cơn bụng đói
Khổ cực qua rồi, sướng vui hơn...

Lạc Mỹ Xuyên Thu
 
Top